Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

"Thủ phạm" gây viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Khi khỏi không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc cả hai loại.
TS. Nguyễn Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng cho biết, viêm phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, có thể nói, không ai trong cuộc đời lại không có một vài lần bị viêm phế quản cấp. Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp tự khỏi, mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nhiều trường hợp bệnh lý khác, do có triệu chứng không điển hình, nên có thể chẩn đoán nhầm với viêm phế quản cấp, như viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi …
Viêm phế quản cấp cũng thường liên quan nhiều tới tình trạng dùng kháng sinh không phù hợp. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do vi rút, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy, có tới 70% số trường hợp viêm phế quản cấp được dùng kháng sinh.

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết những bệnh nhân khi đến khám bác sỹ đều đã dùng kháng sinh: khoảng 75,5% các bệnh nhân viêm phổi do phế cầu và tụ cầu đã dùng kháng sinh từ 1 đến 4 ngày trước vào viện. Tại các cửa hàng thuốc, chỉ có 18,4% số người mua kháng sinh là mua theo đơn. Như vậy, với 81,6% số trường hợp tự mua kháng sinh ngoài các cửa hàng dược càng làm gia tăng nghiêm trọng tình trạng dùng kháng sinh trong nhiễm trùng hô hấp.
Trong thời gian gần đây, ngày càng xuất hiện xu hướng kê kháng sinh phổ rộng trong điều trị viêm phế quản cấp. Trước năm 1990, chỉ khoảng 20% số trường hợp viêm phế quản cấp được kê kháng sinh phổ rộng, tuy nhiên, con số này đã tăng lên tới 60% trong những năm gần đây. Trong số những kháng sinh tự mua tại các nhà thuốc, phổ biến là kháng sinh nhóm amoxicillin và ampicillin. Điều này gợi ý trong tương lai gần, tình trạng kháng những kháng sinh này sẽ tăng nghiêm trọng.
 
Dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản cấp
Các dấu hiệu giúp thầy thuốc hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm:
Khạc đờm màu đục, vàng, hoặc đờm màu xanh
Bạch cầu máu tăng cao
Protein phản ứng C (CRP) tăng cao
Procalcitonin tăng
Trong tất cả các yếu tố trên, nhìn màu sắc đờm cho đánh giá nhanh, và chính xác nhất. Chỉ khi đờm không cho phép xác định nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc thầy thuốc vẫn nghi ngờ căn nguyên nhiễm khuẩn, thì mới nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định căn nguyên
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp
Vi rút: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phế quản cấp. Các vi rút thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: influenza A và B, parainfluenza, corona vi rút (type 1-3), rhino vi rút, vi rút hợp bào hô hấp (respiratory syncytial vi rút), và metapneumo vi rút ở người.
Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gây nhiễm trùng hô hấp bao gồm: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumoniae, Moraxella catarrhalis …
Một số nguyên nhân khác:
Hít phải hơi độc: khói thuốc lá, chlore, amoniac, acid, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh.
Yếu tố dị ứng: viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ con giống như cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người hen, mày đay, phù Quinck.

Yếu tố thuận lợi gây bệnh:
Nhiều trường hợp có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cao hơn những người khác, những đối tượng này bao gồm:
- Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột.
- Suy giảm miễn dịch.
- Ứ đọng phổi do suy tim.
- Các bệnh của phổi như lao phổi và ung thư phổi.
- Môi trường sống ẩm thấp nhiều khói bụi.
Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cấp
Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi, hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp do căn nguyên vi rút, ở những trường hợp này, dùng kháng sinh không có tác dụng. Do đó, việc chỉ định nhất loạt kháng sinh cho tất cả các trường hợp viêm phế quản cấp là không cần thiết. Chỉ nên dùng kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản cấp có kèm thêm:
Bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch
Bệnh nhân trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau (hoặc bệnh nhân trên 80 tuổi kèm thêm 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu): nhập viện trong 1 năm trước; có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2; tiền sử suy tim xung huyết; hiện đang dùng corticoid uống.
Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide, quinolone.

Cách điều trị triệu chứng
Bệnh nhân nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.
Không có thử nghiệm lâm sàng nào ủng hộ việc sử dụng thuốc*g đờm nhất loạt cho các bệnh nhân viêm phế quản cấp.
Không hoặc có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho trong điều trị viêm phế quản cấp, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.
Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác
cách điều trị tận gốc:
Loại thải bỏ các tế bào bệnh ra khỏi cơ thể.
Phục hồi các nan phổi bị tổn thương do virut tấn công và ăn mòn
Cung cấp dinh dưỡng để các tế bào phổi tự khỏe mạnh, thanh quản phục hồi.
Các cơ quan và bộ phận khác cũng cần phải phục hồi để làm việc chung với phổi, nếu chỉ chú trọng phổi không thì cơ thể mất cân bằng nội tiết tố gây ra nhiều bệnh khác ở các bộ phận khác.
Kết hợp đông tây y và khai thông các huyệt đọa trên cơ thể để oxy từ phổi đi khắp các cơ thể.
Phòng bệnh tái phát và các bệnh khác xâm nhập.
Điều trị tận gốc chỉ có ở benhvienthongminh.com, áp dụng tại nhà và có phương pháp miễn phí.

Biện pháp phòng tránh mắc viêm phế quản cấp
Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi ³ 65.
Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng.
Theo Phạm Minh - VnMedia

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dịch cân kinh biến người yếu thành người khỏe

http://www.benhvienthongminh.com

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch Cân Kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan Điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Cơ chế tác động của phất thủ liệu pháp
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.
Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.
Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách Hội và Đại Chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường Cường và Hội Âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng Tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn Bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.
Theo học thuyết Kinh Lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.
Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) – biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.

Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức

hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
Tập phất thủ liệu pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không?
Phất thủ liệu pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý; nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất thủ liệu pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt Bách Hội, Hội Âm và Trường Cường. Do đó, Bách Hội và Hội Âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Phất thủ liệu pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan Điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.
Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.



Để bệnh khỏi nhanh và nhiều sức khỏe hơn phải kết hợp các bài thuốc khác, nếu chỉ tập không thì cũng chữa được phần nào thôi. tham khảo thêm trên benhvienthongminh.com nhé.
Nhất Trung (Sưu tầm)

Ăn khoai lang mỗi ngày khiến ung thư tự chết

http://www.benhvienthongminh.com

khoái ăn sang - là sáng ăn khoai nào......
Các nhà khoa học khẳng định rằng khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2. Hơn thế nữa, nó không gây ra một tác dụng nào trong quá trình sử dụng.
Theo tờ People.com đưa tin, các nhà khoa học thuộc Sở nghiên cứu phòng ngừa ung thư Nhật Bản tiến hành điều tra thói quen ăn uống của 26.000 người và đã lập ra 1 danh sách 20 loại rau củ có hiệu quả ức chế tế bào ung thư tốt nhất.
Đứng đầu trong số đó chính là khoai lang, một loại củ có rất nhiều ở Việt Nam.
Trong một nghiên cứu mới đây nhất đăng trên Tạp chí Sinh hóa dinh dưỡng (Journal of Nutritional Biochemistry) của các nhà khoa học người Mỹ cũng chứng minh rằng khoai lang khá hữu hiệu trong việc phòng ngừa các bệnh ung thư ở cấp độ 1 và 2.

Loại khoai lang được đề cập đến trong nghiên cứu này chính là khoai lang tím - loại khoai lang có sắc tố màu tím từ vỏ đến ruột, khi ăn có phần ngon ngọt hơn so với khoai lang thông thường.
Theo các nhà khoa học Mỹ, sử dụng khoai lang tím hàng ngày không những có thể tiêu diệt mà còn ngăn chặn được sự lây lan của tế bào ung thư.
Để rút ra được kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xuất lấy từ của khoai lang tím nước chính lên các tế bào ung thư và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển.
Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Các nhà khoa học khẳng định rằng khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2. Hơn thế nữa, nó không gây ra một tác dụng nào trong quá trình sử dụng.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên rằng mọi người nên ăn 1 củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa trưa hoặc tối, hoặc cũng có thể ăn 1 củ khoai lang tím to mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, chống bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, khoai lang tím còn chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe như vitamin A, B, C, E, protein, axit amin, tinh bột, nguyên tố vi lượng canxi, manhê, sắt, photpho, kẽm, tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn nhiều khoai lang tím ngoài việc chống lại bệnh ung thư còn có tác dụng giảm cân, giảm huyết áp, kháng viêm, ngăn ngừa ung nhọt, chống lão hóa, chống lại sự mệt mỏi và bổ máu.
Khoai lang tím cũng rất giàu chất xơ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt, giải độc cơ thể, phòng ngừa các bệnh về dạ dày, đại tràng và đường ruột.
Nhà khoa học Jairam KP Vanamala, thuộc nhóm nghiên cứu trên cho hay: “Khi vi khuẩn ăn các chất tinh bột có trong khoai lang tím, chúng có thể tự chuyển đổi thành một loại axit béo có lợi, chẳng hạn như axit butyric – loại axit có thể điều tiết chức năng miễn dịch của đường ruột, giúp ức chế chứng viêm mãn tính và khiến các tế bào ung thư tự hủy diệt”.

14 lý do nên ăn khoai lang hàng ngày

Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng.
Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...

Ảnh minh họa: beautyhealthtips.in.
Dưới đây là những lý do các bà nội trợ không nên bỏ qua loại củ tuyệt vời này trong chế độ ăn của gia đình, theo Care2.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.

Theo trí thức trẻ

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Thực phẩm tránh thai

http://www.benhvienthongminh.com
Trong cuộc sống thường ngày không chỉ là bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai mới có thể tránh thai. Sự thực, trên bàn ăn của chúng ta ngày nay cũng có không ít món ăn có hiệu quả tránh thai.
Cà rốt


Cà rốt giàu chấtcarotene, nhiều vitamine và các thành phần dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể. Qua nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy, phụ nữ sau khi ăn nhiều cà rốt, lượng lớn carotene sẽ khiến cho bị tắc kinh và cưỡng chế chức năng rụng trứng bình thường của buồng trứng. Cà rốt có tác dụng tránh thai.

Café

Theo nghiên cứu của sở nghiên cứu khoa học vệ sinh môi trường nước Mỹ: café có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề mang thai. Trong số những phụ nữ mỗi ngày uống một ly café trở lên, khả năng mang thai chỉ bằng một nửa phụ nữ uống nước ngọt. Cho nên café là lựa chọn tránh thai thứ hai.

Tỏi



Tính cách của người ăn nhiều tỏi hơn bình thường rất thẳng thẳn, ngoài ra còn có tác dụng tiêu diệt tinh trùng, tránh thai.

Đu đủ


Đu đủ là loại thuốc tránh thai rất hữu hiệu. Bởi vì hàm lượng Enzyme papain trong đu đủ khá cao, có tác dụng tránh thai, từ đó đạt được hiệu quả tránh thai.

Rượu




Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần chính của rượu có chứa ethanol, ethanol làm tăng nồng độ catecholamine trong cơ thể, co thắt huyết quản, tinh hoàn phát triển không hoàn toàn, thậm chí còn bị co thắt tinh hoàn, khả năng sinh tinh kém, biểu hiện tăng sinh tuyến vú. 
Người kiểu này dễ bị bệnh không phát triển dục tính nam, tức là sinh trưởng, đời sau sẽ bị biến dị rất lớn. Phụ nữ có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều, tắc kinh, biến dị trứng, vô sinh hoặc ngừng rụng trứng.

Rau cần



Theo thực nhiệm của các bác sỹ nước ngoài cho thấy, đàn ông ăn nhiều rau cần có thể khiến cho tinh hoàn bị cướng chế, từ đó có tác dụng sát tinh, giảm thiểu số lượng tinh trùng. Thanh niên nam có sức khỏe tốt, khả năng sinh dục tốt ăn liên tục rau cần  nhiều ngày, lượng tinh trùng sẽ giảm rõ rệt thậm chí còn khó mà thụ thai được, tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau vài tháng dừng ăn rau cần.
Nguồn SKĐS


Chức năng gan

http://www.benhvienthongminh.com
Trong cơ thể của chúng ta, những cơ quan nào là quan trọng? Có thể các vị sẽ nói là quả tim vì tim giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Hoặc quý vị có thể nói là bộ não vì não là cơ quan điều hành mọi hoạt động của con người. Tuy nhiên, sau khi đọc xong chương này, chắc chắn quý vị sẽ đồng ý với tôi rằng lá gan, nơi mà hàng ngàn tiến trình quan trọng của cơ thể đang diễn ra một cách hoàn chỉnh từng giây từng phút một, cũng rất xứng đáng để xem là một trong những “ứng cử viên” trong cuộc bình chọn nói trên.
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải độc để cơ thể ngày một khỏe mạnh.
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Bởi vì, gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để cho cơ thể ngày một khỏe mạnh. Thế nhưng, chúng ta dễ lãng quên vai trò ích lợi của gan...
Trong cơ thể thì gan nằm bên phải, dưới lồng ngực phải, ngăn cách phổi bởi cơ hoành, còn gọi là hoàng cách mô (diaphragm). Mặc dù chức năng của gan vô cùng phức tạp và phong phú nhưng cấu trúc của gan lại rất đơn giản. Theo cổ điển thì gan được chia thành 2 thùy chính (lobe): thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm. Dây chằng liềm nối liền gan với cơ hoành và thành bụng trước.
I. Cấu tạo của lá gan
Lời khuyên của thầy thuốc
Biết về sự kỳ diệu và vai trò vô cùng quan trọng của gan, mỗi một chúng ta luôn luôn phải tự bảo vệ lá gan của mình không để cho nó mang bệnh làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta. 
Vì vậy, nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan (A, B), ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh để tránh mắc bệnh viêm gan A, E, không nên lạm dụng rượu, bia. Khi đã bị viêm gan B, C mãn tính hoặc người lành mang virút viêm gan B cần kiêng rượu, bia tuyệt đối. 
Trong cuộc sống thường ngày, mọi người cần tránh các tác nhân va đập mạnh vào vùng gan.
Sự phân chia theo cổ điển không tương ứng với cơ cấu của lá gan. Vì vậy, ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 phân thùy nhỏ dựa vào những phân phối của mạch máu trong gan.Mỗi phân thùy của gan lại phân ra hàng ngàn đơn vị cấu trúc rất nhỏ. 

Cấu tạo của mỗi đơn vị là hình lục giác và có tĩnh mạch cực nhỏ chạy xuyên qua giữa tâm và cuối cùng tập trung về tĩnh mạch gan, đây là tĩnh mạch đưa máu ra khỏi gan để về tim. Vây quanh các tĩnh mạch cực nhỏ ở giữa mỗi đơn vị cấu trúc là hàng trăm tế bào khối (được gọi là hepatocyte). Ở bên ngoài mỗi đơn vị cấu trúc là những động, tĩnh mạch nhỏ và các ống dẫn đưa các chất lỏng đến và đi khỏi gan.

Khi gan hoạt động, các chất dinh dưỡng được hấp thu, các chất thừa, độc hại bị loại bỏ và các chế phẩm do gan tạo ra được đưa vào cơ thể qua các ống dẫn nhỏ này. Nghiên cứu cho thấy các mạng lưới ống dẫn chuyển tải qua gan mỗi phút khoảng 1,4 lít máu, như vậy trong 24 giờ liên tục gan có thể xử lý khoảng 2.000 lít máu. Lượng máu này, sau khi qua gan, chúng lại được trở về tim để từ đây chúng lại được phân bổ đi các cơ quan khác trong cơ thể.

Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá thể, gan có trọng lượng từ 1.100 - 1.800g (ở nữ giới gan nhỏ hơn gan nam giới). Xung quanh gan được bao bọc bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh. Tuy vậy, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, cho nên khi bị tổn thương hoặc bị bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Trừ trường hợp khi gan bị “sưng to” (gan to), lúc này, màng bọc ngoài gan sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau tức hoặc khó chịu ở vùng gan.

Triệu chứng này gặp ở một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi gan to ra vì bị suy tim bên phải (gây ứ máu ở gan), áp-xe gan (do amip hoặc do vi khuẩn làm viêm và tổn thương tổ chức gan), ung thư gan (hủy hoại tế bào gan). Gan được che chở và bảo vệ bởi lồng ngực cho nên được hạn chế phần nào khi có tác động từ bên ngoài vào gan.
“Nhà máy” kỳ diệu
Với một cấu trúc, hệ mạch phức tạp và trên 500 chức năng khác nhau nên gan được xem là một trong các cơ quan kỳ diệu nhất của loài động vật có vú, trong đó có con người. Bên cạnh đó, gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận dòng máu từ 2 nguồn đến khác nhau (30% máu từ tim và 70% từ máu từ tĩnh mạch cửa). Máu đến từ tim mang theo các dưỡng khí và nhiên liệu để cung cấp và nuôi dưỡng các tế bào gan. 
Máu đến từ tĩnh mạch cửa, nhận máu từ những cơ quan như: dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột (ruột non, ruột già)…Vì vậy, gan là cơ quan đầu tiên, kiểm soát, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và độc tố khác nhau được hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa cho nên gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất của cơ thể con người.
 


Gan còn làm nhiệm vụ chế biến, tích lũy và điều hòa việc cung cấp năng lượng cho cơ thể vào những khi bị thiếu hụt. Gan có khả năng cân bằng hàm lượng các chất đường, đạm, mỡ và cholesterol, trigycerit trong cơ thể. Gan làm nhiệm vụ thanh lọc chất độc và đào thải qua hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa. 
Vì vậy, các chất hấp thu từ thức ăn, nước uống và tất cả các nhiên liệu trước tiên sẽ phải đi qua gan để được thanh lọc và chế biến thành những vật liệu khác nhau giúp nuôi dưỡng cơ thể và đào thải các chất có hại ra ngoài. Do gan là cơ quan “đứng mũi chịu sào” cho nên tế bào ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác của cơ thể có thể lan sang gan (di căn) một cách dễ dàng.
Gan là một cơ quan nằm ở phía bên phải ổ bụng. Vì vậy, các bệnh lý về gan thường có triệu chứng đau ở vùng dưới sườn bên phải. Nó là một tạng lớn nhất của cơ thể, nặng khoảng 1.500g, được chia thành hai thuỳ trái và phải. Thuỳ phải to hơn thuỳ trái. Phía trên, gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên phải tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải. Mặt dưới gan có túi mật. Khi ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, túi mật sẽ co bóp để tống mật xuống ruột giúp tiêu hoá chất béo.

Hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể như thận, não… đều nhận máu trực tiếp từ tim. Duy nhất chỉ có gan, do có một nhiệm vụ quan trọng trong việc chế biến những chất những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cho nên gan vừa nhận máu từ tim thông qua động mạch gan, lại vừa nhận máu trực tiếp từ đường tiêu hoá thông qua 1 động mạch lớn gọi là tỉnh mạch cửa. Chính vì nằm ở vị trí “chiến lược” này, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ từ ruột sẽ đi qua gan để được biến đổi thành các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời các độc chất từ đường tiêu hoá cũng phải qua gan để được lọc và khử độc. Tỉnh mạch của cung cấp khoảng 80% tổng lượng máu tới gan. 20% máu còn lại chuyên chở dưỡng khí oxy cần thiết cho hoạt động của gan là do động mạch gan cung cấp. Khi đến gan, hai dòng máu này cùng đổ vào các cấu trúc đặt biệt trong gan gọi là xoang mạch máu. Từ các xoang mạch này, các chất trong máu được thấm nhập vào trong tế bào gan và ngược lại, các chất từ tế bào gan cũng được thấm nhập trở lại vào trong máu. Thông qua quá trình trao đổi này, tế bào gan thực hiện các nhiệm vụ của mình. Sau đó, máu từ các xoang mạch sẽ tập trung đổ vào các tĩnh mạch gan. Từ tĩnh mạch gan, máu lại tiếp tục đổ vào tĩnh mạch chủ dưới để cuối cùng trở về tim.

Gan của một người bình thường có khoảng 100 tỷ tế bào. Khi xem dưới kính hiển vi, người ta thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thuỳ gan có hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm, nơi hội tụ các dãy tế bào gan. Đầu kia của dãy tế bào gan là khoang cửa, nơi chứa các nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật. Ở giữa các dãy tế bào gan là các cấu trúc xoang mạch dẫn lưu máu từ khoang cửa đi đến tĩnh trung tâm. Các dãy tế bào gan này lại xếp chồng lên nhau thành từng lớp. Giữa 2 tế bào trên và dưới là các đường rãnh chứa dịch mật do gan tiết ra cùng với các chất được thải qua mật. Mật chảy theo các đường rãnh này đến đổ vào các ống mật ở khoang cửa, rồi vào những ống mật lớn hơn. Sau đó, mật tiếp tục đi vào ống gan trái, ống gan phải, xuống ống mật chủ và cuối cùng đến ruột non qua một lỗ mở gọi là cơ vòng Oddi.
II.        GAN THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ GÌ TRONG CƠ THỂ?
Hiện nay, người ta đã biết gan thực hiện hàng ngàn nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể. Trong chương này, chúng tôi chỉ có thể trình bày một cách vắn tắt một số nhiệm vụ quan trọng nhất của gan.

Gan có vai trò như một nhà máy chuyển hóa năng lượng hóa học
A.    Nhiệm vụ chuyển hoá các chất:
Gan thường được ví như một “nhà máy năng lượng hoá học” vì nó có khả năng chế biến mọi thứ mà chúng ta ăn vào, hít vào hoặc những chất được hấp thụ qua da. Gan còn biến đổi một số chất do chính cơ thể tiết ra ví dụ như các nội tiết tố. Chức năng biến đổi của chất gan còn được gọi là chức năng chuyển hoá. Chức năng này rất phức tạp và đa dạng với hàng ngàn phản ứng sinh hoá được xảy ra từng giây từng phút.
1.    Chất đường (glucid) là thành phần chính có trong cơm, gạo, bánh mì… đó là chất cung cấp năng lượng chủ yếu giúp cơ thể chúng ta tiến hành mọi hoạt động như đi đứng, suy nghĩ, nói năng… Sauk hi ăn, chất đường được các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột biến thành những chất đơn giản hơn, ví dụ như chất glucose để dễ dàng ngắm được vào trong máu. Tế bào gan sẽ tiếp nhận glucose và biến chúng thành một dạng đường dự trữ ở gan gọi là glucogen. Gan giống như một nhà kho dự trữ đường, khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, thì nhà kho này sẽ chế biến glycogen thành glucose để đưa vào máu trở lại. Nhờ vào khả năng đó mà đường trong máu không bị lên quá cao hay xuống quá thấp. Trong y học, người ta gọi đây là chức năng điều hoà đường huyết của gan. Khi gan bị hư hại, bệnh nhân rất dễ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu bị giảm thấp) và có thể dẫn đến bị tử vong.
2.    Chất đạm (protein) có trong thịt, cá, đậu hủ… Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được men tiêu hoá ở dạ dày và ruột biến chúng thành những chất đơn giản hơn gọi là các acid amin để dễ dàng được hấp thu vào máu. Khi các acid amin này đến gan, chúng sẽ được gan sử dụng để tổng hợp thành nhiều loại chất đạm quan trọng khác nhau cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Điều này cũng tương tự như một nhà máy có thể chế tạo, lắp ráp ra nhiều loại xe với nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau từ những mãnh kim loại ban đầu. Sau đây là những chất đạm do gan sản xuất ra:
·         Chất albumin: chất này tạo ra áp lực keo của huyết tương. Đó làm áp lực làm cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu, nồng độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo cũng bị giảm theo. Vì vậy, nước từ trong lòng mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù, thường thấy rõ là phù ở hai chân và nếu nước thấm vào trong ổ bụng sẽ đưa ra báng bụng hay còn gọi là cổ trướng. Ngoài ra albumin còn hoạt động như những cổ xe chuyên chở các chất khác nhau đi khắp cơ thể ví dụ như albumin vận chuyển bilirubin gián tiếp trong máu để đi đến gan.
·         Khi chúng ta bị những vết thương nhỏ như đứt tay chẳng hạn, thì gan chính là nơi sản xuất ra một số chất giúp cho máu có thể đông lại để bịt kín và làm cho vết thương ngưng chảy máu. Đó là các chất prothrombin, fibrinogen và các yếu tố đông máu số V, VII, IX, X. Nếu gan bị hư hại, nó không sản xuất đủ các chất này, bệnh nhân sẽ dễ bị những vết bầm xanh tím trên da, nhất là khi tiêm chích hoặc bị va chạm dù là nhẹ. Khi bị chảy máu, máu chảy rất lâu cầm có thể dẫn đến chết dù chỉ là một vết thương nhỏ. Vì vậy, khi bị suy gan nặng, người ta không dám mổ xẻ và cũng hạn chế thực hiện các thủ thuật hay kỹ thuật có thể gây chảy máu cho bệnh nhân.
3.    Chức năng chuyển hoá chất mỡ:
Chúng ta thường nghe nói đến cholesterol là một chất mỡ khi tăng cao có thể gây xơ cứng mạch máu. Nhưng có ai biết rằng gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol hay không? Cholesterol là thành phần chủ yếu của màng tế bào, tức là lớp vỏ bọc bên ngoài của mọi loại tế bào trong cơ thể. Cholesterol cũng là chất cần thiết để tạo ra những nội tiết tố giới tính và một số vitamin. Để hoạt động của các tế bào được hoàn hảo, nồng độ cholesterol trong máu phải được duy trì ở một lượng thích hợp. Khi dư thừa cholesterol, chất này có thể bị đọng lại và gây bệnh ở một số nơi như tim, mạch máu. Lượng cholesterol nếu dư còn có thể tạo ra sỏi mật.
Từng phút từng giây trong cơ thể con người đang diễn ra hàng ngàn các phản ứng hoá học. Gan còn là nơi sản xuất những chất gọi là enzyme để xúc tác cho các phản ứng này xảy ra dễ dàng và hoàn chỉnh.
B.    Chức năng khử độc
Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc ra khỏi cơ thể những chất độc trong máu bằng cách biến đổi và khử độc chúng ra khỏi cơ thể qua đường mật hay đường tiểu… Chẳng hạn như trong quá trình biến đổi chất đạm, cơ thể thường xuyên tạo ra một chất độc, đó là ammoniac (NH3). Gan đảm nhiệm việc khử độc chất này bằng cách biến đổi nó thành chất ure để thải qua nước tiểu. Khi nhiệm vụ này của gan bị trục trặc, lượng amoniac sẽ tăng cao trong máu làm ảnh hưởng đến trí não của bệnh nhân như gây mất ngủ, thay đổi tính tình, lú lẩn rồi hôn mê… mà người ta gọi là bị hôn mê gan.

Gan còn lọc ra khỏi máu các chất độc như rượu, thuốc men và các hoá chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống, hoặc hít vào, hoặc ngấm qua da. Nhiều loại thuốc cần phải thận trọng về liều lượng như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc ngừa thai và ngay cả các thuốc giảm đau thông thường khi được sử dụng cho bệnh nhân có bệnh về gan.
C.    Chức năng bài tiết
Tế bào gan liên tục bài tiết ra dịch mật. Dịch mật có nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:
1.    Muối mật là chất giúp cho chất mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Điều này sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu chất mỡ được tốt hơn. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thụ. Ngoài vai trò giúp hấp thu chất béo, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi mật bị tắc, không xuống được ruột, chất mỡ trong ruột không tiêu hoá được có thể gây tiêu chảy. Thiếu các vitamin tan trong mỡ ví dụ như vitamin K, sẽ làm cho máu khó đông lại và dễ gây ra chảy máu kéo dài vì vitamin K giúp cho gan tạo ra những chất làm đông máu. Một số bệnh nhân bị bệnh gan hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.
2.    Sắc tố mật: gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất được tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là bilirulin hay còn gọi là sắc tố mật. Bilirulin là một sản phẩm biến đổi từ hemoglobin. Hồng cầu trong máu sống đến khoảng 120 ngày thì già đi rồi chết, màng của hồng cầu sẽ bị vỡ ra.  Chất hemoglobin trong hồng cầu được phóng thích ra và biến đổi qua nhiều giai đoạn và cuối cùng thành một chất có màu vàng được gọi là sắc tố mật hay bilirubin. Bilirubin được tạo từ hemoglobin là dạng không tan trong nước nhưng tan được trong mỡ và được gọi là bilirubin gián tiếp. Bilirubin gián tiếp khi đến gan sẽ kết hợp với acid glucuronic để trở thành bilirubin trực tiếp có thể hoà tan được trong nước. Bilirubin trực tiếp được bài tiết qua đường mật để đi xuống ruột non, một phần theo phân ra ngoài làm cho phân có màu vàng; một phần khác sẽ từ ruột non ngấm trở lại vào máu, thải qua nước tiểu nên cũng làm cho nước tiểu có màu vàng. Vì vậy, khi gan bị hư hại do viêm gan, xơ gan hoặc khi đường mật bị tắt nghẽn, chất mật không xuống được ruột, ứ lại trong gan và tràn vào trong máu gây ra vàng da vàng mắt. Do bilirubin trực tiếp cũng được tăng thải qua nước tiểu nên làm cho nước tiểu sậm màu như màu nước trà đậm. Ngoài ra, khi có tắc mật, bilirubin trong mật không xuống được ruột nên phân sẽ có màu trắng bạc như màu phân cò. Một nguyên nhân khác có thể gây ra vàng da, đó là bệnh huyết tán, nghĩa là các bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ ra nhiều hơn bình thường. Khi đó, hemoglobin được phóng thích ra nhiều hơn, vượt quá khả năng đào thải của gan. Tuy vậy, tình trạng vàng da này không phải do bệnh gan.
D.    Các chức năng khác của gan:
1.    Chức năng chuyển hoá thuốc men:
Các thuốc men dù dùng qua đường uống hay tiêm chích hoặc bôi qua da, cuối cùng cũng sẽ đến gan để được biến đổi và được đào thải một phần qua đường mật. Khi gan bị hư hại, chức năng này cũng bị ảnh hưởng, cho nên một số thuốc sẽ bị tích tụ nhiều hơn và lâu hơn, có thể gây độc cho cơ thể. Vì vậy, phải hết sức thận trọng khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu bệnh nhân có bệnh về gan.

2.    Tích trữ vitamin: gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Đó là loại vitamin giúp cho mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Lượng vitamin A dự trữ ở gan có thể dùng trong 1 – 2 năm. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12…

Nói tóm lại, gan là một cơ quan đảm nhiệm khá nhiều chức năng quan trọng và phức tạp của sự sống. Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể cho nên khi gan bị bệnh, bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng của các cơ quan khác như chảy máu, sưng phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê… Hiểu biết về cấu tạo và nhiệm vụ của gan cũng giống như một người kỹ sư nắm vững về cấu tạo và cách vận hành của một cái máy. Từ đó, người kỹ sư này biết cách sữa chữa những hư hỏng cũng như biết cách bảo trì để cho máy luôn vận hành một cách hoàn hảo. Nếu chúng ta may mắn có lá gan vẫn còn khoẻ mạnh, có bao giờ chúng ta nghĩ rằng mình đang sở hữu một tài sản vô giá?
  

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan (A, B) để bảo vệ gan
Có thể nói một cách tổng quát, gan đóng một vai trò cực kỳ quan trọng của cơ thể để duy trì điều kiện sống của mỗi một cá thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tế bào gan có thể có tới 500 chức năng khác nhau, trong đó có rất nhiều chức năng vô cùng quan trọng, ví dụ, sản xuất và tiết mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ bằng cách giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.

Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng và một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng.

Gan cũng đóng một số vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate như tổng hợp đường glucose từ một số amino acid, lactate hoặc glycerol. Gan đóng vai trò phân giải glycogen để sản phẩm tạo ra là glucose từ glycogen và bản thân gan cũng tạo được glycogen từ glucose.

Gan cũng đóng vai trò giáng hóa insulin và các hoóc-môn khác trong cơ thể. Gan cũng là cơ quan tổng hợp nhiều loại protein và chuyển hóa protein thành các acid amin cần thiết cho cơ thể. Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa lipid, tổng hợp cholessterol, sản xuất triglyceride.

Nghiên cứu cho thấy các yếu tố đông máu như: fibrinogen, thrombin (prothrombin), yếu tố V, yếu tố VII, yếu tố IX, yếu tố X và yếu tố XI cũng như protein C, protein S và antithrombin đều do gan sản xuất và chuyển hóa amonniac thành urê.

Bên cạnh đó, gan còn biết dự trữ một lượng lớn các chất khác nhau như glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt và đồng. Ngoài ra, người ta còn thấy vai trò của gan kể từ lúc còn thai kỳ của một sinh linh. Cụ thể, trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi. Và gan còn tham gia vào quá trình sinh miễn dịch, biểu hiện là hệ thống lưới nội mô của gan chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch có khả năng phát hiện những kháng nguyên lạ trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến. Với đa chức năng của gan thì không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của nó.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác lưu lạc trong máu.

Tuy nhiên, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi khuẩn, virút (virút viêm gan A, B, C, E…), ký sinh trùng (lỵ amip, ký sinh trùng sốt rét), rượu, bia, các chất giải khát có cồn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan trường diễn (mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài.





TS. BS. Bùi Mai Hương/Nguồn SKĐS
Khi có bệnh gan muốn chữa khỏi tận gốc, tiết kiệm tiền,  hồi phục chức năng gan. Ngoài ra các bộ phận khác của cơ thể sẽ khỏe theo và chúng ta có sức khỏe tuyệt vời như chúng ta từng mong muốn. Đây là phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và cam kết hoàn trả tiền 100% nếu bệnh không thuyên giảm và khỏi bệnh.