Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Cách chữa nghẹt mũi của Đông Y

Một người đàn ông tầm ba mươi tuổi nói với tôi rằng ông bị nghẹt  mũi mãn tính kể từ sau đợt cảm lạnh trầm trọng được chữa khỏi cách đây 4 năm. Khi bị nghẹt mũi, ông dùng các phương pháp y học Tây phương để chữa trị, nhưng nó cơ bản chỉ giúp ông hết cảm, còn cơn nghẹt mũi dai dẳng ông không quan tâm nhiều lúc đó. Rồi thời gian trôi qua, cơn nghẹt mũi ngày càng tồi tệ, nhất là khi trời trở lạnh.


Kể từ đó, ông đã cố gắng sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để bớt nghẹt mũi nhưng hoài công vô ích, ban đêm mũi ông tắc nghẽn hoàn toàn. Ông chỉ có thể ngủ được khi mở miệng để thở mà thôi. Gần đây, ông đến gặp tôi để tìm hiểu phương pháp điều trị của y học Trung Hoa cho căn bệnh của mình.
Tôi chẩn đoán căn bệnh nghẹt mũi và nhiễm phong hàn bằng cách bắt mạch và khám lưỡi bệnh nhân. Bệnh án cho thấy các cơ quan khác của ông bình thường. Việc điều trị thích hợp cho ông nhất là sử dụng các loại thuốc làm ấm cơ thể, do đó giúp phân tán các khí lạnh trong ngưới ra. Đó là nguồn gốc của căn bệnh. Tôi kê anh đơn thuốc Trung y trong một tuần, và đề nghị anh sử dụng thêm nước quế (Guizhi soup), mộc lan (Xinyi San) và cây phụ tử (Mahuang Fuzi Xixin soup).
Khi bệnh nhân tái khám, ông nói với tôi không ngờ rằng y học Trung Hoa lại có tác dụng tuyệt vời như vậy. Sau khi uống thuốc khoảng bảy ngày, mũi của ông được thông thoáng, các triệu chứng được cải thiện khá nhiều. Ông hỏi tôi đã sử dụng phương pháp nào để điều trị căn bệnh của mình.
Tôi nói ông nguyên tắc lý huyết cơ bản của y học Trung Quốc là theo quy luật tự nhiên, bệnh của ông là do nhiễm “phong” hay khí lạnh. Nghẹt mũi và sổ mũi là phản ứng của cơ thể để ngăn khí lạnh không thể xâm nhập. Còn theo y học Tây phương nghẹt mũi là do niêm mạc mũi bị phù nề, sổ mũi là do sự bài tiết nhầy quá nhiều. Bác sĩ Tây y sẽ dùng thuốc giống ephedrine (1 chất co mạch) để co các mạch máu trong mũi và dùng thuốc giống chất diphenhydramine để giảm sự tiết nhầy trong các xoang mũi.

Quả thật các loại thuốc Tây có thể làm giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi, nhưng như vậy chúng cũng tạo điều kiện cho khí lạnh xâm nhập vào qua mũi. Khí lạnh có thể lưu lại trong mũi một thời gian dài dẫn tới một số trường hợp đặc biệt có bệnh nhân bị nghẹt mũi liên tục trong nhiều năm. Để trục xuất “phong hàn” hay khí lạnh, y học Trung Quốc sử dụng các phương pháp làm cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi. Khi khí lạnh biến mất, các triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi sẽ không còn nữa
Có câu nói rằng : Muốn bắt cướp, phải bắt kẻ cầm đầu. Nói cách khác, thay vì điều trị các triệu chứng trên bề mặt của căn bệnh, y học Trung Quốc tìm nguyên nhân gốc rễ và điều trị theo nguyên lý âm dương ngũ hành phụ hợp với tự nhiên. Vì vậy có thể nói y học Trung Quốc vượt xa nền y học hiện đại ngày nay.
Bệnh nhân cũng nghĩ rằng phương pháp này khá hợp lý.
Theo Kang Zhong Guo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét