Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới

http://www.benhvienthongminh.com
Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới


Tuổi tác:
Cơ thể luôn tạo ra mô xương mới để thay thế cho mô xương cũ đã tiêu tan, khi có tuổi, sự tạo xương kém đi vì hấp thụ canxi và vitamin D giảm. Sau tuổi 35 tiến trình bồi đắp cho xương không kịp tiến trình mất xương dẫn đến hiện tượng loãng xương ở nam giới.
Di truyền:
 Gen chi phối chuyển hoá canxi và vitamin D. Cha mẹ hay anh chị em trong nhà bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gãy xương.


Sử dụng thuốc điều trị:
 Dùng corticosteroid kéo dài có thể làm tổn thương xương. Những thuốc điều trị hen, viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến (psoriasis) dùng lâu dài cũng gây nên tình trạng loãng xương.

Uống quá nhiều rượu:
 Nam giới khó cưỡng lại các cuộc nhậu. Trong khi đó rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. 

Hút thuốc lá:
 Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị gãy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá, so với nam không hút thuốc. Chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương. Giảm testosterone:
Một nguyên nhân khác là vai trò của hoóc môn sinh dục trong nam giới là androgen. Androgen có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập giới tính nam ngay từ trong bào thai, quyết định trực tiếp kiểu hình của xương, cũng như tác dụng phát triển và bảo vệ xương nam giới suốt cuộc đời. 

Ở nam giới, androgen được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn. Chỉ một lượng nhỏ androgen được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Nam giới nhìn chung vẫn duy trì được chế độ sinh hoạt tình dục lâu bền, thậm chí ở lứa tuổi 70-80. Do vậy, androgen vẫn được sản xuất, bảo đảm đủ nhu cầu bảo vệ xương trong thời gian dài. Tuy nhiên, giảm sản xuất androgen do tuổi tác cũng góp phần gây nên hiện tượng lão hóa xương sinh lý. Ở độ tuổi 80, hoóc môn này suy giảm tới 60% so với ở độ tuổi 20. Như vậy hoóc môn nam giới testosteron có nhiều ưu điểm bảo vệ xương hơn so với hoóc môn sinh dục nữ estrogen. 
Ngoài ra còn một lý do nữa là trong chế độ ăn của nam giới có những thực phẩm gây loãng xương. Để phòng tránh bệnh loãng xương ở Nam giới nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Dùng thực phẩm giàu canxi, phót pho để tăng cường quá trình tạo xương.

Những người dễ mắc bệnh loãng xương

Tất cả chúng ta, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị bệnh loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi loãng xương người già hay bệnh loãng xương type II, một tất yếu của quá trình phát triển, lúc này các tế bào sinh xương (osteoblast) bị lão hóa, sự hấp thu calci ở ruột bị hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục.

Bệnh loãng xương tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống. Quá trình bệnh loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu quả nặng nề như gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay (xương cổ tay)... và được gọi là bệnh loãng xương thứ phát hay bệnh loãng xương type I khi có thêm các nguyên nhân:

1. Phụ nữ sau khi mãn kinh: hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính (oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2 - 4% mỗi năm trong suốt 10 đến 15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi giảm từ 30 đến 50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi (65 thường gặp các biến chứng nặng của bệnh loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay... hơn hẳn nam giới cùng tuổi.


2. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật: (chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp (những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)... vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.


3. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường... và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).


4. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo: lâu ngày gây mất nhiều calci qua đường tiết niệu.

5. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính: khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.



6. Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường (insulin), thuốc chống đông (heparin) và đặc biệt là các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid (corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu calci ở ruột, tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét