http://www.benhvienthongminh.com
Ăn mộc nhĩ sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu dược lý hiện đại khám phá, nấm mèo đen có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, glucid, chất xơ, b-caroten, vitamin B1, B2, và P, Ca, Fe… Trong đó, hàm lượng protid tương đương với thịt, Fe cao gấp 10 lần so với thịt, Ca cao gấp 20 lần so với thịt, vitamin B2 cao gấp 10 lần so với rau.
Tác dụng dược lý của nấm mèo đen đối với cơ thể rất rộng, quy nạp có 7 điểm dưới đây:
Ảnh hưởng đối với hệ máu: tác dụng chống đông máu; tác dụng chống ngưng tụ tiểu cầu, tác dụng chống hình thành huyết khối; tác dụng tăng tế bào bạch cầu.
Có chức năng điều chỉnh miễn dịch, thúc đẩy tạo thành acid nucleic và protid.
Có tác dụng giảm mỡ máu thấy rõ và chống xơ vữa động mạch.
Có tác dụng nhất định để chống bức xạ, kháng viêm và chống lở loét.
Có chức năng trì hoãn lão hóa, tăng tuổi thọ thấy rõ.
Có tác dụng hạ huyết áp thấy rõ.
Có tác dụng chống ung thư, chống đột biến.
Nấm mèo còn gọi là nấm tai mèo, mộc nhĩ, có tên khoa học là Auricularia auricula, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).
Theo Đông y, nấm mèo vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và chữa trị được nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15 đến 20g bằng hình thức: Xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.
Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì. Làn da bạn sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn.
Vài năm gần đây, những tác động của nấm mèo đen trên hệ tim mạch được mỗi người quan tâm một cách phổ biến. Bởi vì nấm mèo đen chống ngưng tụ tiểu cầu, nâng cao hàm lượng HDL (High density lipoprotein cholesterol) trong cơ thể.
Nấm mèo đen vừa bổ huyết, vừa lương huyết, lại vừa lương huyết, vừa chỉ huyết (cầm máu). Đông y nói rằng, huyết hư nên bổ, huyết nhiệt nên mát, xuất huyết thì nên cầm máu. Nấm mèo đen quy tụ bổ huyết, lương huyết, chỉ huyết vào một thể, quả là một thứ thức ăn điều lý phần huyết khó mà có được.
Nấm mèo đen 50g, nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn. Giúp chữa hư lao khạc ra máu.
Nấm mèo đen 50g, sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống. Dùng chữa đại tiểu tiện ra máu.
Nấm mèo đen 10g, ngân nhĩ (nấm tuyết) 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ. Dùng chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
Nấm mèo đen 10g, quả hồng khô 30g, cùng nấu nhừ để ăn. Dùng chữa trĩ ra máu.
Nấm mèo đen còn dùng khi huyết nhiệt kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết. Với nấm mèo đen 30g, đường trắng 15g, nấm mèo đen xào thơm bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 350ml, sau khi chín nêm đường trắng, dùng ăn tùy ý.
Nấm mèo đen 30g, đại táo 20 quả, đường đen 50g, thêm nước nấu chín nêm đường đen, dùng ăn tùy ý. Có công hiệu dưỡng huyết chỉ huyết. Dùng bảo vệ sức khỏe kinh nguyệt của phụ nữ.
Nếu huyết hư ruột táo, đại tiện không thông: nấm mèo đen 30g, hải sâm 30g, phèo 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo đen, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
Với bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: dùng nấm mèo đen 100g (ngâm nở), Nấm tuyết 100g (ngâm nở), dưa chuột 150g, dầu ăn 15g, rau thơm một ít, cùng vật liệu nêm nếm vừa đủ. Dưa chuột rửa sạch, thái lát tam giác. Rau thơm rửa sạch, thái đoạn dài 2cm. Nấm mèo đen, nấm tuyết rửa sạch, xé nhỏ. Riêng biệt trụng qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt đĩa to, rắc lên hành, gừng sợi, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm muối, bột nêm, thêm rau thơm thì hoàn tất.
Nấm mèo đen còn có tác dụng hấp phụ mạnh, dùng ăn thường xuyên giúp ích cho việc đưa những bụi khói hít vào bài ra ngoài cơ thể, do vậy thích hợp dùng ăn cho công nhân khoáng sản, giáo viên… Những chất kiềm thực vật chứa trong nấm mèo đen thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tiêu hóa, tiết niệu, theo đó hiệp đồng với những chất bài tiết này làm tan sỏi, nhuận trơn đường ruột, làm cho những hạt sỏi bài ra ngoài cơ thể.
Sau đây là một số tác dụng của nấm mèo:
- Chữa mỡ máu cao, chống nghẽn mạch: Dùng nấm mèo (10g), thịt lợn nạc (50g), 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, tí bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
- Chữa hư lao khạc ra máu: Nấm mèo (50g), nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn.
- Chữa đại tiểu tiện ra máu: Nấm mèo (50g), sao thán tồn tính, tán nhuyễn để uống.
- Chữa tăng huyết áp, bệnh mạch vành: Nấm mèo (10g), ngân nhĩ (10g), ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
- Chữa trĩ ra máu: Nấm mèo (10g), quả hồng khô (30g), cùng nấu nhừ để ăn.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết: Nấm mèo (30g), đường cát (15g). Nấm mèo xào bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
- Chữa đại tiện không thông: Nấm mèo (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng nấm mèo, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
- Chữa bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều: Dưa chuột (150g) rửa sạch, thái lát. Nấm mèo, nấm tuyết mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm gia vị vừa ăn.
Nguyên liệu trồng nấm mèo:
Nguyên liệu là mạt cưa: Mạt cưa là nguyên liệu chính nhưng tốt nhất là dùng mạt cưa cao su. Có thể dùng mạt cưa tạp với những cây không chứa tinh dầu. Mạt cưa dễ tìm, nhưng mạt cưa tươi đem trồng nấm mèo không tốt bằng mạt cưa đã có một thời gian ủ kỹ.
Khi ủ mạt cưa phải phơi khô rồi sàng để lấy phần mịn, sau đó tưới nước cho ẩm rồi vun thành đống cao. Với loại mạt cưa gỗ mềm thì lần đảo này nên thêm một lượng vôi 0,5% vào đống ủ để mau lên men. Sau đó vun đống ủ thêm nửa tháng nữa là dùng đuợc.
Với mạt cưa gỗ cứng thì phải ủ và đảo trước sau cả chục lần mới dùng được, nghĩa là phải mất từ 4–5 tháng. Ngoài ra, còn trộn thêm một số chất dinh dưỡng khác như cám gạo (3–5%), hột bắp hoặc cùi, thân cây bắp xay nhuyễn (3–6%), vôi (0,5%), Super photphat (0,5%), phân Urê (0,1%). Tất cả các thành phần trên trộn lẫn với nhau rồi cho vào bịch nilon loại dày (cỡ 0,12 mm) chịu được nhiệt độ cao, vì phải qua khâu hấp khử trùng với nhiệt độ cao trong suốt mấy giờ liền.
Nguyên liệu trồng nấm mèo là mùn cưa hoặc rơm rạ
Nguyên liệu là rơm rạ: Rơm rạ phải tươi tốt phơi khô rồi chặt thành từng khúc ngắn độ 5–6 cm, ngâm vào nước cho mềm, vớt ra để ráo. Do rơm rạ không đủ chất bổ dưỡng nên ta trộn thêm các thành phần dinh dưỡng khác như vôi (1%), phân trâu bò, gà vịt (5%), Super lân (1%), Muối epsom MgSO4. 7H2O (0,1%) rồi chất thành đống cao, nén chặt xuống mà ủ kín (dùng nilon phủ lên trên).
Lưu ý:
- Nhiều người để cho tiện và nhanh thường ngâm nấm mèo vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong nấm mèo khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm mèo nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
- Không được ăn nấm mèo tươi vì nấm mèo tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Nếu phù nề xảy ra trong màng nhầy cổ họng sẽ gây khó thở.
- Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con vì mộc nhĩ có tính hàn trợ nên không tốt cho người có máu mang tính lạnh và dễ gây sảy thai.
Người tiêu hóa kém không nên ăn nấm mèo
Do nấm mèo có tính hàn, bổ âm nên những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, dạ dày yếu, đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, nhiễm lạnh… không nên ăn nấm mèo để tránh khiến bệnh tình nặng thêm. Ngoài ra, vì nấm mèo thực chất cũng là một loại nấm nên những người có cơ địa dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn nấm mèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét