Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

PHƯƠNG PHÁP TRỊ ĐAU LƯNG BẰNG Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN

http://www.benhvienthongminh.com

PHƯƠNG PHÁP TRỊ ĐAU LƯNG BẰNG Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nếu bạn bị đau lưng thì bạn không cô đơn. Có khoảng 80 % người lớn bị đau lưng tại một số thời điểm trong cuộc đời của mình mà chưa tìm ra cách chữa bệnh đau lưng hiệu quả. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Chữa bệnh đau lưng như thế nào cho hiệu quả là mong muốn của tất cả các bệnh nhân bị chứng bệnh này hành hạ. Từ lâu luôn tồn tại 2 phương pháp trị đau lưng: bằng y học hiện đại và bằng y học cổ truyền. Mỗi một phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu những phân tích dưới đây, để bạn và gia đình tìm thấy phương pháp chữa trị, phòng ngừa đau lưng hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG BẰNG Y HỌC HIỆN ĐẠI
Y học hiện đại điều trị bệnh đau lưng bao gồm dùng thuốc giảm đau, dùng thuốc chống viêm và phẫu thuật.
Điều trị đau lưng bằng y học hiện đại là phương pháp điều trị đầu tiên mà mọi người bệnh nghĩ tới. Mặc dù có những ưu thế nhất định trong điều trị nhưng phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm lớn mà nền y học hiện đại ngày nay vẫn chưa thể khắc phục được.
1. Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau thường dùng như: acetaminophen, aspirin
Ưu điểm: giảm đau nhanh chóng
Nhược điểm: Chỉ điều trị triệu chứng đau. Phụ thuộc vào thuốc, phải dùng nhiều do ngưỡng chịu đau giảm xuống; dùng nhiều có những tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng.
2. Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (các thuốc NSAID) như: indomethacin, diclofenac, ibuprofen…dùng điều trị các bệnh viêm khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Ưu điểm: chống viêm, giảm đau nhanh chóng
Nhược điểm: Nhìn chung cũng như thuốc giảm đau, chỉ làm giảm triệu chứng đau, không phải là cách giải quyết nguyên nhân. Thêm nữa có những tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng dài ngày.
+ Viêm loét đường tiêu hóa khi sử dụng liều cao, lạm dụng
+ Gây tổn thương dạ dày
+ Tuyệt đối không dùng cho những người có tiền sử dạ dày, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người bị hen suyễn
3. Phẫu thuật
Ưu điểm: Là biện pháp cuối cùng trong một số trường hợp như thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, trượt đốt sống, gãy đốt sống, có thể giúp bệnh nhân chấm dứt cơn đau.
Nhược điểm:
+ Chi phí cao
+ Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, chảy máu, liệt
+ Tỷ lệ tái phát bệnh chiếm 5-10%
Tuy nhiên các chuyên gia cơ xương khớp đánh giá phẫu thuật chỉ là “đường cùng” khi không còn cách nào cứu vãn bệnh tình. Đa phần các trường hợp đau lưng mãn tính không cần phẫu thuật.
ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Điều trị bằng y học cổ truyền không còn xa lạ đối với những người bị bệnh đau lưng. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đau lưng mới ra đời nhưng phương pháp y học cổ truyền vẫn còn được coi trọng và phát huy. Vẫn còn rất nhiều bệnh nhân tin tưởng cách chữa bệnh đau lưng bằng y học cổ truyền vì an toàn, không có tác dụng phụ và tiết kiệm được nhiều chi phí. Thêm nữa, y học cổ truyền có cả một hệ thống lý luận, nghiên cứu chỉ ra các nguyên nhân và các phương cách giải quyết vào gốc bệnh kết hợp với bề dày kinh nghiệm của các lương y cũng như từ dân gian.
Trên 90% các trường hợp đau lưng được điều trị khỏi bằng phương pháp bảo tồn, chỉ một số ít cần điều trị phẫu thuật. Vì vậy, điều trị đau lưng an toàn, hiệu quả là thế mạnh của y học cổ truyền nhờ sử dụng tổng hợp các phương pháp điều trị truyền thống kết hợp với vật lý trị liệu hiện đại.
Một cách tổng quát, y học cổ truyền quan niệm bệnh tật phát sinh là do sự mất cân bằng chức năng trong cơ thể, mất cân bằng giữa các cơ quan với các yếu tố bên ngoài. Có thể là do các yếu tố bên ngoài quá mạnh tấn công làm ảnh hưởng hoạt động bình thường trong cơ thể hoặc có thể do bản thân các cơ quan chức năng suy yếu.
Tình trạng đau lưng được y học cổ truyền lí giải nguyên nhân là do 4 yếu tố: Ngoại Tà – Khí Huyết – Gân Cơ – Xương Khớp.
  • Ngoại tà là các yếu tố gây bệnh bên ngoài thâm nhập gây rối loạn, làm mất cân bằng với cơ quan chức năng bên trong gây ra bệnh. Cụ thể trong bệnh đau lưng, ngoại tà như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) tấn công gây ra viêm, co thắt gây đau.
  • Khí huyết là yếu tố nuôi dưỡng, bồi bổ các cơ quan, các hoạt động của cơ thể. Vì lí do nào đó mà khí huyết không lưu thông hoặc chất lượng kém là các cơ quan và các hoạt động sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể trong trường hợp đau lưng, khí huyết ứ trệ hoặc kém khi ngoại tà xâm nhập sẽ không thể hoá giải dẫn đến nhiễm bệnh. Mặt khác, khí huyết kém thì gân cơ vùng cột sống, lưng sẽ yếu dễ bị tác động bên ngoài như sai tư thế, mang vác nặng ảnh hưởng gây đau lưng.
  • Gân cơ là các yếu tố bao quanh xương khớp, có ảnh hưởng chặt chẽ với xương khớp. Mỗi khi có bệnh xương khớp thì bao giờ cũng dẫn tới gân cơ xung quanh bị bệnh. Ngược lai, gân cơ yếu sẽ làm phát sinh các bệnh xương khớp. Trong bệnh đau lưng bao giờ cũng đi kèm các tổn thương với hệ gân cơ xung quanh. Với người già, người ốm bệnh gân cơ thường yếu sẽ làm tăng nguy cơ đau lưng.
  • Xương khớp là yếu tố gốc nâng đỡ cơ thể liên quan chặt chẽ tới một cơ quan rất quan trọng trong cơ thể đó là thận. Theo lí luận y học cổ truyền, thận chủ xương khớp, nghĩa là thận nuôi dưỡng và đảm bảo sức khoẻ xương khớp. Trong bệnh đau lưng, đặc biệt với đau lưng mãn tính, thường do chức năng chủ của thận kém làm cho xương khớp bị thoái hoá, suy yếu.
Phương pháp sử dụng Bài thuốc Y học cổ truyền kết hợp những vị thuốc hoàn toàn tự nhiên, an toàn và lành tính vừa giải quyết triệu chứng vừa loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây đau lưng nhờ tác động vào cả 4 yếu tố “Ngoại Tà – Khí Huyết – Gân Cơ – Xương Khớp”. Phương pháp này đã được thực hiện với hàng nghìn bệnh nhân và mang lại hiệu quả rất cao.
Cụ thể giải quyết theo chiến lược:
  • Loại trừ ngoại tà để làm giảm đau, sung, viêm (Xua Ngoại Tà)
  • Làm lưu thông khí huyết, bồi bổ khí huyết để hỗ trợ xua ngoại tà, đồng thời giúp nuôi dưỡng gân cơ (Hoàn Khí Huyết)
  • Làm mạnh gân cơ để trị bệnh đồng thời giúp xương khớp chắc khoẻ. Bồi bổ từ gốc của gân cơ đó là Tỳ, chức năng tiêu hoá nuôi dưỡng. (Tráng Gân Cơ)
  • Bồi bổ xương khớp từ gốc đó là bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị trường hợp đau lưng mãn tính. (Mạnh Xương Khớp)
Y học cổ truyền cũng chú trọng các điều trị bổ trợ để giúp giải quyết tình trạng đau lưng
  • Phương pháp dùng thuốc xoa, đắp ngoài: Có tác dụng giảm đau, chữa thông khí huyết, trừ phong hàn thấp tại chỗ.
  • Phương pháp châm cứu: Có tác dụng trừ phong hàn thấp, bổ can thận và đặc biệt là giảm đau, lưu thông khí huyết.
  • Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn, vận động: Là phương pháp không dùng thuốc đặc biệt có hiệu quả cao trong điều trị đau lưng bằng y học cổ truyền. Phương pháp này làm giãn cơ co cứng, giảm đau, trả lại tư thế sinh lý bình thường của cột sống giúp đẩy lùi đau lưng cột sống.
Muốn điều trị đau lưng bằng y học cổ truyền được hiệu quả thì bên cạnh đó người bệnh cũng cần phải chú ý phòng bệnh để tránh bệnh tái phát, chú ý chế độ ăn uống đối với người bị bệnh đau lưng và tập thể dục đều đặn.
Luôn tồn tại 2 phương pháp chữa trị đau lưng theo y học hiện đại và y học cổ truyền. Lựa chọn phương pháp nào để việc điều trị có hiệu quả, tránh được những biến chứng rủi ro và không tái phát sau điều trị là việc hết sức cần thiết mà bệnh nhân cần tìm hiểu và hướng dẫn của Bác sĩ. Trong khi đó, chữa bệnh đau lưng bằng phương pháp y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân tin tưởng vì hiệu quả, an toàn. Đây là phương pháp có cơ sở lí luận và thực tiễn lâu dài, chú trọng điều trị nguyên nhân gốc rễ. Chi phí điều trị bằng y học cổ truyền luôn rất hợp lí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét