Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

GẠO LỨT: Khắc tinh của bệnh nan y

http://www.benhvienthongminh.com




GẠO LỨT: Khắc tinh của bệnh nan y




Theo các nhà Yoga và Huyền môn, gạo lứt được khuyên nên ăn thường xuyên vì nó chứa sự sống (prana): Gạo lứt rơi xuống đất mọc thành cây mạ, gạo trắng thì thành đất.

Theo bác sĩ Lê Minh trong “Hạt gạo – hạt của sự sống”, chỉ riêng trong 100g bột mầm gạo lứt đã có tới:

- Sinh tố B1 (2,83 mg) hiệu quả với chứng thiếu sinh tố và bệnh tê phù.

- Sinh tố B2 (0,56mg) làm đẹp người.

- Sinh tố B6 (5,30mg) chữa bệnh thần kinh, mất ngủ.

- Sinh tố E (37, 60mg) làm trẻ lại và cường tính.

- Chất niacin (6,8mg) phòng loét dạ dày mãn tính.

- A-xít pantothenic (24,60mg) làm máu trong sạch, da dẻ mịn màng.

- Chất mangan (39mg) đẩy mạnh sự phát dục.

Ngoài ra trong gạo lứt còn có sinh tố B12 hiệu quả đối với chứng thiếu máu, glutathione đề phòng nhiễm xạ, axit glutamic tự nhiên làm tăng sự ngon ăn và làm xoa dịu hệ thần kinh, chất sắt làm cho máu trở nên trong sạch, và các chất khoáng khác như canxi v.v...

Theo bác sĩ Schallert, gạo lứt (riz complet - tiếng Pháp) bổ và mát, giải nhiệt khát, giảm đau thần kinh và làm dịu mọi phiền não lo âu.

Theo Đông y, thì gạo tẻ điều hoà năm tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương, thân thể cường tráng. Trong Hoàng Đế nội kinh cũng nói “ngũ cốc sinh tinh”. Tinh và khí đều bởi chất gạo mà biến hoá sinh ra cho nên trong tiếng Trung Quốc, chữ Tinh, chữ Khí đều bao gồm chữ Mễ (Mễ là gạo – tiếng Trung Quốc).

So sánh giữa gạo lứt và gạo trắng (chi tiết trong bảng ở dưới): chất đạm có nhiều hơn 30%, sinh tố B1 gấp 4 lần, chất dầu gấp 3-4 lần, a-xít pantothenic (còn gọi là Vitamin B5) gấp 2 lần, đặc biệt trong cám gạo lứt có a-xít linoleic chiếm 30%. Chất này chỉ có trong sữa mẹ mà không có trong sữa bò. Ngoài ra, hạt gạo lứt có 19 loại a-xít amin trong đó đủ cả 9 a-xít amin thiết yếu cho sự trưởng thành của con người.


Cách chọn gạo lứt: chọn loại gạo canh tác theo thiên nhiên, không có bón phân hoá học, không phun thuốc trừ sâu. Gạo đỏ, hạt tròn, cơm thổi cứng (nhưng dương hơn) cần nhai kỹ hơn loại gạo trắng, hạt dài, cơm thổi mềm dẻo khó nhai kỹ (cơm dẻo âm hơn).

Cách nấu cơm gạo lứt: vo đãi gạo lứt, nhặt sạch cát sạn, loại bỏ trấu và thóc… vớt ra rá để ráo nước qua đêm rồi sớm hôm sau nấu lên ăn, chú ý cho nhiều nước hơn cách nấu cơm gạo trắng, bỏ thêm chút muối ngay khi nấu cơm; cách khác: ngâm gạo từ 1 - 3 giờ rồi mới nấu cơm; có thể bỏ thêm  kê và đỗ các loại… chỉ ăn duy nhất cơm này với muối vừng, không ăn lẫn với các loại thức ăn khác (ăn riêng các loại thức ăn khác như xúp, rau, các loại thức ăn âm, lỏng, nhiều nước trước, ngũ cốc ăn sau cùng). Ngoài ra bạn có thể sáng tạo nhiều cách nấu cơm lứt khác.

Nhai kĩ – bí quyết phòng và chống mọi bệnh tật: Với người có bệnh thì nên nhai mỗi miếng 120 lần trở lên, nó sẽ trở thành thuốc chữa lành nhiều tật bệnh. Vì sao? Có 3 cặp tuyến tiết nước bọt tham gia quá trình tiêu hóa, tức có 6 tuyến; thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau; hai tuyến mang tai thì to và tiết nước bọt nhiều nhất, khi chúng ta sử dụng hàm nhai nhiều lần mỗi miếng sẽ kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin (enzym chứa nước, còn gọi là men nước bọt) để tiêu hóa cacbonhydrat (lưu ý, dạ dày không tiêu hóa được cacbohydrat). Một loại enzym nữa tiết ra từ các tuyến mang tai là parotin, hoạt hóa trao đổi chất của tế bào và giúp các mô và cơ quan phục hồi; hai tuyến dưới hàm tiêu hóa thực phẩm có dầu, có vị chua và tiêu hóa thịt; hai tuyến dưới lưỡi tiêu hóa hoa quả và các đồ ngọt. Mỗi miếng ăn đều có 3 mùi vị: đầu vị, giữa vị và cuối vị. Thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả ba loại hương vị của thức ăn này; hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của thức ăn, nó là hương vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần (gạo lứt) có hương vị ngon nhất trong các loại thức ăn đối với tất cả mọi người khi nhai kỹ tới 120 lần mỗi miếng. Ngoài ra, nhai kỹ còn kích thích a-mi-đan tác động tới tuyến yên tạo ra các tế bào T, bảo vệ chống lại ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật.

Gạo lứt nảy mầm?

Theo GS Hiroshi Kayahara (ĐH Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm và làm nảy mầm gạo lứt thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo lứt ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có) và mầm gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần. Từ năm 2000 trở lại đây khoa y học cổ truyền của Nhật và khoa y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm. Cần phải chọn loại gạo còn mới và ngâm 10 tiếng trong nhiệt độ từ 22-28 độ C, vớt ra để ráo phủ khăn tối mầu rồi để tiếp tục cho tới khi đủ 22 giờ hay bất cứ khi nào gạo lứt nứt chuyển mầu trắng và ngửi mùi thơm là ổn;

Lưu ý thời tiết khác nhau thì cách xử lý gạo nảy mầm khác nhau, gạo lứt nảy mầm không theo kiểu này thì không nên sử dụng. Không nên ăn gạo lứt để quá lâu và bị mốc. Nếu định làm nảy mầm mà nó không nảy mầm nổi thì cũng không nên ăn!

Thực đơn giảm cân với gạo lứt


Bạn có thể thấy công thức quen thuộc "Gạo lứt muối mè" hay còn gọi là phương pháp số 7 theo cách gọi của Thực dưỡng Macrobiotics tràn lan trên các trang mạng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch hay bệnh thận, bạn không nên áp dụng theo phương pháp này.
Thực dưỡng hiện đại trên thế giới hiện không khuyên một người mới bắt đầu ăn thực dưỡng chọn theo phương pháp số 7, vì khi bạn ăn không đúng cách, không kiên trì, nó còn khiến cơ thể bạn nhiễm độc nặng hơn thay vì chữa bệnh.
Bạn có thể tham khảo thực đơn giảm cân sau đây:
- Ăn sáng:
+ Bột sữa thảo mộc Kokkoh (thành phần chính từ gạo lứt, nếp lứt, hạt sen, mè)
+ Hoặc một bát cơm gạo lứt với muối mè và một ít rau xào.
- Ăn trưa:
+ 1-2 bát cơm gạo lứt
+ Rau củ thiên nhiên (nấu canh hoặc xào, luộc)
+ Tôm, tép hoặc cá nhỏ rang, chiên hoặc kho nhừ để có thể ăn cả xương, vỏ.
- Ăn tối:
+ 1 bát cơm lứt muối mè
+ Phở lứt xào rau củ trộn tương Tamari
+ Canh cà rốt, bí đỏ nấu Poa-rô.
- Thức ăn tráng miệng: hoa quả theo mùa.
- Nước uống trong ngày: nước trà bancha, trà gạo lứt đều là 2 loại trà giúp thanh lọc, hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Khi ăn theo thực đơn giảm cân bằng gạo lứt, bạn cần lưu ý:
- Gạo nên ngâm trước 15 phút rồi nấu bằng nồi áp suất. Nếu không có nồi áp suất thì ngâm gạo 2 giờ trước khi nấu bằng nồi cơm điện.
- Nhai thật kỹ, ít nhất 50 lần mới nuốt, nếu có thời gian nên nhai đến lần thứ 70- 90.
- Gạo lứt đỏ giảm cân nhanh hơn gạo lứt trắng, lứt nổi hay lứt Nhật
- Nếu ngán ăn cơm, bạn có thể thay đổi sang bún, mì, phở lứt, tác dụng đều tốt!
- Nên ăn thêm một thìa súp miso trong mỗi bữa ăn để cơ thể không cảm thấy mệt mỏi do quá trình ăn kiêng.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích... kể cả cà phê. Gạo lứt đang Detox cho cơ thể bạn nên đừng nạp thêm "chất độc" vào lúc này.
- Kết hợp tập yoga sẽ tốt hơn là vận động mạnh khi giảm cân bằng gạo lứt muối mè
Sau khi áp dụng chế độ ăn như trên, bạn có thể giảm 5-7kg/tháng. Sau khi ăn được 1-2 tháng bạn có thể áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt như "gạo lứt muối mè" hoàn toàn trong 10 ngày hoặc tiến hành Detox bằng nước chanh 12 ngày.
Để việc giảm cân được triệt để, sau khi có được thân hình như ý, hãy chú trọng đến việc thay đổi thói quen ăn uống cho lành mạnh hơn, tiếp tục ăn gạo lứt để duy trì vóc dáng, làn da sáng đẹp cũng là một sự lựa chọn rất thông minh!
Các sản phẩm thực dưỡng như sữa thảo mộc Kokkoh, trà gạo lứt, phở lứt, Miso, Tamari... hiện có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng chuyên bán đồ chay thực dưỡng tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trên cả nước.
Đây là một cách giảm cân tương đối nhẹ nhàng và tác dụng lâu dài, rất tốt cho sức khỏe. Chúc các chị em "tiễn biệt" vòng hai phì nhiêu thành công!


Người dịch: Bùi Xuân Trường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét