Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Nhộng tằm: Món ăn vị thuốc bổ dưỡng

http://www.benhvienthongminh.com
Đông y cho rằng khi dùng nhộng tằm, thường người ta dùng nguyên con, và vì nguyên con nên nhộng có đầy đủ nguyên khí, có tính bổ dưỡng cao.
Trong y học cổ truyền, nhộng tằm có tên thuốc là tàm dũng, có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, không độc, bổ dưỡng, nhuận tràng.
Nhộng là thực phẩm quý, đặc biệt bổ dưỡng vì có hàm lượng protein cao. Có 2 loại nhộng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến là nhộng ong và nhộng tằm.
Theo sử sách ghi lại, món nhộng xuất hiện lần đầu trong bữa tiệc cách nay hơn 1.400 năm.
Trong những năm gần đây, người dân Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác đã bắt đầu đưa nhộng vào thực đơn và coi như một món ăn mới.
Tại châu Á, trong món ăn dân gian truyền thống, nhộng được xem là món ăn hàng ngày đồng thời là vị thuốc quý hỗ trợ trị liệu.
Nhộng - thực phẩm chữa được nhiều bệnh
Trong cuốn sách cổ thời Đường (Trung Quốc) "Bị cấp thiên kim yếu phương" ghi lại rằng "nhộng có thể ích tinh khí, làm cho nam giới mạnh mẽ, xung mãn, điều trị xuất tinh sớm…"
Trong cuốn sách thời nhà Minh (Trung Quốc) "Bản thảo cương mục" ghi "nhộng có thể điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng, dài cơ, giải nhiệt, tẩy giun sán".
Trong sách "Y lâm soạn yếu" ghi lại "nhộng có thể điều hòa dạ dày, lá lách, trừ thấp khớp, có tác dụng cương dương, chống co giật, an thần, ích tinh bổ dương và các bệnh khác".
Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, còn lại có đến 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo. Bên cạnh đó, nhộng tằm còn là một loại thức ăn nhiều vitamin (vitamin A, B1, B2, PP, C... Đặc biệt, thực phẩm này còn có nhiều acid amin thiết yếu như valin, tyrosin, trytophan... và các chất khoáng, nhất là canxi (40mg) và phospho (109mg). Một số nghiên cứu cho thấy 1kg nhộng tằm tươi có lượng protein tương đương với 2,8kg trứng gà. Hàm lượng protid trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều acid amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin… tương đương với các loại protein động vật khác.
Nhộng tằm

Đông y cho rằng khi dùng nhộng tằm, thường người ta dùng nguyên con, và vì nguyên con nên nhộng có đầy đủ nguyên khí, có tính bổ dưỡng cao.
Nhộng tằm có hàm lượng đạm rất phong phú, lại là thứ đạm dễ tiêu hóa. Chất béo của nó cũng không ít, vì vậy xét về mặt dinh dưỡng, nó rất thích hợp để làm món ăn.
Hỗ trợ trẻ em mau lớn: trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì canxi và phospho trong nhộng rất cần cho cơ thể đang lớn của trẻ chống còi xương.
Trị phong thấp, đau nhức khớp xương, tê bại: khi nhắc đến nhộng tằm, hầu như người ta chỉ nhắc đến yếu tố bổ dưỡng do con nhộng tằm đem lại, thế nhưng, ít người biết rằng nhộng tằm còn được dùng đối với chứng phong thấp, đau nhức khớp xương.
Sách Trung dược học ghi chép là con nhộng tằm đem xào ăn, có thể trị phong.
Dân gian từ lâu đã biết nhộng tằm có công dụng trị phong, cho nên khi thấy tứ chi, gân cốt bị phong, nhức mỏi, tê, hoặc bị chứng đầu phong, chóng mặt, người ta thường dùng nhộng tằm nấu với rượu để ăn chữa bệnh. Người không ăn được nhộng tằm, dùng nó nấu với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.
Trước đây, ở một số vùng nông thôn, người ta thường trồng dâu để lấy tơ dệt lụa. Tuy nhiên, nông dân nên họ thường họ kết hợp với công việc ruộng đồng vì vậy nông dân phải làm việc cực nhọc suốt năm. Nhất là khi tằm ăn lên, họ phải làm việc cật lực suốt đêm ngày để hái dâu. Ban ngày thì bị nắng nóng (ngoài đồng ruộng), ban đêm bị sương lạnh (săn sóc cho tằm), khi ươm tơ, hai tay lại thường bị ướt. Hoàn cảnh và công việc như trên rất dễ bị chứng phong thấp, đau nhức khớp xương… Thế nhưng, có điều khá lý thú là trong những gia đình làm nghề nuôi tằm, trồng dâu, rất ít khi thấy ai bị phong thấp, nhức mỏi, tê bại. Kể cả chứng đầu phong, chóng mặt của phụ nữ cũng rất ít có… Người ta cho rằng, đó là hiệu quả do họ thường ăn nhộng tằm. Vì vậy, tại các địa phương có nuôi tằm, người ta thường nhắc đến câu ngạn ngữ: “Nhà nào có nhộng tằm, suốt năm không sợ thương phong”. Theo Đông y, những bệnh do “phong” gây ra khá nhiều, như chứng tê phong thấp kinh niên, chứng đầu phong chóng mặt, đều là loại bệnh do phong gây ra.
Bồi bổ thận, trị liệt dương, tiểu nhiều: dùng thông thường là cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút (dùng cho người liệt dương, yếu sinh lý); rang nhộng với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm (dùng cho người già yếu). Liều dùng hằng ngày: 50 - 100g chia làm 2 - 3 lần.
Bồi bổ cho người lớn tuổi, thận khí suy yếu: nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn vừa đủ. Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, cho nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn vào, bật to lửa và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc ra ăn ngay.
Theo Đông y, nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng, dùng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương... Hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm. Hoa hẹ cũng tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần. Kết hợp nhộng tằm và hoa hẹ với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ thận. Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền.
Hỗ trợ trị đái tháo đường: sách Đông dược xưa cho rằng, nhộng tằm có thể trị chứng “bứt rứt” và “làm hết khát nước”. Đông y gọi bệnh đái tháo đường là tiêu khát. Phế nhiệt gây nên khát nước, là một yếu tố thường gặp trong bệnh đái tháo đường, còn bứt rứt là do nhiệt nung đốt trong cơ thể.
Người Nhật Bản khi trị bệnh đái tháo đường dùng nhộng tằm trong toa thuốc.

5 món ngon, bổ dưỡng chế biến từ nhộng tằm

Nhộng rang lá chanh

Nhộng mang hương vị đậm đà khi được chế biến với hương lá chanh nồng nàn, tạo sự kích thích về khứu giác và vị giác.

Cháo nóng giúp dưỡng thận, chống lạnh, hồi phục sức khoẻ

http://www.benhvienthongminh.com
Về mùa đông, việc ăn uống bồi bổ cơ thể một cách khoa học rất quan trọng bởi lẽ để giữ ấm trong điều kiện tiết trời lạnh giá thì hoạt động của các tạng phủ sẽ phải có những thay đổi cho phù hợp nhằm mục đích gia tăng nhiệt bên trong, giảm thiểu sự tỏa nhiệt ra ngoài.

Đông y cho rằng dưỡng sinh ăn uống mùa đông  là “dưỡng thận chống lạnh”. Món ăn dưỡng sinh phù hợp nhất cho mùa đông là cháo nóng. Ăn cháo nóng thường xuyên sẽ tăng cường nhiệt lượng và dưỡng chất cho cơ thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật phát sinh.
Trước tiên phải kể đến món bồ câu hầm: Bồ câu ra ràng 1 con, làm sạch, mổ bỏ ruột ngũ tạng, nhét vào bụng chim các vị thuốc ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ từ 15 - 20g, rồi cho vào nồi đổ đủ nước ninh nhừ, mỗi tuần ăn 1 đến 2 bữa. Chú ý không nên sử dụng bài thuốc này cho người có tính nhiệt hoặc có các bệnh về thận.
Cháo gừng hành: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối ăn 5g. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo. Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Khi cháo chín cho hành, gừng, muối vào khuấy đều ăn lúc nóng.
Canh cá chép đậu đỏ: Cá chép tươi 500g, đậu đỏ hạt nhỏ 100g, cùng gừng, vỏ quýt lượng vừa đủ, nấu thành canh ăn, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ bỏ vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức đề kháng chống lạnh cho cơ thể.
Cháo thịt dê: Thịt dê 200g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, phù hợp với người cao tuổi trong những ngày đông giá lạnh.

Cháo xa tiền tử: Xa tiền tử  (hạt mã đề) 15g, gạo tẻ 100g. Dùng vải bọc xa tiền cho vào nồi, cùng với 500ml nước nấu còn 300ml, bỏ túi thuốc, cho gạo đãi sạch vào thêm nước vừa đủ nấu thành cháo loãng. Ngày 2 lần, ăn nóng. Công dụng ích thận cố tinh, dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính, tăng huyết áp, bệnh đường tiết niệu.
Cháo hẹ: Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận  dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối đau, lạnh và đau.
Cháo ngân nhĩ, kỷ tử: Mộc nhĩ trắng 20g rửa sạch cắt nhỏ, kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g. Tất cả đem hầm mềm, thêm đường phèn, ăn nóng. Công dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các  bệnh đường hô hấp, da dẻ hay bị nứt nẻ vào mùa đông.
Cháo tôm: Gạo tẻ 150g, thịt tôm 50g. Gạo tẻ ninh nhừ, cho tôm vào, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng bổ thận, tráng dương, làm ấm cơ thể, thích hợp với những người thể chất dương hư, biểu hiện sợ lạnh, nhức đầu, hoa mắt, đau lưng mỏi gối, suy giảm tình dục.
Cháo gừng tươi, sơn trà: Lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ. Gừng tươi cắt lát, gạo lức đãi sạch cho cùng lá sơn trà với nước vừa đủ đun sôi, sau nhỏ lửa nấu cháo, khi chín cho dầu ăn, muối vừa đủ là được. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Công dụng: nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh do tiết trời lạnh, đặc biệt với người bệnh viêm phế quản mạn tính.
Canh thịt gà trống: Gà trống to chừng 500g, vặt sạch lông, mổ bỏ nội tạng, cho vừng, rượu gạo ninh nhừ thành canh ăn.
Các món ăn có chứa gừng như bánh trôi nóng, chè nếp gừng, trà gừng cũng giúp bạn giữ ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.
Nhìn chung, các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat cao khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Tỏi
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Tuy có chút mùi hương khó chịu sau khi ăn nhưng tỏi được mệnh danh loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với con người.
Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tỏi có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư.
Sau khi đi ra ngoài về, ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Trong ngày nên ăn thêm 3-4 tép tỏi nữa để cơ thể không bị cóng.
Gừng
Đây là lựa chọn hàng đầu cho bạn có được cơ thể ấm áp trong những ngày giá lạnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, dùng để chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn trớ, giúp tiêu hoá. Gừng được cho vào thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ cho hệ tiêu hóa.
Trong những ngày lạnh giá, ăn một bát canh gừng nóng sẽ có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm. Canh gừng vốn là món ăn thuốc trong điều trị cảm cúm của người Ấn Độ và Trung Quốc. Lấy 10-20g gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều, ăn nóng.
Ngoài việc cho gừng vào đồ ăn thì trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, có thể uống nước cam hoặc quýt nóng cho thêm lát gừng tươi giã nhuyễn.
Thực phẩm có màu đỏ
Những thực phẩm có màu đỏ rất giàu năng lượng, giúp bạn sưởi ấm trong mùa đông. Những loại rau củ hoặc thịt có màu đỏ giúp bạn tăng cường năng lượng để cơ thể cảm thấy ấm hơn vì chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein hữu ích cho hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu lạnh cho bạn.
Rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ... chứa vitamin A, nhóm B, lycopen, axit amin... có tác dụng trong việc làm ấm cơ thể.
Đặc biệt những thực phẩm màu đỏ còn có đặc điểm là chứa nhiều chất sắt giúp kháng khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn để cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.
Quế và tiêu
Với đặc tính ấm nóng, quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng để giữ ấm cơ thể. Tiêu có vị cay nồng, hơi hăng được cho vào các món ăn, đặc biệt là món cháo hoặc các món có mùi tanh. Tuy nhiên, tiêu có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên chỉ dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt, tiêu hữu ích với người bị bệnh hen khi trở trời. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn đã đủ để bảo vệ sức khỏe.
Quế có vị ngọt, để cho vào các loại nước dùng, nước lẩu để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, trà thêm vài cây quế sẽ đượm mùi ấm ấp và nồng nàn, cho cơ thể bớt lạnh ngày trở rét.
Mật ong
Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Ngoài gừng và tỏi, mật ong cũng là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong mùa đông lạnh. Vì vào những ngày trời lạnh giá, việc đảm bảo năng lượng giữ ấm cho cơ thể vô cùng quan trọng. Trong mật ong lại có chứa nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể đi thẳng vào mạch máu, khiến cho nguồn năng lượng đi thẳng vào cơ thể.
Vào mùa đông, dùng uống nước chanh ấm mật ong uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.
Rau xanh
Trong thành phần của rau cải chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau cải còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Trong các món ăn ngày đông, rau cải có thể xào hoặc cho vào nhúng lẩu
Các loại thịt
Các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Tuy nhiên, gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng lên mức báo động, vì thế không vì ham rẻ mà các bạn mua thịt không rõ nguồn gốc nhé! Nên chọn những nơi bán uy tín, có thương hiệu, như vô siêu thị hay của hàng quen bạn hay mua. Các loại thịt có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà, các loại cá…
Các loại hải sản giàu i-ốt
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét. Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Song song một số loại thực phẩm có khả năng chống rét như trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, khoai lang... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng để đảm bảo cơ thể luôn ấm áp trong ngày đông lạnh giá. Ngoài ra một số loại rượu như: vang đỏ, rượu đế rất tốt cho cơ thể mùa đông giá rét này, nhưng đừng lạm dụng quá nhé các bạn. Ngoài ra 1 số gia vị như tiêu, ớt, gừng,.. khi nấu ăn các bạn nên bổ sung cho phù hợp để cơ thể luôn trong tình trạng ấm áp nhé.
Lương y Hoài Vũ

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Tác dụng chữa bệnh của cây Đinh lăng

Tác dụng thần kỳ của cây đinh lăng
Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi Cây Đinh Lăng là cây sâm của người nghèo.Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm,rẻ tiền.Tuy rẻ,dễ kiếm nhưng cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng tốt đã được công nhận cả về kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian,lẫn các công trình nghiên cứu đã được công bố và đưa vào thực tiễn sản xuất dược trị bệnh.
Khi nói đến cây đinh lăng dược liệu chúng ta nên hiểu rằng đó là loài Đinh năng xẻ lá nhỏ ( tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc)
Rễ Tươi, Khô Cây Đinh Lăng: chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, Rễ Đinh Lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể, chống hiện tượng mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, tăng khả năng lao động, lên cân và chống độc, giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc, trị được các chứng ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ . Dân gian thường dùng rễ và cành đinh lăng (20-30 g) sắc uống để chữa đau lưng, mỏi gối, trị ho ra máu, phụ nữ sau khi đẻ uống nước sắc Đinh Lăng khô để chóng lại sức, cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh, nhiều sữa chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa.
Rễ Đinh Lăng 5 năm tuổi trở nên có công dụng như sâm Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam
CÓ MẤY LOẠI CÂY ĐINH LĂNG? 
Từ trước đến nay nói về Cây Đinh Lăng hoặc Củ Đinh Lăng. Chúng ta thường nghe nói đến Cây Đinh Lăng lá nhỏ, lá nếp, lá tẻ, lá to...
1. Cây phổ biến nhất: Đinh Lăng lá nhỏ hay còn gọi là Cây Đinh Lăng Nếp. Đây là loại phổ biến nhất, thường gặp nhất trong dân hay dùng để ăn lá. Hiện tại các dự án trồng cây thuốc đều sử dụng giống lá nhỏ này. 
Cây Đinh Lăng lá nhỏ còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m. Đây chính là loại có giá trị dược liệu dùng sắc nước hoặc ngâm rượu đinh lăng rất tố.
2. Đinh Lăng Đĩa: Hình dáng là rất to, hiếm gặp, ít người biết. Ít được dùng làm thuốc hay làm cảnh nên ít được trồng.
3. Đinh Lăng Lá Răng: Cây thường dùng làm cánh, lá xẻ răng cưa, một số vựa cây kiểng vẫn bán cây này để trưng bày trong nhà.
4. Cây Đinh Lăng Viền Bạc - hay còn gọi là cây đinh lăng lá bạc: Lá xẻ, đẹp, dáng đẹp thường dùng làm cây trang trí dưới dạng cây đinh lăng bon sai (hình ảnh cây bên dưới được nhà vườn trồng hàng loạt cung cấp cho thị trường).
5. Cây Cơm Cháy - Đây không phải là Đinh Lăng nhưng do lá thân, hoa rất giống cây Đinh Lăng. Cây này lại mọc ở rừng nên một số người thường nhầm lẫn Đây là Cây Đinh Lăng Rừng.
Trên đây là một số loại Cây Đinh Lăng. Lưu ý rằng chỉ có cây số 1 (Đinh Lăng lá nhỏ hay Đinh Lăng Nếp) được dùng với tên thuốc là Đinh Lăng. Các loại khác chưa có nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hoặc có nhưng chưa được biết đến rộng rãi. Vì vậy quý khách cần lưu ý trước khi tìm mua và sử dụng.
Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.
Ðể chữa sưng vú và làm thông tia sữa, cổ nhân thường dùng rễ đinh lăng 30-40g sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, uống nóng.
Ðể chữa chứng sốt lâu ngày kèm theo ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: dùng rễ, cành, lá đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g, sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Ðể chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: dùng rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 50g sắc uống trong ngày.
Ðể chữa vết thương: dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi bị bệnh.
Theo nghiên cứu dược lý học hiện đại:
Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa 20 acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được.
Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức.
Vì vậy, người ta đã dùng các chế phẩm từ đinh lăng lá nhỏ cho các vận động viên khi thi đấu, bộ đội hành quân đường dài. Các chế phẩm này cũng được dùng cho các nhà du hành vũ trụ để làm tăng sức chịu đựng và thể lực, nâng cao hiệu quả luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu Nga gọi các chế phẩm này là "Thuốc sinh thích nghi" (Adaptogen), đã được nước ta và Liên Xô cũ sử dụng trong chương trình vũ trụ Itercosmos.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng 

Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. 
Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. 
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau. 
Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. 
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây. 
Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. 
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. 
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp. 

* Đơn thuốc có thành phần là cây đinh lăng

Ngoài ra đinh lăng còn có công dụng cho người mệt mỏi, không muốn hoạt động: Rễ củ Đinh lăng thái mỏng 15g, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40 g lá tươi giã nát, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cây Đinh Lăng chữa bệnh gì ?
– Chữa phong thấp,thấp khớp ( dùng rễ đinh lăng)
– Chữa ho suyễn ( rễ cây đinh lăng)
– Nổi mề đay,ngứa,dị ứng ( lá đinh lăng)
– Chữa tắc tia sữa ( rễ nấu nước hoặc lá nấu cháo)
– Bồi bổ cơ thể,ngừa dị ứng ( rễ nấu nước uống) hoặc có thểm ngâm rượu củ đinh lăng dùng trong các bữa ăn hàng ngày.
– Bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng của cây đinh lăng:
+ Hoạt huyết dưỡng não: Dưới tác dụng của Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
+ Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung,suy giảm trí nhớ,căng thẳng thần kinh,suy nhược thần kinh.Những người thiểu năng tuần hoàn não,tiền đình với các chứng hoa mắt,chóng mặt,mât ngủ,mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt
+ Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson.Người già bị bệnh run tay,run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
+Ở Ghana,cây đinh lăng lá xẻ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh hen suyễn
+ Trong dân gian,lá đinh lăng thường được dùng để làm thuốc lợi tiểu.Cũng vì tính năng này.Những bệnh nhân cao huyết áp khi đang lên cao có thể dùng lá đinh lăng nấu nước uống để tiểu được nhanh và huyết áp hạ.
+Nghiên cứu bột rễ Đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng.
+Rễ cây Đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau.Vì vậy dùng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là rất tốt.Các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô.
+Để chữa tắc tia sữa.các bà bầu vẫn dùng lá để nấu cháo ăn,hoặc rễ cây đinh lăng sắc uống.
+ Cây đinh lăng cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan,giải độc,nên thường được dùng trong đông y để chữa bệnh dị ứng,nổi mẩn,nóng trong người
+ Người già chân tay đau nhức do thấp khớp hàng ngày dùng nước sắc củ đinh lăng hoặc ngâm rượu củ đinh lăng uống sẽ cải thiện bệnh chân tay đau nhức.
+Để phòng bệnh co giật ở trẻ em,ta dùng lá phơi khô nhồi làm gối cho trẻ.
* Có thể nói Cây Đinh Lăng có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể,tăng sức đề kháng,tăng sức dẻo dai cho cơ thể.Là loại thuốc rẻ tiền để chữa các bệnh phổ biến trong dân gian như đã đề cập ở trên.Vì vậy nếu có điều kiện mỗi gia đình nên trồng một vài cây quanh nhà.Vừa để làm cảnh,vừa để bảo vệ nguồn gen quý hiếm.Mỗi khi cần sử dụng là có ngay.Thực tế rất nhiều người đã,đang trồng như vậy.Định kỳ vài ba năm đào gốc lên là có thể dùng cây đinh lăng đó ngâm rượu,làm thuốc,thân cảnh trồng lại rất dễ dàng cho những lần sử dụng sau.

Cách sử dụng cây đinh lăng


Là cây thuốc quý rẻ tiền dễ kiếm nhưng chỉ thực sự được dùng nhiều khoảng vài năm trở lại đây.Có những thời điểm cây đinh lăng được săn lùng,thu mua,hét giá lên rất cao.Phần lớn mọi người hay nghe những câu nói như cây 20 năm mới tốt,cây 30 năm tốt hơn nhân sâm,cây 7 năm mới tốt,cây 10 năm mới tốt vv
Đây chỉ là những lời truyền tai nhau mà chả có một cơ sở khoa học nào.Vì vậy có những gia đình trong nhà có nhiều cây trồng cả chục năm rất to.Nhưng vẫn giữ khư khư không chịu dùng,không chịu bán.Họ nghĩ rằng để càng lâu càng có giá trị.
Ngay cả nhân sâm khoa học đã chứng minh.Củ nhân sâm đạt đỉnh điểm dưỡng chất khi 6-7 năm tuổi.Càng già củ càng bị xơ hóa và giảm chất lượng.Đinh lăng cũng vậy cây càng nhiều năm cân nặng sẽ tăng rất nhanh.Nhưng đó là tăng lượng gỗ lõi trong thân.Phần bổ dưỡng lại chỉ nằm ở phần vỏ củ.Trong đông y thường đập dập rễ,củ để lấy vỏ củ sao vàng,nghiền bột,hoặc ngâm rượu.
Là cây lớn nhanh,phát triển mạnh sau 2 năm trồng.Cây đinh lăng dược liệu thường được thu hoạch khi 4-5 năm tuổi.Và độ tuổi này đã được chứng minh thành phần trong rễ đã đạt chất lượng.Khuyến cáo được đưa ra.Tốt nhất từ 5-7 năm.Sau khoảng thời gian đó cây sẽ chỉ phát triển lõi gỗ nhiều.Điều này giải thích cho việc.Ngâm 20 kg củ của những củ trồng 5-7 năm sẽ cho rượu thơm và ngon hơn rất nhiều khi bạn ngâm một củ đại bự nặng 20 kg.Ai không tin có thể tự mua và làm thử.Còn chúng tôi với cả chục năm ngâm đủ thể loại củ.Chúng tôi lại chỉ dùng rễ.Bởi đó là phần bổ dưỡng nhất.
Vậy sử dụng toàn bộ cây đinh lăng thế nào cho hợp lý?

Cách sử dụng lá cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm.Khi lá già,mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần.Lá khô dùng làm gối,hoặc làm trà,sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.

Cách sử dụng cành đinh lăng

 Thường được các hộ thu mua,trồng cây chặt thành từng đoạn để làm giống.Khi mà cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.Người người nhà nhà rủ nhau trồng đinh lăng.Thì việc thân cành cây này chỉ để làm giống,chứ ít nơi băm sấy nấu nước

Cách sử dụng thân cây

Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây đinh lăng .Đây là phần nổi trên mặt đất.Vỏ mầu xanh sậm đến xám ghi.Phần này thường có kích cỡ to 3-7cm. Không thể làm hom giống do tái sinh kém hơn cành,Phần thân này các địa điểm thu mua thường cho vào máy cắt thành miếng lát.Mỗi lát dày 0,5cm sau đó cho vào sấy khô.
Miếng thân cành sấy khô này sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị đinh lăng.Đây chưa phải là phần tốt nhất.Nhưng giá trị của nó chỉ xếp sau rễ củ đinh lăng.

Sử dụng rễ củ đinh lăng

 Đây là phần bổ nhất của cả cây đinh lăng,các rễ này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất.Màu rễ vàng trắng,khi phơi đi rất ngót.Do phần lõi gỗ trong rễ nhỏ.Giá của rễ đinh lăng thường cao.Sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc bồi bổ cơ thể,chữa bệnh xương,khớp,

Cây Đinh Lăng Ngâm Rượu là loại nào?
bộ sưu tập 12 con giáp
Thông thường để ngâm rượu đinh lăng.Chúng ta dùng củ để ngâm rượu cho bổ,đẹp mắt.chứ không ai dùng cả cây đinh lăng để ngâm rượu.
Tùy vào mục đích sử dụng,điều kiện kinh tế của người dùng mà chọn các dòng củ có giá khác nhau.Quý vị có thể vào mục giá củ đinh lăng để xem thêm về giá bán củ đinh lăng các loại.

Tác dụng của rượu đinh lăng

  • Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể (rất tốt cho các bạn đang tập Gym, Yoga, các loại võ thuật…)
  • Chống các hiện tượng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc.
  • Giúp lên cân cải thiện vóc giáng (nếu uống điều độ)
Nhiều người không có thời gian mà bỏ ra công sức mua rượu đinh lăng ngâm sẵn tại các cửa hàng tuy nhiên mua gì thì mua cảm giác sẽ không phấn khởi khi tự tay mình bỏ công sức ngâm một bình rượu đinh lăng đúng nghĩa.
Với mục đích ngâm rượu bồi bổ sức khỏe,ngâm để tiếp đãi bạn bè.Có nhiều người khi ngâm rượu bằng rễ cây đinh lăng đã nói.Rượu chivas uống thua xa rượu rễ đinh lăng.Có những đại gia ngâm mấy chum 100 lít chỉ để tiếp đãi bạn bè hoặc biếu tặng đối tác dịp tết.Đối với họ tiền không thiếu nhưng nếu cho rượu tây nhiều người thành đạt lại lắc đầu quầy quậy.
Vậy quý vị.Khi đọc đến đây.Quý vị đang muốn ngâm rượu để chưng bày hay muốn ngâm rượu để bồi bổ và tiếp đãi bạn bè.Nếu có ý định sưu tầm,sử dụng một trong 4 loại rượu ngon có tính phổ biến rộng rãi nhất quý vị vui lòng ngâm rượu rễ cây đinh lăng  ( 4 loại ngon phổ biến nhất xếp theo thứ tự là:  Ba Kích,Đinh Lăng,Chuối Hột,Táo Mèo.. rất phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay)
Ngâm rễ khô: Màu trong hơn ngâm tươi,nhưng chất đậm hơn,vị ngọt hơn,thơm hơn ngâm tươi.
Ngâm rễ tươi: Phải sao vàng thật kỹ,thì rượu mới ngon,không có vị nồng.Chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ cho quý vị.Lời khuyên : Nên ngâm khô để bồi bổ và tiếp khách.Nếu kinh doanh nhà hàng nên ngâm tươi.
• Rượu ngâm
Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 40-42 độ (có rượu nếp ngâm càng tốt). Nồng độ rượu phải chuẩn từ 40-42 vì nếu nặng quá hoặc nhẹ quá thì màu rượu đinh lăng sẽ không được đẹp.
Bình ngâm rượu đinh lăng
Bình ngâm rượu các bạn nên chọn các loại bình thủy tinh, chum sành để ngâm sẽ làm tăng hương vị thơm ngon của rượu. Nên chọn loại bình to để ngâm. Sau khi chọn nguyên vật liệu xong chúng ta tiến hành các bước ngâm dưới đây.
Mục đích ngâm rượu đinh lăng của bạn là gì?
Trước khi đến với cách ngâm các bạn phải xác định được mục đích ngâm là gì để uống hay chỉ để chơi hay trang chí trong nhà

ách ngâm đinh lăng khô

Củ đinh lăng khô người ta thường chế biến thái lát ra rồi phơi khô thì tốt hơn (rượu đinh lăng khô uống rất ngon)
Lưu ý: khoảng 4kg củ rễ tươi mới được 1kg khô
1. Rễ và củ đinh lăng tươi thái lát đem phơi khô từ 6-7 nắng
2. Chuẩn bị chảo rồi cho đinh lăng khô vào sao khoảng 5 phút (mục đích cho rượu có mùi thơm)
3. Tiến hành cho vào bình ngâm
4. Đối với cách ngâm khô tỉ lệ ngâm chúng ta cần ngâm theo tỉ lệ 1kg khô với 9-10 lít rượu (vì sao lại là 9-10 lít rượu sau khi phơi khô. Thứ nhất sau khi phơi khô hàm lượng sapolin trong củ đinh lăng sẽ bị giảm đi đáng kể)
5. Đậy kín lắp bình rồi ngâm trong thời gian > 3 tháng là sử dụng được.
=> Đối với cách làm khô thì rượu đinh lăng có mùi thơm nhiều người đánh giá là uống ngon hơn so với ngâm tươi.
* Có thể nói Cây Đinh Lăng có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể,tăng sức đề kháng,tăng sức dẻo dai cho cơ thể.Là loại thuốc rẻ tiền để chữa các bệnh phổ biến trong dân gian như đã đề cập ở trên.Vì vậy nếu có điều kiện mỗi gia đình nên trồng một vài cây quanh nhà.Vừa để làm cảnh,vừa để bảo vệ nguồn gen quý hiếm.Mỗi khi cần sử dụng là có ngay.Thực tế rất nhiều người đã,đang trồng như vậy.Định kỳ vài ba năm đào gốc lên là có thể dùng cây đinh lăng đó ngâm rượu,làm thuốc,thân cảnh trồng lại rất dễ dàng cho những lần sử dụng sau.