http://www.benhvienthongminh.com
Đường đa và đường đơn ( Cacbon hydrat)
Cacbon huydrat ( chất đường bột) là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể .
Có hai loại Cacbon hydrat phức hợp ( đường đa), và Cacbon hydrat đơn ( đường đơn).
Đường đa có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, mì Ý, gạo lức, một số rau củ như khoai tây, cà rốt và củ cải...Các loại kể trên đều chứa các loại đường sẽ được cơ thể tiêu hóa từ từ, tạo nên nguồn năng lượng dài hạn.
Đường đơn có nhiều trong các loại thức ăn có vị ngọt như mật ong,trái cây, bánh kẹo, sô cô la, và một số nước uống đóng chai như nước ngọt, loại đường này được chuyển vào máu rất nhanh.nhiều người đã bị nhiễm phải thói quen ăn nhiều đồ ngọt mà không biết rằng lượng đường dư không được chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao khi vận động sẽ được tích tụ thành mỡ.
Hãy tránh xa chiếc bẫy đường:
Chúng ta dễ bị nghiện các món ngọt được chế biến ngon lành ( nhất là thói quen ăn đường cát trắng) Đường được vận chuyển vào máu rất nhanh khiến bạn cảm thấy hưng phấn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi năng lượng tiêu hao hết, bạn thậm chí còn cảm thấy mệt hơn và lại tiếp tục muốn ăn thêm thứ đồ ngọt đó. Cái vòng luẩn quản này sẽ dẫn bạn đến tình trạng mệt mỏi tăng cân vì quá đ, và lại trông rất yếu ớt. Về lâu về dài, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh, điển hình là bệnh tiểu đường.
Bạn hãy cẩn thận với những từ ngữ cũng được dùng để nói về các loại đường như saccaro, gluco, fructo, tinh bột thủy phân, và đường nghịch chuyển.
Trích từ sách Ăn uống thế nào tạo ra bạn thế ấy (FELICIA LAW) trang 14,15,16
Nếu món ăn nào cần ngọt chúng ta có thể dùng những chất ngọt tự nhiên thay thế như những loại rau củ cho chất ngọt như cà rốt, củ cải , củ sắn, bí đỏ , bắp cải, bắp trái, để nấu lấy nước dùng hàng ngày.
Thay vì dùng đường trắng, chúng ta có thể mua đường thốt nốt nguyên chất ở nơi uy tín, đường đen, hoặc mật ong để uống nước chanh, cam hoặc kho đồ ăn, làm bánh, nấu chè ....Những loại đường này còn nguyên chất, không bị tẩy trắng, ngọt thanh, và sản xuất thủ công. Nhưng dù vậy cũng không nên lạm dụng.
đường đen hiện nay ở Việt Nam ít sản xuất , một số có ở chợ nhưng lại bỏ phẩm màu rất nguy hiểm . Đây là loại đường Hàn Quốc từ 50k đến 100K - 1 kg _ Chân Nguyên, An Nam Gourmet.
Có hai loại Cacbon hydrat phức hợp ( đường đa), và Cacbon hydrat đơn ( đường đơn).
Đường đa có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, mì Ý, gạo lức, một số rau củ như khoai tây, cà rốt và củ cải...Các loại kể trên đều chứa các loại đường sẽ được cơ thể tiêu hóa từ từ, tạo nên nguồn năng lượng dài hạn.
Đường đơn có nhiều trong các loại thức ăn có vị ngọt như mật ong,trái cây, bánh kẹo, sô cô la, và một số nước uống đóng chai như nước ngọt, loại đường này được chuyển vào máu rất nhanh.nhiều người đã bị nhiễm phải thói quen ăn nhiều đồ ngọt mà không biết rằng lượng đường dư không được chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao khi vận động sẽ được tích tụ thành mỡ.
Hãy tránh xa chiếc bẫy đường:
Chúng ta dễ bị nghiện các món ngọt được chế biến ngon lành ( nhất là thói quen ăn đường cát trắng) Đường được vận chuyển vào máu rất nhanh khiến bạn cảm thấy hưng phấn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi năng lượng tiêu hao hết, bạn thậm chí còn cảm thấy mệt hơn và lại tiếp tục muốn ăn thêm thứ đồ ngọt đó. Cái vòng luẩn quản này sẽ dẫn bạn đến tình trạng mệt mỏi tăng cân vì quá đ, và lại trông rất yếu ớt. Về lâu về dài, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh, điển hình là bệnh tiểu đường.
Bạn hãy cẩn thận với những từ ngữ cũng được dùng để nói về các loại đường như saccaro, gluco, fructo, tinh bột thủy phân, và đường nghịch chuyển.
Trích từ sách Ăn uống thế nào tạo ra bạn thế ấy (FELICIA LAW) trang 14,15,16
Nếu món ăn nào cần ngọt chúng ta có thể dùng những chất ngọt tự nhiên thay thế như những loại rau củ cho chất ngọt như cà rốt, củ cải , củ sắn, bí đỏ , bắp cải, bắp trái, để nấu lấy nước dùng hàng ngày.
Thay vì dùng đường trắng, chúng ta có thể mua đường thốt nốt nguyên chất ở nơi uy tín, đường đen, hoặc mật ong để uống nước chanh, cam hoặc kho đồ ăn, làm bánh, nấu chè ....Những loại đường này còn nguyên chất, không bị tẩy trắng, ngọt thanh, và sản xuất thủ công. Nhưng dù vậy cũng không nên lạm dụng.
đường thốt nốt - Chân Nguyên , Siêu Thị
Sucroza hay saccarôzơ hay đường Mía , saccharose là một disacarit (glucose + fructose) với công thức phân tử C12H22O11. Tên gọi hệ thống của nó là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-D-fructofuran... (kết thúc bằng "ozit" vì nó không phải là đường khử). Nó được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong khẩu phần dinh dưỡng của con người và vì nó được hình thành trong thực vật chứ không phải từ các sinh vật khác, ví dụ như động vật. Sucroza còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.
Ban đầu, con người nhai mía để lấy chất ngọt. Người Ấn Độ khám phá ra cách tạo tinh thể đường khoảng vào triều đại Gupta, năm 350.
Cây mía có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Những giống khác có thể có xuất sứ từ những nơi khác nhau như S. barberi có xuất xứ ở Ấn Độ, S. edule và S. officinarum đến từ Tân Ghi-nê.
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, các công ty Ả Rập đã thực hiện kỹ thuật sản xuất đường của Ấn Độ và sau đó điều chỉnh và biến nó thành một ngành công nghiệp lớn. Ả Rập đã thành lập nhà máy đường và đồn điền lớn nhất đầu tiên.
Thập niên 1390 chứng kiến sự phát triển vượt bậc, với sản lượng nước mía thu được tăng gấp đôi. Điều này cho phép phát triển nền kinh tế về đường đến Andalusia và Algarve. Thập niên 1420 chứng kiến sự mở rộng sản xuất đến đảo Canary, Madeira và Azores.
Người Bồ Đào Nha đã đem đường đến Brazil. Hans Staden, xuất bản năm 1555, viết răng năm 1540, đảo Santa Catarina có 800 xưởng sản xuất đường và bờ biển phía bắc Brazil, Demarara và Surinam có 2000 cái nữa. Ước chừng có 3000 xưởng nhỏ được xây dựng trước năm 1550 ở Tân Thế Giới, tạo ra một nhu cầu lớn chưa từng có về bánh răng gang, đòn bẩy, trục xe và các thiết bị khác. Các nghề chuyên về chế tạo khuôn và luyện gang được phát triển ở châu Âu do sự bùng nổ về sản xuất đường. Việc xây dựng nhà máy đường phát triển các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 17.
Sau năm 1625, người Hà Lan mang mía từ Nam Phi đến các đảo ở vùng Caribê — nơi nó được trồng từ Barbados đến đảo Virgin. Những năm 1625 đến 1750 thấy đường trở nên đáng giá như vàng[cần dẫn nguồn]. Cùng với châu Âu thuộc địa hóa châu Mỹ, Caribê trở thành nguồn đường lớn nhất thế giới. Các đảo này có thể cung cấp mía dùng sức lao động của nô lệ và sản xuất đường với giá rẻ hơn rất nhiều so với đường nhập khẩu từ phương Đông.
Trong suốt thế kỷ 18, đường trở nên cực kỳ phổ biến và thị trường đường đã trải qua nhiều cuộc bùng nổ kinh tế. Do châu Âu đã thiết lập các xưởng sản xuất đường trên các đảo lớn hơn ở Caribê, giá đã giảm, đặc biệt ở Anh. Cuối thế kỷ 18, tất cả mọi thành phần trong xã hội đều trở thành khách hàng bình thường của một mặt hàng từng là xa xí phẩm. Đầu tiên, đường ở Anh dùng trong trà, nhưng sau đó kẹo và sôcôla trở nên cực kỳ phổ biến. Các nhà cung cấp thường bán đường trong các bánh đường, và người dùng cần phải dùng kẹp cắt đường để cắt thành miếng.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, việc sản xuất đường đã được cơ giới hóa nhiều hơn. Động cơ hơi nước đầu tiên được sử dụng trong các nhà máy đường ở Jamaica vào năm 1768, và không lâu sau, hơi nước đã thay thế việc đốt lửa trực tiếp trong chế tạo đường. Cũng trong thế kỷ này, châu Âu bắt đầu thử nghiệm sản xuất đường từ các cây khác. Andreas Marggraf đã tìm thấy sucrose trong rễ củ cải đường và học trò của ông, Franz Achard, đã xây dựng nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường ở Silesia. Tuy nhiên nền công nghiệp đường từ củ cải đường đã bùng nổ trong suốt chiến tranh Napoleon, khi Pháp và phần lục địa châu Âu bị cắt nguồn cung cấp từ Caribê. Ngày nay, 30% lượng đường được sản xuất từ củ cải đường.
Ngày nay, một nhà máy đường cỡ lớn khoảng 1500 tấn mỗi ngày cần một nguồn nhân lực thường xuyên khoảng 150 người để sản xuất liên tục 24 giờ.
Ban đầu, con người nhai mía để lấy chất ngọt. Người Ấn Độ khám phá ra cách tạo tinh thể đường khoảng vào triều đại Gupta, năm 350.
Cây mía có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Những giống khác có thể có xuất sứ từ những nơi khác nhau như S. barberi có xuất xứ ở Ấn Độ, S. edule và S. officinarum đến từ Tân Ghi-nê.
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, các công ty Ả Rập đã thực hiện kỹ thuật sản xuất đường của Ấn Độ và sau đó điều chỉnh và biến nó thành một ngành công nghiệp lớn. Ả Rập đã thành lập nhà máy đường và đồn điền lớn nhất đầu tiên.
Thập niên 1390 chứng kiến sự phát triển vượt bậc, với sản lượng nước mía thu được tăng gấp đôi. Điều này cho phép phát triển nền kinh tế về đường đến Andalusia và Algarve. Thập niên 1420 chứng kiến sự mở rộng sản xuất đến đảo Canary, Madeira và Azores.
Người Bồ Đào Nha đã đem đường đến Brazil. Hans Staden, xuất bản năm 1555, viết răng năm 1540, đảo Santa Catarina có 800 xưởng sản xuất đường và bờ biển phía bắc Brazil, Demarara và Surinam có 2000 cái nữa. Ước chừng có 3000 xưởng nhỏ được xây dựng trước năm 1550 ở Tân Thế Giới, tạo ra một nhu cầu lớn chưa từng có về bánh răng gang, đòn bẩy, trục xe và các thiết bị khác. Các nghề chuyên về chế tạo khuôn và luyện gang được phát triển ở châu Âu do sự bùng nổ về sản xuất đường. Việc xây dựng nhà máy đường phát triển các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 17.
Sau năm 1625, người Hà Lan mang mía từ Nam Phi đến các đảo ở vùng Caribê — nơi nó được trồng từ Barbados đến đảo Virgin. Những năm 1625 đến 1750 thấy đường trở nên đáng giá như vàng[cần dẫn nguồn]. Cùng với châu Âu thuộc địa hóa châu Mỹ, Caribê trở thành nguồn đường lớn nhất thế giới. Các đảo này có thể cung cấp mía dùng sức lao động của nô lệ và sản xuất đường với giá rẻ hơn rất nhiều so với đường nhập khẩu từ phương Đông.
Trong suốt thế kỷ 18, đường trở nên cực kỳ phổ biến và thị trường đường đã trải qua nhiều cuộc bùng nổ kinh tế. Do châu Âu đã thiết lập các xưởng sản xuất đường trên các đảo lớn hơn ở Caribê, giá đã giảm, đặc biệt ở Anh. Cuối thế kỷ 18, tất cả mọi thành phần trong xã hội đều trở thành khách hàng bình thường của một mặt hàng từng là xa xí phẩm. Đầu tiên, đường ở Anh dùng trong trà, nhưng sau đó kẹo và sôcôla trở nên cực kỳ phổ biến. Các nhà cung cấp thường bán đường trong các bánh đường, và người dùng cần phải dùng kẹp cắt đường để cắt thành miếng.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, việc sản xuất đường đã được cơ giới hóa nhiều hơn. Động cơ hơi nước đầu tiên được sử dụng trong các nhà máy đường ở Jamaica vào năm 1768, và không lâu sau, hơi nước đã thay thế việc đốt lửa trực tiếp trong chế tạo đường. Cũng trong thế kỷ này, châu Âu bắt đầu thử nghiệm sản xuất đường từ các cây khác. Andreas Marggraf đã tìm thấy sucrose trong rễ củ cải đường và học trò của ông, Franz Achard, đã xây dựng nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường ở Silesia. Tuy nhiên nền công nghiệp đường từ củ cải đường đã bùng nổ trong suốt chiến tranh Napoleon, khi Pháp và phần lục địa châu Âu bị cắt nguồn cung cấp từ Caribê. Ngày nay, 30% lượng đường được sản xuất từ củ cải đường.
Ngày nay, một nhà máy đường cỡ lớn khoảng 1500 tấn mỗi ngày cần một nguồn nhân lực thường xuyên khoảng 150 người để sản xuất liên tục 24 giờ.
đường mía là saccarozo có công thức hóa học là C12H22O11
Đường chúng ta sử dụng hàng ngày được chế biến từ mía hay củ cải đường. Cây mía thường trồng ở khu vực nhiệt đới, chủ yếu là các nước đang phát triển, củ cải đường trồng ở vùng khí hậu ôn đới (phần lớn là các nước phát triển). Sản xuất đường chiếm một vị trí khá quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 95 triệu tấn. Nếu tính đến trước năm 1915 thì đa số đường được sản xuất ra từ củ cải đường, sau năm 1915, chiếm đa số là đường sản xuất từ mía (60%).
Mỗi tấn mía tạo ra được khoảng 100 kg đường tinh luyện. Thu hoạch mía trung bình khoảng 60 tấn/ha. Tuy nhiên, ở các nước khá phát triển, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, lượng mía thu được lên đến 80 tấn/ha.
Để đủ sức cạnh tranh, người ta sản xuất đường từ những nhà máy lớn, sản xuất theo dây chuyền, chế biến khoảng 0,5 - 2 triệu bao 60 kg/năm hay ít nhất 30.000 tấn đường tinh luyện/năm (60 kg x 500.000 bao) . Để sản xuất được sản lượng này, phải thu hoạch trên 3.750 ha mía/năm
Sản xuất đường là một qui trình tự đáp ứng những yêu cầu về năng lượng cho quá trình sản xuất. Sau khi nước mía được tách ra khỏi cây miá bằng các qui trình nghiền và rửa, miá cây trở thành bã, một loại vật liệu có chứa cellulose cho phép sử dụng làm chất đốt sinh nhiệt nhiệt này được sử dụng để sinh hơi với áp suất cao trong nồi hơi. Hơi nước sinh ra được sử dụng cho các nồi hơi nén đặc biệt và sử dụng trong các quá trình nén, gia nhiệt, bay hơi và sấy cũng như để sinh điện
Đường chưa kết tinh được tách ra từ đường trong các giỏ của thiết bị ly tâm được sử dụng để sản xuất cồn sau khi lên men và chưng cất. Mỗi giỏ 60 kg đường tinh luyện cho 25 - 30 kg mật rỉ, sau khi lên men và chưng cất cho 1 lít cồn có nồng độ 95 - 96 %
Sử dụng mật rỉ để sản xuất cồn như đã trình bày rất thông dụng tại Braxin. Mật rỉ có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác, ví dụ như men thức ăn gia súc, men làm bánh mì hay dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng như một nguồn cacbon hydrate dùng cho nhiều sản phẩm lên men khác. Chất bã thu được ngoài việc ử dụng làm chất đốt, còn có thể sử dụng làm các sản phẩm khác như bảng, bột giấy và giấy, nuôi gia súc và sản xuất gas
Mô tả qui trình
1. Ép : ngay khi mía được đem đi ép, người ta cắt chúng thành từng miếng nhỏ để thuận tiện cho vệc thu nhận nước mía ở chu trình ép sau đó. Thông thường có 3 hay nhiều bộ nghiền 3 trục được sử dụng để ép nước mía ra khỏi cây mía. Các chất bã còn lại được tận dụng làm nhiên liệu cho lò hơi
2. Tinh chế nước mía : mục đích là nhằm loại bỏ tối đa các chất bã có trong nước mía theo khả năng có thể. Quá trình lọc được thực hiện nhờ đưa SO2 vào, sau đó đưa vôi vào và tiến hành gia nhiệt. Độ pH đạt được là 8 - 8,5. Nước mía ép đã xử lý hóa chất sẽ để lại một chất kết tủa trong bình, chất kết tủa này sẽ được lọc qua bộ lọc chân không. Nước mía sạch thu từ bình và nước mía thu từ bộ lọc chân không được trộn chung với nhau.
3. Chưng cất : nước mía được cô đặc trong thiết bị chưng cất chân không nhiều tầng để đạt được lượng đường saccarozo là 55 - 65%. Hơi nước sử dụng được cung cấp từ lò hơi sử dụng bã miá làm chất đốt.
4. Kết tinh đường :nước ép cô đặc hay xi rô được đem cho tiếp tục chưng cất đến khi bão hòa thành đường. Quá trình này được thực hiện trong một nồi chân không. Khi nước mật trở nên bão hòa sẽ hình thành các tinh thể đường. Khi nước bay hơi, mật đường được đưa thêm vào nồi để đường tiếp tục kết tinh. Phần mật và tinh thể đường cuối cùng được gọi là massecuite
5. Phân tách : massecuite được phân tách trong thiết bị quay li tâm kiểu giỏ. Các tinh thể đường tiếp tục ở lại trong giỏ, trong khi chấ lỏng (mật rỉ) đước loại qua các lỗ hổng trên giỏ bằng lực li tâm. Đường này gọi là đường thô, được tiếp tục xử lý để trở thành đường tinh luyện
Mật đường chứa đường saccarozo có thể kết tinh được tiếp tục trộn với mật rỉ và đưa trở về nồi chân không. Hỗn hợp massecuit mới này được phân tách và mật được đưa trở vể nồi chân không một lần nữa để xử lý. Sau khi việc xử lý tách đường thực hiện 3 lần, đường chất lượng cao loại "A" và "B" được đem đi đóng gói sau khi sấy khô và loại "C" (hàm lượng đường thấp) được đem trở về nối chân không như một nguyên lệu để sản xuất đường "A" và "B".
Mật rỉ với độ đường saccarozo thấp, vệc tách đường saccarozo không kinh tế, được sử dụng như đường thô dùng để lên men rượu cho sản xuất cồn
6. Chưng cất : cồn được sản xuất với men từ trong máy chưng cất cho nồng độ cồn 95 - 96 % và 12 - 13 lít vinasse mỗi lít cồn sản xuất được. Vinasse rất giàu các chất hữu cơ và do nó có độ BOD (biochemical oxygien demand-nhu cầu ô xy sinh hoá) cao nên nó không được thải ra sông. Vinasse có thể được sử dụng để làm phân bón cung cấp Nitơ, Kali, Phốt pho cho đất
Đường chúng ta sử dụng hàng ngày được chế biến từ mía hay củ cải đường. Cây mía thường trồng ở khu vực nhiệt đới, chủ yếu là các nước đang phát triển, củ cải đường trồng ở vùng khí hậu ôn đới (phần lớn là các nước phát triển). Sản xuất đường chiếm một vị trí khá quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 95 triệu tấn. Nếu tính đến trước năm 1915 thì đa số đường được sản xuất ra từ củ cải đường, sau năm 1915, chiếm đa số là đường sản xuất từ mía (60%).
Mỗi tấn mía tạo ra được khoảng 100 kg đường tinh luyện. Thu hoạch mía trung bình khoảng 60 tấn/ha. Tuy nhiên, ở các nước khá phát triển, do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, lượng mía thu được lên đến 80 tấn/ha.
Để đủ sức cạnh tranh, người ta sản xuất đường từ những nhà máy lớn, sản xuất theo dây chuyền, chế biến khoảng 0,5 - 2 triệu bao 60 kg/năm hay ít nhất 30.000 tấn đường tinh luyện/năm (60 kg x 500.000 bao) . Để sản xuất được sản lượng này, phải thu hoạch trên 3.750 ha mía/năm
Sản xuất đường là một qui trình tự đáp ứng những yêu cầu về năng lượng cho quá trình sản xuất. Sau khi nước mía được tách ra khỏi cây miá bằng các qui trình nghiền và rửa, miá cây trở thành bã, một loại vật liệu có chứa cellulose cho phép sử dụng làm chất đốt sinh nhiệt nhiệt này được sử dụng để sinh hơi với áp suất cao trong nồi hơi. Hơi nước sinh ra được sử dụng cho các nồi hơi nén đặc biệt và sử dụng trong các quá trình nén, gia nhiệt, bay hơi và sấy cũng như để sinh điện
Đường chưa kết tinh được tách ra từ đường trong các giỏ của thiết bị ly tâm được sử dụng để sản xuất cồn sau khi lên men và chưng cất. Mỗi giỏ 60 kg đường tinh luyện cho 25 - 30 kg mật rỉ, sau khi lên men và chưng cất cho 1 lít cồn có nồng độ 95 - 96 %
Sử dụng mật rỉ để sản xuất cồn như đã trình bày rất thông dụng tại Braxin. Mật rỉ có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác, ví dụ như men thức ăn gia súc, men làm bánh mì hay dùng trực tiếp làm thức ăn gia súc hoặc sử dụng như một nguồn cacbon hydrate dùng cho nhiều sản phẩm lên men khác. Chất bã thu được ngoài việc ử dụng làm chất đốt, còn có thể sử dụng làm các sản phẩm khác như bảng, bột giấy và giấy, nuôi gia súc và sản xuất gas
Mô tả qui trình
1. Ép : ngay khi mía được đem đi ép, người ta cắt chúng thành từng miếng nhỏ để thuận tiện cho vệc thu nhận nước mía ở chu trình ép sau đó. Thông thường có 3 hay nhiều bộ nghiền 3 trục được sử dụng để ép nước mía ra khỏi cây mía. Các chất bã còn lại được tận dụng làm nhiên liệu cho lò hơi
2. Tinh chế nước mía : mục đích là nhằm loại bỏ tối đa các chất bã có trong nước mía theo khả năng có thể. Quá trình lọc được thực hiện nhờ đưa SO2 vào, sau đó đưa vôi vào và tiến hành gia nhiệt. Độ pH đạt được là 8 - 8,5. Nước mía ép đã xử lý hóa chất sẽ để lại một chất kết tủa trong bình, chất kết tủa này sẽ được lọc qua bộ lọc chân không. Nước mía sạch thu từ bình và nước mía thu từ bộ lọc chân không được trộn chung với nhau.
3. Chưng cất : nước mía được cô đặc trong thiết bị chưng cất chân không nhiều tầng để đạt được lượng đường saccarozo là 55 - 65%. Hơi nước sử dụng được cung cấp từ lò hơi sử dụng bã miá làm chất đốt.
4. Kết tinh đường :nước ép cô đặc hay xi rô được đem cho tiếp tục chưng cất đến khi bão hòa thành đường. Quá trình này được thực hiện trong một nồi chân không. Khi nước mật trở nên bão hòa sẽ hình thành các tinh thể đường. Khi nước bay hơi, mật đường được đưa thêm vào nồi để đường tiếp tục kết tinh. Phần mật và tinh thể đường cuối cùng được gọi là massecuite
5. Phân tách : massecuite được phân tách trong thiết bị quay li tâm kiểu giỏ. Các tinh thể đường tiếp tục ở lại trong giỏ, trong khi chấ lỏng (mật rỉ) đước loại qua các lỗ hổng trên giỏ bằng lực li tâm. Đường này gọi là đường thô, được tiếp tục xử lý để trở thành đường tinh luyện
Mật đường chứa đường saccarozo có thể kết tinh được tiếp tục trộn với mật rỉ và đưa trở về nồi chân không. Hỗn hợp massecuit mới này được phân tách và mật được đưa trở vể nồi chân không một lần nữa để xử lý. Sau khi việc xử lý tách đường thực hiện 3 lần, đường chất lượng cao loại "A" và "B" được đem đi đóng gói sau khi sấy khô và loại "C" (hàm lượng đường thấp) được đem trở về nối chân không như một nguyên lệu để sản xuất đường "A" và "B".
Mật rỉ với độ đường saccarozo thấp, vệc tách đường saccarozo không kinh tế, được sử dụng như đường thô dùng để lên men rượu cho sản xuất cồn
6. Chưng cất : cồn được sản xuất với men từ trong máy chưng cất cho nồng độ cồn 95 - 96 % và 12 - 13 lít vinasse mỗi lít cồn sản xuất được. Vinasse rất giàu các chất hữu cơ và do nó có độ BOD (biochemical oxygien demand-nhu cầu ô xy sinh hoá) cao nên nó không được thải ra sông. Vinasse có thể được sử dụng để làm phân bón cung cấp Nitơ, Kali, Phốt pho cho đất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét