Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Trị bệnh còi xương

Triệu chứng điển hình của trẻ bị còi xương

Trẻ ra mồ hôi trộm, ra nhiều ngay cả khi trời mát, buổi đêm, trẻ kích thích, khó ngủ hay giật mình, trẻ hay bị rụng tóc sau gáy và mụn ngứa ở lưng, ngực,..đó là những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thiếu vitamin D, lâu dài có thể dẫn đến bệnh còi xương.
Bệnh còi xương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần. Trẻ cần được chữa trị cũng như bổ xung thêm canxi và vitamin D. Bố mẹ chú ý quan sát để kịp thời phát hiện dấu hiệu còi xương ở con trẻ qua các triệu chứng sau đây: 
Các biểu hiện ở hệ thần kinh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và là thể cấp tính. Trẻ ra mồ hôi trộm, ra nhiều ngay cả khi trời mát, buổi đêm, trẻ kích thích, khó ngủ hay giật mình, trẻ hay bị rụng tóc sau gáy và mụn ngứa ở lưng, ngực.

Đối với còi xương cấp có thể gặp các biểu hiện của hạ canxi máu như thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, nôn, nấc khi ăn.
Biểu hiện xương: Thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, hộp sọ, chi và cột sống. Trẻ nhỏ có xương sọ mềm, bờ thóp rộng mềm, thóp lâu liền. Xương sọ có thể bị biến dạng như đầu dễ méo, bẹt, bướu trán, chẩm, trán dô làm cho đầu to ra. Trẻ có thể xuất hiện rãnh Filatop-Harrison. Đây là rãnh ở phía dưới vú, chạy chếch ra 2 bên. Rãnh này là kết quả của bụng chướng và các xương bị mềm.

Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, chỗ nối giữa sụn và xương phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, ngực hình chuông, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp. Răng trẻ mọc lộn xộn, chậm mọc răng, răng thưa, răng yếu, men răng xấu, dễ sâu răng, cơ lưỡi giảm, biến dạng xương hàm.
Thiếu máu thường gặp trong trường hợp nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to vừa ở trẻ nhũ nhi. Thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng thường được kết hợp trong hội chứng thiếu cung cấp Von Jack Hayem Luzet.
Cơ và dây chằng lỏng lẻo, giảm trương lực cơ, yếu cơ. Bệnh nhân bị co rút khi có hạ canxi nặng. Ngoài ra còn biểu hiện một số các triệu chứng khác kèm theo thiếu các vitamin khác.

Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi. Trẻ còi xương còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh đẻ ở trẻ gái.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiế hành xét nghiệm trên cơ sở tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật, chế độ ăn, dấu hiệu thần kinh thực vật và phosphataza kiềm tăng.
Trên đây là những triệu chứng điển hình của trẻ bị bệnh còi xương. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Nguyên nhân của bệnh còi xương

Nguyên nhân của còi xương là do thiếu hụt vitamin D, canxi và phốt pho. Có 3 nguyên nhân thường gặp đó là còi xương dinh dưỡng, còi xương đái tháo phosphate, còi xương thận.

Nguyên nhân

Thiếu ánh sáng mặt trời

Đây là nguyên nhân chính yếu nhất của bệnh. Dưới ánh sáng mặt trời, đặc biệt tia cực tím làm cho tiền vitamin D có sẵn ở da chuyển sang vitamin D dưới dạng hoạt động. Thiếu ánh sáng mặt trời do các gia đình ở nhà ở chật chội tối tăm, mặc quá nhiều quần áo cho trẻ.

Nhiều gia đình có quan niệm sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời, thậm chí phải ở trong buồng tối, nhất là trong những tháng đầu sau sinh nên trẻ bị còi xương sớm; Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông ít ánh sáng mặt trời, vùng công nghiệp nhiều bụi cũng làm tỉ lệ trẻ mắc bệnh còi xương tăng cao.

Chế độ ăn

Thiếu sữa mẹ, nuôi con bằng sữa bò (tuy sữa bò lượng canxi cao hơn sữa mẹ nhưng tỷ lệ canxi/phốt pho không cân đối nên khó hấp thu canxi). Trẻ ăn bột quá nhiều. Trong bột có nhiều axit phytic sẽ cản trở sự hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu dầu mỡ, không dùng sản phẩm sữa hay không uống sữa. Người ăn kiêng cũng khiến cơ thể không được cung cấp đủ hay không hấp thụ được vitamin D.

Một số trường hợp bất dung nạp lactose (cơ thể không có khả năng tiêu hóa đường sữa (lactose) có trong các sản phẩm từ sữa vì thiếu một loại enzyme trong ruột non). Một số trường hợp trẻ bị bệnh lý về gan nên gan không có khả năng chuyển vitamin D thành dạng hoạt động được nên cũng dẫn đến còi xương.

Còi xương đái tháo phosphate

Nguyên nhân là do thận không giữ được muối phốt pho dẫn đến nồng độ phốt pho máu thấp. Triệu chứng của bệnh là trẻ có đau xương, xương mềm và dễ biến dạng.
Đây là bệnh bẩm sinh. Bệnh gây ra bởi gen trội liên kết nhiễm sắc thể X dẫn đến giảm khả năng điều hoà việc bài tiết phốt pho qua nước tiểu. Bệnh nhân vẫn có khả năng hấp thu canxi và phốt pho nhưng phốt pho bị mất đi qua nước tiểu, bệnh gây ra không phải do thiếu vitamin D. Bệnh thường xuất hiện trước 1 tuổi. Điều trị trường hợp này cần cung cấp vitamin D hoạt tính (Calcitriol) và phốt pho.

Còi xương thận

Giống như còi xương đái tháo phosphate, còi xương thận gây ra bởi rối loạn chức năng thận. Do chức năng thận bị rối loạn, giảm khả năng điều hoà được số lượng điện giải mất qua nước tiểu. Do vậy ở bệnh nhân này mất cả canxi và phốt pho qua nước tiểu.

Bệnh nhân có triệu chứng của còi xương dinh dưỡng nặng. Trường hợp này phải điều trị nguyên nhân gây bệnh lý thận kết hợp cung cấp đầy đủ canxi, phốt pho, vitamin D.

2. Đối tượng có nguy cơ

Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì đây là giai đoạn tốc độ xương phát triển nhanh.
Trẻ đẻ non, đẻ yếu, nhẹ cân dễ bị còi xương vì cơ thể không tích lũy đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, nhưng tốc độ trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu vitamin D cao hơn trẻ bình  thường, hoạt tính của hệ thống men tham gia vào chuyển hoá vitamin còn yếu, do đó ngay từ 2-3 tháng trẻ đã có thể mắc bệnh còi xương.
Bệnh tật: trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá, dễ bị còi xương. Những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu vitamin D và muối khoáng ở ruột.
Màu da: người da màu dễ mắc còi xương do tình trạng sắc tố của da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của tia cực tím.
Ngoài ra người mẹ thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai và cho con bú, các đối tượng phải dùng các thuốc như corticoide, hydantoine, gardenal cũng tăng nguy cơ làm trẻ còi xương.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ em


Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển.

Còi xương là một bệnh thường gặp ở trẻ. Trẻ còi xương nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển. Nhất là các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi khi trưởng thành.
Vì vậy, việc phòng chống còi xương cho trẻ là điều rất quan trọng ngay từ khi mang thai và sơ sinh.

1. Điều trị bệnh còi xương

Đối với bệnh nhân bị còi xương dinh dưỡng:

Bổ sung vitamin D và Canxi. Nếu cung cấp đủ Canxi và vitamin D sớm thì tổn thương xương được hồi phục sau vài ngày đến vài tháng tuỳ mức độ.
Còi xương được điều trị triệt để trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương sẽ được cải thiện và có thể hết, nếu không được điều trị trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Bệnh nhân còi xương gây ra do rối loạn chuyển hoá:

Đầu tiên ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao. Những rối loạn máu thường được cải thiện sau một tuần điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi mặc dù cần phải điều trị kéo dài hơn nữa việc bổ sung vitamin D và canxi.
Bổ sung Vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp ( viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.

Điều trị phối hợp:

Cho thêm các vitamin khác, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn.

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em       

Các bậc cha mẹ cần biết về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống, cũng như cách nuôi con hợp lý, chọn thực phẩm giàu vitamin D, canxi. Các gia đình cần loại bỏ những tập quán lạc hậu như: kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn một số thức ăn trước và sau khi sinh.
Để phòng còi xương cho con, ngay từ khi mang thai, người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Trong chế độ ăn nên ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa… 
Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn bổ sung nên cho trẻ ăn đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn chế độ ăn đủ vitamin D, Canxi. Thực phẩm có nhiều Canxi và vitamin D như nước cam, sữa và sản phẩm của sữa, cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D .
Trẻ luôn  được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngay từ tháng đầu sau đẻ, cả hai mẹ con cần được tắm nắng (chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
Trẻ lớn hơn cho tắm nắng vào buổi sáng , tuỳ thuộc vào mùa, thời gian tăng dần 5 – 20 phút. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 15-30 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ), nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Lưu ý phải tắm nắng trực tiếp, nghĩa là không đứng sau lớp kính cửa sổ vì sẽ không còn tác dụng.
Kết luận:
Đối với sản phẩm từ canxi và vitamin D thì rất đa dạng và phong phú, do đó cần phân biệt loại nào tốt nhất để đưa vào cơ thể trẻ và phòng trị bệnh cho trẻ. Nếu vitamin D và canxi tổng hợp từ hóa dược và tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu khác không tốt sẽ làm xương của trẻ không hình thành và hấp thu vào xương mà theo đường tiểu đi ra ngoài hết.
Sản phẩm vitamin D và Canxi phải chọn cho trẻ là loại tốt nhất, được chiếc xuất từ thiên nhiên không chất bảo quản không tác dụng phụ và phải được hấp thụ vào xương hoàn toàn tránh gây nặng nề cho bộ phận đào thải như gan thận và đường tiểu.
Để chọn sản phẩm tốt nhất không khó, nhưng khó nhất vẫn là điều kiện kinh tế, thường sản phẩm tốt sẽ đi kém theo chi phí rất cao. Những trẻ còi xương thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và thiếu cái này dư cái kia. Do đó phải bù đắp đầy đủ và cần thiết cho từng cơ thể trẻ. Cơ địa khác nhau sẽ bổ sung khác nhau, trước khi dùng sản phẩm phải được sự tư vấn của Bác Sỹ chuyên khoa xương khớp hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Những gia đình có điều kiện thì việc mua canxi và vitamin D tốt cho trẻ thì không khó, nhưng khó nhất vẫn là duy trì đều đặn từ nhiều tháng nhiều năm, số tiền đầu tư cho một cơ thể hoàn thiện tốn kém rất nhiều.Đối với gia đình nghèo khó thì việc đó còn khó hơn gấ nhiều lần. Do đó để gỡ rối cho bệnh tật của trẻ còi xương và kinh phí mua sản phẩm chúng tôi và nhiều chuyên gia khác từ trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu ra phương pháp giúp trẻ sử dụng canxi và vitamin D với chi phí cực kỳ thấp mà không mất đi giá trị tốt nhất của sản phẩm. Các cha mẹ có con khỏe mạnh muốn khỏe mạnh hơn thì cũng phải cần bổ sung 2 loại này để nâng cao tầm vóc con mình. Những trẻ yếu ớt, còi xương phải nhanh chóng đến benhvienthongminh.com để được kiểm tra, tư vấn và giúp cha mẹ có phương pháp sử dụng sp với chi phí thấp vừa giúp trẻ thoát khỏi bệnh còi xương vừa giảm gánh nặng về tiền bạc khi nuôi trẻ qua nhiều năm tháng.

Mọi chi tiết liên hệ:

 

Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo

Địa chỉ: 48/13, đường số 10, Kp7, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp. HCM

Đt: 08- 62665067          Hotline: 0935141438

website: http://www.benhvienthongminh.com

Email: benhvienthongminh.com@gmail.com

Trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn…), sử dụng thuốc chống động kinh phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ.
Bổ sung cho bà mẹ mang thai vitamin D 1000Ui/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000UI-200.000UI 1 lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ, có lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, ra ngoài trời nhiều. Uống vitamin D, liều 400UI/ngày từ tháng thứ hai cho những trẻ được bú mẹ hoàn toàn do sữa mẹ hàm lượng vitamin D thấp, trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng thai, trẻ phát triển nhanh, không có điều kiện tắm nắng.
Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi, cần cho trẻ uống thêm canxi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận. 
Tắm nắng là tốt cho trẻ nhưng tắm nắng không phải là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho trẻ nhỏ vì dễ có nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư da về sau, nên bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ là biện pháp dự phòng tốt nhất. Vitamin D3 Cholecalciferol (D3), dễ hấp thu hơn vitamin D2Ergocalciferol (D2).

Với gia đình có tiền sử bệnh, thai phụ nên được chẩn đoán trước sinh, được tư vấn về khả năng di truyền cũng như chăm sóc mẹ và bé trong thai kỳ, sau khi sinh và cả quá trình phát triển của trẻ. 

12 LOẠI VITAMIN KẾT HỢP VỚI CAN-XI - CANXI HỮU CƠ THẢO DƯỢC
• Nguồn cung cấp bổ sung 12 loại vitamin kết hợp với can-xi cần thiết cho cơ thể.
• Giúp tăng cường sinh lực.
• Hỗ trợ khả năng làm việc của cơ thể.

Hướng dẫn sử dụng
Đối với người bình thường dùng để phòng bệnh và cung cấp canxi: Mỗi ngày dùng hai (2) lần, mỗi lần một (1) viên nhộng cùng với bữa ăn. Dùng liên tục trong thời gian 1 tháng.
Đối với người loãng xương, còi xương và các bệnh về xương: Dùng ngày 6 viên, sau các bữa ăn, sang, trưa, chiều và kết hợp với 1 số sản phẩm khác, trong trường hợp trị bệnh cần được sự tư vấn và theo dõi của Bác sỹ hoặc chuyên viên y tế.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoạt chất
Carbonat can-xi, tổ hợp vitamin (vitamin A, D3, E, K1, B1, B2, B6, B12, C, nicotinamid, a-xít folic, a-xít pantothenic, biotin); vitamin E 50%; vitamin C; vitamin D3; vitamin A; vitamin B6; vitamin B12; a-xít folic; Bao con nhộng.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Chế độ ăn uống cho người bệnh động kinh

Động kinh là một rối loạn thần kinh thường gặp, bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn động kinh thuộc chứng điên giản, và do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài việc dùng thuốc để khắc phục và giảm bớt triệu chứng của bệnh động kinh thì chế độ dinh dưỡng cũng có một ý nghĩa quan trọng giúp hạn chế các cơn co giật.

Với kinh nghiệm thực tế điều trị động kinh bằng phương pháp y học cổ truyền, Lương y Nguyễn Hữu Toàn đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân động kinh. Theo đó một chế độ ăn giàu chất béo và carbohydrate thấp được chứng minh giúp làm giảm co giật ở bệnh nhân động kinh.
Những thực phẩm nên ăn:
Ăn những thực phẩm chứa nhiều can xi, vì khi bị phát bệnh nhiều lần dễ dẫn đến chứng can xi huyết thấp, cho nên cần bồi bổ nhiều thức ăn có hàm lượng can xi cao như tép, moi, xương cục hầm, sườn, cá, đậu các loại và những chế phẩm từ đậu, lòng đỏ trứng, rau dền, rau trộn, nấm hay sữa bò...
Ăn nhiều các thức ăn chứa proteine chất lượng cao như thịt nạc, sữa bò, trứng gà, tôm, cá, nhằm kích thích hệ thần kinh của trẻ, như vậy sẽ có tác dụng phụ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh động kinh đặc biệt là chứng động kinh ở trẻ em.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi như rau ngót, rau đay, quả me rừng, bưởi, cam, quýt…các loại hạt như gạo lức, bánh mì đen, gan động vật, Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, K, ...sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa proteine đồng thời lại kích thích cho tế bào não hưng phấn.

Tăng cường lượng vitamin E cho cơ thể giúp ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, có tác dụng ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamine E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, cà rốt, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

Những thực phẩm không nên sử dụng:
Giảm lượng muối và nước đưa vào cơ thể vì khi ăn quá mặn hay uống quá nhiều nước sẽ làm cho phụ tải tại não bị tăng lên sẽ có nguy cơ phát thành bệnh nhiều hơn.
Cũng cần phải ăn ít các loại thức ăn béo ngậy, cay nóng nhằm tránh sinh đàm, sinh nhiệt.
Rượu và những đồ uống có cồn cần kiêng tuyệt đối vì rượu là một trong những nguyên nhân khiến cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn, ngoài ra rượu còn làm hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh động kinh và làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.
Không hút thuốc lá dù thuốc lá không làm tăng nặng triệu chứng động kinh, tuy nhiên thuốc lá không tốt cho sức khỏe.
Một số món ăn bài thuốc đông y điều trị bệnh động kinh
* Dùng cháo trúc lịch, thiên ma: Trúc lịch 30g, thiên ma 10g, gạo nếp 100g, đường trắng một ít. Đem thái lát mỏng thiên ma, cho vào cùng gạo nếp nấu thành cháo, đợi cho chín mới cho trúc lịch, đường trắng và đun sôi nhào là được. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày chỉ sử dụng một liều này.
* Cháo sơn thù du, câu kỷ tử, rết: Sơn thù du 10g, câu kỷ tử 25g, rết 1 con, gạo nếp 100g. Trước tiên cho cả 3 vị thuốc trên vào sắc lấy nước bỏ bã. Cho gạo nếp vào nước thuốc nấu nhừ thành cháo. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi ngày cần ăn hết một liều này. Một liệu trình là 3 – 5 ngày liền.
* Canh thầu dầu, trứng gà: Lấy rễ cây thầu dầu đỏ (tía) 50g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 10ml. Trước tiên lấy rễ thầu dầu đỏ sắc lấy 150ml nước, bỏ bã và cho trứng gà vào khi nước đang còn nóng, đồng thời cho luôn cả dấm rồi đun tiếp. Ăn trứng uống nước canh. Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Ăn liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.
* Canh gan cừu, hoa cúc: Lấy gan cừu hay dê cũng được 50g, cốc tinh thảo 6g, hoa cúc trắng 9g. Cho tất cả vào hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng.
Hiện nay chúng tôi đã nghiên cứu thêm phương pháp chữa bệnh miễn phí rất tuyệt vời cho bệnh nhân, nếu áp dụng phương pháp này bệnh nhân và người nhà có điều kiện chữa tốt hơn và duy trì đến cùng không sợ tốn quá nhiều chi phí rồi nản chí bỏ cuộc giữa chừng. Đừng tìm đâu cho mất thời gian và mõi mệt, hãy nhấc máy lên liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn thật sự mong muốn chữa khỏi bệnh này.

Mọi chi tiết liên hệ:

Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Địa chỉ: 48/13, đường số 10, Kp7, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp. HCM
Đt: 08- 62665067          Hotline: 0935141438
website: http://www.benhvienthongminh.com
Email: benhvienthongminh.com@gmail.com

Trị bệnh động kinh

Động kinh là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới động kinh là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau. Chúng tôi xin mượn một số nội dung từ bệnh viện tâm thần Tp. HCM cắt nghĩa để các bạn hiểu đôi nét, còn phương pháp chữa bệnh chúng tôi sẽ đề cập sau.


Dễ thấy nhất là các cơn co cứng giật tay chân, sùi bọt mép, bất tỉnh do các cơn phóng điện quá mức lặp đi lặp lại của tế bào thần kinh não bộ. Ở trẻ em có thêm các biểu hiện cơn co giật riêng biệt. Trong cơn có thể có nhiều thể loại cơn.
Các triệu chứng biểu hiện cơn co giật động kinh khác nhau tùy vào vị trí xuất phát các cơn phóng điện.
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến cơn co giật:
+ Chấn thương đầu ảnh hưởng não bộ trong lúc sinh đẻ, 
+ Dị dạng mạch máu trong não, 
+ Di chứng tổn thương viêm, nhiễm ký sinh trùng não bộ, 
+ U não, 
+ Chấn thương sọ não,
+ Di chứng sau tai biến mạch máu não 
+ Và các cấu trúc bất thường khác ở não bộ.
Tỷ lệ 0,4 – 0,5 % dân số. Một số bệnh nhân động kinh có các biểu lộ cảm xúc, tính cách, hành vi cư xử không ổn định và các triệu chứng tâm thần.
Mã số chẩn đoán theo Bảng Phân loại bệnh Quốc tế: G40 và G41. Theo Bảng phân loại bệnh Hoa Kỳ là 345.
Chẩn đoán
  1.Động kinh toàn thể : dễ chẩn đoán, cơn xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn thường trãi qua 3 giai đoạn :
- Giai đoạn co cứng (kéo dài trong khoảng chừng một phút): co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.

- Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng chừng một vài phút): giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.
- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mõi mệt.
- Có thể gặp cơn không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã.

        2. Cơn vắng ý thức:
Đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Rất nguy hiểm nếu bạn đang điều khiển phương tiện lưu thông, trèo cao…

        3. Động kinh cục bộ : ngoài ra còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi…



        4. Động kinh thái dương : còn gọi là động kinh tâm thần. Rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.
Những lưu ý cần biết
Bệnh nhân động kinh có giảm sút trí tuệ hay không do tổn thương não bộ ảnh hường các trung khu thần kinh cao cấp.
Người bệnh động kinh lâu ngày dễ nổi giận, cộc tính và “ghét lâu, thù dai”, một số ít trường hợp có hành vi vô ý sau cơn co giật.
Chú ý phát hiện các bệnh lý cơ thể kèm theo vì bệnh nhân “không biết cách nói ra” và vì thói quen “xa cách” người động kinh.
Ở một số phụ nữ, cơn co giật động kinh có liên quan chu kỳ kinh nguyệt.
Theo dõi hiệu quả điều trị: số cơn co giật mỗi ngày, hay hàng tuần, hàng tháng và các biểu hiện cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh. Tạo điều kiện người bệnh sinh hoạt, giúp đỡ cùng làm việc phù hợp, tránh mặc cảm phân biệt đối xử.
Người thân phải hướng dẫn và giúp bệnh nhân tránh các yếu tố nguy cơ xuất hiện cơn co giật (sốt nhiễm trùng, rối loạn cảm xúc, xung đột gia đình, làm việc quá sức, lo âu mất ngủ, uống rượu, hút thuốc v.v… ).

Người thân cần bảo quản thuốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng theo toa.
Khám, điều trị và một số khuyến cáo:
1.   Phương pháp tây y:
Bệnh động kinh thuộc chuyên khoa nội thần kinh. Tuy nhiên cho đến nay ngành tâm thần vẫn quản lý và điều trị ngoại trú bệnh động kinh, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần vẫn được trang bị kiến thức về bệnh động kinh. Tại Bệnh Viện Tâm Thần TP Hồ Chí Minh số lượng trẻ em động kinh khám và điều trị ngoại trú khoảng 30 – 40 %, người lớn khoảng 15 - 20 %.
Các biểu hiện tâm thần ở bệnh nhân động kinh khá phức tạp và phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh sinh như ổ động kinh, sự chồng chéo của các yếu tố tâm lý xã hội ( sự kỳ thị, phân biệt đối xử, các quan niệm sai trái khác) và cả hiệu quả trực tiếp, gián tiếp của thuốc chống động kinh.

Điều trị sớm ngay sau khi có chẩn đoán. Liều lượng thuốc tính theo cân nặng, trẻ em khác người lớn.
Một số thuốc chống động kinh phổ biến:
+ Phenobarbital
+ Carbamazepine
+ Hydantoine 
+ Valprate de sodium
Các loại thuốc trên đều có hiệu quả nếu chúng ta dùng phù hợp với chẩn đoán thể loại cơn co giật động kinh. Cũng có tỷ lệ nhất định bệnh nhân động kinh ít đáp ứng với điều trị (còn gọi là động kinh khó trị). Ở từng bệnh nhân động kinh khó trị cần được xem xét đầy đủ các yếu tố như chẩn đoán bỏ sót thể loại cơn, thời gian và  liều lượng và thuốc, bệnh lý khác kèm theo đặc biệt là về tâm thần và trạng thái tâm lý. Trường hợp này các bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp thuốc theo khuyến cáo từ kết quả các nghiên cứu quốc tế cập nhật được, từ kiến thức dược động học, tâm lý học... Hiện nay có nhiều loại thuốc chống động kinh khác được xem là hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn nhưng giá thành cao.
Sử dụng thuốc chống động kinh phải tính đến các yếu tố an toàn, hiệu quả, hợp lý,  khả năng kinh tế của người bệnh và gia đình vì thời gian thuốc uống kéo dài nhiều năm. Bác sĩ điều trị phải thông báo kỹ lưỡng cho thân nhân và người bệnh, ngược lại thân nhân và người bệnh cũng nên “tư vấn” bác sĩ về chăm sóc bệnh nhân động kinh. Nên kiểm tra định kỳ các chức năng gan, thận.
Lưu ý các khuyến cáo tác động trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi.
Thời gian điều trị kéo dài. Khi không còn cơn co giật phải duy trì liều đang dùng trong thời gian 2 năm ( hiện nay thời gian này được khuyến cáo kéo dài hơn ), sau thời gian này bắt đầu giảm liều lượng từng đợt nếu không tái xuất hiện cơn co giật.
Không bao giờ tự ý ngưng uống thuốc chống động kinh vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây trạng thái động kinh liên tục.
2.   Phương pháp Đông Y kết hợp:
Là bệnh mà trong dân gian còn gọi là kinh phong, phong xù, kinh giật. Đó là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút, có tính chất lập đi lập lại.
Đây là loại bệnh khá phổ biến chiếm tỷ lệ từ  0,4 – 0,5 % dân số.
Bệnh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ, nếu phát bệnh càng nhỏ tuổi và chữa trị không ổn định, gây trở ngại đến việc học tập, lao động. Về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình gây phiền phức cho bản thân và những người chung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, có thể chữa khỏi, bệnh ổn định lâu dài, gia đình hạnh phúc, xóm làng yên vui.


Hiện nay với khoa học tiến tiến, bệnh HTV và một số bệnh nguy hiểm khác đã có giải pháp chữa tận gốc nếu biết duy trì và uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu và chăm sóc đúng cách. Bệnh Động kinh nói chung và các bệnh mãn tính khác nói riêng đều là bệnh chữa rất lâu, cần kiên trì và tốn kém rất nhiều tiền bạc. Chúng tôi sau nhiều năm tìm mọi phương cách để chữa các bệnh mãn tính như bệnh động kinh đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm. Dựa trên các kết quả khả quan khác từ nước ngoài chúng tôi áp dụng phương pháp này tại Việt Nam. Nếu bệnh Động kinh không thì thời gian trị rất nhanh, nếu kèm theo các bệnh khác hoặc suy yếu chức năng do để bệnh kéo dài quá lâu làm ảnh hưởng các bộ phận khác của cơ thể thì chữa lâu hơn, vì thần kinh đi khắp cơ thể, nó liên kết và điều khiển các bộ máy, bộ phận khác trong cơ thể, do đó nếu phát hiện sớm và nhanh chóng đưa đến bệnh viện thông minh.com thì rút ngắn thời gian điều trị và hi vọng chữa khỏi 100% rất cao.
Hiện nay chúng tôi đã nghiên cứu thêm phương pháp chữa bệnh miễn phí rất tuyệt vời cho bệnh nhân, nếu áp dụng phương pháp này bệnh nhân và người nhà có điều kiện chữa tốt hơn và duy trì đến cùng không sợ tốn quá nhiều chi phí rồi nản chí bỏ cuộc giữa chừng. Đừng tìm đâu cho mất thời gian và mõi mệt, hãy nhấc máy lên liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn thật sự mong muốn chữa khỏi bệnh này.
Mọi chi tiết liên hệ:

Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Địa chỉ: 48/13, đường số 10, Kp7, Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp. HCM
Đt: 08- 62665067          Hotline: 0935141438
website: http://www.benhvienthongminh.com
Email: benhvienthongminh.com@gmail.com
Một số lưu ý với bệnh Động kinh:

Xử lý cơn co giật:
Nhanh chóng dùng vật dụng thích hợp đặt giữa 2 hàm răng tránh người bệnh cắn lưỡi, giữ đầu nghiêng sang một bên đồng thời nới lỏng quần áo người bệnh., trực tiếp giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt. Chuyển tới Khoa Cấp cứu bệnh viện gần nhất.
Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân vì không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây khó thở. Hút, lau đàm nhớt.
Theo dõi “trông chừng liên tục”, rất cần tiếp xúc thân mật ngay sau khi người bệnh ra khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm và tạo ra cảm giác an toàn hết đau đớn sợ sệt và bất hạnh.
Nếu cơn co giật xảy ra liên tục (động kinh liên tục ) phải điều trị cấp cứu tại các bệnh viện có chuyên khoa và đầy đủ trang thiết bị cấp cứu.
Những điều bạn không nên làm :
-Không được chữa thầy bùa, làm phép. Không những bệnh không thuyên giảm mà còn làm mất đi thời gian quý báu ban đầu.
-Bạn khuyên người bệnh không nên làm các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe, vận hành máy móc, công việc liên quan đến sông nước vì có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người nếu bất chợt xảy ra cơn động kinh .
-Sống chừng mực, điều độ, không được làm việc, học tập quá mức, không được say xỉn. Người bệnh động kinh không nên xem tivi truyền hình, chơi vi tính  quá lâu có thể làm cơn động kinh xuất hiện.
-Và bạn có biết việc chăm sóc, điều trị, quản lý người bệnh động kinh, trả họ về với đời thường còn cần rất nhiều sự hổ trợ của nhà nước, của Hội Bảo trợ người bệnh động kinh
Nên làm:
- Khi phát hiện người thân của bạn có những biểu hiện lâm sàng của bệnh như đã kể trên thì bạn cần phải làm gì?  Tốt nhất là nên đến Trạm Y Tế gần nhất để được hướng dẫn.
- Khi đã được khám, có chẩn đoán, cho dùng thuốc thì: nhắc nhở, động viên

            +Uống thuốc đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

            +Uống đủ liều, đủ thời gian.

            +Không được tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc, đổi thuốc mà không có ý kiến của BS vì có thể làm xuất hiện cơn động kinh  liên tục rất nguy hiểm đến tính mạng. Và báo BS biết ngay các triệu chứng bất thường khi đang dùng thuốc.
- Khi có cơn động kinh xảy ra, bạn cần phải làm gì? Trước hết bạn phải biết rằng không thể ngăn được một khi cơn động kinh đã xảy ra. Để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật có thể gây ra bạn có thể bằng các cách làm đơn giản như sau:

            +Ngáng lưỡi bằng đủa có quấn khăn hay dùng miếng cao su cứng để tránh cắn phải lưỡi.

            +Nới rộng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn.

            +Lót dưới đầu bệnh nhân mền hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

            +Bạn có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

            +Sau cơn, nếu có điều kiện bạn nhớ hút đàm nhớt, để đầu bệnh nhân nghiêng một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật ( đàm nhớt, thức ăn, răng giả…. )

            + Bạn cần ở bên cạnh trông chừng vì sau cơn một số bệnh nhân có lú lẫn, hành vi vô ý thức có thể nguy hiểm cho bản thân và người khác.

            +Điều bạn phải cương quyết là tuyệt đối không được nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân vì không những không cắt được cơn mà còn có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.
-Bạn cần có thái độ thông cảm, tôn trọng người bệnh vì ngoài cơn họ là người bình thường như mọi người.
-Bạn phải thương yêu, nâng đỡ, tạo điều kiện cho người bệnh bớt mặc cảm bệnh tật, tạo không khí thoải mái, vui chơi, giải trí để họ có thể phát huy việc học, lao động kiếm sống.
-Bạn phải bảo quản thuốc kháng động kinh thật cẩn thận vì liều gây ngộ độc, chết thấp

 


BS. Trần Duy Tâm