http://www.benhvienthongminh.com
Con người bẩm sinh là thích ngọt nhưng đường lại là thủ phạm gây ra đủ loại vấn đề, từ đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì cho đến cận thị, vô sinh và nhiều bệnh khác. May mắn là quả la hán sẽ giúp chúng ta trong vấn đề này.
Quả la hán tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle., họ bí (Cucurbitaceae). Cây la hán là cây đặc sản vùng Quảng Tây, Quế Lâm - Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều dạng chế phẩm hoặc dạng quả khô được bán tại các cửa hàng thuốc bắc hay các quán giải khát.
Quả la hán chứa đường fructose và glucose, saponin tritecpen, chất nhày, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Se, iốt... Theo Đông y, la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón,... Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát. Hằng ngày có thể dùng 9 - 15g bằng cách sắc, hãm.
Người ta ngày càng tìm đến các chất ngọt thay thế đường an toàn hơn, các sản phẩm đến từ tự nhiên. Quả la hán là một trong số đó với độ ngọt gấp 300-400 lần đường mía nhưng lại rất ít calo.
Loại trái cây này thường được dùng sau khi đã sấy khô, nó mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Theo bác sĩ Axe, quả la hán có vị ngọt đến huyền diệu và được coi là quả trường thọ nhở khả năng chống oxy hóa cao.
Để tìm được địa chỉ bán la hán quả với chất lượng tốt nhất, trước hết bạn cần có kiến thức về loại quả. Sau đây, là các tiêu chí để đánh giá 1 quả la hán ngon, đạt chất lượng tốt nhất:
- Quả to, tròn đều. Thông thường quả la hán sẽ có đường kính từ 6– 8 cm. Phần đáy quả tròn là quả ngon.
- Quả bóng, nhiều lông
- Quả màu vàng nâu sẫm, không bị vỡ
- Quả nặng. Khi cầm lên tay, thấy quả chắc, nặng tay thì quả đó ngon
- Cầm quả trên tay lắc lắc vài lần nếu không thấy tiếng kêu thì quả đó đạt chất lượng, không bị mọt, rỗng ruột hay bị thối bên trong.
Tác dụng dược lý Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát.
Vị thuốc la hán (Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng...) Tính vị
Vị thuốc la hán (Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng...) Tính vị
- Vị ngọt (Sách Lĩnh Nam thái dược lục)
- Vị ngọt, tính mát, không độc (Sách Quảng Tây Trung dược chí) Qui kinh Vào 2 kinh Phế, Tỳ. (Theo Quảng Tây Trung dược chí)
1. Tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ
Chất mogrosid mang đến cho quả la hán vị ngọt mạnh mẽ và chính nó cũng có tác dụng chống oxy hóa cực tốt.
Sự oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong bệnh tật lão hóa và các rối loạn trong cơ thể, lựa chọn các thực phẩm chống oxy hóa là bí quyết đề ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa.
2. Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường
Theo bác sĩ Axe, người Mỹ tiêu thụ khoảng 130 pound tức gần 60 kg đường mỗi năm, gấp 13 lần những năm 1800. Sự tăng sử dụng đường đi cùng với tình trạng béo phì, tiểu đường ngày càng phổ biến.
Thay thế đường bằng một loại trái cây có độ ngọt cao mà chứa cực ít calo có thể mang lại lợi ích cho nhiều người.
3. Có tác dụng chống viêm, giải nhiệt
Từ xa xưa, người ta đã dùng trà làm từ quả la hán để làm mát cơ thể khi bị nóng trong lẫn ngoài, nó cũng được dùng để giảm cơn đau họng nhờ có tác dụng chống viêm.
4. Phòng và điều trị ung thư
Các nghiên cứu cho thấy nhờ khả năng ức chế mạnh mẽ sự phát triển khối u da và ngực khiến quả la hán là một chiến binh tuyệt vời trong cuộc chiến chống ung thư. Ngày nay nhiều người đã biết rằng, các chất ngọt nhân tạo được chứng minh là dẫn tới ung thư, còn các chất ngọt từ trái cây mang đến điều ngược lại.
5. Chống nhiễm trùng
Người ta thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nhưng các chất kháng khuẩn tự nhiên lại là sự lựa chọn tốt hơn cho mục đích này.
Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Canida.
6. Tiêu tan mệt mỏi
Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh quả la hán giúp làm giảm mệt mỏi khi tập thể dục, những chú chuột được sử dụng chiết xuất quả la hán có thể kéo dài thời gian tập thể dục hơn những chú chuột khác.
7. Trị tiểu đường
Người Trung Quốc đã dùng quả la hán để trị tiểu đường từ nhiều thế kỷ. Nó có tác dụng làm hạ đường huyết, giúp tế bào tụy tăng khả năng bài tiết insulin, có tác dụng như một thuốc trị tiểu đường tự nhiên.
8. Kháng histamin, chống dị ứng
Chiết xuất quả la hán khi sử dụng nhiều lần cũng cho thấy khả năng chống lại dị ứng. Các nghiên cứu trên chuột cũng chứng minh điểm này.
Nhờ rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe quả la hán được coi là một loại quả giúp kéo dài tuổi thọ, được nhiều người dùng pha nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, la hán có tính hàn, nên những người tạng hàn (thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh…) thì nên hạn chế.
Khu vực phân bố và thu hái la hán quả
La hán quả là loại cây mọc hoang và có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Trung Quốc, phần lớn tại Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, Hồ Nam… đa số thành phẩm thương mãi là từ vùng cao nguyên Quế Lâm.
Tại Việt Nam, loại cây này có mặt ở khắp 3 miền, tuy nhiên chủ yếu được trồng nhiều ở các vùng cao nguyên, đồi núi.
Thông thường sẽ thu hái la hán quả vào thời kì quả chín, tức vào khoảng giữa tháng 9 và đầu tháng 10 để quả không bị vỡ nứt. Khi thu hái về sẽ phơi quả từ 5 – 7 nắng để quả chín hẳn. Tiếp đến dùng biện pháp sấy, tẩy sạch lông và bảo quản.
Uống quả la hán nhiều có ảnh hưởng sức khỏe?
Quả la hán là loại quả có hình cầu, đường kính khoảng 5 - 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu. Thịt quả mọng, chứa nhiều hạt. Thịt quả có chứa các chất đường hữu cơ như fructose, glucose.
Trong thịt quả la hán có chứa một nhóm glycosides loại tecpen, gọi chung là mogrosides, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả. Mogrosides là chất tạo ra vị ngọt.
Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và chế biến thành một chất bột có thể chứa ít nhất 80% mogrosides. Hỗn hợp mogrosides trong quả la hán cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía (tính theo trọng lượng). Như thế, bột chiết 80 % sẽ ngọt gấp 250 lần so với đường mía. Mogroside nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần so với đường mía.
Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đàm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…
Ngoài ra, nó còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đàm đặc, đàm vàng, khô vùng hầu họng.
Ngày uống 5 - 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống (có trường hợp dùng tới 30g).
Để chữa táo bón, người ta thường phối hợp la hán với mật ong.
Món ăn chế biến với thịt quả la hán (50g) và thịt heo nạc (100g), rất có ích cho người đang điều trị bệnh lao phổi.
Bình thường mỗi ngày nên dùng 1 - 2 trái là được.
Lưu ý: những người có tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.
Tuy nhiên, BS Siêm cũng nhấn mạnh người thể chất "dương hư" thì không nên lạm dụng. Người có thể chất “dương hư” - hay còn gọi là "hư hàn" (dân gian gọi là "tạng hàn") thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng...
Hiện tại, quả la hán thường sử dụng trong các trường hợp bệnh lý được Tây y chẩn đoán là: Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính; viêm đường hô hấp trên thuộc thể "nhiệt đàm úng phế" (theo cách phân loại của Đông y); chữa viêm amiđan cấp, viêm họng cấp; táo bón kinh niên.
Theo đó, nước sắc quả la hán có tác dụng chống ho và trừ đờm rất hiệu quả; ngoài ra loại nước từ quả này còn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, cơ thể háo khát, gầy mòn, khí huyết hao tổn, huyết áp thấp. Với những trường hợp này, nên uống mỗi ngày 15-30 g dạng thuốc sắc.
Cụ thể, chữa viêm họng: La hán quả thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
Chữa ho gà (bách nhật khái): La hán 1 quả, hồng khô 25 g, sắc nước uống; hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40 g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: Dùng quả la hán 20 g, phối hợp với tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12 g; sắc nước uống trong ngày.
Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán 60 g, thịt lợn nạc 100 g; 2 thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chín, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
Chữa táo bón: dùng quả la hán sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Ngoài ra, BS Siêm cũng cho biết thêm, các nghiên cứu hiện đại gần đây cũng chỉ ra rằng, quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.
Theo BS Siêm quả la hán có tác dụng như loại "thực phẩm chức năng", thích hợp nhất với những người có thể chất "nhiệt". Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng. Tuy nhiên, giải thích thắc mắc, người bình thường uống bao nhiêu nước từ quả này là đủ, BS Siêm cho rằng, trung bình mỗi người nên dùng 1-2 quả sắc nước uống là phù hợp.
- Cách ngâm rượu la hán quả hỗ trợ điều trị bệnh cực hiệu quả
Rượu la hán quả vẫn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, tác dụng mà rượu la hán quả đem lại thì rất tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Rượu la hán quả như một phương thuốc thần kì vị rượu vừa thơm, ngọt của la hán quả vừa có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe dẻo dai, tăng cường đề kháng, hỗ trợ điều trị ho, hỗ trợ điều trị dát họng, viêm phế quản, đại tiện bí… Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách ngâm rượu la hán quả hỗ trợ điều trị bệnh nhé. Các bạn hãy ghi lại thật chi tiết các bước ngâm rượu la hán quả để thực hiện ngay sau hôm nay nhé.
Nguyên liệu:
- 7 quả la hán khô. Nên chọn mua la hán quả ở đâu đảm bảo chất lượng để được quả to, tròn, nặng tay, không bị mọt mốc hay thối bên trong.
- 5 lít rượu trắng lớn hơn 40 độ. Để hiệu quả tốt nhất nên sử dụng rượu nếp cái 45 độ
- 1 bình thủy tinh to đủ lớn để ngâm rượu.
Cách ngâm rượu la hán quả:
Bước 1: Rửa sạch la hán quả. Cần rửa sạch hết lông bám bên ngoài của quả
Bước 2: Để quả ráo nước, rồi bổ quả làm đôi
Bước 3: Cho tất cả số la hán quả đã bổ ở trên vào bình thủy tinh
Bước 4: Đổ hết số rượu chuẩn bị ở trên vào bình.
Bước 5: Bảo quản. Nên để bình rượu la hán quả ở nơi thoáng mát dưới 25 độ, không để ánh nắng chiếu vào. Tốt nhất nên để dưới hầm. Sau 9 tháng là dùng được.
Chú ý: Rượu la hán quả rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị khỏi rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, không được quá lạm dụng nếu không sẽ phản tác dụng. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 chén mắt trâu trong bữa ăn, không được vượt quá 100ml/ ngày nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Chúc các bạn thành công với cách ngâm rượu la hán quả. Để tìm địa chỉ bán la hán quả ở đâu tốt nhất Hà Nội các bạn hãy đến thegioithuocnam.vn. Tại đây, bán la hán quả với giá rẻ nhất mà bạn không thể mua la hán quả ở đâu với mức giá rẻ hơn mà lại đảm bảo chất lượng.
Tân Hạ tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét