Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Thần thông và Tha tam thông

http://www.benhvienthongminh.com
"Thần Thông". Thế nào gọi là "thần"? Thế nào gọi là "thông"? "Thần" là "thiên tâm", là tâm của trời; "thông" là "huệ tánh", tức là có trí huệ. "Thông" còn là "thông đạt vô ngại" - chẳng có gì không thông suốt; và "thần" cũng hàm ý thần kỳ bí ẩn.
Thần thông có sáu loại - sáu loại cũng là một loại, một loại mà phân làm sáu loại. Cho nên, tách riêng ra thì có tới sáu loại, song hợp lại thì chỉ là một. Thật ra, một loại cũng chẳng có nữa, bởi xưa nay vốn không có thần thông mà vốn cũng có thần thông!
Vì sao nói "vốn không có thần thông"? Vì sao lại nói "vốn cũng có thần thông"? Ðiều này rất kỳ diệu, lý thú. Bây giờ, chúng ta hãy nói về sáu loại thần thông trước, rồi sau đó sẽ bàn đến "vốn là thần thông, vốn không phải là thần thông; vốn là một loại thần thông, vốn là một loại thần thông cũng chẳng có."
Sáu loại thần thông chính là Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Lậu Tận Thông, và Thần Túc Thông.
1) Thiên Nhãn Thông. Người chứng được Thiên Nhãn Thông có thể nhìn thấy khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới rõ ràng như nhìn quả am-ma-la trong lòng bàn tay vậy. Trong hàng đệ tử của Phật, Tôn Giả A Na Luật là bậc đứng đầu về Thiên Nhãn Thông.
2) Thiên Nhĩ Thông. Chứng được Thiên Nhĩ Thông thì có thể nghe được mọi âm thanh từ cõi nhân gian cho đến tận ba ngàn đại thiên thế giới, luôn cả các âm thanh của cõi trời.
3) Tha Tâm Thông. Ðây là khả năng đọc được ý nghĩ của người khác. Tất cả những việc mà quý vị dự tính trong đầu, định sẽ thực hiện, thì cho dù quý vị chưa hề thổ lộ với ai cả, nhưng người đã chứng đắc Tha Tâm Thông vẫn có thể biết rõ.
4) Túc Mạng Thông. Người chứng đắc Túc Mạng Thông có khả năng biết được tất cả những việc - thiện cũng như ác - mà quý vị đã tạo tác trong các đời trước.
5) Thần Cảnh Thông (cũng gọi là Thần Túc Thông hoặc Như Ý Thông). Chữ "thần" này đồng nghĩa với chữ "thần" vừa giảng ở trên, và cũng chỉ cho một cảnh giới kỳ diệu, không thể nghĩ bàn. Ý nghĩa của chữ "thần" và chữ "diệu" có đôi chút tương đồng; cho nên có lúc nói "thần diệu khôn lường", chính là ám chỉ một thứ cảnh giới không thể nghĩ bàn.
"Cảnh" là cảnh giới; còn "thông" là thông đạt vô ngại, vốn không thông mà lại thông. Thí dụ, bức tường chắn ngang tuy có gây trở ngại, nhưng nếu quý vị khoét một lỗ hổng thì sẽ được thông lưu. Tương tự như thế, "bức tường" vô minh gây chướng ngại, ngăn che ánh sáng quang minh của tự tánh trong chúng ta; song, nếu quý vị có thể dùng "gươm" trí huệ của mình để phá vỡ bức tường đó, thì sẽ được thông suốt ngay.
6) Lậu Tận Thông. Chúng ta vì sao chưa thành Phật? Bởi vì chúng ta vẫn còn "lậu hoặc"! Chúng ta vì sao chưa thể làm Bồ Tát? Bởi vì "lậu hoặc" vẫn tồn tại trong chúng ta! Chính vì lậu hoặc mà chúng ta phải trầm luân trong Tam Giới - Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Chẳng những thế, các lậu hoặc này còn khiến cho chúng ta bị lưu lạc, nổi trôi trong chín Pháp Giới. Chín Pháp Giới là gì? Ðó là chín cõi giới của Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên (Trời), Nhân (Người), A Tu La, Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Chúng sanh trong chín Pháp Giới này chưa thể thành Phật được là vì họ còn có lậu hoặc; nếu không còn lậu hoặc nữa thì nhất định sẽ thành Phật.
Lậu hoặc này do đâu mà có? Chính là do vô minh! Cho nên, hễ diệt trừ được vô minh thì lậu hoặc sẽ không còn nữa; nếu vô minh chưa bị phá hủy thì lậu hoặc vẫn còn tồn tại. Do vậy, người chứng được Lậu Tận Thông chẳng có bao nhiêu. Một khi không còn lậu hoặc thì quý vị sẽ không còn phải trôi lăn trong vòng sanh tử nữa. Tại sao chúng ta vẫn còn luẩn quẩn trong vòng sanh tử? Ðó là vì chúng ta có lậu hoặc! Người có lậu hoặc ví như cái bình bị lủng vậy - quý vị muốn đổ nước cho đầy bình, nhưng nước cứ rỉ ra ngoài theo chỗ lủng, bình không thể giữ được nước. Cho nên, dứt sạch mọi mối lậu tức là được "lậu tận thông" vậy.
Nói rằng con người "vốn không có thần thông", là ám chỉ lúc chúng ta còn là phàm phu, chưa hiện thần thông. Lại nói rằng con người "xưa nay vốn có thần thông", bởi y cứ vào quả vị của bậc Thánh nhân mà nói thì thần thông vốn đã có sẵn. Hạng phàm phu thì không có thần thông, bậc Thánh nhân mới có thần thông. Thần thông của Thánh nhân phải chăng là đến từ bên ngoài? Không, đó là có sẵn! Thế thì phàm phu không có thần thông, phải chăng là vì họ đã đánh mất? Cũng không phải, bởi thần thông ấy vẫn tiềm tàng trong tự tánh của phàm phu; chẳng qua là họ chưa phát hiện ra, chưa nhận thức được, nên tưởng rằng mình không có mà thôi! Cho nên, tôi nói "vốn không có thần thông" là vì lẽ ấy.
Có thần thông hay không có thần thông đều chẳng quan trọng. Quý vị chớ lầm tưởng rằng có thần thông tức là đắc Ðạo hoặc chứng được quả vị. Phải biết rằng có được thần thông rồi vẫn còn ở cách sự chứng quả và đắc Ðạo rất xa! Chúng ta không nên mới đạt được đôi chút thành tựu liền tự mãn: " - , phen này tôi phát tài rồi!" Mới có được một lượng vàng mà đã reo mừng rối rít, cho là mình phát tài; trong khi người ta có tới hàng ngàn hàng vạn lượng vàng thì lại không hề khoe khoang, vẫn bình thản như không có gì cả vậy! So với người ta thì việc mình có được một lượng vàng có gì là to tát đâu? Có câu:
Được ít cho là đủ, nửa đường tự ngừng
(Đắc thiểu vi túc, trung đạo tự hoạch)
Những kẻ chỉ mới gặt hái được một vài thành quả nhỏ nhoi mà ngỡ là nhiều lắm, thì chẳng khác nào tự vẽ sẵn mức đường giới hạn cho mình ở nửa đường, đến mức đó thì ngừng lại, không lướt tới nữa. Ðó là cảnh giới của hàng Nhị Thừa, chứ không phải là căn tánh Bồ Tát của Ðại Thừa. Cho nên, đừng nghĩ rằng có thần thông là tài giỏi. Nếu quý vị có thần thông rồi tự phụ, cho rằng mình tài giỏi hơn người, thì quý vị còn quá nông nỗi - bởi như thế là quý vị vẫn còn tâm chấp trước, còn lòng tự mãn.
 
 

THA TÂM THÔNG
VÀ NĂNG LỰC CỦA TIỀM THỨC, VÔ THỨC (1)

Tôi có anh bạn Phật tử thường hay nghiên cứu các hiện tượng huyền bí mà khoa học hiện đại chưa giải thích, đồng thời luyện tập các pháp môn có công năng cao để ứng dụng vào phép chữa bệnh. Anh cũng đã tạo được một số thành tích đáng kề, được nhiều người tai mắt biết đến.
Tết Nguyên Tiêu năm ấy, tôi gặp anh ở sân chùa, sau vài câu thăm hỏi anh hớn hở khoe: “Này chị ạ, tôi đã luyện được Tha tâm thông rồi đấy!” - “Thế à, nhưng cụ thể như thế nào?”, tôi hỏi. Anh chỉ cái ghế đá: “Mời chị lại đây”. Tôi với anh cùng ngồi đối diện. Anh thong thả nói bằng một giọng tự tin: “Thế này nhé, bây giờ chị có thể đố tôi bằng cách vẽ chu vi căn nhà của chị trên giấy, tôi sẽ chỉ ra chính xác vàng chị cất ở chỗ nào”. Tôi cười: “Ồ! Ai dại gì mà đi đố anh chỉ ra vàng tôi cất chỗ nào, để mai mốt anh sẽ chỉ cho một tên cướp…”. Biết tôi nói đùa, anh cũng cười rồi bảo: “Thôi, thế này nhé, bây giờ chị có thể đố tôi bất cứ vật gì chị để đâu trong nhà, tôi sẽ chỉ ra” - “Vâng, vậy thì tôi đố anh, trong nhà tôi, cái bàn thờ Phật tôi để chỗ nào? Tôi giới hạn cho anh, nó ở trong phòng ngoài, hình chữ nhật. Anh mà chỉ được thì tôi xin bái phục”.
Anh liền mở cuốn sổ Agenda ra, chỉ một trang giấy trắng trước mặt: “Đây là cái phòng ngoài của chị, hình chữ nhật nhé. Phía trước đây, phía sau đây, phải không?” Rồi anh đưa ngón tay trỏ cho nó đu đưa dò tìm trên trang giấy, mắt lim dim, miệng lẩm nhẩm: “Bàn thờ Phật ở đâu? Bàn thờ phật ở đâu?” Trong khi đó tôi cố ý đánh lạc hướng anh bằng cách tập trung tư tưởng, nhìn chăm chăm vào chỗ đối diện vị trí của bàn thờ trong hình chữ nhật. Nhưng cuối cùng anh vẫn chỉ đúng vị trí thật của bàn thờ rất chính xác khiến tôi phục lăn. Anh cười đắc thắng bảo: “Không phải ngẫu nhiên đâu nhé. Để cho chắc chị có thể đố tôi thêm vài vật khác trong nhà chị, tôi sẽ chỉ đúng vị trí cho chị xem” - “Vâng, bây giờ tôi lại đố anh cái bàn thờ Ông bà tôi để ở đâu, cũng trong căn phòng này”. Anh lại đưa ngón tay trỏ làm như trên. Lần này tôi quyết đánh lạc hướng anh, cũng bằng cách tập trung tư tưởng thật cao độ nhìn vào điểm đối diện với vị trí thực sự của bàn thờ. Và quả đúng như ý tôi, lần này anh đã mắc bẫy, chỉ ngay vào chỗ tôi tập trung nhìn. “Nó ở đây này” - “A! Anh thua rồi nhé! Nó ở bên này cơ!”
Trên đường về, tôi cứ suy nghĩ mãi, cố tìm ra nguyên do để giải thích sự kiện vừa rồi. Tuy không phải là một nhà nghiên cứu chuyên sâu nhưng không mê tín, tôi quyết tìm ra cách giải thích hợp lý. Tại sao trường hợp trên anh lại chỉ đúng vị trí bàn thờ Phật dù tôi cố ý đánh lạc hướng? Luồng điện nào đã tác động vào ngón tay anh? Và lần sau anh lại mắc mưu tôi, chỉ đúng vào chỗ tôi tập trung tư tưởng?
Suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi cũng tìm ra được cách giải thích thỏa đáng. Và khi biết được nguyên lý rồi, tôi đã tự mình thực hiện bằng cách bảo các bạn bè tôi đố mình chỉ ra vị trí các đồ vật trong nhà họ, hoặc bàn giấy trong cơ quan…, những nơi mà tôi chưa hề bước chân tới. Và tôi đã chỉ ra được nhiều trường hợp rất chính xác. Có thể các nhà nghiên cứu khác đã có cách giải thích của họ, song tôi cũng xin trình bày cách giải thích của tôi để độc giả suy ngẫm và thực hành. Nếu thấy đúng, xin cho biết ý kiến để cùng trao đổi. Nhưng trước hết tôi xin được nêu lên vài khái niệm cơ bản mà tôi đã dựa vào để chứng minh:
Trong mỗi con người chúng ta có 3 cái biết: Ý thức, Tiềm thức và Vô thức.
1/ Ý thức là sự nhận biết về những sự vật xung quanh, ở gần hay xa, trong hiện tại hay quá khứ mà ta còn nhớ rõ. 

Thí dụ: Tôi biết anh tôi hiện đang ở Pháp
Tôi nhớ mẹ tôi mất ngày… tháng… năm…

2/ Tiềm thức là những cái biết được tích lũy từ trong quá khứ mà ta đã quên, hoặc còn nhớ lờ mờ, hoặc nhớ nhưng không quan tâm, những tình cảm cô đọng, những kinh nghiệm hay thói quen lặp đi lặp lại trong quá khứ, đã chấm dứt hay còn tiếp diễn. tất cả được bồi thành một “lớp dày” ẩn trong tâm thức, thường bị che mờ bởi ý thức. Là một “lớp dày” nhưng nó không hỗn độn mà có cấu trúc rất tinh vi, như một bộ nhớ trong máy vi tính. Tuy ta không biết đến nó nhưng nó vẫn hiện diện, linh hoạt tác động, chi phối mọi hành động và suy nghĩ của ta từng giờ từng phút, cả trong khi ta ngủ. Một cậu học sinh có khi nát óc với một bài toán hóc búa, suy nghĩ cả ngày, tối lại thức khuya nghĩ vẫn không ra, đành chịu. Nhưng có khi ngủ một giấc, sáng dậy bỗng nhiên lại nghĩ ra cách giải thật lưu loát. Tiềm thức đã làm việc trong khi ta ngủ. Rõ ràng tiềm thức khôn ngoan và sâu sắc hơn ý thức.

3/ Vô thức cũng giống như tiềm thức nhưng sâu kín hơn. Đó là những gì đã biết từ thời rất xa mà ta đã quên hẳn hoặc do ai đó đã lặng lẽ truyền cho ta những cái ta tưởng chưa bao giờ biết nhưng đã biết từ thời thơ ấu hay thậm chí từ kiếp trước nếu ta tin có luân hồi. Một vài em bé đã có khả năng tính nhẩm những con tính phức tạp mà người lớn phải dùng đến máy tính. Nhiều nhà thôi miên đã cho bệnh nhân nói lên trong khi ngủ những gì từ vô thức để cởi bỏ những đau đớn mà họ đang gánh chịu.
Trở lại câu chuyện “tha tâm thông” giữa anh bạn và tôi trên đây, ta giải thích thế nào? Khi anh đưa ngón tay trỏ dò tìm, anh lim dim mắt là để xóa đi ý thức của mình, cho ngón tay không phụ thuộc vào sự điều khiển của mình, đồng thời ra lệnh cho nó truy tìm: “Bàn thờ ở đâu?” Khi đó ngón tay anh chịu lực điều khiển của hai luồng điện: ý thức và tiềm thức của tôi. Ý thức là cái biết vị trí thực của bàn thờ, nhưng tôi đã cố xóa bỏ nó và cố tạo ra một ý thức giả tạo nhất thời: một vị trí ảo đối diện để đánh lừa anh, nên luồng điện của ý thức này rất mong manh. Còn tiềm thức là niềm tinh thành khẩn của tôi mỗi khi thắp nhang đứng trước bàn thờ Phật khấn nguyện, cầu bình an cho gia đình và những điều tôi đang mong ước (nếu có). Cử chỉ ấy lặp đi lặp lại hàng ngày từ nhiều năm đã tạo một ấn tượng sâu đậm trong tiềm thức tôi (và biết đâu cả vô thức nữa, do căn nguyên từ kiếp trước). Do đó luồng điện tiềm thức của tôi rất mạnh, thắng được ý thức và đã điều được ngón tay của anh vào đúng vị trí của bàn thờ Phật. Còn trường hợp bàn thờ Ông Bà thì sao? Hàng ngày tôi đều thắp nhang cả hai bàn thờ. Dù rất tôn kính tổ tiên nhưng tôi thắp nhang bàn thờ Ông Bà chỉ như một bổn phận, rồi chắp tay vái là xong. Chỉ có ngày giỗ, ngày Tết mới khấn nguyện và tưởng niệm lâu hơn. Do đó bàn thờ Ông Bà không gây được ấn tượng sâu đậm trong tiềm thức tôi như bàn thờ Phật.Trong khi đó ý thức về vị trí ảo đối diện cộng với sự tập trung tư tưởng cao độ của tôi và ý chí quyết tâm đánh gục anh đã tạo nên một luồng điện khá mạnh thắng được tiềm thức để điều được ngón tay anh vào đúng vị trí tôi muốn.

Tóm lại, muốn có tha tâm thông chỉ cần xóa đi ý thức của mình để tiềm thức và vô thức tiếp nhận luồng điện ý thức, tiềm thức và vô thức của người đối diện, qua ngón tay di động như trường hợp trên, hoặc qua tiềm thức và vô thức của chính mình như các ông đồng, bà cốt, cô hồn…nói lên những gì mà tiềm thức, vô thức họ tiếp nhận được khiến họ tự động phát thanh.
Ngoài ra, trong sự tĩnh lặng ở mức độ cao, tiềm thức và vô thức có thể là một tấm màn tinh tế ghi được cả những âm thanh và hình ảnh ngoài tần số của giác quan thông thường, thậm chí có thể là một bức màn trung gian trong suốt giữa tâm thức với vũ trụ bao la huyền diệu, xuyên qua nó, vũ trụ chân như được hiện bày. Bức màn này cũng có thể tan biến khi tâm thức hòa nhập vào vũ trụ bao la muôn màu muôn vẻ thành một thể đồng nhất, cảnh giới mà các nhà tu thiền gọi là “Niết Bàn tại thế” (nguyên lý vũ trụ đồng nhất thể).
Ở một trạng thái tĩnh lặng thích nghi, tiềm thức và vô thức có thể phát ra những làn sóng có tần số thích ứng (mà các chuyên gia gọi là sóng “alpha”)(1) có thể bắt được làn sóng năng lượng của trí tuệ vũ trụ (universal mind) tạo nên những làn sóng cộng hưởng có năng lực phi thường mà người đời thường gọi là các phép lạ. Đây là lãnh vực và đối tượng của các nhà khí công và các tín đồ đạo giáo có niềm tin cao độ, các thầy thuốc chữa bệnh nan y.
Tất nhiên để đạt được các trạng thái siêu phàm trên, ngoại trừ các nhà ngoại cảm, đòi hỏi một sự tu luyện kiên trì, đôi khi cần cả sự trì giới, và nhiều người cho rằng còn phải có hạt giống căn duyên từ kiếp trước.

Lương Y Nguyễn Hải Liên

(1) Sóng anpha có tần số trong khoảng 8-13 vib/sec, đo được bằng điện não đồ.

Kỳ sau: Vai trò của tiềm thức và vô thức trong hiện tượng thần giao cách cảm (Telepathy).

Chuyện đời của nữ danh y nổi tiếng thời nhà Minh

http://www.benhvienthongminh.com
Đàm Doãn Hiền (1461-1556), là người huyện Vô Tích thuộc Nam Trực phủ Thường Châu, nàng sinh năm thứ 5 Thiên Thuận thời nhà Minh, trong một gia đình làm nghề y gia truyền. Ông nội Đàm Phục và bà nội Như Thị là danh y nổi tiếng thời bấy giờ, tuy nhiên hai người con trai đều học hành đỗ đạt và không nối nghiệp cha mẹ. Có lẽ cũng vì vậy, khi thiên kim tiểu thư của người con trai Đàm Cương là nàng ra đời, với tư chất thông minh, xinh đẹp hơn người, lại dịu dàng nhã nhặn nàng được bà nội vô cùng yêu quý.

Bà nội – người thầy dạy y đầu tiên của Đàm Doãn Hiền

Thiên ý vốn khéo sự an bài, bởi hết mực yêu thương cháu gái, lại nghĩ con trai không kế thừa nghề y, bà nội cô liền nảy sinh ý định muốn truyền thụ y thuật cho cháu gái. Ban đầu, Như Thị không hy vọng Doãn Hiền trở thành thầy thuốc, bởi thời ấy không coi trọng phụ nữ tham gia vào những công việc mà trước nay chỉ có đấng nam nhi đảm trách.
Như Thị truyền nghề cho cháu có lẽ cũng đã phải trải qua bao cân nhắc: Nữ tử hiểu chút dược lý, trong cuộc sống mà có thể giúp ích cho đời, đồng thời lòng nhân từ của thầy thuốc, cũng có thể nuôi dưỡng thiện tâm cho cháu gái, điều này có khi còn tốt hơn cả những thuyết giáo trong sách vở.
Từ đó về sau, bà nội bắt đầu đảm nhận làm thầy giáo vỡ lòng dạy y thuật và đủ các loại y dược kinh điển cho cô. Tuổi còn nhỏ, nhưng được bà nội dạy dỗ chăm sóc nên nàng ra sức học hành chăm chỉ, trước khi thực sự lớn lên và hiểu chuyện nàng hầu như đã học xong những cuốn y học truyền thống như “Nạn kinh”, “Mạch quyết”. Đồng thời còn có thể giúp ông bà nội sao chép phương thuốc, pha chế dược liệu, y thuật nhờ đó ngày càng nâng cao.
Nhưng cuộc đời thật khó lường, biến cố bắt đầu sau khi Doãn Hiền xuất giá. Lấy chồng không lâu, nàng bị mắc chứng khí huyết không điều hòa không thể mang thai. Đây là một căn bệnh vô cùng khó chữa của phụ nữ thời cổ đại. Nhà chồng và nhà mẹ đẻ lo lắng định mời thầy lang trong vùng tới thăm bệnh, nhưng nàng lại kiên quyết tự khám, tự kê đơn bốc thuốc…
Một người phụ nữ lại dám cả gan làm như vậy, sự táo bạo này khiến bà nội nàng sửng sốt và một mực phản đối. Nàng không vì thế mà tranh cãi với người nhà, chỉ âm thầm bí mật tìm đọc sách thuốc, tự bắt mạch và kê đơn bốc thuốc. Nếu có thầy thuốc đến khám thì đem kết quả tự chẩn đoán ra để khiêm tốn thỉnh giáo và đều được họ tán đồng.
Càng tự tin hơn với y thuật của bản thân, nàng tự mình pha chế thảo dược và uống. Qua mấy tháng, bệnh quả nhiên đã khỏi một cách thần kỳ. Sau khi khỏe lại, nàng sinh hạ cho chồng ba cô con gái và một cậu con trai kháu khỉnh. Về sau mỗi khi con cái bị bệnh, Doãn Hiền kiên trì tự mình điều trị, thường thì thuốc vào là bệnh hết, y thuật ngày càng trở nên thuần thục.

Sứ mệnh thiên phú

Khi Đàm Doãn Hiền khoảng 50 tuổi, bà nội qua đời, nàng vì quá đau buồn mà bệnh cũ lại tái phát. Bệnh càng ngày càng nặng không rõ căn nguyên giày vò khiến nàng nằm liệt giường suốt bảy tháng. Có nhiều lúc tưởng chừng như hấp hối, nàng vô hồn thầm nghĩ mình có thể sắp sửa đi theo bà nội. Tuy nhiên vẫn cố gắng gượng, thản nhiên suy xét, quyết tâm tự chữa bệnh cho mình như xưa. Nhưng các phương thức trị liệu đều vô hiệu mà các thầy thuốc khác cũng đành bó tay.
Vào thời khắc tưởng chừng như tuyệt vọng, một giấc mộng thần kỳ đã mang cho nàng tia hy vọng sống sót. Đêm khuya hôm ấy, khi đang nằm trên giường nửa ngủ nửa thức thì bất ngờ nàng nhìn thấy gương mặt hiền lành của bà nội. Bà đến trong giấc mộng, chính là để chỉ phương thuốc bí truyền giúp nàng cải tử hoàn sinh.
Bà nội hiền từ nói: “Bệnh của con không chết, bài thuốc chính là trong mấy cuốn sách được lưu giữ tại Đàm gia. Sau đó, bà còn hy vọng khi khỏe lại có thể dốc lòng hành nghề cứu dân và đưa y thuật được lưu truyền rộng rãi.
Sau khi tỉnh mộng, nàng lập tức sai người tìm sách và đi bốc thuốc, quả nhiên kỳ tích lại đến, bệnh hoàn toàn được chữa khỏi. Tổ tiên hiển linh, truyền lại sứ mệnh thiên phú, cuối cùng nàng đã minh bạch việc học y của mình. Đó không đơn thuần chỉ là chăm sóc và ở bên cạnh người thân thích, mà còn cần bao dung từ bi cứu giúp chúng dân.
Thời xưa nam nữ thụ thụ bất thân, nữ tử muốn mời thầy chữa bệnh có rất nhiều hạn chế khắt khe. Khi người phụ nữ bị bệnh, người nhà tới kể bệnh cho thầy thuốc và qua đó để được kê đơn bốc thuốc. Cũng bởi hạn chế đó, có rất nhiều loại bệnh khó lòng được chẩn đoán đúng, làm cho nhiều chị em không được chữa trị kịp thời, chỉ có thể nhẫn chịu và làm bệnh tật dai dẳng kéo dài. Bởi những hạn chế đó, Doãn Hiền quyết định rời nhà, ra ngoài thăm khám cho các bệnh nhân nữ. Từ đó danh tiếng về y thuật và y đức của nàng lan xa, bệnh nhân tìm đến nhờ nàng chữa bệnh rất đông. Không lâu sau, nàng được mời vào cung chuyên chăm sóc sức khỏe cho hoàng hậu và các công chúa hoàng thất và vang danh khắp đất nước.

Lập ngôn lập đức

Mặc dù tiếng tăm lừng lẫy nhưng nàng không hề kiêu ngạo, lời dặn dò của bà nội trong giấc mộng năm nào vẫn văng vẳng bên tai, làm nàng không dám buông lỏng yêu cầu đối với bản thân. Được kết duyên với y đạo, được truyền thụ những tinh hoa trí tuệ y thuật của tổ tiên, hơn nữa đã trở thành một nữ đại phu có bàn tay thần diệu, nàng muốn đem kinh nghiệm tích lũy được biên soạn thành sách, tạo phúc đời sau. Nàng bèn tuyển chọn 31 ca mình đã tự khám chữa bệnh và sắp xếp lại thành cuốn “Nữ y tạp ngôn”. Cũng để tưởng nhớ ân huệ của người thầy dạy y thuật từ thủa vỡ lòng, nàng đem tiểu sử cùng những trải nghiệm thần kỳ của mình viết thành lời tựa của cuốn sách.
Đàm Doãn Hiền là nữ tử, chăm sóc đều là bệnh nhân nữ, điều này khiến “Nữ y tạp ngôn” không chỉ là trứ tác của một nữ y đầu tiên thời bấy giờ, mà còn là một bộ chuyên khảo phụ khoa hiếm có. Những người phụ nữ được đề cập trong sách, có nữ đồng tóc trái đào, cũng có bà lão tuổi thất tuần, còn có những phu nhân ở độ tuổi sinh đẻ…
Nữ y tạp ngôn không chỉ ghi chép lại bệnh lý, phương thuốc, mà còn được ghi lại cả căn nguyên sinh bệnh của từng trường hợp. Có nữ tử bởi vì chồng nạp thiếp mà ghen ghét sinh bệnh, có nữ tử vì chồng nhiều năm trêu hoa ghẹo liễu mà vô sinh, còn có nữ tử mang thai không muốn sinh, tự mình phá thai cuối cùng đã sinh bệnh. Những sự việc đau lòng này bệnh nhân luôn muốn giữ kín, chỉ khi gặp gỡ nữ danh y với tấm lòng nhân hậu mới có thể không ngại ngùng mà trải lòng.
Cuốn sách này không chỉ là những phương thuốc chữa bệnh, mà hơn cả là một tấm lòng hành thiện cứu người của nữ thần y. Có lẽ thiện hạnh vô tư đã làm cảm động trời xanh, tuổi thọ của Đàm Doãn Hiền vốn là 73 tuổi, nhưng mãi đến 96 tuổi bà mới nhẹ nhàng rời đi. Mà trong cuộc đời bà, mỗi ngày trôi qua đều tận sức cứu người, tận tâm thực hiện sứ mệnh mà ông trời giao phó.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Cách chữa bệnh Áp huyết thấp, men gan tăng cao, cholesterol,.tiểu đưng loại 2, chân lạnh, kém trí nhớ, dễ tăng cân

http://www.benhvienthongminh.com
Thưa thầy!
Con xin bổ xung kết quả huyết áp của 2 trường hợp:
Trường hợp một:
Huyết áp hai tay đều nhau 100/60 mạch 60. Chân huyết áp đều hai bên: 108/65 mạch 60 Chân rất lạnh, men gan tăng cao, cholesteron, mỡ máu tăng, lại còn thêm tiểu đường loại 2 và̀ mới chớm thôi thầy ạ. Đứng lâu thì đau tê bắp chân, nhất là ở hai huyệt Thái Khê và Côn Lôn, khớp háng thì cứ cùng cục. thường xuyên đau cả đầ̀u và̀ trí nhớ cũng như khả̉ năn>g suy tư giả̉m đi nhiều. Anh lại bị gút đấy thầy ạ. Đó là trường hợp con đã thưa với thầy về tình trạng men gan, mỡ.. tăng cao, anh mập và ăn thì rất dễ tăng cân.
Trường hợp 2
Huyết áp hai tay đều nhau 105/60, mạch 65, chân huyết áp 100/60. chân tay lạnh và khớp gối thì cức kêu cùng cục nhưng không đau. tuy nhiên, anh ăn thì rất dễ mập. vậy con thưa lại và xin thầy giúp con!
Nhân tiện, con cũng xin thầy cho con hiểu rõ hơn về huyết áp ở chân. thế nào là bình thường, thế nào là cao hay thấp vì̀ con đo thường huyết áp ở chân cao hơn ở tay, có đôi ba trường hợp là bằng. Vậy con xin thầy giúp con.
Con cám ơn thầy
Và con cũng bào cho thầy tin vui là̀ : trườ̀ng hợp đau trật khớp gối đã lành lặn và đi lại mau chóng trong vòng một tuần mà không phải dùng thuốc gì cả. Thật may mắn khi gặp được thầy.
Học trò Văncao

Cả hai trường hợp cách chữa giống nhau.
Khám bệnh bằng máy đo áp huyết :
Áp huyết này thuộc lứa tuổi thiếu nhi trong một thân thể người lớn thì không đủ khí huyết tuần hoàn trong nội tạng, nên không thể tuần hoàn ra đến đầu tay chân, và lên đầu, nên lạnh chân tay kém trí nhớ là hậu qủa thiếu khí huyết. Áp huyết ở chân hơn ở tay 10mm/Hg so với tiêu chuẩn lứa tuổi là đúng..
Định bệnh theo ngũ hành.
Áp huyết thấp là thiếu khí, mạch 60 là thiếu máu, theo đông y là hàn chứng. Muốn áp huyết tăng cao gan là mộc phải truyền năng lượng nuôi tâm hỏa, tâm hỏa mạnh truyền năng lượng và nhiệt lượng nuôi chức năng tỳ vị thổ hoạt động đủ nhiệt độ 41 độ C cho bao tử chuyển hoá thức ăn thành chất bổ, nếu không, giống như thức ăn chín bỏ vào bao tử lạnh giống như bỏ vào tủ lạnh, tất cả ngưng chuyển hóa, đóng kết thành cục mỡ, mà không chuyển thành năng lượng, và chất bổ để tạo ra máu nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, đó là lý do cao cholesterol, bệnh gút, mau mập, nhưng yếu sức.
Còn trong nội tạng, gan thay vì tạo men để tăng nhiệt cho gan nuôi qủa tim ấm áp, và chuyển men qua bao tử, giúp bao tử chế biến thức ăn thành chất bổ, nhưng khí lực trong gan yếu không chuyển men gan đi sang bao tử, số men sản xuất mỗi ngày tích lũy lại làm men gan tăng cao. Còn thức ăn trong bao tử không đủ khí co bóp bao tử chuyển thức ăn thành dưỡng trấp, rồi chuyển sang cho tiểu trường hấp thụ vào máu, mà thức ăn tồn đọng trong bao tử bị tăng nồng độ lên men gây ra bệnh tiểu đường.
Kết luận, bệnh này nguyên nhân do lười vận động để giúp chức năng tạng phủ co bóp làm công việc khí hóa là sinh hóa và chuyển hóa.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
a-Chữa ngọn, bệnh cấp, cần máu nuôi dưỡng thần kinh đầu và thần kinh chức năng tạng phủ bằng thuốc ống uống Acti-B12, có bán tự do ở tiệm thuốc tây, mỗi sáng ngủ dạy uống 1 ống.
b-Chữa gốc, uống sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), mua ở tiệm thuốc bắc, trước hai bữa cơm 5 phút, giúp tăng cường tính hấp thụ thức ăn chuyển hóa thành máu và năng lượng. Kiêng ăn chất chua hàn lạnh sẽ bị mất máu, làm hạ áp huyết.
c-Chữa men gan tăng cao, xem bài 115 trong link này : http://khicongydaovietnam.wordpress.com/
Khí :
Làm tăng áp huyết bằng bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần. Đưa máu lên nuôi não và chữa bệnh tiểu đường bằng Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần. Giúp sinh hoá chuyển hóa thức ăn thành khí huyết bằng bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, làm tiêu cholesterol.Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm mạnh tim phổi, thông khí huyết ra tay.
Chữa đầu gối bằng bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau và Chachacha 5 phút.làm thông khí huyết xuống chân, mỗi ngày 3 lần.
Thần :
Tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
Trước khi đi ngủ, Kéo Ép Gối thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần rồi nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở ra bằng mũi bình thường theo bài hướng dẫn trong DVD đính kèm.
Thân
Doducngoc
Đứng hát kéo gối lên ngực
http://video.yahoo.com/watch/7399253/19354500
Bài tập chân: Dậm chân phía trước, phía sau – Chachacha http://video.yahoo.com/watch/5178106/13692359
Chữa đau đầu gối
http://video.yahoo.com/watch/4423359/11859550
Những bài tập động công trong lớp :
http://ca.video.yahoo.com/watch/4688300/12529458

Comments

Cách chữa bệnh mắt lé

http://www.benhvienthongminh.com
Kinh chào Thầy.
Trước nhất con xin cầu chúc Thầy luôn bình an để phục vụ con đường y đạo. Sau đây con nhờ thầy giúp cho một việc về một em khiếm thị :năm nay em 20 tuổi, bị mù bẩm sinh, nhà nghèo, hồi nhỏ 11 tuổi em được một đoàn từ thiện mổ để có ánh sáng, nhưng em chưa thể mang kính vì còn phải mổ chữa lé. Tuy nhiên gia đinh khó khăn không đem em lên thành phố tiếp tục chữa miễn phí khi còn dưới 18t. Đến nay, em chịu đựng tình trạng lé không thể mang kính. Em không có điều kiện đề học như các bạn. nhưng em khát khao được học. Em đã từng bị một tai nạn xe bất tỉnh và mất trí nhớ, nay đã phục hồi. Tuy nhiên, từ ngày ấy em có cái cảm tưởng là mình có đến 3 lỗ mũi khi hít thở: 2 lỗ mũi thường và một trong 2 lỗ tai cũng có khí ra vào. Kính Thưa Thầy, em ấy cảm thấy bất an khi bị như vậy nên có hỏi em. nhưng em không biết phải giải thích và giúp như thế nào. Nhờ Thầy chỉ giúp ạ.
Chân thành cảm ơn Thầy.
Trần Thị Trung Thuận

I-Chữa mắt :
Chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Bệnh của cháu do áp huyết thấp, không đủ máu lên đầu nuôi não, cần phải đo áp huyết 2 tay xemcó phải nguyên hân lé do máu lên hai bên mắt không đều. Tuy nhiên trong khi chờ kết qủa của số đo áp huyết, cần uống thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu. (xem bài viết Đương Quy Tửu đính kèm)
Khí :
Áp dụng hai cách chữa mắt lé sau đây :
A-Cách day bấm huyệt :
1-Trên lông mày có hai huyệt Toản Trúc ở đầu chân mày, và Ty Trúc Không ở cuối chân mày
Hai huyệt đầu mắt là Tình Minh và cuối mắt là Đồng Tử Liêu.
Nếu mắt lé nhìn ra ngoài thì day bấm hai huyệt bên trong là Toản Trúc, Tình Minh. nó sẽ kéo mắt vào trong, nếu lé nhìn vào trong thì day 2 huyệt bên ngoài là Ty Trúc Không, Đồng Tữ Liêu, nó sẽ kế mắt nhìn ra ngoài.
2-Trên và dưới mắt có hai huyệt Dương Bạch, và Tứ Bạch. Day vào Dương Bạch nếu mắt lé nhìn xuống dưới, nó sẽ kéo mắt nhìn lên trên. nếu mắt lé nhìn lên trên, day huyệt Tứ Bạch nó sẽ kéo mắt nhìn xuống dưới
Dùng bông quấn vào đầu đũa làm dụng cụ day huyệt theo vòng tròn kim đồng hồ, khi day bảo bệnh nhân nhìn ngay thẳng, sẽ thấy mắt từ từ vào vị trí đúng theo sự điều chỉnh trái phải trên dưới theo công dụng của huyệt, mỗi ngày day nhiều lần trong một tháng.
B-Cách tập Dịch Cân Kinh :
Vẽ một điểm trên tường làm tiêu điểm tập trung nhìn vào điểm đó thẳng trước mặt, đứng dang hai chân bằng vai, người hơi nghiêng phía trước 10 độ để cho trọng lực cơ thể nghiêng về 5 ngón chân, thay vì phải dùng sức bám chặt 5 ngón chân xuống đất, hai cánh tay đưa ra phía trước 30 độ, vẩy tay ra phía sau 60 độ, nhẹ nhàng như qủa lắc đồng hồ, nhưng chú ý sức lắc về phía sau người ta thường gọi là vẩy tay, tay đưa về phía trước 30 độ chỉ là cái trớn, mà không dùng sức, cứ vẩy ta ra phía sau đếm 1, vẩy tay đếm 2…. vẩy tay 1000-1500 lần đều đều liên tục không ngừng, mỗi lần tay vẩy ra sau thì nhíu nhẹ hậu môn rồi nhả ra, cứ mỗi lần vẩy tay ra sau thì nhíu hậu môn rồi nhả ra…. Bài tập này vừa chữa lé vừa chữa cận thị, nếu trong khi tập, mắt nhìn không thẳng vào một điểm, mà nhìn sang trái hay sang phải, khí huyết lên không đều sẽ khiến mắt có độ diop không đều, bên nhiều bên ít. Tập 1 tháng.
Thần :
Tập thở ở Ấn Đường :
Nằm ngửa, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, hít thở bằng mũi bình thường, nữ, tay phải đặt trên mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, bàn tay phải chồng lên trên, nam, đặt bàn tay ngược lại.
Tưởng tượng, khi hơi thở hít vào, thì khí vào thẳng huyệt Ấn Đường, khi thở ra, khí cũng từ Ấn Đường thoát ra, cứ tập cho hơi ra-vào tưởng tưởng khí đều ra vào nơi huyệt Ấn Đường. Khi đi đứng nằm ngồi cũng tập thở thông khí ra-vào Ấn Đường, đó là cách chữa mắt lé.
II-Chữa tai :
Khi cháu bị đụng xe, màng nhĩ bị lủng nên mới có tiếng xì trong tai, hơi thở ra lỗ tai cũng không có hại gì. Tuy nhiên, có thể nhỏ thuốc oxy già, ráy tai sẽ sủi bọt, trám lại lỗ lủng.
Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi não, cho thận khí thông ra tai, và bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng áp huyết và làm mạnh thận khí.
Day bấm 2 huyệt Ế Phong vừa chữa được tai, thận, và làm cho mắt sáng, tăng áp huyết.
Cách bấm huyệt làm tăng và giảm áp huyết bằng huyệt Ế Phong
Thân
doducngoc
clip_image002 clip_image004 clip_image006 clip_image008
clip_image010 clip_image012 clip_image014

Comments



Cách chữa bệnh đau vùng trán, hố mắt, hồi hộp, mau đói, khó thở, choáng váng, sợ lạnh, khả năng sinh dục giảm, tê mỏi toàn thân

http://www.benhvienthongminh.com
Cháu tên là LVM, năm nay cháu 27t, cháu đã lập gia đình.
Khoảng hơn 1 năm trước cháu làm nhân viên kỹ thuật cho cty Xây Dựng Sông Đà sau gần 2 năm làm việc ở đây, do áp lực công việc tiếp xúc với máy tính nhiều nên sức khoẻ của cháu có phần giảm sút với một số triệu chứng sau:
– Đau đầu hay đau ở vùng trán và hố mắt.
– Mờ mắt tim hồi hộp khó thở.
– Ít ngủ, ngủ hay mơ mộng nên khi dậy trong người rất mệt mỏi..
– Ăn nhanh đói, đi ngoài phân nhão.
– Khi vận động người ra nhiều mồ hôi, sợ lạnh, choáng váng.
– Giảm chức năng sinh dục, toàn thân tê mỏi, dễ cáu gắt.
Thời gian qua cháu đã đi khám ở nhiều nơi và đã uống rất nhiều loại thuốc cả thuốc tây Y, đông y. Nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, đã hơn 1 năm nay cháu nghỉ làm ở nhà. Biờ cháu thực sự rất hoang mang.
Cháu đã tìm kiếm trên mạng và tới trang web của Bác, cháu đọc được bài Cách chữa bệnh: ” Tức ngực, đầy bụng, đàm vướng cổ, đau đầu, mờ mắt, kém trí nhớ, mót tiểu, đau chân gối”. Cháu có một số triệu chứng giống bệnh này và cháu có niềm tin với phương pháp chữa bệnh này và thực sự cháu rất muốn được cải thiện tình hình sức khoẻ của bản thân.
Cháu mong Bác cho cháu lời khuyên trong thời gian sớm nhất có thể!
Cháu cảm ơn Bác!
Theo ngũ hành, tỳ hư không nuôi phế, phế hư không nuôi thận, thận hư không nuôi gan, gan hư không nuôi tâm hỏa, tâm hỏa hư không nuôi tỳ, như vậy là âm huyết hư.
Âm hư lấy dương chữa là thông bổ khí, nguồn cung cấp khí theo ngũ hành là vị khí thu nạp từ thức ăn, và phế khí do hơi thở. Vị khí thì ăn mau đói là thức ăn trong bao tử không chuyển hóa thành chất bổ mà bị tiêu hủy nhanh thành phân tống ra ngoài, như vậy cơ thể không được nuôi dưỡng, vì thức ăn không biến thành máu. Phế khí thì lo nghỉ hại tỳ, tỳ hại phế, đáng lẽ cần phải tập thể dục thể thao để hấp thụ nhiều oxy làm cho khí huyết trong cơ thể lưu thông, giúp tỳ vị chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, thì ngược lại, không chịu tập luyện làm phế khí suy khiến thận hư theo. Như vậy gốc bệnh ở phế-vị (phổi và bao tử), cần tăng cường mạnh phế khí và vị khí, thì sẽ ăn ngủ ngon, cơ thể được chuyển hoá sẽ khỏe mạnh, lúc đó ăn thức ăn bổ sẽ được chuyển hóa thành máu làm tăng thể lực nhanh, mọi dấu hiệu bệnh sẽ biến mất.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
1-Mỗi sáng uống thuốc bổ máu B-12.
2-Ngậm 20 viên Bổ Trung Ích Khí Hoàn trước mỗi bữa cơm 30 phứt, để tăng cường vị khí, bổ trung tiêu, để dễ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, mà không biến thành đàm.
3-Kiêng ăn những chất chua làm mất máu, hàn mát lạnh làm chuyển hóa chậm, thức ăn sẽ biến thành đàm, và thức ăn chứ trong bao tử lâu do chuyển hóa chậm sẽ lên men làm loét bao tử, ợ hơi.
Khí :
1-Cần tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết, làm mạnh tâm-phế-thận, rồi tiếp theo bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần ngay sau bữa ăn 30 phút, giúp bao tử nhồi bóp thức ăn thành dưỡng trấp, phân thanh hóa trọc tức là lọc thức ăn thành chất bổ và loại bỏ cặn bã thành phân nhanh, không giữ độc tố lâu trong cơ thể. Sau khi tập kép ép gối xong, hai tay đặt chồng lên nhau tại rốn, nam tay phải đặt ở dưới, tay trái chồng lên trên, nằm nghe khí chuyển động trong bụng lâu 15 phút, giúp cơ thể hấp thụ oxy làm tăng hồng cầu, làm ấm bụng ấm tay, áp huyết thấp thì cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra bằng mũi để giữ khí và làm tăng áp huyết, làm tăng dương để cầm mồ hôi không cho thoát dương.
Nạp khí trung tiêu
Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng
2- Tập 7 bài đầu của khí công, làm tỉnh thần và bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não làn hưng phấn bổ thần kinh.
Bảy động tác đầu, gáy, cổ
Cúi Ngửa 4 Nhịp
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút tập thở thiền ở Đan Điền Thần, làm tăng oxy, tăng thân nhiệt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon.
Thở Đan Điền Thần
Thân

Kỹ sư nổi tiếng 36 tuổi bị đột tử và câu chuyện của anh có thể thức tỉnh tất cả mọi người

http://www.benhvienthongminh.com
Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin, có một kỹ sư nổi tiếng tên Tề Trí Dũng vừa bị đột tử. Ngày xảy ra sự việc, Tề Trí Dũng vừa kết thúc cuộc họp với khách hàng, trên đường trở về nhà, anh ta đột nhiên cảm thấy rất đau đầu, anh lập tức dừng xe, nhưng rất nhanh anh Tề toàn thân mất đi ý thức, kèm theo nôn ói. Sau đó, Tề Trí Dũng được các động nghiệp đưa đến bệnh viện. Bác sĩ đã cấp cứu trong vòng 12 tiếng đồng hồ nhưng vẫn không thể giữ được tính mạng cho Tề Trí Dũng.
Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin, có một kỹ sư nổi tiếng tên Tề Trí Dũng vừa bị đột tử.
Người vợ của Tề Trí Dũng nói: Tôi luôn nghĩ về câu nói cuối cùng của anh ấy "nghỉ ngơi một chút"! Đúng vậy, chồng tôi cần được nghỉ ngơi! Từ tháng 1/2017 đến tháng 10/ 2018, Tề Trí Dũng đã làm việc ở nước ngoài 22 tháng liên tục và không trở về Trung Quốc để nghỉ ngơi lấy một lần. Ngay cả vào những ngày lễ ở địa phương, anh ấy vẫn ở văn phòng để làm việc với khách hàng suốt cả ngày. Cho đến khi qua đời, anh vẫn còn 33 ngày nghỉ phép trong năm, nhưng anh không còn cơ hội sử dụng nó nữa".
Một tuần trước khi qua đời, Tề Trí Dũng từng gửi WeChat cho vợ và nói: "Bản thân vẫn có thể cố gắng được". Trước khi xảy ra chuyện khoảng 2 ngày, Tề Trí Dũng vẫn còn thức đêm để làm việc. Nếu Tề Trí Dũng coi trọng sức khỏe của bản thân, ít làm việc hơn, ít thức đêm hơn thì có lẽ kết quả đã khác. Nhiều người luôn suy nghĩ trong lòng rằng, tôi sẽ nỗ lực làm việc để kiếm thật nhiều tiền, tuy nhiên khi tính mạng không còn thì những thứ như nhà, xe hơi, cổ phiếu… tất cả cũng đều là vô nghĩa.
1. Steve Jobs đã thay đổi thế giới, nhưng cuộc sống của ông kết thúc quá sớm
Steve Jobs là một cái tên nổi tiếng, ông đã làm thay đổi thể giới, nhưng ông đã sớm kết thúc cuộc sống của mình ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy . Chúng ta chỉ biết rằng Steve Jobs đã chết vì ung thư tuyến tụy, nhưng không biết rằng đằng sau căn bệnh ung thư là vô số những ngày ông thức đêm để làm việc, hết lần này đến lần khác ông giảm bớt thời gian ngủ của bản thân mình.
Steve Jobs là một cái tên nổi tiếng, ông đã làm thay đổi thể giới, nhưng ông đã sớm kết thúc cuộc sống của mình ở tuổi 56 vì ung thư tuyến tụy.
Ông viết những lời cuối cùng: "Theo đuổi sự giàu có vô tận sẽ chỉ khiến mọi người trở nên tham lam và nhàm chán, trở thành một con quái vật biến thái - giống như chân dung của cuộc đời tôi".
2. Diêu Bối Na bị chết vì ung thư vú , nguyên nhân gây bệnh là thường xuyên luyện tập cả ngày lẫn đêm
Vào ngày 16 tháng 1 năm 2015, ca sĩ Diêu Bối Na 34 tuổi, bị ung thư vú và đã mãi mãi ra đi. Diêu Bối Na có nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nên việc luyện tập cả ngày lẫn đêm là một yếu tố quan trọng trong việc gây ung thư vú.
Ca sĩ Diêu Bối Na 34 tuổi, bị ung thư vú và đã mãi mãi ra đi.
3. Lý Khai Phục được chọn là một trong "Mười người có tầm ảnh hưởng trên thế giới", nhưng ông ta cũng bị bệnh
Vào năm 2013, Lý Khai Phục đã được chọn là một trong mười người có tầm ảnh hưởng thế giới. Tuy nhiên, sau khi nhận giải không lâu, ông bị ngã bệnh. Bác sĩ kiểm tra, phát hiện ông bị ung thư hạch. Suy ngẫm về bản thân, công việc của ông giống như một cái máy, và lịch trình hàng ngày là chính xác đến từng phút. Ngay cả khi nửa đêm, nhận được email công việc, ông cũng lập tức ngồi dậy làm việc. Lý Khai Phục cầm chiếc cúp xúc động nói: Khi bị bệnh mới phát hiện ra rằng, sức khỏe mất đi, thì cái gì cũng không có.
Cảm giác lớn nhất của người hiện đại là: mệt mỏi! Mệt mỏi khi làm việc quá sức, dễ gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính, chỉ cần tác động nhỏ cũng có thể gây bệnh, trường hợp nghiêm trọng, đột tử có thể xảy ra.
Lý Khai Phục cầm chiếc cúp xúc động nói: Khi bị bệnh mới phát hiện ra rằng, sức khỏe mất đi, thì cái gì cũng không có.
Nếu trong vòng 6 tháng bạn thường xuyên mệt mỏi, nghỉ ngơi cũng không thể làm giảm bớt tình trạng mệt mỏi, kèm theo mất trí nhớ, đau đầu,đau họng, đau khớp, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm, bạn nên tự nhủ - "Tôi phải nghỉ ngơi!"
Dấu hiệu kiểm tra sự mệt mỏi đáng lo ngại của bạn
1. Đau cơ: Chỉ đi 15 phút, cũng cảm thấy rất mệt mỏi và muốn ngồi xuống nghỉ ngơi.\
2. Đau xương: Vòng eo thường đau nhức. Khi người khác nhìn bạn phát hiện bạn có dáng đi xấu, thậm chí bị gù lưng.
3. Đau khớp: Lên và xuống cầu thang sẽ cảm thấy đau ở mắt cá chân hoặc khớp gối.
4. Tóc vàng: Bạn sẽ thấy tình trạng rụng tóc của mình ngày càng nghiêm trọng và tóc ngày càng vàng hơn trước.
5. Nứt móng tay: Bạn sẽ thấy móng tay bị xỉn màu và nứt nẻ.
Bạn sẽ thấy móng tay bị xỉn màu và nứt nẻ.
6. Răng thưa: Chảy máu răng xảy ra khi đánh răng, răng của bạn ngày càng thưa hơn và rất dễ bị nghiến răng khi ăn.
7. Da kém: Da không đàn hồi và xỉn màu, thậm chí sau khi chăm sóc cẩn thận, còn xuất hiện tình trạng bong tróc.
Kết quả: Nếu bạn có nhiều hơn 2 trong số 7 biểu hiện trên, bạn nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe, cơ thể đã đưa ra báo động, nên đến bệnh viện để kiểm tra. Cuối cùng, xin mọi người hãy nhớ, đừng thức khuya, khi cơ thể mệt mỏi hãy nghỉ ngơi. Vì bản thân, vì gia đình, hãy trân trọng cơ thể của chính mình.
(Nguồn: Sohu)

Năm nguyên nhân Bệnh Cao Áp Huyết Thường Xuyên theo tây y, và cách chữa hiện tại đã chữa vào đúng nguyên nhân chưa ?

http://www.benhvienthongminh.com
Bệnh Cao Áp Huyết Thường Xuyên là căn bệnh nan y của thời đại chưa giải quyết được dứt bệnh, phải dùng thuốc suốt đời có lẽ do cách chữa chưa đúng vào nguyên nhân gốc bệnh ở từng người theo đúng những gì đã nghiên cứu về nguyên nhân bệnh của tây y.

Dưới đây là những nguyên nhân được thống kê trong ngành y khoa tây y :
A-Ngoại nhân :
Từ nguyên nhân ăn uống :
Do dùng cam thảo trong kẹo ngậm, do thuốc ngừa thai, do dùng corticoid, thuốc trầm cảm, thuốc LDopa, lạm dụng thuốc co mạch bơm xịt vào mũi chữa nghẹt mũi…
Những thức ăn làm giảm Kali-huyết, giảm Nati-niệu, tăng Kali-niệu, thuốc bổ xương calci là tăng calci-huyết, ăn nhiều chất bổ dư thừa ít vận động đẻ chuyển hóa..
Để xác định được bệnh cao áp huyết, tây y phải khám tim, động mạch, đáy mắt, chức năng thận.
Đối với đông y tương đưong với bắt mạch khám chức năng tim, tâm bào, gan, thận. Bốn tạng này bệnh sẽ gây ra bệnh áp huyết.
B-Nội nhân :
Tây y phải xét nghiệm chính xác về uré-huyết, ctréatinin, ion đồ máu, ion đồ nước tiểu, thử glucoza-huyết, lipid-huyết, acid uric-huyết, xét nghiệm nước tiểu như protein, cặn Addìs, vi khuẩn học, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, X-quang đường niệu, tiêm tĩnh mạch với phim chụp sớm để nhận ra được sự chậm bài tiết, định lượng nước tiểu…
Từ đó phát hiện được 5 nguyên nhân sau đây :
1-Nguyên nhân hẹp động mạch chủ :
Mạch đùi yếu, trên hình phim X-quang thấy sước sườn-ngực.
2-Nguyên nhân bệnh thận :
Bệnh thận tiểu cầu khi thử protein niệu, huyết niệu và vi mô.
Bệnh thận kẽ :nhờ thử protein niệu khám phá ra suy thận, tồn thương đường niệu.
Dị dạng thận một bên, thận ứ nước, ứ mủ, teo thận.
Tổn thương hai bên thận, ứ nước, sạn thận, lao xơ sau màng bụng, thận đa u nang.
3-Nguyên nhân hẹp phình động mạch thận : nghe có tiến thổi cạnh rốn và kết qủa chụp X-quang động mạch.
4-Nguyên nhân bệnh nội tiết :
Tăng năng tuyến giáp, tăng áp huyết tâm thu, u tuyến vỏ thượng thận, nội sinh giảm kali-huyết, tăng kali-niệu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm natri-niệu.
Tăng áp huyết kịch phát hoặc thường xuyên làm vã mồ hôi, tim đập nhanh liên tục, dễ bị kích thích, bệnh Bướu cổ Basedow giả. giảm áp huyết ở thể đứng.
5-Nguyên nhân do bệnh động mạch :
Như vữa động mạch, xơ cứng thận lành tính.
Chúng ta nhận thấy những thuốc điều trị bệnh cao áp huyết hiện nay không chữa đúng vào nguyên nhân, ngược lại hậu qủa phản ứng phụ của thuốc lại làm tăng nguyên nhân tạo ra bệnh cao áp huyết làm rối loạn nhịp tim mạch suy thận thêm, vẫn dẫn đến những hậu qủa tai biến mạch máu não, giảm trí nhớ, ung thư tuyến tiền liệt, thận ứ nước, suy thận, tăng năng tuyến giáp.
C-Cách chữa theo KCYĐ :
Phương pháp chữa bằng khí công là làm tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, điều chỉnh chức năng nội tiết quân bình âm dương, mạnh chức năng tuần hoàn tim mạch, mạnh thận bẳng những bài tập đều có tác dụng chữa vào 5 nguyên nhân này về cách điều chỉnh 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Vì trên thế giới chưa ai biết cách tự chữa bệnh bằng phương pháp khí công và được giải thích nguyên nhân hậu qủa của bệnh cặn kẽ như KCYĐ, và những công dụng của mỗi bài tập tương đương với những loại thuốc điều trị được mọi bệnh tật.
Hoặc theo lý thuyết mà KCYĐ dẫn giải có thể tin được nhưng vì bản tính lười tập luyện mất nhiều công hơn là uống thuốc, dù biết rằng thuốc không chữa hết bệnh, âu cũng là nghiệp bệnh.
Do đó lời nhắn nhủ với các thầy khí công, khi bệnh nhân cần đến mình và tuân theo lời hướng dẫn siêng năng tập luyện thì mới nên chữa, nếu không sẽ không có kết qủa chỉ làm mất thời giờ của cả bệnh nhân và thầy chữa bệnh. Cho nên đã có một vị thiền sư gọi những bệnh của con người là bệnh ma.
CÔNG ĐỨC CHƯẢ BỆNH
Công đức tu thiền chữa bệnh ma
Chữa xong người ấy đến phiên ta
Thực thi Bồ Tát đừng kêu xá
Bắt chước Phật Thầy giúp bá gia
Bố thí vì người không vị Ngả
Làm ơn bởi tiếng phát tâm tà
Thường cầu giải thoát ma không phá
Sinh tử,Niết bàn quyết chẳng xa .
mbz.md.11′
Thân