Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Phân biệt các loại stress hay gặp

http://www.benhvienthongminh.com

Phân biệt các loại stress hay gặp

Bạn có biết rằng có một số loại stress tốt cho bạn không? Điều đó là sự thật. Một số loại stress có thể tốt cho bạn, nhưng một số loại rối loạn stress khác có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và đe dọa dến cuộc sống của bạn.

Stress là một trong những chức năng tự nhiên của cơ thể, nhưng hiểu biết về các loại stress khác nhau sẽ giúp bạn biết cách ứng phó tốt hơn trong cuộc sống.

Có rất nhiều loại stress được chữa trị và chẩn đoán ngày nay, nhưng có thể chia các loại stress đó thành bốn loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực (Distress), Hyperstress, Hypostress.
 

Stress tích cực (Eustress)

Đây là một trong những loại stress hữu ích. Nó xuất hiện ngay sau khi bạn có nhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình. Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăng nhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải sử dụng sức mạnh cơ bắp.

Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo. Khi một người cần có thêm những năng lượng để sáng tạo, Eustress giúp cho họ có được những sự kích thích/ hưng phấn cần thiết. Một vận động viên sẽ trải nghiệm một sức mạnh đến từ eustress ngay sau khi họ chơi một cuộc đấu lớn hoặc một trận đấu lớn. Do eustress, họ có thể có được ngay lập tức sức mạnh mà họ cần để thi đấu.
 
Phân biệt các loại stress hay gặp
 
Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật có một cơ chế phản ứng được gọi là “chiến hay biến”. Khi phải đối đầu với kẻ săn mồi hoặc một mối nguy hiểm, các loài động vật sẽ phải quyết định bỏ chạy hay chống trả. Tương tự như ở động vật, khi đối mặt với nguy hiểm và thác thức cơ thể con người cũng sẽ trải nghiệm eustress. Eustress chuẩn bị cho cơ thể những năng lượng cần thiết để đánh hoặc là chạy chống khỏi mối nguy hiểm. Loại stress này sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, nó cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
 

Stress tiêu cực (Distress)

Nỗi buồn khổ là một trong những loại stress tiêu cực. Nó là một trong những loại stress mà tâm trí và cơ thể phải chịu đựng khi những thói quen thông thường phải thay đổi và điều chỉnh. Tâm trí chưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó vẫn có xu hướng quay lại thói quen cũ. Có hai loại distress là cấp diễn và trường diễn.
 

Stress cấp tính (Acute Stress)

Stress cấp diễn: là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thói quen. Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh. Stress cấp tính tạo ra những cảm giác không thoải mái và bất định. Triệu chứng của stress loại stress này thường là: đau đầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ hoặch đau mình.
 

Stress trường diễn (Chronic Stress)

Stress trường diễn xuất hiện khi có một sự thay đổi kéo dài trong khi cơ thể  chưa thích ứng được. Kiểu stress này thường xuất hiện khi chúng ta đi du lịch quá dài (trên 6 tháng qua nhiều nơi) hoặc ai đó liên tục thay đổi công việc hoặc chuyển nhà.

Triệu chứng của stress này gồm có: đau đầu hoặc căng thẳng kéo dài, huyết áp cao, đau nửa đầu, đau ngực và đau tim.

Hyperstress

Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một người chịu áp lực quá lớn so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ. Một người làm kinh doanh trên thị trường phố Wall hay một công việc quá nặng nhọc, lao động quá giờ liên tục sẽ gây ra cho người làm gặp phải loại stress này.

Một người trải nghiệm hyperstress sẽ thường phản ứng với một sự kiện không căng thẳng lắm với một cảm xúc thái quá. Đây là loại stress rất cần nhận biết vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng về cảm xúc cũng như thể chất. 
 

Hypostress

Hypostress là loại stress đối ngược với với hyperstress. Hypostress xuất hiện khi cá nhân cảm thấy rất chán nản và nhàm chán hoặc không có thử thách gì trong cuộc sống. Nếu bạn cùng một việc hàng ngày, tại cùng một nơi, luôn gặp những người cũ, làm mãi một công việc không thay đổi, những nhiệm vụ được lặp đi lặp lại, bạn sẽ gặp phải loại stress này. Ảnh hưởng của loại này là cảm giác nhàm chán và đơn điệu cũng như thiếu động lực làm việc.
 

 

Các cách ứng phó với stress:

Stress là một phần tự nhiên trong cuộc sống, thỉnh thoảng, giống như trong trường hợp với eustress, stress có thể có ích và lành mạnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi căng thẳng vượt quá khỏi sự kiểm soát và bắt đầu gây ra những vấn đề về cảm xúc và thể chất, stress cần được kiểm soát lại. Cách tốt nhất để ứng phó với căng thẳng là gạt bỏ đi những nguyên nhân gây ra căng thẳng. Nếu công việc gây ra cho bạn quá nhiều căng thẳng, hãy cân nhắc khả năng thay đổi việc.

Có rất nhiều cách ứng phó với stress. Rất quan trọng đối với bạn để học cách để đánh giá stress và nhận ra khi mọi chuyện ra ngoài tầm kiểm soát. Khi stress vượt quá giới hạn, tìm kiếm những cách để giải tỏa stress là rất quan trọng. Sau đây là một số cách thức ứng phó với căng thẳng:

 · Xác định thời gian ngủ trong một ngày và duy trì một giấc ngủ đều đặn về thời gian cũng như số lượng. 

 · Nghỉ hoặc thay đổi hoạt động nếu có thể khi đang ở trong tình huống gây căng thẳng.

 · Nói không thường xuyên hơn với những với những nghĩa vụ và bổn phận không thực sự cần thiết.

 · Tránh đưa ra những quyết định lớn trong thời gian bạn đang gặp căng thẳng.

 · Có một chế độ ăn khỏe mạnh với ít đường và nhiều chất sơ.

 · Tập thể dục ba lần mỗi tuần với ít nhất là 20 phút một lần.

 · Dành thời gian nghỉ ngơi tránh xa khỏi công việc hoặc tình huống gây căng thẳng.

Bạn cũng có thể đối phó với căng thẳng bằng cách tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp về tham vấn và trị liệu tâm lý. Trị liệu nhận thức hành vi có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực bạn có trong tình huống stress như tức giận hoặc lo hãi. Bạn sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành động của mình thông qua việc kiểm soát suy nghĩ.
 
Theo An Việt - SHARE
 

BÌNH LUẬN


XEM TIẾP

Những ảnh hưởng của stress đến con người

 

Ảnh hưởng đến não

Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh họat, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ cần không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm tương đương với việc nồng độ cồn trong máu tăng hơn mức bình thường 50%.
 

 

Ảnh hưởng đến tim

Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, nếu ai có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất khó tránh khỏi
 

Ảnh hưởng đến phổi

Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn.


Ảnh hưởng đến mắt

Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, thì tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.
 

Ảnh hưởng đến da

Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…
 

Ảnh hưởng đến lưng, cổ

Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng…không hợp lý, càng thêm mỏi mệt.

Những ảnh hưởng của stress đến con người


Ảnh hưởng đến dạ dày

Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.


Ảnh hưởng đến răng miệng

Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao.
 

Ảnh hưởng đến đầu

Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.
 

Ảnh hưởng đến chất lượng sống

Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.
 
Theo Tạp chí Medical của Hoa Kỳ

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Bạn có bị nhiễm độc sắt không? Những điều cần biết về nhiễm độc sắt để bảo vệ sức khỏe bản thân

http://www.benhvienthongminh.com
Sắt là thành phần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn của cơ thể. Đây cũng là chất thiết yếu giúp hemoglobin trong huyết tương cung cấp oxy và loại bỏ CO2 khỏi các mô. Không chỉ thiếu hụt sắt gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, dư thừa loại chất này cũng có khả năng gây nên ngộ độc và ung thư.
Không chỉ dừng lại ở đó, thừa sắt còn giảm thiểu sức đề kháng, đẩy cơ thể đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn nhiều hơn. Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, sắt trong máu quá cao cũng có thể gây tổn thương não bộ, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một vài thông tin bạn cần biểt về tình trạng này:
Sắt là thành phần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn của cơ thể.
Triệu chứng của nhiễm độc sắt
Sắt là thành phần thiết yếu trong máu nhưng cũng ẩn chứa nhiều độc hại tiềm tàng. Dư thừa sắt thường có nguồn gốc từ di truyền và các yếu tố môi trường. Mặc dù chỉ gây những dấu hiệu nhỏ như sốt nhẹ, mệt mỏi, giảm thị lực hay rụng tóc, khi không chú ý và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe theo thời gian. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, do sự hình thành của các gốc tự do trong môi trường nhiều sắt, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với xơ gan, tiểu đường, vàng da, thậm chí suy tim, tổn thương não.
Thừa sắt cũng gây ra bởi hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn sử dụng. Nhiễm độc sắt cấp tính có thể gây ra viêm dạ dày và nôn mửa, thậm chí nôn ra máu. Đôi khi hiện tượng này còn đi kèm tiêu chảy và có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, sốc.
Cách kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể
Sự cân bằng sắt được duy trì bởi ruột. Khi lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cho phép, các tế bào ruột sẽ giảm hấp thụ hàm lượng kim loại này từ thực phẩm để chờ cơ thể sử dụng bớt lượng sắt có sẵn. Cơ thể lưu trữ lượng sắt dưới dạng protein ferritin.
Khi lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức cho phép, các tế bào ruột sẽ giảm hấp thụ hàm lượng kim loại này từ thực phẩm để chờ cơ thể sử dụng bớt lượng sắt có sẵn.
Những protein này được lưu trữ trong huyết tương, có tác dụng quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu, cung cấp oxi và loại bỏ CO2 khỏi cơ thể. Bạn có thể đo nồng độ ferritin trong huyết thanh để xác định liệu cơ thể có dư thừa sắt hay không. Mức ferritin cao là tín hiệu đáng ngại bởi chúng báo hiệu sưng viêm và những tổn thương mô trong cơ thể.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, Californila khuyến cáo, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi đi kèm với sắt bởi chúng có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy vậy, khi lượng sắt quá nhiều, bổ sung canxi như trứng và sữa vào chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích khá nhiều cho bạn. Đậu nành, trà thảo dược, cà phê và ca cao chứa polyphenol cũng là là những chất ức chế hấp thụ sắt mạnh mẽ.
Tìm kiếm sự trợ giúp đúng lúc
Bạn có thể đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị tình trạng thừa sắt kịp thời. Thông thường, các chuyên viên y khoa sẽ giúp bạn kê thuốc để giảm thiểu tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể.
Khi lượng sắt quá nhiều, bổ sung canxi như trứng và sữa vào chế độ dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích khá nhiều cho bạn.
Chẩn đoán sớm sẽ giúp vạch ra phác đồ điều trị hiệu quả và ít tốn kém nhất. Bởi khả năng gây tổn hại nghiêm trọng gan và các cơ quan khác trong cơ thể, điều trị ngộ độc sắt càng sớm càng tốt. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School cho hay, bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng cần thiết lập lại chế độ dinh dưỡng để hạn chế tối đa lượng sắt mà cơ thể hấp thụ.

Những lý do thiếu sắt thường gặp

– Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).
– Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.
– Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.
– Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu nhược sắc. Người lớn thì kém minh mẫn, mệt mỏi hay quên, chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, còn trẻ em thì quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ. Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bên cạnh đó, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, trẻ chậm biết đi, biết ngồi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.
Các bạn nên tìm hiểu Thiếu sắt nên ăn gì? để chuẩn bị dinh dưỡng thích hợp bù đắp cho cơ thể.

Bổ sung sắt như thế nào cho đúng?

Bổ sung bằng thực phẩm

Thức ăn thực vật phần lớn chứa sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thụ được 10 đến 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thụ được 5% trong thức ăn thực vật. Bên cạnh đó, thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu ( như trong tiết) lại khó hấp thụ. Người ăn chay ròng sẽ thiếu sắt, tuy nhiên người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein (giúp cho sự tổng hợp globin) chứ không đưa chất sắt vào cho cơ thể được. Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin (để tạo ra nhân pyrol) và chất protein (để có globin và vitamin) mới tạo ra được huyết cầu tố.
Người chỉ ăn thức ăn thực vật tính ra có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo được huyết cầu tố.
Những thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố. Bên cạnh thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Như vậy nếu muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo vì cơ thể chỉ hấp thụ trung bình 10%, ăn dạng sắt dễ hòa tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu photpho và nên ăn thức ăn có Vitamin C.

Bổ sung sắt bằng thuốc

Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Bên cạnh đó, cần phải sửa chữa các bệnh gây thiếu máu như tẩy giun móc….
Nên chọn viên uống bổ sung sắt hữu cơ, kết hợp với Vitamin B12 kết hợp với acid folic giúp tạo máu. Kèm theo đó, không thể thiếu dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả.
Có bệnh do thiếu hay thừa sắt nhưng lệ thuộc vào hormon hepcidine. Chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền (hemochrommatose): sắt hấp thu vượt mức mỗi ngày 2 – 3mg ngay từ khi sinh, tích luỹ dần, nhưng sau tuổi biết đi mới có triệu chứng (da thâm đen, gan to, lách to chắc cứng, kèm theo cổ trướng, đái tháo đường). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (thalassemie): gây quá tải sắt trong máu dẫn đến ngộ độc sắt. Bệnh thiếu máu sắt mạn tính: sắt không đưa được vào trong tuỷ xương để tạo hồng cầu. Với các bệnh này người ta dùng hepcidine (khi thiếu) và chất ức chế hepcoidine (khi thừa) để chữa hoặc theo các cách chữa cổ điển khác. Các trường hợp này cần khám chữa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa.
Danh sách các loại thực phẩm giàu sắt:
1. Động vật thân mềm
Trai, sò, hàu là một trong số những loại hải sản than mềm giàu sắt nhất. Hai mươi con sò nhỏ có thể cung cấp 53 mg , tương đương 295% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Hàu, sò và bạch tuộc cũng góp phần mang lại một lượng sắt đáng kể. Chúng lần lượt mang đến 57%, 45% và 32% DV sắt. Nếu bạn là người thích đồ biển thì hãy cân nhắc và thêm các loại hải sản này vào trong bữa ăn hằng ngày của mình nhé!

2. Gan
Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò, cừ đều chứa hàm lượng sắt cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất. Nó có thể cung cấp tới 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 g. Gan động vật cũng chứa ít chất béo và calo. Đây là một trong số loại thực phẩm giàu sắt quan trọng có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng thiếu hụt sắt.
3. Hạt bí xanh và bí đỏ
Hạt các loại bí xanh và bí đỏ là những đại diện tiêu biểu cho các sản phẩm chứa nhiều sắt. Chúng có thể cung cấp khoảng 34 mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt bí đỏ có thể giúp cản trở quá trình hình trành sỏi thận trong cơ thể. Các loai hạt khác cũng chứa nhiều sắt bao gồm: vừng, hướng dương và hạt lanh . Chúng lần lượt cung cấp 23%, 11% và 9% DV sắt mới mỗi một khẩu ăn thông thường. Giờ đây, bạn đã có thể chỉ ra những lí do hợp lý để thường xuyên nhâm nhi các loại hạt này rồi đấy.
4. Các loại hạt khác
Các loại hạt luôn được biết đến là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời.. Hạt điều đứng đầu danh sách bởi lẽ một ounce hạt điều có thể mang tới 7,8 mg tương đương 43% lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Các loại hạt nhiều sắt khác bao gồm hạt thông( 9% DV), hạnh nhân, đậu phộng và quả hồ trăn, cung cấp 7% DV và các loại hạt macadamia, cung cấp 6% DV sắt. Sử dụng các loại hạt này thường xuyên có thể tăng cường sắt cho cơ thể và tốt cho tim mạch.
5. Thịt bò và cừu (Phần thăn)
Thịt bò và thịt cừa là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú. 100 g thịt thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp 3.1 mg tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Tương tự, với 3 oz thịt cừu tươi có thể mang đến cho bạn 13% Dv sắt. Thịt bò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp 3.2 mg sắt. Thường xuyên ăn các loại thịt màu đỏ sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt. Bên cạnh việc chứa hàm lượng sắt cực cao, thịt bò và cừu cũng sẽ giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể.
6. Các loại đậu
Đậu (đỗ) mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỉ lệ chất axit này, bạn nên ngâm đậu và xung vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến. Đậu nành là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất đặc biệt là sắt. Mộc cốc đậu nành có thể cung cấp 8.8 mg sắt tương đương với gần nửa lượng khoáng chất cần thiết mỗi ngày. Đậu đen cũng là một nguồn sắt tuyệt vời khi chúng có thể cuôn cấp tới 20% lượng dưỡng chất cần thấp thụ trong một khẩu phần ăn thông thường. Các loại đậu ngoài ra cũng rất giàu molypden – một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym.
Một chén đậu trắng nấu chín cung cấp 6,6 mg hoặc 37% DV sắt. Các loại đậu khác cũng chứa hàm lượng sắt cao bao gồm đậu lăng (37% DV), đậu (29% DV), đậu garbanzo hoặc đậu xanh (26% DV), đậu lima (25% DV) và đậu mắt đen (20% DV) . Đậu lăng (đậu ván) cũng chứa chất xơ không hòa tan có thể giúp bạn cảm thấy nhanh no.
7. Ngũ cốc nguyên nguyên hạt hoặc dạng cám
Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc dạng cám là loại thực phẩm giàu sắt cực tốt cho những người ăn kiêng. Tuy nhiên, trong những loại ngũ cốc này cũng có thiều chất ức chế sắt mang tên axit phytic. Bạn có thể làm giảm lượng axit phytic bằng các ngâm hoăc làm chúng lên men trước khi nấu. Trong số các loại ngũ cốc, hạt quinoa ( diêm mạch) là loại hạt có thể cung cấp tới 2,8 mg tương đương15% DV sắt trong một khẩu phần ăn. Yến mạch và bột yến mạch cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời khi chúng có thể mang lại 4,7 mg trong một khẩu phần ăn 100 gram. Song Các loại lại cũng chứa axit phytic mà không thể loại trừ thông qua việc ngâm và lên men. Bạn nên sử dụng bột yến mạch nhiều hơn các loại ngũ cốc thông thường.
Các loại ngũ cốc khác cũng đi kèm với hàm lượng sắt cao bao gồm lúa mạch (12% DV), gạo (11% DV), kiều mạch (7% DV) và kê (6% DV). Các loại ngũ cốc dạng cám có thể cung cấp lượng sắt khổn lồ lên tới 140% DV trong mỗi suất ăn thông thường. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, ngũ cốc dạng cám cũng chứa hàm lượng cao. Chính vì thế, ngũ cốc nguyên hạt lại chính là nguồn thực phẩm giàu sắt non- heme tốt cho cơ thể của bạn. Ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp 0,9 mg tương đương 6% lượng sắt cần thiết. Với tư cách là một loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao bạn không nên dùng kèm ngũ cố với các sản phẩm bổ sung sắt.
8. Rau có lá màu xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn vv là những loại thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt. Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương 36% DV sắt. Rau lá xanh khác cũng giàu sắt bao gồm cải cầu vồng (22% DV), củ cải xanh nấu chín (16% DV) và xanh lá cây củ cải đường (5% DV). Bạn nên chú ý rằng những loại rau lá xanh này cũng đi kèm hàm lượng oxalate cao có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt cũng như có khả năng loại sắt ra khỏi cơ thể.
9. Sô cô la đen và bột ca cao
Sô cô la đen bên cạnh việc là một món ăn nhẹ ngon miệng, nó còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt. một thanh sô cô la đen có thể cung cấp 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết. Trong khi đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg tương đương 128% loại dưỡng chất này. Sô cô la đen đồng thời cũng tốt cho huyết áp và làm giảm lượng cholesterol.
10. Đậu phụ
Đậu phụ mang trong mình một lượng sắt non-heme phong phú. Một khẩu phần ăn đậu hũ có thể cung cấp 3,4 mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein. Vì canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên bạn có thể sử dụng đậu hũ mà không cần tới các chất tăng cường canxi.
Bạn nên kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt ở trên trong bữa ăn hàng ngày của mình. Đừng quên để lại bình luận của bạn cho chúng tôi nhé.
Bảng tổng hơp các loại thực phẩm giàu sắt:
Loại thực phẩmTên thực phẩm
Thịt và trứng- thịt bò- thịt lợn
- thịt cừu-thịt bò khô
- giăm bông- gan
- gà tây- Pa tê
- gà ta- Trứng các loại
- thịt bê
Hải sản-Tôm- cá ngừ
- nghêu- cá mòi
- sò- cá tuyết chấm đen
- hàu- cá thu
Các loại rau- rau chân vịt- củ dền
- khoai lang- xu hào
- các loại đậu-cải xoăn
- Bông cải xanh- cải cầu vồng
- đậu cô ve
Ngũ cốc và các loại bột- bột mì trắng- bột ngô
- hạt mì nguyên hạt- yến mạch
- pasta- bánh mỳ đen
- các sản phẩm từ bột mì- gạo
- ngũ cốc dạng cám
Trái cây- dâu tây- mận khô
- dứa hấu- mơ khô
- nho khô- đào xấy
- chà là- sung khô
Đậu và các loại thực phẩm khác- đậu phụ- đậu lăng
- đậu trắng, đóng hộp- siro bắp
- các sản phẩm cà chua- cây siro
- đỗ tương xấy- đậu xấy
(Nguồn: Curejoy