Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Tác hại của gốc tự do và phương pháp trẻ hóa tế bào

http://www.benhvienthongminh.com


Gốc tự do là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với giới y khoa, nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với cộng đồng. Phần lớn hiện vẫn chưa lường hết được sự nguy hiểm của gốc tự do đối với sức khỏe, đặc biệt là với bộ não – cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
I. Gốc tự do – những kẻ phá hoại tế bào
Gốc tự do (free radical) là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường,stress, rượu bia, thuốc lá…
Để phòng và chữa bệnh bạn không thể quên đến công việc đào thải các gốc tự do và tạo màng lưới ngăn chặn gốc tự do xâm nhập

Do bị mất điện tử nên gốc tự do rất không ổn định và luôn có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ các cấu trúc lân cận, tạo ra hàng loạt gốc tự do mới. Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền, gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả ADN... Hậu quả là xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào.
Người ta không thể nhìn thấy những thương tổn do quá trình oxy hóa đang xảy ra trong cơ thể. Nhưng, quá trình ấy có thể được minh họa một cách sinh động qua những hình ảnh tương tự: sự han rỉ của kim loại hay hiện tượng biến màu nhanh chóng của vết cắt quả táo. Để bảo vệ các vật dụng khỏi bị han rỉ, mục nát, người ta thường sơn hoặc bao bọc chúng bởi các vật liệu chống lại sự oxy hóa. Còn để bảo vệ các bộ phận trong cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa (chống gỉ), ta phải làm gì?
Chính vì nguy hại như vậy, gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật. Y học hiện đại đã thống kê, sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, tai biến mạch máu não
Mỗi ngày một tế bào phải hứng chịu 10.000 đợt tấn công của các gốc tự do. Và trong suốt 70 năm cuộc đời, chúng ta sẽ phải liên tục chống chọi với 17 tấn gốc tự do
II. GỐC TỰ DO GÂY NÊN NHIỀU BỆNH CHO CƠ THỂ
1.Não: Thoái hoá thần kinhđau nửa đầuđột quỵ, ung thư não
2.Mắt: Thoái hoá võng mạc, thoái hoá điểm vàng, đục thủy tinh thể
3.Da: Lão hoá da, vẩy nến, viêm da
4.Hệ miễn dịch: Viêm nhiễm mãn tính, các rối loạn tự miễn, bệnh lupus, viêm đường ruột
5.Tim: Suy tim, xơ hoá cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
6.Mạch máu: Tái hẹp lòng mạch, xơ vữa mạch máu, rối loạn chức năng tế bào nội mô, cao huyết áp
7.Phổi: Hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, dị ứng, ung thư phổi
8.Thận: Bệnh thận mãn tính, thải ghép thận, viêm cầu thận
9.Đa cơquan: Tiểu đường, lão hoá, mệt mỏi mạn tính...
10.Khớp: Thấp khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp vẩy nến.

Bản thân cơ thể có một hệ bảo vệ chống oxy hóa, nhưng khi các tác nhân gây oxy hóa xuất hiện quá nhiều thì hệ thống này không đảm đương nổi trọn vẹn “thiên chức”, mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Một chế độ ăn uống tốt, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng và đều đặn sẽ đóng góp vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại các tác nhân oxy hóa có hại - nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm. 

III. Hiểu đúng về gốc tự do:
Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Môi trường ô nhiễm, nếp sinh hoạt thiếu điều độ, trạng thái tinh thần bất ổn, nghiện rượu, thuốc lá, bệnh tật…, tất cả đều có ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và sức khỏe. Nhưng ngay cả với những người sống trong môi trường “siêu sạch”, tinh thần luôn vui vẻ, dinh dưỡng tối ưu, nếp sinh hoạt điều độ…, tức là tất cả đều “trên cả tuyệt vời”, thì ở họ, sự lão hóa vẫn xảy ra, dù có thể chậm hơn. 
Các khoa học gia ví chúng như những tên sở khanh chuyên đi ve vãn, phá hoại hạnh phúc của các cuộc hôn nhân đang êm đẹp. Trong  cuộc đời của một người sống  tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.     

Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra những tổn thương cho tế bào.Trước đó, người ta cho là gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể.
Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ lúc con người mới sanh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi  trung niên, cơ thể mạnh, trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn át, gây thiệt hại nhiều gấp mười lần ở người trẻ. Nếu không bị kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do gây ra các bệnh thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận người cao niên.

Nó phá rách màng tế bào khiến chất dinh dường thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. Nó tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến ta có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn tay. Nó tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. Nó gây đột biến ở gene, ở nhiễm thể, ở DNA, RNA. Nó làm chất  collagen, elastin mất đàn tính, dẻo dai khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc.
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.
Trong tiến trình hóa già, gốc tự do cũng dự phần và có thể là nguy cơ gây tử vong. Hóa già được coi như một tích tụ những đổi thay trong mô và tế bào. Theo bác sĩ Denham Harman, các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự hoá già  và sự chết cuả các sinh vật. Ông ta cho là gốc tự do phản ứng lên ty lạp thể, gây tổn thương các phân tử bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc,  khiến chúng trở nên bất khiển dụng, mất khả năng sản xuất  năng lượng.
Do quan sát, người ta thấy gốc tự do có ít ở các sinh vật chết non, có nhiều hơn ở sinh vật sống lâu. Người cao tuổi có nhiều gốc tự hơn là khi người đó còn trẻ. 

Gốc tự do thường xảy ra trong quá trình chuyển hóa. Đôi khi chính hệ miễn dịch của cơ thể cũng tạo ra gốc tự do để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, gốc tự do gây lo ngại nhất là những gốc tự do được hình thành do sự ô nhiễm môi trường, phóng xạ, khói thuốc, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
Gốc tự do sẽ làm ngòi nổ cho vô số bệnh tật. Nói theo màu sắc hóa học thì một vật chất bị ôxy hóa khi chúng mất điện tử và một chất bị khử khi chúng được cho thêm điện tử. Tất cả những phản ứng hóa học xảy ra đều có sự trao đổi điện tử. Cơ thể chúng ta tạo ra năng lượng nhờ vào sự ôxy hóa thực phẩm và dự trữ năng lượng dưới dạng ATP. Thật là nghịch lý, cơ chế tạo năng lượng  này vốn rất quan trọng cho sự sống lại có thể hình thành những gốc tự do gây tổn hại tế bào do sự hình thành những vụ “chôm chỉa” điện tử liên hoàn.

IV. Vậy, nguyên nhân của sự lão hóa là gì?

Trong những năm gần đây, có nhiều giả thuyết về cơ chế của sự giảm sút sức khỏe và lão hóa, trong đó, có nhiều tài liệu chứng minh lão hóa là do ảnh hưởng xấu của gốc tự do. Khoảng 95% lượng gốc tự do sinh ra trong hô hấp tế bào sinh năng lượng cho cơ thể. Tại đây, sẵn có hầu hết các enzym chống oxy hóa cùng một số chất chống oxy – hóa không enzym khác (glutathion, coenzym Q10…), nên 95% phần gốc tự do này không gây những hậu quả đáng kể. Nhưng khi tuổi càng cao, thân càng tàn thì người ta không còn đủ khả năng để “quét dọn” hết chỗ 95% gốc tự do này. 
Ngoài ra, 5% gốc tự do còn lại được sản sinh do các hoạt động sinh lý khác (như thực bào), hoặc bệnh lý (như viêm, ung thư, nhiễm khuẩn, các bệnh chuyển hóa,…) hoặc do nhiều yếu tố ngoại lai (chất gây ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, rượu, thuốc, chất diệt côn trùng, diệt cỏ, tia phóng xạ, tia tử ngoại v.v…) Những loại gốc tự do này xuất hiện ở mọi nơi: trong tế bào, ở màng tế bào, dịch ngoại bào, tức là ở những chỗ không có sẵn các enzym chống oxy hóa, nên tác hại gây ra nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều. Ở những nơi này, hoạt tính chống oxy hóa phụ thuộc vào các chất chống oxy hóa từ bên ngoài mang vào cơ thể. 

Gốc tự do là một chất hóa học (phân tử, nguyên tử hoặc ion) có chứa một điện tử độc thân (chưa nhập đôi). Những gốc này chỉ tồn tại trong khoảnh khắc, sau đó được “kết bạn” ngay với một điện tử tự do hoặc với cũng một gốc tự do nào đó. Do chứa điện tử độc thân nên gốc tự do có phản ứng rất mạnh. Oxy (O2) mà ta hít thở suốt đời là phân tử chứa hai điện tử độc thân rất vững. Khi tóm bắt được một điện tử độc thân nào đó trong cơ thể hoặc một gốc tự do còn đang bơ vơ, thì một trong hai điện tử tự do trên kia của oxy sẽ “kết bạn” ngay, khi đó oxy tích điện âm (anion).

O2 là một superoxyd. Năng lượng tạo superoxyd do enzyme mang lại. Anion O2 là yếu tố oxy hóa đặc biệt có hại, tham gia vào nhiều phản ứng hủy những phân tử của cơ thể. Sự tạo nên những gốc tự do có phản ứng mãnh liệt như O2, OH có thể phá hủy nhanh và không phục hồi những thành phần và cấu trúc tế bào. Các chất này là các “dạng oxy hoạt động” có độc tính cao, đều gây ra những phản ứng dây chuyền gốc tự do mà hậu quả rất nguy hiểm là làm tổn hại đến cấu trúc và chức năng của tế bào, sản sinh hàng loạt những gốc tự do thứ cấp, rất đa dạng và không kém phần độc hại, khiến cho cơ thể hóa già, xuất hiện hàng loạt những bệnh lý rắc rối như bệnh tim mạch, ung thư, giảm trí nhớ, mất trí, suy giảm thị giác… 
V. Vì sao não dễ bị gốc tự do tấn công?
Gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, nhưng não bộ là nơi phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất. 
Não chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20%–25% nhu cầu oxy và năng lượng của toàn cơ thể. Bên cạnh đó, não còn là cơ quan béo nhất với hơn 60% thành phần là các axit béo chưa bão hòa rất dễ bị oxy hóa. Chính vì vậy, quá trình chuyển hóa các chất tại não diễn ra rất mạnh mẽ, làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.
Tuy là nơi “tập kết” nhiều gốc tự do nhưng hệ thống chống gốc tự do tại não lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, ví dụ chỉ bằng 1/10 so với gan. Do vậy, não rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của gốc tự do, gây ra hai nhóm bệnh thường gặp là thoái hóa tế bào thần kinh và bệnh lý mạch máu não.
Với nhóm bệnh thoái hóa tế bào thần kinh, gốc tự do làm tổn thương cấu trúc, thậm chí gây chết tế bào não làm suy giảm chức năng não bộ. Tùy vùng não bị ảnh hưởng mà các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau như: suy giảm trí nhớ, khả năng học tập – tư duy kém, giảm tập trung trong công việc… Nếu diễn tiến lâu dài sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, Parkinson…
Với nhóm bệnh mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Lòng mạch bị hẹp lại khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như cơn thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu…
VI. Chống gốc tự do bằng cách nào?
Theo thời gian, gốc tự do không ngừng sản sinh và gây hại trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Do đó, để bảo vệ sức khỏe - đặc biệt là bộ não, cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do, và bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể.
Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do: Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…), rượu bia, khói thuốc lá, hóa chất, chấn thương, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh - stress… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này.

Bên cạnh đó, chế độ ăn cần tránh những thực phẩm có thể làm tăng sinh gốc tự do như mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp… Thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần phấn chấn, thoải mái cũng giúp hạn chế gốc tự do.
VII. Thực phẩm chống ôxy hóa:
Trong một hội nghị quốc tế về chống các gốc tự do, các bác sĩ khuyên nên có chế độ ăn giàu acid béo đơn không no, bổ sung các chất chống ôxy hóa như vitamin E, bêta caroten, vitamin C, selenium. Những chất này có trong các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin E: Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, hướng dương, gan cá; giá đỗ, hành tây.
- Thực phẩm giàu bêta caroten: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ, xoài. Các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau muống, rau đay, mồng tơi.
- Những thực phẩm giàu vitamin C: Tất cả các loại rau, quả, nhiều nhất là rau ngót, cà chua, rau thơm. Các loại quả như bưởi, chanh, cam, quýt, chuối.
- Thực phẩm giàu selenium: Tỏi, tôm đồng, gạo, bắp vàng, lòng đỏ trứng, thịt heo nạc.
  

Bổ sung chất chống gốc tự do từ thiên nhiên: Ngoài việc hạn chế những yếu tố có hại từ bên ngoài, một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu.
Làm tăng hoạt tính chống oxy hóa chính là bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh tích cực! Các nghiên cứu mới trong những năm gần đây cho thấy các chất chống oxy hóa tạo thành “một mạng lưới 5 chất cơ bản nhất” gồm: acid alpha lipoic, glutathion, coenzym Q10, vitamin E, vitamin C. Năm chất này có tác dụng hợp lực với nhau, tạo ra “mạng lưới chống oxy – hóa”. Do trung hòa được gốc tự do, nên các chất chống oxy hóa này ngăn chặn sự phát sinh nhiều trạng thái bệnh lý có căn nguyên là gốc tự do, ngăn chặn cơ thể lão hóa. Bổ sung một trong năm chất đó, tức làm tăng hoạt tính của 4 chất kia. Ba chất đầu được tổng hợp trong cơ thể nhưng giảm khi tuổi càng cao. Cơ thể không tổng hợp được các vitamin E và C mà phải bổ sung qua thức ăn và đặc biệt là thực phẩm chức năng.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường các thảo dược, trái cây và rau của quả vì đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ, Nga đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng tiêu diệt gốc tự do mạnh mẽ, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý mạch máu não, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, mất ngủù tai, rối loạn cảm giác, yếu liệt nửa

Các gốc tự do từng giây phá hoại cơ thể. Chúng là những chất thải “đáng nguyền rủa” của bộ máy sinh học ưa khí đang hoạt động. Ngoài việc cần tránh những tác động xấu làm tăng gốc tự do (như ăn uống quá thừa calo, nghiện rượu, nghiện thuốc, ô nhiễm môi trường, bệnh nhiễm khuẩn, tính khí thất thường, ăn chơi phung phí sức lực…), cũng nên bổ sung đều đặn thực phẩm và thực phẩm chức năng để sống khỏe hơn, trẻ hơn, thọ hơn.người... Đồng thời, các chất chống gốc tự do này giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, chống căng thẳng/ stress...





VIII. GIẢI PHÁP TỐT NHẤT DÀNH CHO BẠN:

Mọi chi tiết và các sản phẩm tốt nhất để giúp bạn chống lại gốc tự do để phòng bệnh và đào thải các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Bạn vui lòng liên hệ với bệnh viện thông minh. com để có giải pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể, giúp bạn cải lão hoàn đồng, biến già thành trẻ, biến bệnh thành khỏe. Mọi ước mơ bạn chưa thực hiện kịp thì hãy sống lâu hơn để thực hiện nó.

Mọi vấn đề đều được giải quyết, mọi câu hỏi đều có câu trả lời. Không gì là không thể, quan trọng là bạn có muốn hay không mà thôi. Ngoài ra có giải pháp miễn phí phù hợp dành cho bạn. Đừng do dự và lãng phí thời gian của mình.

Bs. Võ Hữu Lập