Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Tác dụng của cây Lá đắng (lá mật gấu)

http://www.benhvienthongminh.com
Tên khác của cây mật gấu
Hoàng liên ô rô, Mã hồ, cây Thập đại công lao.

Giải thích ý nghĩa tên của vị thuốc này

Có hai luồng ý kiến về giải thích về tên cây mật gấu
  • Ý kiến 1: Cây có tên là Cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu vàng óng giống như màu vàng của mật gấu.
  • Ý kiến 2: Tên cây mật gấu của cây là do tác dụng của cây giống với tác dụng của mật gấu là (Điều trị đau nhức xương khớp và tăng cường sức khỏe).
  • Chính nhờ hiệu quả tuyệt vời của cây thuốc này cho hệ xương khớp, tiêu hóa và gan mà đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc đặt cho cái tên rất đặc biệt đó là cây mật gấu. Nếu có điều kiện lên vùng cao miền Tây Bắc bạn sẽ thấy ở các khu chợ người dân bày bán rất nhiều cây thuốc này. Đặc biệt hầu hết trong mỗi gia đình vùng cao đều có ngâm 1 bình rượu cây mật gấu trong nhà làm thuốc và thiết đãi khách quý.

Tên khoa học

Tên tiếng anh là Mahonia heali Carr.
Thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

Khu vực phân bố

Cây mật gấu mọc chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc. Các tỉnh có nhiều cây thuốc này nhất là Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên. Để có một cây mật gấu đủ lớn để làm thuốc, ta phải chờ cây đủ 5 năm tuổi.

Bộ phận dùng

  • Bộ phận dùng làm thuốc là Thân và rễ cây
  • Thân mật gấu có màu vàng đặc trưng và có vị đắng, rất tốt cho gan và hệ tiêu hóa .

Cách chế biến và thu hái

Là cây gỗ sống lâu năm, nên cây đươc thu hái quanh năm. Vào những ngày nắng, người dân chọn những cây thẳng, ít nhánh sau đó chặt bỏ những cành nhỏ rồi tiến hành phơi khô nguyên cây hoặc thái miếng mỏng phơi khô để làm thuốc.

Video công dụng của lá mật gấu

Thành phần hóa học

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thân cây mật gấu có tới 0,35 – 2,5% hoạt chất becberin (Một hoạt chất có màu vàng được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh đường ruột).
Tác dụng dược học: 
Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn. 
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú. 
Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. 
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu. 

Độc tính:
Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về: 
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết, 
Trọng lượng cơ thể, 
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài. 
Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau: 
Đái tháo đường type 2, 
Rối loạn lipid máu, 
Tăng huyết áp, 
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá… 
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh: 
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. 
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. 
Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt. 
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan… 

Lời khuyên: 
Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng… 
Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài. 
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm. 
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận… 
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô. 

Tác dụng điều trị bệnh của cây mật gấu

  • Mật gấu vị đắng, có tác dụng mát gan, giải độc, hạ men gan
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C
  • Tác dụng điều trị chứng và da do bệnh gan
  • Tác dụng giã rượu rất tốt
  • Phòng và điều trị sỏi Mật
  • Giảm đau lưng, điều trị bệnh xương khớp
  • Lá cây mật gấu nam còn có tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh thoát vị địa đệm và bệnh xương khớp rất tốt.
  • Tác dụng tiêu mỡ bụng
  • Điều trị viêm đại tràng, bệnh đường ruột

Cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị Tiểu đường không ?

Mật gấu là cây thuốc có tác dụng tốt cho Gan, xương khớp và đường tiêu hóa. Y học cổ truyền không đề cập tới tác dụng nào liên quan tới bệnh tiểu đường của cây thuốc này. Hiện nay, với bệnh tiểu đường chúng tôi thấy có cây thuốc Dây thìa canh và cây kim thất tai (Nhiều nơi thường gọi là cây mật gấu Nam) là những vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết tốt nhất hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm một số cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tại đây

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, vàng da
  • Người bệnh viêm gan B, viêm gan C
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu
  • Người bệnh sỏi mật
  • Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng
Cây mật gấu nguyên cây
Cây thuốc mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dầy, rối loạn tiêu hoá, đường ruột

Cách sử dụng Cây Mật Gấu

  • Ngâm rượu:

  • Thân mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là đc (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện tráng qua 1 lần bằng rượu là tốt nhất. Các bạn nên ngâm trong 1 tháng trở lên là dùng được (Rượu mật gấu có màu vàng óng, mùi thơm đặc trưng, có vị đắng xong rất dễ uống)
  • Tác dụng của rượu mật gấu: Điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột, tê thấp, đau nhức xương khớp.
  • Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).

  • Sắc nước uống:

Cách dùng thân cây: Lấy 15-20g thân cây mật gấu cho vào nồi đun sôi với 800ml nước trong thời gian khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Sắc uống cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
Cách dùng lá cây: Lấy 20g lá mật gấu khô, hãm với 1 lít nước đun sôi uống trong ngày (Trước khi hãm nên tráng 1 lần qua nước sôi sẽ làm mùi vị thơm ngon hơn).
Cách ngâm rượu cây mật gấu :
Chuẩn bị: 1kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu và 6 lít rượu trắng.
Các bước:
a) Bước 1
Rễ (thân) cây thuốc mật gấu nên tráng qua 1 lần bằng rượu, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu (Nếu lấy loại đã thái lát sẵn các bạn không phải chế biến gì thêm).
b) Bước 2
Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 20 ngày đến 30 ngày là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.

Mua cây mật gấu ở đâu ? Địa chỉ nào bán cây mật gấu ?

Hiện nay cơ sở Cây thuốc quý Hòa Bình đang cung cấp sản phẩm Cây mật gấu sấy khô, cắt lát mỏng và đóng gói 100% tự nhiên, được thu hoàn toàn từ  từ rừng các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Cây thuốc sau khi chặt về sẽ được cắt hành từng đoạn 30cm phơi khô, hoặc thái miếng mỏng phơi khô cho tiện trong việc sử dụng. Cây mật gấu sau khi phơi khô có màu vàng tươi, mùi thơm, có thể sắc nước hoặc ngâm rượu.

Giá bán: 

  • Loại  thái lát: 120.000đ/1Kg thân cây sấy khô
  • Loại nguyên cây: 120.000đ/1Kg thân sấy khô
  • Lá mật gấu khô : 150.000đ/kg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét