I.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
Nguyên nhân:
Khi thời tiết thay đổi
đột ngột các khớp của bạn bị sưng đau, cứng, nóng đỏ..Đó là triệu chứng
của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh này thường
xuất hiện ở những người bị viêm họng cấp hoặc mãn tính do chủng vi khuẩn liên
cầu tan huyết nhóm A gây nên.
Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp
§
Đối xứng: Thường viêm
ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn
tay.
§
Cứng khớp buổi sáng,
thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15
phút mới có thể xuống giường.
§
Tiếp đến là đau khớp,
nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.
§
Các khớp có đặc điểm
là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối
xứng hai bên.
§
Cuối cùng, nếu bàn
tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã
đến giai đoạn nặng, dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có
thể gây tàn phế.
Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp
Biểu hiện toàn thân và
ngoài khớp rất đa dạng, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng
sau:
§
Bệnh nhân gầy sút, mệt
mỏi, ăn ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhợt.
§
Xuất hiện hạt dưới da
ở trên xương tru ( gần khớp khuỷu tay ), trên xương chày (gần khớp gối), quanh
khớp cổ tay. Hạt có đường kính 5 – 15 mm nổi lên trên mặt da, chắc, không đau,
không di động.
§
Ban đỏ gan bàn chân và
lòng bàn tay do viêm mao mạch.
§
Teo cơ ở vùng quanh
khớp tổn thương do giảm vận động.
§
Viêm gân và bao gân
quanh khớp.
§
Dây chằng khớp viêm co
kéo hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp.
§
Bao khớp phình to.
§
Ngoài ra có một số
biểu hiện nội tặng hiếm gặp: tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, xương mất
chất vôi gãy tự nhiên, rối loạn thần kinh thực vật…
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên
nhưng chưa được xác định chắc chắn.
Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính
(70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
Di truyền: viêm đa khớp dạng thấp có tính
gia đình, có liên quan với tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này,
trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
Các yếu tố thuận lợi
khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
II.
Phòng
ngừa và điều trị Viêm Đa Khớp Dạng Thấp
Viêm
đa khớp dạng thấp là một bệnh mà khi đã thành mạn tính thì khó
có thể chữa khỏi. Đây là một bệnh tự miễn nghĩa là cơ thể tự sinh ra những
“chất” chống lại chính khớp và gây đau
Vì là bệnh tự miễn nên
việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Điều trị thường là kéo dài từ 1-2
tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Vấn đề chủ yếu chỉ là làm
giảm các đợt vượng bệnh và kiên trì tuân thủ điều trị.
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến ở nước ta nhất là ở nữ giới độ tuổi từ 40 trở lên.
Nguyên nhân gây bệnh có thế là do yếu tố cơ địa, di truyền hoặc do các tác nhân
từ môi trường. Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính vì vậy quá trình điều
trị phải kiên trì và liên tục mới có khả năng khỏi bệnh.
1. Phương pháp vật lý và phục hồi chức năng.
a. Điều trị
chống viêm giảm đau.
- Nhiệt trị
liệu : Là phương pháp dùng nhiệt nóng có tác dụng tăng tuần hoàn,
dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau chống viêm. Tăng tuần hoàn giúp phân tán các chất
trung gian viêm, tăng nuôi dưỡng và hồi phục nhanh tổn thương. Cần chú ý chống
chỉ định nhiệt nóng trong trường hợp viêm cấp có sưng nóng, phù nề hoặc tràn
dịch khớp. Các phương pháp dùng nhiệt nóng là:
§
Tắm ngâm :
nước nóng toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh (H2S), nước phóng xạ Radon, nước
khoáng thiên nhiên…
§
Đắp nóng tại khớp: paraffin, túi nhiệt, bùn nóng, cát
nóng.
§
Sóng ngắn :
dùng liều ấm với những khớp trung bình và lớn hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu,
vai, cổ chân, gối, háng…
§
Siêu âm: điều
trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt
và hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc như: các thuốc mỡ chống viêm, chế
phẩm Omega 3…
§
Hồng ngoại.
§
Tử ngoại: dùng
3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400cm2. Chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng
lân cận, nghỉ 2-3 ngày cho phản ứng đỏ da giảm bớt rồi lại chiếu tiếp. Một đợt
5-6 lần chiếu. Tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm mẫn cảm khớp.
§
Khí hậu trị liệu : nên sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới.
- Điện trị liệu:
§
Dòng Galvanic đơn
thuần hoặc điện di thuốc salicylat, hydrocortison vào khớp để chống viêm.
§
Từ trường: có
tác dụng giảm đau và chống thưa xương.
§
Xoa bóp: Có
tác dụng giảm đau, giảm co cơ, được dùng trong một số trường hợp thoái hóa khớp,
viêm dính khớp. Tốt nhất là xoa bóp bằng tay với các động tác xoa, vuốt, day.
b. Vận động
phục hồi chức năng khớp.
- Trong giai đoạn viêm cấp:
Viêm khớp có sưng, đau nặng cần bất động khớp để hạn chế viêm
phát triển. Tuy nhiên theo quan niệm cũ là phải nghỉ ngơi lâu dài trên giường,
như thế sẽ tạo ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng và gây thương tật
thứ phát. Do đó, cho nghỉ ngơi phải cân nhắc kỹ những điểm lợi và hại. Đối với đau khớp có thể tiến hành nghỉ ngơi như sau:
§
Khớp gối và khớp cổ chân bị đau có thể được bó cố định bằng băng
thun, người bệnh có thể đi lại được do cử động khớp hông và khớp cột sống thắt
lưng để bù trừ thay thế.
§
Khớp cổ tay cố định, người bệnh có thể sử dụng khớp khuỷu, vai,
bàn và ngón tay.
§
Khớp hông, khớp vai là các khớp lớn có tầm vận động rộng rãi
cũng phải bất động tương đối, cho vận động nhẹ nhàng các khớp gối, khuỷu, cổ
chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay.
- Khi viêm cấp lui giảm:
+ Giữ tư
thế: Là biện pháp quan
trọng đối với bệnh nhân viêm khớp, bao gồm các hoạt động sinh hoạt như: nằm,
ngồi, đi, đứng.
§
Khi nằm :
cần nằm phản cứng hoặc chỉ lót đệm mỏng, gối để thấp, lưng nằm phẳng, không nên
dùng gối kê dưới khoeo chân để tránh biến dạng gấp và cứng khớp gối. Trong một
ngày bệnh nhân phải nằm sấp ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất 15 phút, để 2 bàn
chân ra mép giường, 2 cánh tay duỗi thẳng về phía đầu.
§
Khi ngồi :
nên ngồi trên mặt ghế cứng và lưng tựa thẳng, đặt 2 bàn chân sát lên mặt nền,
hông và vai tựa vào thành ghế. Tránh ngồi ghế thấp quá không để khối gối vuông
góc, tránh ngồi quá cao để 2 chân duỗi tự do.
§
Khi đứng :
đứng dáng vươn lên và đầu thẳng, giữ thẳng khớp hông và gối, làm cho lực phân bố
đều lên 2 bàn chân.
§
Khi đi :
bước đi dứt khoát không để kéo lê bàn chân, không đi với 2 chân nghiêng kéo rê
mặt nền, dáng đi chậm rãi nhẹ nhàng, để 2 tay đu đưa thoải mái bên thân mình,
không đi với khớp hông và gối cong gập (đi khom).
+ Tập vận động: Cần tập vận động sớm, gồm vận động thụ
động, vận động chủ động và vận động có dụng cụ.
§
Cần chú ý: ở
giai đoạn này khớp viêm có cấu trúc yếu nên vận động mạnh dễ bị rách, đứt gân
cơ, dây chằng. Đồng thời phần đầu xương gần khớp bị loãng xương nên dễ bị gẫy,
đặc biệt là các khớp nhỏ như các khớp bàn ngón, khớp đốt ngón rất dễ gẫy ngay cả
khi vận động chủ động.
§
Nguyên tắc tập vận động là: tập các động tác phải thận trọng, tăng
từ từ. Tập nhẹ nhàng xen lẫn nghỉ ngơi, không tập gắng sức có thể làm đau thêm.
Cố gắng khuyến khích người bệnh tự tập để đạt tầm vận động tối đa, tốt nhất là
hết tầm vận động.
§
Phương pháp tập: mỗi ngày tập ít nhất 3-5 lần, thời
gian đầu có thể chưa có khả năng vận động tới mức tối đa, nhưng mỗi ngày bệnh
nhân có thể đạt được tiến bộ tăng dần.
§
Tập một số động tác để tăng sức cơ như: khi tập vận động khớp háng, khớp gối
phải tập động tác tăng sưc cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn. Vì cơ tứ đầu đùi có chức
năng duỗi khớp gối cần cho hoạt động đi, đứng, lên cầu thang, đứng dậy khỏi ghế.
Cơ mông to có chức năng duỗi hông, chống lại khuynh hướng gấp và phối hợp với
cơ tứ đầu đùi để lên cầu thang và đứng dậy khỏi ghế.
+ Bất động khớp:
§
Khi tình trạng khớp co rút nhiều và kéo dài thì phương pháp tập
vận động chưa đủ, hoặc không đạt được hiệu quả cần thiết do cấu trúc của các
thành phần khớp đã bị tổn thương rút ngắn lại. Khi đó cần dùng một nẹp máng bột
để bất động khớp ở mức duỗi tối đa.
§
Sau đó người bệnh vẫn đi lại tập luyện. Một tuần sau ta thay bằng
một máng bột có độ duỗi nhiều hơn. Tiếp tục làm thay đổi máng bột nhiều lần cho
đến khi khớp lấy lại độ duỗi gần như bình thường để đáp ứng được chức năng của
nó.
2. Điều trị ngoại khoa.
§
Bóc bỏ màng hoạt dịch.
§
Phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng đứt dây chằng, trật khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh cần điều trị lâu dài và kiên trì,
vì vậy người bệnh cần phải kiên nhẫn và tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn
của bác sĩ điều trị.
III.
Người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?
Theo đông y bệnh viêm đa khớp dạng thấp là chứng bệnh
thấp nhiệt vì vậy khi bị mắc bệnh này người bệnh nên dùng những món ăn thực
phẩm có tính mát, thanh đạm như rau mã thầy, cần… Tránh ăn những thực phẩm
có tính nóng, kích thích cay như gừng, tỏi, ớt…Dưới đây là một số món ăn dùng
cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp.
Những món ăn cho người bệnh viêm đa khớp dạng
thấp
- Đu đủ 10 g, mễ nhân
(sống) 30 g. Rửa sạch, cho cả hai thứ vào nồi, đổ một bát nước to, đun lửa nhỏ
đến khi thấy mễ nhân chín nhừ thì cho 1 thìa đường trắng vào, sấy khô. Hằng
ngày dùng ăn điểm tâm.
- Thịt dê 500 g, cà
rốt 250 g, gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, ướp gừng tươi
xào 5 phút trong chảo dầu nóng, cho thêm ít rượu vang, muối, xì dầu và ít nước
lạnh om trong 15 phút, sau bỏ vào nồi đất, cho vỏ quýt với 3 bát nước lã to,
nổi lửa to, sôi hạ lửa riu riu đun trong 2 giờ khi thịt dê chín nhừ là được, ăn
trong bữa cơm.
- Thịt mèo 250 g, tỏi
30 g, dầu, muối, mì chính. Làm sạch thịt mèo, thái miếng, tỏi bỏ vỏ. Cho vào
nồi, đổ nước, dầu, muối hầm chín nhừ, nêm mì chính bắc ra ăn trong bữa.
- Ngũ gia bì 50 g, gạo
nếp 500 g, men rượu vừa đủ. Rửa sạch ngũ gia bì, ngâm sau đó sắc ngũ gia bì bỏ
bã lấy 2 lần nước sắc, đổ gạo nếp vào nấu thành cơm khô, sau tản ra chờ còn hơi
ấm rắc men rượu vào trộn đều, ủ thành rượu nếp, ăn tùy thích.
- Lộc nhung (nhung
hươu) 5 g, câu kỷ tử 20 g, rượu trắng một lít. Cho lộc nhung và câu kỷ tử vào
rượu trắng ngâm trong một tuần, đậy kín, mỗi lần uống một chén con (chừng 25
ml-40 ml). Mỗi ngày một lần, một liệu trình là 15 ngày.
- Xương bò 60 g, sừng
linh dương 60 g, thược dược phiến 60 g, rượu trắng 100 ml. Thuốc cho vào túi
vải ngâm trong rượu 10 ngày. Uống vào lúc đói, mỗi lần một chén con.
- Lươn to 4-6 con (mỗi
con nặng 500 g), rượu vàng một ít. Cho lươn vào rượu vàng đảo đều khi ráo bỏ
ruột lươn, sấy khô tán bột lươn cho vào bình dùng dần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần
15g chiêu với rượu vàng 2-3 thìa hoặc uống với nước sôi hay hòa vào cháo ăn.
Mỗi liệu trình là 2 tháng.
IV.
Viêm đa khớp dạng thấp có thể gây tàn phế
Viêm đa khớp
dạng thấp hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng, ngoài ra nó
còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim mạch, gây thiếu máu mệt mỏi
cho toàn thân bệnh nhân. Nguy hiểm hơn n ếu như không được điều trị chặt chẽ,
khớp sẽ bị biến dạng, hỏng khớp, mất vận động và có thể dẫn đến tàn phế.
Mọi nỗ lực của ngành y
đều tập trung làm sao để bệnh nhân bị bệnh này có cuộc sống “thực” chứ không
phải sống trong sự đau đớn do căn bệnh gây ra.
Viêm đa khớp
dạng thấp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối
xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động, đồng thời bệnh cũng gây ra
hư hại ở nhiều cơ quan khác mà nguy hiểm nhất là ở tim mạch, gây thiếu máu, mệt
mỏi toàn thân cho bệnh nhân. Bệnh xảy ra ở nữ giới nhiều gấp ba lần nam giới và
chiếm tỉ lệ khoảng 0,05% toàn dân số.
Nguyên nhân
của viêm đa khớp dạng thấp là do viêm của màng
bao khớp dẫn tới tình trạng hư hại, biến dạng khớp một cách mau lẹ nếu không
được điều trị. Các khớp hay bị sưng, đau, vận động gây đau đớn. Bệnh hay xảy ra
trên khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, khớp háng một cách đối
xứng.
Những phát hiện mới
trong các nghiên cứu được trình bày cho thấy bệnh nhân bị bệnh này có 30% bị
bệnh lý tim mạch và trong số đó 50% có thể bị chết vì các bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị loãng xương toàn thân, thiếu máu, mệt mỏi toàn
thân. Tại VN, nhiều bệnh nhân còn bị thêm biến chứng do dùng corticoide nên làm
bệnh nặng hơn. Rất nhiều bệnh nhân rơi vào rối loạn tâm thần trầm cảm do bệnh
tật.
Nhiều nghiên cứu được
các giáo sư đầu ngành trình bày tại hội nghị cho thấy việc phối hợp, dùng sớm
các nhóm thuốc cũ và mới giúp đẩy lui cơn bệnh, ngăn ngừa sự tàn phế, ngăn ngừa
các biểu hiện ngoài khớp giúp bệnh nhân sống tốt hơn.
Tại VN, rào cản lớn
nhất cho người bệnh là giá thuốc quá cao và bảo hiểm không chi trả. Chưa
kể việc chậm trễ dùng các thuốc điều trị cũ cũng như mới, cộng thêm tình trạng
sử dụng corticoide tràn lan khiến bệnh nhân tàn phế nhanh hơn.
Tại Công Ty TNHH Sức
Khỏe Tuyệt Hảo chúng tôi đã có phương pháp hiện đại( Y học tái sinh tế bào mới) trong điều trị
viêm đa khớp. Sản phẩm của chúng tôi nằm trong top 20 sản phẩm được người tiêu dung
bình chọn,web benhvienthongminh..com. Với công nghệ hiện đại chúng tôi tự tin cống hiến cho bạn phương
pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm đa khớp, trả lại sức khỏe và cuộc sống bình
thường vui vẻ cho người bệnh. Tùy theo lứa tuổi, sức đề khác và cơ địa của mỗi
bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Để được tư vấn và điều
trị chính xác người bệnh vui lòng liên hệ chuyên gia của công ty theo đường dây
nóng dưới đây: 0935141438 - Bs Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét