Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Tác hại củaThuốc Tây (kỳ I) – Khoa học có hơn Thiên Nhiên?

Khoa học là sản phẩm từ con người, Thiên Nhiên là sản phẩm của tạo hóa. Tuy nhiên chúng ta thường tôn sùng những sản phẩm từ phát minh khoa học và bỏ quên đi giá trị vô cùng màu nhiệm từ Thiên Nhiên. Sự chọn lựa của chúng ta luôn nghiêng về cái được mệnh danh là hiện đại cho sự tiện lợi của cuộc sống bỏ qua sự chọn lựa bền vững. Ví dụ như vấn đề sức khỏe bàn ở dưới đây.
“Đói ăn rau đau uống thuốc!”
Câu nói này có từ rất lâu trong người Việt đã ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ chọn lựa của cộng đồng khi có vấn đề về sức khỏe. Thuốc Tây Y ngày nay chiếm lĩnh thị trường khắp nơi trên thế giới, đi sâu vào cả vùng quê hẻo lánh, khiến những con người vốn dĩ ở quanh họ là vườn thuốc cũng lãng quên đi cái giá trị của những cây cỏ mà Thiên Nhiên ban tặng. Họ dễ dàng tin vào những tác dụng dễ thấy trước mắt mà không nhận ra những tác hại mà thuốc tây mang lại lâu dài về sau.
Bài tham luận quan điểm cá nhân của Ngân Hà là một bài viết với tựa đề “Nhận Định Về Thuốc Tây” nêu lên các vấn đề tác hại của Thuốc Tây được viết dựa theo nhiều tài liệu có giá trị. Vì bài viết khá dài (135 trang). Vì thế tôi xin mạn phép tác giả chỉa nhỏ bài ra từng đoạn có biên tập lại để các bạn dễ dàng theo dõi trong một chuyên đề “Tác hại của Thuốc Tây”.
Tuy bài tham luận này chưa đề cập đến mốt số phương pháp chữa trị không dùng thuốc như yoga, khí công, thở thiền, hương trị liệu … nhưng cũng là một nhận định giúp chúng ta suy nghĩ.
————————————————–
” Sinh Lão Bệnh Tử là 4 đoạn đường đời mà mọi loài sinh vật phải đi qua, dù là bậc Tiên Thánh hay Siêu Phàm, không có ngoại lệ. Hai chặng đường Sinh và Tử là do Trời định, ta không có quyền lựa chọn, Trời kêu ai nấy dạ, nhưng còn 2 chặng đường Lão và Bệnh tuy cũng do Trời sắp xếp, nhưng cũng cho chúng ta được quyền tham dự phần nào, bằng cách chịu khó bỏ công lao và thì giờ qúy báu để săn sóc sức khỏe của mình thì ta có thể kéo dài tuổi thọ, sống cuộc sống khỏe mạnh an vui tự tại. Muốn được như vậy chúng ta phải có cuộc sống lành mạnh, có thói quen tốt sống hợp với thiên nhiên và khi bệnh biết dùng đúng những loại thuốc nào có lợi cho sức khỏe nhất.
Thuốc Tây Phương (Hóa Dược) – Thuốc Thiên Nhiên (Thảo Dược) và Ẩm thực trị liệu
1.      Trị bệnh bằng Thuốc Tây (hóa dược)

Ta đã biết, chữa bệnh như chữa lửa, dụng dược như dụng binh, cần phải tốc chiến tốc thắng, thay đổi chiến lược chiến thuật nếu cần. Đa số chúng ta khi bị bệnh đều có khuynh hướng dùng thuốc Tây. Thuốc tây làm bệnh thuyên giảm, thì cứ tiếp tục dùng nhưng nếu bệnh không giảm, ta vẫn nên kiên nhẫn dùng thêm hai lần nữa (để điều chỉnh). Tuy nhiên, trong ba lần dùng thuốc tây, dù khỏi hay không khỏi, chúng ta cũng đã đưa vào cơ thể một số “vị khách” không mời mà tới, ta gọi đó là các “phản ứng phụ”.
Cụ Phan Bội Châu có nói : “Khôn chết, dại chết, biết thì sống”. Nhiều người, vì thành kiến, vì cố chấp, có bệnh, nhất định chỉ dùng thuốc tây, vì cho rằng thuốc tây là nhất, là văn minh tiến bộ, là khoa học, mặc dù uống hoài không khỏi, nhưng vẫn uống. Nếu tây y đáng cho ta nhắm mắt tuân theo, thì bao bệnh tật của nhân loại phải mỗi ngày một ít đi, chứ sao mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Nếu tây y là tân tiến, nước Mỹ đã không dẫn đầu thế giới về số tử vong vì bịnh tim. Có nhiều bệnh như đái đường, huyết áp cao, bệnh nhân mỗi ngày mỗi uống mà chẳng bao giờ thấy khỏi bệnh, cứ phải uống thuốc đến suốt đời. Ta cần phải biết Ưu và Khuyết điểm của ngành Y học này. Tây y có nhiều cái hay là đã cứu được rất nhiều người trong cơn thập tử nhất sinh, nhưng cũng đã gây tử vong cho rất nhiều người. Không phải một khi đã theo tây y là phải theo đến cùng. Không phải tây y bó tay là ta đành chịu chết. Có nhiều con đường dẫn đến La Mã. Đường nào thấy không ổn thì tìm con đường khác ngay, dù phải tốn nhiều thì giờ, công sức hơn. Càng lớn tuổi thì các tạng phủ của chúng ta càng suy yếu giống như chiếc xe cũ. Hai người cùng một chứng bệnh, cùng vào chung một nhà thương, uống cùng một loại thuốc với liều lượng như nhau, nhưng người có thể trạng yếu (vì tuổi tác cao chẳng hạn) không chịu được phản ứng phụ của thuốc đành phải về Trời sớm. Gan Thận bị tổn hại nhiều nhất vì phải làm việc không ngừng để loại độc tố đủ loại ra khỏi cơ thể. Mỗi lần dùng thuốc tây là mỗi lần cơ thể chúng ta bị xuống cấp. Lý do: Thuốc tây nào cũng kèm theo phản ứng phụ, ( nói nôm na là “bị thuốc hành” hay nói trắng ra là ”thêm bệnh mới”). Nếu không có phản ứng phụ thì không phải là thuốc tây! Tuy thuốc tây không phải là “thuốc độc” nhưng bản chất của nó là vẫn có ít nhiều độc tính. Độc ít hay nhiều là tùy loại thuốc. Sở dĩ ta uống “thuốc độc” mà vẫn chưa thấy “ngủm củ tỏi“ là vì ta dùng chưa đủ dose để ngủm, hơn nữa khả năng giải độc của cơ thể vẫn còn, sức đề kháng vẫn còn. Nhưng nếu Gan Thận quá yếu thì tính mạng sẽ lâm nguy. Không phải thuốc nào uống vào thấy “toi mạng “ ngay mới được gọi là thuốc độc vì nếu thế chính phủ đã cấm bán. Thuốc uống vào tuy không chết liền nhưng làm suy yếu vài cơ quan, giết chết vài triệu tế bào thì cũng được gọi là độc rồi.
2.      Trị bệnh bằng Thuốc Thảo Dược (Thiên Nhiên)

Vì thế, sau ba lần không khỏi thì ta có thể ngưng dùng thuốc tây mà nên thay thế bằng thuốc thiên nhiên. Nếu chúng ta yêu thiên nhiên, thường hay quan tâm đến cây cỏ, ghi nhớ chính xác dược tính của chúng, chắc chắn sẽ tích lũy được một số kinh nghiệm chữa trị thì khi bệnh, ta đã có thể dùng dược thảo để trị nhiều bệnh ngay từ lúc ban đầu giống như ông bà tổ tiên chúng ta khi xưa đã dùng. Tuy mất công, nhưng có lợi hơn cho cơ thể. Người xưa có câu, “Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Khi chúng ta bị bệnh, dù bất cứ bệnh gì, thế nào Trời cũng sinh ra một hay nhiều loại cây cỏ đặc biệt để trị dứt bệnh đó; vấn đề là ta có chịu khó tìm kiếm vị thuốc đó hay không.
Thuốc thiên nhiên thì khác, dù có dùng quá liều cũng không sao, mặc dù nhiều thứ cũng có chứa chất độc, chứ không phải thuốc thiên nhiên nào cũng vô hại, nếu chúng vô hại thì ta đâu cần học hỏi nghiên cứu làm gì cho mệt, cho nên trước khi dùng phải biết rõ dược tánh và cách dùng, hoặc là đến phòng mạch một vị Lương Y (naturopathe) có uy tín nhờ giúp đỡ.
3.      Ẩm thực là ngành Y khoa Thứ Ba

Ở một trình độ cao hơn là lấy thực phẩm làm thuốc vì nó an toàn và bổ dưỡng hơn. Cả Ông tổ ngành Tây Y thuộc Y Khoa cận đại Hyppocrates và Hải Thượng Lãn Ông ( Y tổ Việt Nam thế kỷ 18 ) cùng nói:” Hãy lấy đồ ăn mà làm thuốc “.
Gần đây có bà tên là Jacqueline Lagacé PH. D, Giáo sư Đại Học Y khoa bộ môn Miễn Nhiễm và Vi trùng Học, Giám Đốc phòng Thí nghiệm Y khoa Đại Học Montréal, tác giả nhiều sách y khoa, bị bệnh sưng khớp các ngón tay trầm trọng trong nhiều năm, các ngón tay cứng đơ không co duỗi được, đêm không ngủ được, luôn luôn trong tình trạng đau đớn khổ sở không khác gì là sống trong địa ngục. Càng uống nhiều thuốc tây thì bệnh càng trầm trọng thêm khiến căn bệnh tiến triển từ Viêm Khớp thành Viêm Đa Khớp, thêm đau đầu gối và đau lưng khiến bà phải xin về hưu sớm. Bà đã từng dùng các khoa trị liệu khác như Nắn xương, Châm Cứu, thuốc Bắc, Đồng Chứng Trị Liệu (Homeopathy), kể cả thuốc thiên nhiên cũng chẳng giúp ích gì cho bà. Thất vọng, bà quyết không dùng bất kỳ thuốc nào nữa.
May thay năm 2007 bà khám phá ra trên Internet công trình khảo cứu rất công phu của bác sĩ Jean Seignalet về nhiều thứ bệnh. Là bác sĩ giải phẩu Đại Học Y khoa Pháp, là người đầu tiên thực hiện việc ghép thận, cũng là bác sĩ chuyên khoa về Miễn Nhiễm, Thấp khớp và Ẩm thực, ông cho rằng ẩm thực trị được mọi thứ bệnh kinh niên một cách hữu hiệu như viêm khớp, đau nhức, bệnh về tiêu hóa và rất nhiều bệnh khác. Ông gọi “Ẩm thực là ngành Y khoa Thứ Ba.” Bà Lagacé đã áp dụng trong 10 ngày cách ăn uống và kiêng cử đúng như trong tài liệu hướng dẫn của BS Seignalet thì lạ thay mọi sự đau đớn đều giảm hẳn. Bà tiếp tục theo phương pháp này thêm một thới gian nữa và cuối cùng bà đã khỏi hẳn mọi thứ bệnh. Quá vui mừng, bà đã bỏ nhiều công sức biên soạn một cuốn sách nhan đề: “Comment j’ai vaincu la douleur et l’inflammation chronique par l’alimentation“. (Bằng cách nào tôi đã chiến thắng đau đớn và viêm khớp kinh niên bằng ẩm thực) dựa theo khảo cứu của BS Jean Seignalet (1936-2003) chỉ dùng ẩm thực để trị bệnh. (Mời đọc thêm bài Phương Pháp Seignalet, Nam Sơn biên khảo).
Về căn bản, lý thuyết của ông J Seignalet khá giống như lý thuyết của ông Ohsawa có từ trước mà đa số người Việt đều biết. Cả hai đều dùng “gạo lứt muối mè” để chữa bệnh, tuyệt đối khômg dùng hóa chất (có nghĩa là không dùng thuốc tây phương vì thuốc tây là hóa chất), không dùng thực phẩm do kỹ nghệ biến chế (vì phần lớn có chứa hóa chất), không dùng đường trắng (phải dùng hóa chất để tẩy). Nhưng hai phương pháp có điểm khác biệt nhau. Seignalet khuyên không nên dùng lúa mì, orge, seigle, avoine, bắp mà nên ăn gạo tẻ (riz), hắc mạch (sarrazine), hạt quinoa, mè, nhiều rau sống trái cây, dầu cá, vitamine D, probiotics (viên vi sinh có ích cho tạp khuẩn ruột); còn ông Ohsawa thì đề ra thuyết âm dương trong thực phẩm, khuyên nên ăn thực phẩm dương tính như gạo lứt muối mè, dùng hạn chế thực phẩm âm tính như rau sống trái cây vì sợ chúng làm âm hóa cơ thể (có lẽ ông sợ đồ ăn nhiễm hóa chất bảo quản, phẩm màu hoặc phân bón hóa học thì đúng hơn vì hóa chất là cực âm). Cả hai đều làm bệnh nhân khỏi bệnh. Ohsawa cấm đoán nhiều thứ, ấy thế mà bệnh nhân khỏi bệnh cũng nhanh, với một phạm trù rộng hơn và bệnh nhân bị sụt cân nhanh hơn, rất hợp với bệnh nhân có thân hình dư giả mập thù lù dư mỡ, nhiều nước nhiều độc tố. …. Bà Jacqueline là người đáng cho chúng ta khâm phục vì bà đã can đảm dám nói lên sự thực dù khá phủ phàng.
Là một bác sĩ y khoa, đáng lý bà phải ca ngợi tây y, ngành y học mà bà đã mất nhiều năm theo học và hành nghề thế mà bà đã viết sách ca ngợi khoa Ẩm thực là ngành có liên hệ rất ít đến ngành chuyên môn của bà. Cuốn sách của bà đã thể hiện hành vi biết ơn người đã khám phá ra phương pháp bà đã theo, vì chính phương pháp đó đã giải thoát bà khỏi địa ngục với nhiều bệnh đã hành hạ bà đau đớn trong ba năm dài, đồng thời xác nhận cho mọi người biết rằng lý thuyết của Ohsawa cũng như của Seignalet lấy Ẩm Thực để Chữa Bệnh là cách tốt nhất thiết thực nhất, vì có tính nhân bản, rằng việc dùng thuốc tây là không cần thiết, vì nó chỉ dập tắt được hiện tượng (chữa ngọn) và bệnh thông thường còn bệnh nặng thì chữa không khỏi mà còn thành kinh niên. Cũng đáng khâm phục ông Seignalet. Ông cũng là bác sĩ tây y, thế mà ông không ca ngợi tây y mà lại đề cao ẩm thực…  
Cảm ơn tác giả Ngân Hà đã trình bày một cách khá dí dỏm một vấn đề khoa học khô khan  nhưng rất gần gủi với mỗi người chúng ta (được tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu có trích dẫn nguồn gốc ở cuối bài).
Qua đó giúp chúng ta cảm nhận được sự nhiệm mầu của Thiên Nhiên để cẩn trọng hơn khi chọn lựa cho mình một phương pháp chăm sóc sức khỏe an toàn và bền vững.
Hãy kiên nhẫn theo chân tác giả tìm hiểu những điều thú vị chưa từng biết … về những điều thật bình thường đang diễn ra ngay trong cơ thể và chung quanh chúng ta.
I – Rễ Cây – Nhà Máy Lọc Thần Kỳ

Chúng ta đừng thấy cây cỏ rẻ tiền dính đầy bùn đất dơ dáy mà khinh thường.
Thật sự, nó rất là thần kỳ và không dơ dáy như bạn tưởng. Ta lấy một củ carotte đem rửa thật sạch rồi đem để gần bên một giai nhân tuyệt sắc sau khi nàng đã tắm rửa sạch sẽ, xong ta so sánh xem bên nào sạch hơn. Về phương diện “phong tục tập quán” thì thực vật quả là dơ dáy hơn vì phải sống ở dưới mặt đất hôi hám bẩn thỉu, nhưng nếu so sánh giữa cơ thể của cây (sau khi đã rửa sạch) với cơ thể con người (sau khi đã tắm xong), ta thấy cây sạch hơn nhiều. Tại sao ?
Chúng ta đang sống trong môi trường vô cùng ô nhiễm, vi trùng, hóa chất, bụi bặm…nhiều thứ nhỏ bé ta không thấy được. Vi trùng vào cơ thể chúng ta bằng nhiều ngã: da thịt, mắt mũi tai miệng … Riêng ở miệng, sáng thức dậy lúc chưa đánh răng, răng miệng chúng ta là sào huyệt của hàng tỷ vi trùng. Từ miệng, chúng có thể đi chu du vào mạch máu và đi đến khắp mọi nơi trong cơ thể chúng ta, để gieo rắc bệnh tật, khiến cho bạch huyết cầu của chúng ta, là lính chính quy, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, luôn luôn trong tình trạng báo động, truy kích và tiêu diệt địch. Một chút bụi dính áo, ta phủi áo, chút phân dính áo, ta thay áo; nếu chút phân đó dính trên người, ta đi tắm. Nhưng mà bây giờ số lượng phân đó rất nhiều, ngự trị ngay trong cơ thể chúng ta thì sao ? Chẳng lẽ ta phải mổ bụng lôi nó ra, rửa sạch bụng rồi khâu bụng lại ? Thực sự vật bẩn đó lúc nào cũng túc trực bên trong cơ thể chúng ta, đó chính là “phân hôi thối” nằm trong ruột già, tức là cái thùng rác của cơ thể chúng ta, chờ giờ “xuất khẩu”, trong khi đó, trong thân thể của củ carotte, rất sạch, không vi trùng, không có chất dơ để phải cần đến thùng rác. Cho nên có thể nói rễ cây sạch hơn cơ thể con người nhiều! Rễ cây hàng ngày đang làm phép lạ ở dưới mặt đất mà ta không thèm để ý tới. Ta hãy từ từ quan sát.
Trước hết ta nói về khả năng tìm kiếm nguyên liệu một cách thần sầu. Nó không cần dụng cụ để đào bới mà nó vẫn kiếm thứ cần thiết dễ dàng. Không có mắt để trông, không mũi để đánh hơi, không tai để nghe, không có từ lực để hút, cũng không có radar để thăm dò, đặc biệt nhất là không có chân để đi, tay để nắm bắt, lại ở nơi tăm tối, toàn là đất đá ngăn cản, không thể di chuyển, nhúc nhích, thế mà rễ cây vẫn có thể hút vào người bao nhiêu là chất khoáng cần thiết từ gần đến xa tùy theo nhu cầu của mình. Rễ dùng cách gì để lấy đây?. Đúng là phép lạ! Tại một vị trí cố định trên miếng đất khô cằn bé nhỏ, cây cresson lúc nào cũng chứa nhiều chất sắt bổ máu, ta thu hoạch xong, lớp con cháu mọc lên vẫn tại chỗ đó, vẫn xanh tốt, vẫn cho nhiều chất sắt bổ máu. Tên tù binh cresson (tay chân bị trói) này kiếm ở đâu ra mà nhiều chất sắt thế, trong khi anh bạn tỏi kế bên lại có biệt tài tìm kiếm thật nhiều lưu huỳnh để chế tạo hợp chất lưu huỳnh giúp loài người chữa trị ung thư và huyết áp cao, nhiều khi chúng bị lớp đất phủ kín, chúng vẫn cố ngoi đầu lên mặt đất cho bằng được. Chắc chắn là đám cây cỏ nầy phải có phép thần thông ?
Bây giờ ta bàn đến một phép lạ khác của rễ cây.
Một nhà máy đồ sộ hàng triệu hay hàng tỷ dollar vẫn không thể nào sánh bằng được với một cái rễ cây bé tí teo về phương diện sản xuất một sản phẩm vi diệu.
Cho rễ cây vào thây ma chết sình như trên xác con chuột chết, trên đống phân đã oải, trên ống cống hôi thúi, bùn sình trong hàng trăm chất khoáng hòa tan hay không hòa tan, rễ cây làm phép lạ chỉ hút vào rễ những gì cần thiết cho cơ thể mình, tất cả các thứ khác không cần thì bị cản lại ở bên ngoài, chúng không thể nào lọt vào được bên trong cơ thể của cây, dù là con vi trùng hay siêu vi trùng bé nhỏ. Những thứ tốt lành sau khi được đưa vào trong cơ thể của cây, sẽ được cây biến chế thành năng lượng, những chất dinh dưỡng để nuôi sống cây, tổng hợp hàng trăm dược chất và hàng ngàn chất hữu ích khác. Lạ ở chỗ, sự phân tích, tổng hợp hóa chất xảy ra một cách hoàn hảo và trật tự rất là huyền diệu như có bàn tay vô hình điều khiển; rễ cây chẳng cần phòng ốc, nhà kho để chứa nguyên liệu, chẳng cần phòng thí nghiệm, hay máy móc tối tân, thế mà việc chế tạo hằng trăm có khi hàng ngàn chất vẫn được diễn tiến tốt đẹp và nhanh chóng. Không có vấn đề làm hỏng rồi làm lại. Không có vấn đề trì hoãn công việc vì quá nhiều, cần phải báo cáo lên cấp trên để nhận thêm chỉ thị, để được tăng viện, để được tiếp tế thêm nguyên liệu. Lạ hơn nữa mọi hoạt động tinh vi đều xảy ra trong môi trường chất lỏng chứ không phải chất rắn. Để dễ hiểu, ta lấy đậu đen đỏ trắng trộn chung.Ta được yêu cầu nhặt riêng các thứ đậu ra. Đìều nầy ta làm dễ dàng giống như cô Tấm đã làm. Thế rồi cũng 3 loại đậu đó trộn chung, ta phải nhặt riêng các thứ ra, nhưng lần nầy, ba loại đậu đó đều ở trong nước, ta cũng vẫn nhặt riêng chúng ra được nhưng lâu hơn. Bây giờ ta không dùng đậu (chất rắn) mà ta dùng muối, nhiều loại muối khác nhau mà lại là muối hòa tan được trong nước, ta phải nhặt riêng các loại muối ra. Lần nầy thì ta đành phải bó tay, phải mang đến phòng thí nghiệm nhờ làm dùm, là vì gặp môi trường lỏng thì đành chịu thua, nhưng cây cỏ thì không chịu thua lại còn khoái mới là lạ. Thực vậy ở dưới đất, có hàng trăm loại chất hòa tan khác nhau, rất khó phân biệt, lại dơ bẩn nữa, hôi thúi, thế mà cây vẫn chọn lọc được và hút vào trong cơ thể mình những thứ cần thiết, ở trong môi trường lỏng, một cách tuyệt hảo, không hề sai lầm. Thế mới là kỳ lạ. Lạ một cái công việc được làm với một tốc độ siêu tốc. Phép lạ khác là những thứ chọn lọc được đưa trực tiếp vào cơ thể của cây ở trong tình trạng vô cùng tinh vi sạch sẽ, không cần nước sạch để rửa ráy gì cả! (vả lại có nước tinh khiết đâu mà rửa!) . Nhiều người dùng phân người, phân gà, trâu bò rất dơ dáy hôi thối để “tưới ” cho cây, cây không chê hôi thối, lại còn cám ơn, và cây đã trả ơn bằng những cành lá xum xuê, trái thơm ngon ngọt. Những thứ hôi thối, máu mủ, cứt đái, nước cống, vi trùng, siêu vi trùng cát sạn, muối hòa tan dù nhỏ đến mấy cũng không thể nào chui lọt vào được bên trong rễ cây, đi xuyên qua màng tế bào của cây. Màng nầy đóng vai trò như một bức vạn lý trường thành để ngăn địch, không để một vi sinh vật nào xuyên qua, không cho một chất bẩn nào lọt vào, thật là cái máy lọc thần kỳ. Lấy dao chẻ ngang rễ cây, ta không tìm thấy chất dơ bẩn nào, con vi trùng nào bên trong thân thể của cây. Bổ đôi trái ổi, ta không thấy mùi hôi nào mà chỉ thấy thơm tho dòn ngọt, mặc dù cây ổi mọc bên ống cống. Bổ trái dừa lấy nước uống, nước thật tươi mát ngọt ngào làm sao, trong khi cây dừa mọc gần bên ao sình thối, có chuột chết. Cây sen cũng thật là kỳ lạ, mọc trong đầm bùn dơ mà hoa lá vẫn đẹp vẫn thơm. Không phải chỉ có loài sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mà tất cả các loài khác cũng đều có đặc tính như thế. Đây là phép lạ kỳ diệu mà Thượng Đế đã ban cho mọi sinh vật.
Thử tưởng tượng một ngày nào đó vi khuẩn, siêu vi và các chất dơ bẩn chui lọt vào được bên trong rễ cây một cách dễ dàng, rồi vào trong tế bào, thì ngày đó nhân loại và mọi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. Ngày đó chính là ngày tận thế!
II – Tế Bào,Thế Giới Huyền Diệu

Phần tử căn bản nhất có sự sống tạo nên cơ thể muôn loài sinh vật gồm động vật, thực vật, nấm mốc, vi trùng gọi là tế bào. Nó nhỏ bé đến nỗi mắt thường khó mà thấy được. Tế bào có màng có nhiều lớp bao quanh ở bên ngoài, giữ nhiệm vụ che chở cho tế bào, cho phép những chất bổ dưỡng vào đến bên trong cũng như ngăn cản vi trùng, chất bẩn, chất có hại ở bên ngoài. Bây giờ ta tìm hiểu phép lạ xảy ra ở bên trong tế bào, để xem đời sống ở đây “văn minh “đến cỡ nào, huyền diệu ra làm sao. Để hiểu rõ đời sống một tế bào, ta hãy khảo sát tế bào con người vì nó gần gủi với chúng ta hơn. Tế bào cây cỏ, tuy có khác với tế bào con người đôi chút, nhưng về cấu trúc, tổ chức, di truyền và hoạt động cũng gần giống như tế bào của chúng ta. Muốn thế ta hãy tới động Thủy Liêm nhờ ông Tề Thiên Đại Thánh dùng phép thần thông để biến chúng ta nhỏ lại thành một nguyên tử nhỏ bé, nguyên tử Hydrogène chẳng hạn, dư sức chui lọt qua màng tế bào để vào trong đó làm thiên “phóng sự”. Xin Ông Tề cung cấp luôn một cái tàu ngầm, vì nơi ta đến thăm là một môi trường lỏng giống như Thủy Cung của Long Vương vậy. Với kích thước nhỏ bé nầy, ta có thể vào bên trong tế bào một cách dễ dàng. Tế bào hiện ra như một lãnh thổ rộng lớn. Ta thấy sinh hoạt ở bên trong tế bào vô cùng nhộn nhịp, sống động, có hệ thông, có tổ chức thật hoàn hảo như một Quốc Gia thu nhỏ, thật là văn minh tân tiến,với những hoạt động của các Phủ Bộ và các Cơ Quan ngày đêm hoạt động không ngừng nghỉ và ăn khớp với nhau bao gồm: Bộ Xây Dựng và Giao Thông (Cytosquelette) lo xây dựng hạ tầng cơ sở cho tế bào, chuyên chở các vi chất qua lại trong tế bào; Bộ Kinh Tế (Appareil de Golgi) cất giữ hàng tồn kho, lo bao bì, xuất cảng khỏi tế bào; Bộ Môi Sinh (Lysosome) phân hủy những chất có hại, xác chết các công dân (vi thể) rồi tống xuất chúng ra khỏi tế bào; Sở Vệ Sinh (Vacuole) đi gom rác rồi chứa rác; Sở Y tế (Peroxysome) trung hòa chất độc; Bộ Kỹ Nghệ (Vesicule) sản xuất các người máy robot tối tân (enzymes) làm hàng tỷ công việc không ngừng nghỉ như tách rời phân tử lớn thành phân tử nhỏ hay ngược lại; Nhà Máy Sản Xuất Đạm Chất (Ribosome) sản xuất đạm chất theo lệnh của DNA dựa theo đơn đặt hàng RNA; Trung Tâm Sản Xuất Năng Lượng (Mitochondria=Ty lạp thể) biến đường và chất béo thành năng lượng, đó chính là nhà máy phát điện, cũng đóng vai trò như hai lá phổi lo việc hô hấp; Bộ Quốc Phòng (Membrane Cellulaire) ngăn không cho chất lạ có hại vào, mà chỉ cho chất bổ vào và tống chất độc ra. Đây chỉ là bức thành trì ngăn địch có tính cách địa phương của tế bào mà thôi, chứ bộ quốc phòng thực sự của toàn cơ thể chính là Hệ Thống Miễn Nhiễm (système immunitaire) gồm nhiều Quân Đoàn Bạch Huyết Cầu, phụ trách bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân gây bệnh ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Ngoài ra còn nhiều cơ quan khác, nhưng quan trọng hơn cả là nhân tế bào (nucleus) mà ta sẽ đến thăm sau.
III – DNA, Phép Mầu Của Thượng Đế

Nếu tế bào là hình ảnh sống động của sự sống thì Nhân Tế Bào là trung tâm của sự sống. Nó thi triển nhiều phép lạ, là bộ não, là trung tâm kiểm soát (Control Center) giống như Dinh Thủ Tướng mà Nội Các là những DNA điều hành sự phân bào và tổng hợp chất đạm và hằng triệu công việc khác.
Tế bào con người, động vật, nấm mốc, côn trùng, vi trùng cũng như của mọi loài cây cỏ đều có DNA. Ngay cả siêu vi trùng (virus) cũng có DNA. Virus là vi trùng của vi trùng; mặc dù nó không có nhân, nhưng virus vẫn có DNA. Siêu ở đây không phải là to lớn, mà là cực kỳ bé nhỏ.
DNA là một phân tử acid mang tên ngắn gọn là Deoxyribo Nucleic Acid. Tuy mang tên là acid nhưng DNA không làm công việc của acid, mà nó làm nhiều việc thần kỳ vô cùng. Nó được kết cấu bởi nhiều phân tử Nucleotides nối tiếp nhau, quấn vòng quanh một đạm chất gọi là Histones, nhờ vậy nó được thu ngắn 50.000 lần để trở thành nhỏ bé, có thể nằm gọn trong nhân tế bào. Từ đó nó có tên là Nhiễm Sắc Thể (Chromosome).
Các DNA của mỗi loài (động vật, thực vật) đều khác nhau về chiều dài, độ lớn và cách kết cấu. Chẳng hạn một phân tử DNA của con người thì 2000 lần dài hơn DNA của vi khuẩn, 500 lần dài hơn so với men bia, 9 lần dài hơn so với gạo. Tế bào con người có 46 DNA ứng với 46 Nhiễm Sắc Thể. Chuột có 40; Bò cái có 60; Bọ (cobaye), Ngựa có 64; Thỏ rừng, Khỉ, Thuốc lá, Khoai tây có 48. Nếu ta thay một nucleotide bằng một chữ cái, nhiều chữ cái làm đầy một trang giấy, tổng số những trang giấy làm thành nhiều cuốn sách dày, thì với vi trùng cuốn sách dày 1000 trang, còn với người thì dầy một triệu trang giấy khổ lớn tương đương 25 bộ Bách Khoa Tự Điển Anh Quốc! Nếu trải dài ra, DNA có hai dải giống như chiếc cầu thang xoắn, mang đặc tính di truyền của một tế bào sống, chỉ huy mọi hoạt động trong tế bào. Một đoạn DNA gồm một số nucleotide chứa thông tin thiết yếu về di truyền và tổng hợp chất đạm, biến đạm đơn (Amino Acid) thành đạm phức tạp (Polypeptide) được gọi là Gene (chủng tử).Một tế bào có 100 000 gene. Tổng số thông tin được mã hóa trong một DNA của tế bào được gọi là Genome (chủng đồ). Một Genome có khoảng từ 30 000 đến 40 000 genes, gồm 3 tỷ nucleotides! Nucleotide là một phân tử phức tạp được cấu tạo bởi 3 thành phần: 1 đường đơn giống ngôi sao 5 cánh tức 5 carbon, 1 nhóm phosphate và 1 acid amin. Có tất cả 5 loại nucléotide khác nhau là A (adenine), C(cytosine), G (guanine), T(thymine), U (uracil) ). Sự tổ hợp theo nhiều phương cách khác nhau của 5 loại nucleotide nầy đã tạo nên một DNA. Tế bào sinh vật dù lớn hay bé đều có DNA. DNA đóng vai trò như một chương trình hành động tưởng như dài vô tận (program) vừa là một computer sống vô cùng siêu đẳng, gồm chi chít những mã số hóa học dài lê thê, hoạch định những công việc phải làm, những mệnh lệnh, mã số di truyền v v, điều hành các hoạt động trong một tế bào, và thông tin liên quan đến tế bào khác, điều khiển việc phân bào (Mitose), truyền giống (Génétique) của tế bào, chẳng hạn như hạt đậu nành khi được gieo trồng, đã di truyền nòi giống đậu nành của mình, từ thời tạo thiên lập địa cho đến nay vẫn mọc thành cây đậu nành chứ không thành cây táo. Để hiểu rõ hơn chương trình DNA như thế nào, ta dùng phép so sánh. Buổi lễ khánh thành Viện Đại Học Saigon được ghi chép tỷ mỉ lên giấy, đó là chương trình buổi lễ, dài 3 trang. Để thảo một chương trình cho computer hành động, chẳng hạn ra lệnh cho nó sao chép ( copy) một văn bản (text), thảo trình viên phải thảo dưới dạng đặc biệt, mất khoảng 10 trang hay dài hơn. Bây giờ muốn thảo một chương trình cho các thành viên bên trong một tế bào căn cứ vào đó để thi hành, Thượng Đế phải dùng trên 1 triệu trang, mỗi trang gồm nhiều chữ cái, mỗi chữ cái chính là một phân tử nucléotide gồm nhiều nguyên tử họp lại, thì đó chính là hình ảnh của một DNA. Người đẹp Thẩm Thúy Hằng của chúng ta có làn da trắng mịn là vì đặc điểm nầy được ghi chép ở trang thứ 25.365 chẳng hạn trong DNA của giai nhân. Tạo hóa còn cẩn thận sao chép làm nhiều bản DNA, vì rủi bị hư hao bản nào thì vẫn còn nhiều bản khác. Trường hợp con người, nhân tế bào của chúng ta có tới 46 DNA và bản nào cũng là bản chính. Chính DNA đã ra lệnh và chỉ huy mọi hoạt động của các thành viên trong tế bào như các Ty thể, các Vi thể (Organelles) và nhiều thành viên khác trong tế bào cũng như chỉ huy hàng ngàn robots công nhân enzymes (tức phân hóa tố hay diếu tố) đang làm việc không ngừng nghỉ từng phần triệu giây khắp mọi nơi trong tế nào giống như Phủ Bộ trong một Quốc Gia. Ty lạp thể (mitochondria) cũng có DNA riêng biệt cho chính mình và cũng có khả năng tổng hợp đạm chất nhưng vẫn phải phụ thuộc vào DNA trung ương trong nhân tế bào. Mặc dù DNA ở trong Nhân tế bào, điều hành việc tổng hợp chất đạm nhưng nó lại không trực tiếp làm việc này mà nó giao công việc đó cho bộ phận khác ở ngoài nhân làm (nhưng vẫn ở trong màng tế bào). Ta đã biết DNA giống cầu thang xoắn dài gồm hai dải, mỗi dải là một chuỗi dài nucleotides. Khi tổng hợp một chất đạm, một trong 2 dải tạm thời tách rời ra, một đoạn của dải nầy tại chỗ rời mang đầy đủ tính chất về gene, tách rời hẳn ra khỏi giải đó để biến thành một phân tử mới, mang tên RNA (Ribonucleic Acid). RNA lãnh sứ mạng giống như ông kỹ sư của DNA mang công thức chế tạo, tức thông tin đã được định rõ trong DNA, đem ra khỏi màng nhân để đến nơi sản xuất chất đạm là Ribosome, để nơi đây, các nhân công (Enzymes) của Ribosome tổng hợp thành chất đạm.Trong một tế bào có khoảng 10 triệu Ribosomes nằm rải rác trên các Khu Công Nghiệp gọi là Endoplasmic Reniculum. Đây cũng là nơi rất quan trọng để hóa giải các chất độc. Khi ta ăn đạm phức tạp (thịt gà chẳng hạn), thịt sẽ được Enzymes của cơ thể ta tháo rời ra thành amino acid, rồi sau đó DNA sẽ dùng phương cách trên để ghép đạm đơn (amino acid) lại mà thành đạm đa (polypeptid) tức thành thịt của chúng ta theo đúng công thức ghi rõ trên RNA.
Cấu trúc và hoạt động của một tế bào thật phức tạp nhưng thật hoàn hảo, thế mà bản thân của tế bào lại vô cùng nhỏ bé, quá ư là nhỏ bé, nhỏ đến nỗi, mắt thường khó mà thấy được. Đối với cây cối, có cây to nhỏ khác nhau nên không thể tính được phải bao nhiêu tỷ tế bào mới tao thành một cây; riêng đối với con người, một giọt máu có tới 250 triệu tế bào máu và phải cần đến hai mươi lăm ngàn tỷ tế bào (25.000.000.000.000) mới tạo thành một cơ thể con người, cho nên chỉ cần một cọng tóc, một sợi lông cũng đủ cung cấp nhiều thông tin quan trọng về DNA cho ngành Pháp Y hay Tội Phạm Học. Tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở chỗ tế bào thực vật có nhiều vi thể gọi là Chloroplastes có chứa chất Chlorophine có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời để quang hợp, chế tạo nhiều chất hữu cơ; lại có những ống thông nhau Plasmodesmes giống như mạch máu ăn thông với tế bào gần bên, trong khi tế bào động vật thì không có những thứ đó. Nói chung tế bào thực vật có cấu trúc không khác tế bào động vật là bao nhiêu, tức là vẫn có DNA, mitochondria và nhiều vi thể. Có một điều thật tương phản, nhưng kỳ diệu, cây cỏ trên mặt đất thì bao la bạt ngàn, sinh vật trên địa cầu thì hằng hà sa số, thế mà tất cả đều từ một bà mẹ vô cùng nhỏ bé sinh ra, tuy có hơi khác nhau về hình thức nhưng về nhiệm vụ vẫn giống nhau, bất kể là động vật hay thực vật, lớn như voi hay nhỏ như vi trùng, đó chính là DNA trong nhân mỗi tế bào, với một đặc tính chung “ có sinh có tử”. Nếu một nhà sinh học nào đó muốn tổng hợp chỉ một DNA thôi thì đến 10 năm sau chưa chắc đã xong, nếu xong thì cũng chỉ là DNA có xác không hồn là vật chết mà thôi, còn cây cỏ thì tổng hợp nhiều DNA có sự sống cho nhiều triệu nhân tế bào chỉ trong một thời gian cực ngắn ! Ông Trời khác con người ở điểm nầy !
Đó chỉ là khái quát về sinh hoạt căn bản trong một tế bào sống, do một đặc phái viên Hydrogène tường trình, du hành trong môi trường lỏng thành thử chàng phóng viên phải đi tàu ngầm. Nhưng thực tế thì chàng phóng viên không đi tàu ngầm mà là đi phi thuyền để “du hành trong không gian” thì đúng hơn. Tại sao ? Vì trên trái đất, nguyên tử Hydrogène là nguyên tử bé nhỏ nhất rồi trong khi phân tử nước gồm một nguyên tử Oxy lớn hơn nhiều còn kèm theo hai nguyên tử Hydrogène đi hai bên nên lại càng lớn thêm, vì vậy dưới cặp mắt của Hydrogene khi nhìn phân tử nước, chàng ta không thấy nước mà thấy nước giống như một phi cơ với 2 cánh hai bên và tất cả đều có những hạt âm điện tử chạy vù vù chung quanh, còn tất cả những vật thể khác như nucléotide, ribosome, DNA…giống như các hành tinh tý hon đang bay trong không gian, còn giữa các vật thể là khoảng chân không, thành ra anh chàng hydrogène không du hành trong nước mà là du hành trong “vũ trụ” bé tý, một khoảng không gian cực kỳ thu hẹp hay “giải ngân hà tí hon” mặc dù môi trường chàng đến làm phóng sự là môi trường lỏng (lỏng là đối với chúng ta).
Một điều lý thú khác, ít người biết tới là nhờ nhiều cuộc thí nghiệm cho hay: “Cỏ cây là giống hữu tình.” Cỏ cây cũng có tình cảm như con người vì chúng có sự sống. Tại vì con người không phải là cây cỏ nên không biết đó thôi .” (còn tiếp)
Bên trong mỗi cơ thể con người biết bao nhiêu phản ứng hóa học hằng diễn ra không ngừng theo một đồng hồ sinh học. Axít nội sinh tiết ra trong bao tử nhằm làm nhừ thức ăn để chuyển hóa đi nuôi dưỡng cơ thể. Các chất sắt, chất kẽm, calci, magné, … và các vitamin từ thực phẩm hay thảo dược được chuyển hóa sàn lọc và lưu giữ trong cơ thể khi cần bởi một hệ thống tự nhiên do Tạo Hóa làm ra.
Khi sử dụng Tây Dược cũng tạo ra những phản ứng hóa học trong cơ thể. Vậy đâu là sự khác biệt của hai loại phản ứng hóa học này (sinh hóa từ vật thể sống và hóa tổng hợp từ vật vô tri)? Hãy xem tiếp bài phân tích đưới đây:
“Về phương diện Sinh Học (Biologie) và Sinh Hóa Học (Biochimie) ta hãy so sánh giữa Thuốc Tây (hóa dược) và Thảo Dược (tức thuốc thiên nhiên), thuốc nào dịu dàng hiền hòa nhân bản an toàn và hữu hiệu hơn:
I – Hóa Dược và Thảo Dược
1-Thuốc thiên nhiên do sự sống tạo ra,
Cơ thể con người cũng do sự sống tạo ra. Giữa hai thứ nầy ta thấy có sự tương cận, tương ứng, tương đồng, mà tương đồng cho nên tương hợp, đúng với câu: “Đồng thanh tuơng ứng, đồng khí tương cầu” (cùng tiếng thì đáp lại nhau, cùng tính thì tìm đến nhau). Cả hai đều do DNA tức sự sống sinh ra.
Còn thuốc Tây là do sự kết hợp các nguyên tử hay phân tử, từ vật vật vô tri, không có sự sóng, mà vật vô tri thì hợp với vật vô tri (như người máy, xe hơi) chứ không thể nào hợp với cơ thể con người (vật chất sống) được, cho nên nếu miễn cưỡng mà đưa vào cơ thể thì cũng giống như đưa người lạ vào nhà, mà người lạ này lại là “người máy” thì một thời gian sau chắc chắn sẽ gặp chuyện không hay (không hại gan thì cũng hại thận và hại nhiều cơ quan khác, hại nhiều hay ít là tùy loại thuốc).
Cơ thể con người (vật sống) và hóa dược (vật chết) rõ ràng là có sự tương phản, không thể kết hợp với nhau được.
2-Thuốc thiên nhiên được chế tác vô cùng vi diệu, DNA có đặc tính như một computer mà là loại siêu việt. Đúng vậy. Computer của con người dù mạnh đến mấy cũng cần phải có điện, có thân máy (hardware), có nhu liệu (softwares) và phải có người điều khiển, còn cái computer DNA của sinh vật (động vật, cây cỏ, vi trùng) thì chẳng cần điện, chẳng cần software cũng chẳng cần ai điều khiển mà nó vẫn chạy, chạy thật ngon lành với tốc độ siêu việt. Ai điều khiển ? Chính là Sự Sống tức là do Thượng Đế điều khiển. Đã là Thượng Đế thì con người đành chịu thua không thể cạnh tranh, Thượng Đế sản xuất ra con người còn con người thì không thể nào sản xuất ra Thượng Đế được. Tế bào thì nhỏ bé, quá ư là nhỏ bé, thế mà các vi thể (organelles) trong tế bào còn nhỏ hơn, các công nhân trong tế bào (enzymes) lại còn nhỏ hơn nữa, không lớn hơn nguyên tử là bao, phụ trách việc ráp nối các nguyên tử và phân tử lại với nhau ( tổng hợp sinh học) luôn luôn giám sát tiến trình để kiểm soát sản phẩm từ đầu đến cuối để cuối cùng thành Sinh Hoá Chất (Hóa chất Thảo mộc Phytochemical) dùng làm thuốc sinh học (Médicament biologique) hay Thuốc Thiên Nhiên (Médicament naturel) và nhiều chất bổ dưỡng. Thành phẩm nầy đương nhiên phải là cực kỳ tinh vi hoàn hảo và tốt lành cùng cực vì chỗ kết nối các nguyên tử chắc chắn tốt đẹp và có sinh khí (vì có sự sống trong đó). Thuốc thiên nhiên là do DNA chế tạo. Còn thuốc Tây thì sao? Do những máy móc to lớn cồng kềnh và nguyên liệu là những chất vô cơ (đất đá) hay hữu cơ (đã chết), lại không có ai đủ nhỏ, chun vào trong máy để theo dõi và kiểm soát từ đầu đến cuối việc ráp nối các phân tử hay nguyên tử lại với nhau để thành sản phẩm Hóa dược (Produit chimique, Médicament chimique), thì sản phẩm không thể nào hoàn hảo được. Chỗ ráp nối sẽ rất lỏng lẻo, dễ sút ra giống như căn nhà do thợ chuyên nghiệp xây thì thật kiên cố, tốt đẹp, còn căn nhà do em bé lên ba xây bằng những mảnh đồ chơi bằng gỗ nhỏ , xếp chồng lên nhau; rất dễ bị sập khi bị đụng nhẹ; một khi được đưa vào trong cơ thể, các phân tử, nguyên tử sẽ dễ dàng bị tách rời ra, xút gọng gãy càng mà biến thành nhiều phân tử lạ và khác nhau, bị mất âm điện tử mà thành chất không bền (gọi là gốc tự do = free radicals) mỗi phân tử là một chất mới, sinh ra một hay nhiều bệnh khác mà y giới gọi là phản ứng phụ (effets secondaires). Đó là chưa kể đến vấn đề rắc rối về ion về từ trường về sức hút của các nguyên tử tạo nên sức hút theo luật của Newton. Tệ nhất là khi bệnh nhân phải dùng nhiều thuốc tây cùng một lúc, lúc đó sự tác hại sẽ gia tăng theo cấp số nhân, do phản ứng tương tác của các vị thuốc.
3-Thuốc Tây thuần túy là hóa chất, mà hóa chất đồng hóa với độc tố.
Độc tố tạm chia thành nhiều cấp độ. Loại 1 uống vào chết ngay như Cyanure de Mercure, Cantharidine, nọc rắn độc. Loại 2 không chết nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã làm rối loạn các cơ quan hoăc gây đau đớn khó chịu như Ba đậu, Mã tiền, Phụ tử, Trước đào. Loại 3 làm cơ quan hoạt động sai lạc đi (bị ép buộc phải làm công việc khác lúc thường). Loại 4 tuy có độc tố, cơ thể tìm cách loại từ từ nhưng không chắc loại hết. Vitamin A dose trung bình 5000 IU tốt cho mắt tăng sức đề kháng, liều cao 50.000 thành độc tố hại gan. Độc tố của thuốc tây thuộc nhóm thứ 3 hoặc 4. Vì có độc tố nên liều lượng phải ghi rõ, vượt quá là đổ bệnh hay mất mạng, nếu không bệnh thì sớm hay muộn cũng sinh nhiều bệnh khác.
4-Thuốc Tây sinh ra phản ứng phụ. Vì là hóa chất cho nên thuốc tây phải có phản ứng phụ. Không phản ứng phụ thì không phải là thuốc tây. Nhưng phụ nghĩa là gì ? Về phương diện hành chánh và xã hội, phụ là giúp đỡ thường đi kèm với chữ tá cũng là giúp đỡ. Như phụ tá tổng trưởng, phụ tá giám đốc là người có vai trò giúp đỡ ông tổng trưởng hay giám đốc. Cả ông chánh và ông phụ ta cả hai người khi làm việc đều hướng về cùng một mục tiêu, mong hoàn tất công việc tốt đẹp. Nhưng về phương diện y dược, chữ phụ không có nghĩa giúp đỡ mà có nghĩa ngược lại là gây bất lợi, gây trở ngại, làm chuyện tai hại. Như ông chánh đang đang lo xây nhà thì ông “phụ tá” tới phá nhà hay phá làng phá xóm. Đáng lẽ dược hãng dùng từ ngữ là “réaction indésirable=phản ứng không mong muốn” thì họ lại dùng từ “effet secondaire = hữu hiệu thứ cấp, tức là phản ứng tốt lành” khiến mọi người hiểu lầm là thuốc hoàn toàn tốt, không gây chút bất lợi nào. Thực sự phản ứng phụ là phản ứng gây bệnh mới. Trong khi phản ứng chánh chữa bệnh, (thực ra chỉ làm mất triệu chứng) thì nó gây bệnh, mà là gây nhiều bệnh xảy ra trong hiện tại hay trong tương lai, (âm thầm trong cơ thể).
Các ví dụ phản ứng phụ:
– thuốc chống sưng Hydrocortisone nó chống sưng nhưng sinh ra rất nhiều bệnh khác như loét bao tử, xốp xương, bệnh sinh túi thừa ở ruột non (diverticulitis), rối loạn tâm thần, huyết áp cao, đái đường, rối loạn tuyến giáp, bệnh động mạch và quan trọng là làm yếu kém hệ miễn nhiễm, (làm giảm sức đề kháng đối với vi trùng), ngoài ra còn sinh rất nhiều bệnh khác.
– thuốc trị cảm thông thường Tylenol (Acetaminophene) thì hại gan, thận nếu bệnh nhân vô tình uống thêm rượu thì lá gan coi như phế thải. Thuốc nào được cơ thể loại nhanh ra khỏi cơ thể thì thuốc đó ít độc tố. . Nhiều “phản ứng phụ” làm mắt mờ, rụng gần hết tóc, da trắng bệch như thây ma, đi đứng không vững, ăn uống không được, ói mửa liên miên không phải là ít, nhất là những bệnh liên quan đến ung thư (cancer) phải dùng đến hóa chất hay phóng xạ tức là những thứ phản sinh học làm hư hại vi thể và môi sinh trong tế bào, tệ hại hơn nữa là làm biến đổi DNA (nhiễm sắc thể con người là 46 thì nay thành 40, bị hư 6 chẳng hạn) khiến tế bào lành bị hư biến thành tế bào lạ (tức là tế bào ung thư), tế bào nầy sẽ đi tấn công tế bào bình thường.
– thuốc hạ huyếp áp ngày uống 1 viên, bất cẩn uống liền 5 viên là thăng thiên ngay. Gọi là thuốc có độc tính thì chẳng oan, hơn nữa nếu gọi là thuốc, sao uống hoài không khỏi, mỗi ngày cứ phải uống !
– bệnh đái đường thì trước mỗi lần ăn là mỗi lần chích. Cơ quan bị tổn hại nhiều nhất là gan và thận, vì chúng phải làm việc nhiều để loại chất độc. Khi gan thận bị tổn hại, tây y hầu như không có “thuốc” để cứu chữa, làm gì có thuốc bồi bổ cho gan thận như bên thuốc thiên nhiên ”. Nguy hại nhất là nhiều phản ứng phụ sảy ra.
– Bị sưng khớp mà chích cortison vào khớp (để làm mất triệu chứng, tuần sau đau vẫn hoàn đau) nhưng cortison sẽ sinh loét bao tử, thế thì uống thêm zintac hay tagamet, sinh loãng xương thì uống kèm thêm carbonate de calcium, còn làm giảm sức đề kháng thì chịu thua và còn tạo thêm bệnh X, Y vân vân.. hóa ra trị một bệnh mà thành ra phải trị nhiều bệnh, khiến cho cơ thể biến thành kho hàng chứa hóa chất hay bãi chiến trường để thử nghiệm hóa chất !. Gan thận lại một phen bị tra tấn từ bị thương đến trọng thương !
– Thuốc chống loét bao tử (Antacid), cho rằng loét bao tử là do bao tử bị acid thặng dư làm cho loét, hơi chua trào lên họng sinh ra bệnh ợ hơi nóng. Sự thực, nguyên nhân bệnh ợ hơi nóng (heartburn) và khó tiêu (indigestion) là do cơ thể thiếu acid HCl. Vì thiếu acid nên đồ ăn không tiêu bị bao tử đẩy lên làm nóng rát thực quản. Thuốc chống loét làm giảm acid. Thuốc tuy làm dễ chịu tạm thời, nhưng sau dó bệnh càng nặng hơn. Cho rằng thuốc chống acid chứa nhiều calcium, thực ra không phải. Nhôm và magnésium trong thuốc chống acid kết hợp với phosphate, làm calcium bị thiếu. Bao tử thiếu acid sẽ không hòa tan chất calcium, sắt. Vì không được hòa tan chúng sẽ không được hấp thụ, bị tống ra ngoài. Dùng dài hạn thuốc chống acid sẽ thiếu sinh tố và khoáng tố. Nếu thấy cần HCl thì nên thay thế bằng betaine hydrochloride hoặc giản dị hơn, uống một ly nước ấm có pha 1 thìa dấm pomme. Dùng thuốc chặn đứng H2 để giảm loét như Tagamet, Pepcid, Zintac sẽ làm hao hụt vitamine B12 và gây nhiều phản ứng có hại.
– Thuốc trụ sinh, ngoài việc diệt vi trùng có hại, nó cũng diệt luôn vi trùng có ích trong ruột. Đó là vi trùng có nhiệm vụ chế tạo vit B đủ loại. Trụ sinh ngăn cơ thể hấp thụ chất bổ dưỡng. Neomycin làm ruột không hấp thụ được calcium, sắt, kalium, vit B12.Tetracycline ngăn cản ruột hấp thụ calcium, sắt, magnesium, kẽm, còn nếu dùng khoáng tố nầy thì chúng làm ngưng tác dụng của trụ sinh. Dùng khoáng tố phải dùng cách xa tetracycline, quinolone 2 tiếng. Không nên dùng thuốc chống loét cùng lúc với trụ sinh vì calcium và magnesium sẽ ngăn cản tác dụng của trụ sinh.
– Thuốc chống co giật (anticonvulsant) như carbamazepine, phenytoin phenobarbital, primodone ngăn cơ thể sản xuất Vit D, đồng, kẽm.Thiếu D, cơ thê lấy calcium từ xương chứ không từ đồ ăn nên sinh loãng xương. Thiếu đồng thì thiếu máu, thiếu kẽm sẽ giảm sức đề kháng.
– Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) như Fluoxetine, Amoxapine, Doxepin, Imipramine và Lithium Carbonate làm ăn không ngon, thiếu dinh dưỡng, đau bụng, tiêu chảy, miệng khô, buồn nôn. Phản ứng phụ nầy cũng xảy ra với thuốc chống u sầu (anti-anxiety) như librium, valium. Với diazepam còn thêm bệnh loãng xương. Dùng Lithium thì thiếu đồng, sinh thiếu máu.
– Thấp khớp (arthritis) như D-penicillamine làm thiếu dinh dưỡng trầm trọng, vì thiếu khoáng, ăn không ngon, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, sưng miệng và lưỡi, ói, tất cả đều do thiếu nhiều chất khoáng, thiếu kẽm, da sẽ xấu, tóc rụng.
– Aspirin, Indomethacin làm thiếu sắt, sẽ sinh thiếu máu.
– Thuốc hạ cholesterol cholestyramine, cholestipol làm tiêu hao sắt, vit A, E, K vốn cần để bảo vệ cơ thể.
– Corticosteroid, cortison, prednisone thường dùng trị thấp khớp, bệnh kháng kỷ (auto-immunity), da, mắt, suyễn làm cơ thể hao hụt Calcium, kẽm.
– Thuốc lợi tiểu trị huyết áp cao, yếu tim, làm mất chất khoáng Calcium, Magnesium, Potassium, Iode, Kẽm.
– Thuốc xổ cuốn ra ngoài chất bổ dưỡng, như Kali làm yếu cơ và tim
– Thuốc ngừa thai làm tăng sắt do giảm kinh nguyệt.
5. Thuốc tây làm suy yếu Tỳ Vị.
Trong cơ thể, Tỳ Vị ( tức hệ thống tiêu hóa gồm tỳ=lá lách; vị=bao tử và ruột) là cơ quan trọng yếu, có sứ mạng nuôi dưỡng cơ thể. Các cơ quan khác thọ thương còn có cơ hội phục hồi, nhưng nếu tỳ vị bị trọng thương, thì khó lòng cứu sống. Rượu làm tỳ vị ngưng hoạt động. Nó không chịu hoạt động mà ta vẫn cứ uống rượu ào ào, vẫn ăn thoải mái thì sẽ bị một trận ói mửa. Khi được tin sét đánh, hay một tin buồn, cơ thể bị stress làm tỳ vị tổn thương cũng ta cũng không ăn uống được. Đứng trước bệnh nhân có tỳ vị đang bị thọ thương, người gầy yếu không sức, một cách máy móc, theo đúng sách vở, sau khi đã chụp hình bao tử gan ruột không thấy gì, vị y sĩ bèn kê ngay một lô các món ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, tính chính xác số lượng calories mỗi món cần phải ăn, căn dặn người nhà cho bệnh nhân ăn hết thì mới có sức, không mấy quan tâm đến tỳ vị của bệnh nhân.
Họ đâu biết rằng tỳ vị chính là cơ quan tiếp nhận và biến chế đồ ăn, là mẹ của các cơ quan. Cơ quan mẹ vì bị bệnh hay quá yếu không thể tiếp nhận đồ ăn. Đồ ăn bị từ chối sẽ không được biến dưỡng (métaboliser) thành máu, không máu thì toàn cơ thể sẽ kiệt sức rồi chết. Lúc đó dù có được cung cấp sơn hào hải vị, món ngon vật lạ, bổ dưỡng vô song kể cả sâm nhung cũng đều vô ích. Nếu bị ép ăn, đồ ăn đưa vào cơ thể sẽ bị tỳ vị phản kháng bằng cách gây ói mửa, hay tiêu chảy ráo riết. Có nhiều cô gái đang khỏe mạnh có da có thịt lầm tưởng rằng, ốm mới đẹp, nên mua thuốc tây làm ốm về uống cho mau xuống cân. Uống xong, người ốm thấy rõ, nhưng lại sinh một bệnh mới, bệnh Anorexie (bệnh không ăn được) cơ thể trở thành da bọc xương, sau đó muốn ăn uống trở lại thì bị cơ thể phản kháng, khiến cho không ăn uống gì được, nếu cố ăn sẽ ói mửa. Lý do Tỳ vị đã bị hư hại rồi. Có nhiều bệnh làm hư hại tỳ vị nhanh chóng, như bệnh ban cua (tức Thương Hàn Fièvre Typhoide). Khỏi bệnh rồi, vẫn phải ăn cháo loãng trong 6 tháng. Cơ thể dùng 6 tháng trời để phục hồi từ từ sức sống cho tỳ vị. Nếu không kiêng ăn không vượt qua được sự cám dỗ của đồ ăn sẽ chết không kịp ngáp.Thuốc tây tuy làm giảm đi triệu chứng bệnh, nhưng sẽ làm tỳ vị yếu đi, cơ thể xuống cấp, yếu nhiều ít là tùy loại thuốc, nếu cùng một lúc còn phải dùng thêm nhiều thứ thuốc khác, thì tỳ vị càng yếu, cơ thể càng lâm nguy.
6 –Thuốc Tây là vật “giả tạo, là vật lạ lùng đối với cơ thể, cơ thể chưa từng gặp bao giờ. Còn thuốc thiên nhiên khi vào đến cơ thể, cơ thể OK liền, vì cùng là “phe ta”, đều do DNA sinh ra. Tế bào cơ thể phân biệt vật thật vật giả rất nhanh chóng và dễ dàng bằng nhiều cách. Vitamine C tên là acide ascorbique, khi cho ánh sáng phân cực qua dung dịch vitamine C tổng hợp (nhân tạo), ánh sáng sẽ đi thẳng, nếu cho qua Vitamine C thiên nhiên, ánh sáng sẽ bị khúc xạ qua bên trái gọi là sinh tố C đồng phân tả triền L-ascorbique (L=levogyre=bên trái), hoặc qua bên phải gọi là đồng phân hữu triền D-ascorbique(D=Dextrogyre=bên phải). Cho nên khi mua thuốc, nếu thấy trên hộp thuốc có ghi chữ L hay D trước tên thuốc thì là thuốc thiên nhiên. Với thuốc tây cơ thể coi nó là vật giả là quái vật, là vật “nhái” lại, bắt chước cấu trúc phân tử hoàn hảo do thiên nhiên tạo ra, hơn nữa vì là vật “nhái”, sự kết nối các nguyên tử lại với nhau rất là “ quái lạ” chẳng giống phe ta chút nào, vì khác về cách ráp nối, về điện tử, về ion, điện trường… Chẳng những hóa dược gây hại cho tế bào chúng ta, mà nó cũng gây hại cho tế bào sinh vật khác kể cả vi trùng và nấm mốc, cho nên chúng rất sợ hóa chất. Vì vậy người ta thường lợi dụng hóa chất nhân tạo để dùng làm chất sát trùng, bảo quản, làm cho đồ ăn giữ được lâu. Bởi thế ta không nên dùng đồ ăn có chứa hóa chất (để bảo quản), kể luôn cả những mỹ phẩm vì mỹ phẩm nào cũng phải có hóa chất để làm chất bảo quản. Một sản phẩm thiên nhiên chỉ cần lọt vô một hóa chất thôi sẽ làm mất tính thiên nhiên của sản phẩm, ta cũng không nên dùng. Nếu ta không sợ hóa chất (vì hỗng biết) thì chúng ta cũng nên sợ dùm cho tế bào “vô tội” của chúng ta. Khi chúng ta mua bánh trung thu được người bán khoe, bánh để cả năm vẫn không hư, thì vô tình họ tự tố cáo, bánh đã tẩm đầy hóa chất bảo quản ! Cũng vì thế mà phần lớn hoá dược không đưọc dùng cho trẻ em và bà bầu, đặc biệt là các vị cao niên, là vì cơ thể người già giống như chiếc xe cũ, tất cả bộ phận đều bệ rạc, gan thận đều hư hao, nay lại gặp thêm “bad guys” thì chắc cái ngày về “bồng lai tiên cảnh” sẽ đến nhanh hơn !

7-Thuốc Tây chỉ chữa được ngọn mà không chữa được gốc.
Tuy có tác dụng nhanh và mạnh nhưng chỉ làm mất tạm thời hiện tượng thôi, chứ thực sự bệnh vẫn còn, “ngoài tươi trong vẫn héo.” Bệnh huyết áp cao, uống một viên, huyết áp xuống liền, mừng húm, nhưng hôm sau, huyết áp lại lên cao. Bệnh đái đường cũng vậy, trước khi ăn chích Insuline, lát nữa trước khi ăn lại chích, là vì cái gốc bệnh vẫn còn. Thuốc Nam thì khác, chỉ cần dùng thuốc Nam thich hợp trong một thời gian, ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tập khí công đều đặn, bệnh sẽ khỏi hẳn, không cần phải tiếp tục dùng thuốc tây nữa.
8- Thuốc tây do tổng hợp mà có.
Để thực hiện việc tổng hợp, các chuyên gia phải dùng nhiều hóa chất, gọi là chất xúc tác (catalyst như nickel), nếu không có nó thì dù đến tết Congo công việc vẫn không thành. Tiếc thay, tất cả các chất nầy đều là hóa chất mà thường là độc, không nhiều thì ít. Mặc dù khi xong việc, thì phải lấy chất xúc tác ra, nhưng than ơi, muốn lấy ra, phải dùng hóa chất khác. Thế là ta đã tạo thêm công việc mới bất đắc dĩ cho gan và thận.Sự việc nầy đã giải thích thêm vì sao thuốc tây nào cũng có hại (phản ứng phụ). Sở dĩ ta không cảm thấy gì bất ổn vì mắt ta không nhìn thấy tế bào trong cơ thể đang bị hại, nhưng nó vẫn âm thầm xảy ra. Trái lại thuốc cây cỏ thì khác. Việc tổng hợp hóa chất trong tế bào đều do DNA đảm trách, DNA điều khiển đám công nhân siêu đẳng gọi là enzymes thực hiện mà bản thân enzyme lại chính là phân hóa tố thiên nhiên do chính tế bào sản xuất hoặc có sẵn rồi đâu cần phải nhờ một tác nhân nào khác tới giúp, cho nên thành phẩm phải tốt ( không phản ứng phụ).
9-Thuốc Tây làm xáo trộn về Biến Dưỡng
Khi vào cơ thể, thuốc tây là vật lạ. Một đồ ăn khi vào cơ thể (ngoài sinh tố, khoáng tố..) được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm 1 Glucid (Bột, Đường) sẽ bị enzyme tháo rời (thủy giải) thành glucose (đường đơn). Nhóm 2 Protid (Đạm) sẽ thành acide amine (đạm đơn). Nhóm 3 Lipid (triglyceride=chất béo) sẽ thành acid béo và glycerol. Sau đó các diếu tố của tế bào cơ thể sẽ tổng hợp các chất trên thành tế bào cơ thể. Tất cả hiện tượng trên gọi nôm na là hiện tượng Tháo Ráp, “Tháo” rời phân tử phức tạp ra thành phân tử đơn giản để rồi sau đó cơ thể ” Ráp” các phân tử đó lại (tức tổng hợp) thành cơ thể chúng ta. Hiện tượng Tháo ra (Catabolisme) rồi Ráp lại (Anabolisme) gọi là Biến Dưỡng (Metabolisme). Hiện tượng Biến Dưỡng (Tháo Ráp) có thể xẩy ra trong tế bào, trong cơ thể chúng ta (hệ thống tiêu hoá) hoặc trong thiên nhiên. Xác động vật, vi trùng, thực vật khi chết vùi dưới đất sẽ được vi trùng, côn trùng tiết ra vô số enzymes, enzyme sẽ “ Tháo” rời (tức phân hủy) đồ ăn ra thành chất đơn, rồi sau đó tế bào chúng sẽ ráp các chất đó lại thành chất thiết yếu cho sự sống của chúng. Riêng chất đạm thì thành acide amine rồi nitrite, nitrate, rễ cây bấy giờ có thể hút vào rễ để dùng vào việc tổng hợp. Thuốc tây vì nó không thuộc về một trong 3 nhóm trên (bột,béo,đạm) cho nên khi vào trong bao tử, cơ thể không biết phải hành sử ra sao! Bao tử sẽ báo cáo lên trung ương (Não) là chúng tôi vừa gặp kẻ lạ, bọn “robot lạ” tới khủng bố, vậy phải làm sao? Não ra lệnh cử nguyên một sư đoàn enzymes đến để “tháo” rời vật lạ ra. Bao tử, lá lách báo cáo, enzymes không đủ dụng cụ cũng không biết cách tháo. “Mission impossible ! ”. Não nói , trẫm cũng chịu thua, thôi các khanh hãy cố gắng tống cổ chúng xuống cho gan thận phân xử. Gan sai túi mật phải tiết ra mật gấp để giải độc (trung hòa). Sau đó, mật tống cổ vật lạ xuống ruột già để chờ xe đổ rác (fibre=chất sơ) tới chở ra ngoài. Đừng tưởng lúc nào độc tố cũng được loại ra hết. Nếu ăn uống thiếu chất sơ, thiếu khoáng tố, sinh tố đủ loại, gan lại yếu, gan sẽ không đủ nguyên liệu để chế ra mật, việc trung hòa sẽ không thực hiện được, sẽ sinh ra dị ứng. Nếu độc tố không loại được hay loại không hết thì sẽ sinh bệnh mới, bệnh viêm sưng. Thuốc thảo mộc thì khác, dù gì cũng thuộc một trong ba nhóm trên, sau công tác chữa trị xong, thành phần thuốc sẽ được cơ thể biến dưỡng, cái gì giữ được thì giữ, cái gì không giữ được thì sẽ giao cho ruột tống cỏ xuống thùng rác tức ruột già để lôi ra ngoài. Cơ thể nhờ vậy luôn được bình yên bốn mùa.
10-Thuốc Tây Là Độc Cô.
Độc cô ở đây là độc chiếm, độc bá, độc tài tự tung tự tác một mình, làm việc ác không bị kiềm chế, thuốc thiên nhiên thì khác, ngoài chất chính còn có nhiều chất phụ đi kèm, cho nên khi chất nầy làm việc quá đáng liền bị nhiều chất khác kiềm chế làm tác dụng độc hại dịu đi, tức là thuốc ta vừa đánh vừa đàm, vừa cương vừa nhu, trong dương có âm, trong âm có dương, khiến cơ thể phải “tâm phục khẩu phục” mà khỏi bệnh.
Thí dụ:
– Thuốc Lá có Nicotine gây ung thư cho nhiều cơ quan thì có khoảng 1000 chất phụ khác kiềm chế làm dịu tác hại đi , nếu không thế, nhiều triệu người đã “ngủm cù tỏi” từ lâu rồi!
– Trong nhân quả mơ có chất độc là acid cyanhydrique, nhưng vì nó đi chung với nhiều hoạt chất tốt lành khác nên vẫn được dùng để chế thuốc ho, nôn mửa, khó thở, đau dạ dày.
– Mãng cầu xiêm, trái cây nhiều người ưa thích được dùng quanh năm, làm mứt ngày Tết, có chứa một hoạt chất là annonacin. Các sách báo ca ngợi khả năng chống ung thư của chất nầy. Tiếc thay Annonacin là một chất độc, còn độc hơn tế bào ung thư cho nên có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư! Lấy độc trị độc! Đáng tiếc nó cũng tiêu diệt luôn tế bào thần kinh não. Với số lượng 15 mg annonacin cho mỗi trái, nếu dùng suốt một năm, tổng số độc tố sẽ làm hư não. Sở dĩ ta dùng vài lần không thấy gì vì ngoài độc tố nầy ra nó còn chứa rất nhiều chất bổ dưỡng khác.
– Thuốc Bắc thì có vị Cam Thảo. Nó đứng làm trung gian hòa giải khiến vị thuốc quá hung hăng thành dịu dàng đi một chút.
– Thuốc lá, mặc dù là chất thiên nhiên, nhưng cũng đã pha nhiều hóa chất cho thêm hương vị và dễ cháy, cho nên vẫn là hàng độc, độc nhẹ vì hàng năm vẫn có rất nhiều người rủ nhau ra nghĩa địa nằm. Đó là một cách chết, mà là chết chậm ! Chính vì vậy mà chính phủ Canada đã cấm bán công khai thuốc lá, tức là được quyền bán (để thu thuế) nhưng không được quyền quảng cáo và trưng bày; trên bao thuốc lá phải ghi rõ những căn bệnh sẽ mắc phải nếu hút, đặc biệt phải ghi rõ tên những chất độc. Toàn là độc dược bảng A, B, C nếu dùng hết một lúc là đi đời ngay như Nicotine 2,7 mg, Hắn Ín (nhựa tráng đường) 34 mg, Oxyt Carbon 32 mg (khí độc), Formaldehyde (thuốc ướp xác) 0,2 mg, Benzene 0,1 mg, Acide Cyanhydrique 0,32 mg. Acide nầy nếu gặp thủy ngân sẽ thành Cyanure de Mercure cực độc, các điệp viên nhét vào kẽ răng, dùng để tự tử khi bị bắt. Đã nghiện thì nên cai. Ở VN, nếu ai bị nghiền thuốc lá hay á phiện thì nên đến ngay phòng chữa trị theo phương pháp Diện Chẩn DKLP nhờ chữa trị chỉ cần đến 3 lần là khỏi bệnh hoàn toàn, không cần dùng thuốc, không phản ứng phụ.
– Thuốc thảo mộc, khỏi bệnh thì tốt, không khỏi cơ thể vẫn không mất mát gì.
– Thuốc tây thì trái lại, khỏi hay không khỏi Gan Thận và tất cả cơ quan đều bị tổn thương không nhiều thì ít. Cơ thể xuống cấp là cái chắc, xuống nhiều hay ít là do mức độ “thâm niên” dùng thuốc. Độc tố vẫn tồn đọng trong cơ thể chờ dịp mở cuộc tổng tấn công cơ thể khi số lượng độc tố tích lũy đủ.
11-Thuốc tây hại về sau.
Cái độc hại ngắn hạn trước mắt của thuốc tây là dị ứng và một số phản ứng phụ, nhung quan trọng là cái hại dài hạn, đó là làm hỏng DNA; khi DNA bị hư sẽ sinh nhiều bệnh lạ. Vì sao? Màng của tế bào tuy hoàn hảo không để vi trùng và chất lạ xâm nhập, nhưng nó không phải là bất khả xâm phạm. Ta biết thuốc tây gồm toàn những phân tử hóa học. Ở dạng phân tử, chúng rất nhỏ, nhỏ hơn tế bào nhiều lắm cho nên chúng xâm nhập vào màng tế bào không phải là khó khăn, rồi vào màng nhân cũng dễ dàng để gây rối loạn hay phá hư DNA của tế bào khiến DNA không hoạt động bình thường được. Hư hại ít thì cơ thể còn xoay xở được còn hư hại nhiều thì sẽ sinh thêm nhiều bệnh mới. Tế bào có DNA bị hư hại (bộ óc bị hư) thấy mình không giống ai nên khi chúng nhìn thấy tế bào bình thường thì chúng tưởng là kẻ thù chứ chúng đâu biết rằng chính bản thân mình đã biến thành tế bào ung thư cho nên chúng không còn khả năng phân biệt bạn hay thù, vì vậy chúng tìm cách tấn công tế bào bình thường là anh em ruột thịt của mình. Ta gọi đó là sự rối loạn hệ miễn nhiễm, cơ thể mình tấn công mình, tạm gọi là bệnh tự kháng kỷ (auto-immune disease).
12-Thuốc tây máy móc hóa con người Tây y ngày nay coi cơ thể con người như cái máy, sẵn sàng cắt bỏ đi bộ phận bị hư hỏng trong cơ thể của bệnh nhân để thay thế bằng vật liệu nhân tạo như ống cao su, thanh kim loại, tim, thận nhân tạo chứ không có khả năng chữa trị cơ phận bị thương cho lằn hẳn. Thượng Đế đâu có sinh ra bộ phận nào là dư thừa để phải bị cắt bỏ. Thử tưởng tượng nếu một bệnh nhân bị chẩn đoán sai để rồi bị cắt bỏ đi oan uổng gan thận chẳng hạn, thì bệnh nhân sẽ yếu đuối biết chừng nào chẳng khác người tàn phế. Cơ thể con người, một khi bị cắt bỏ đi một bộ phận nào rồi thì vĩnh viễn cơ phận đó sẽ mất luôn không thể “mọc” lại nữa, mà dẫu có gắn bộ phận đó trở lại vào vị trí cũ thì nó đâu còn hoạt động tốt như trước. Lại nữa, khi vào bệnh viện, phần lớn bệnh nhân bị lấy rất nhiều máu để thử nghiệm trong nhiều ngày liên tiếp, trong khi việc ăn uống để cơ thể sản xuất ra máu thì chẳng được bao nhiêu, ngược lại phải uống nhiều hóa dược, thứ nầy dùng nhiều sẽ làm hại tỳ vị suy giảm tổng lượng diếu tố (enzyme) khiến hệ tiêu hóa, bài tiết và giải độc trở nên khó khăn, làm bệnh nhân mau kiệt sức và dễ mất mạng. Đối với bệnh về tiêu hóa, không ăn uống được như bao tử, ruột, gan lá lách, cuống họng, tình trạng còn bi thảm hơn.
13-Thuốc Tây làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm Nếu không có sẵn sức khỏe thâm hậu để chịu đựng, dùng thường thuốc tây là cách chắc chắn nhất để làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể. Ngày nay, với đà phát triển của Khoa Học Kỹ Thuật, chúng ta được hưởng nhiều tiện nghi vật chất nhưng bù lại phải trả một giá quá đắt là phải sống trong một môi trường đầy ô nhiễm dưới nhiều hình thức. Các hóa chất ngày càng sản xuất nhiều, đổ xuống sống biển hồ ao cống rãnh đất đai làm hư hại môi sinh khiến sinh nhiều bệnh mới lạ.Trong số các tác nhân gây hại, đứng đầu là hóa chất kế đến là đám vi trùng và siêu vi trùng cũ cũng như mới. Trong khi hàng ngày chúng “hiện đại hóa” quân lực bằng cách “biến chủng” thì cơ thể chúng ta không có khả năng này, lại phải chống chọi với thù trong (stress, vi trùng, siêu vi, bệnh tật, ăn uống sai lầm rượu,thuốc lá..), giặc ngoài (ô nhiễm môi sinh, khí hậu, sống buông thả thác loạn) nên DNA của chúng ta càng ngày càng suy yếu, trăm dâu đổ đầu tằm, đã vậy lại còn bị chúng ta “đâm sau lưng chiến sĩ “ bằng đủ loại hóa chất (thuốc tây, đồ ăn chứa hóa chất) hệ miễn nhiễm đã kiệt quệ rồi thì dù trụ sinh có mạnh đến mấy cũng vô ích và càng sát trùng bừa bãi thì càng xuất hiện nhiều vi trùng mới thuộc loại “invincible” (vô địch). Đã vậy hiện nay giới tài phiệt còn tung ra nhiều bình xịt để sát trùng bàn tay tại các nơi công cộng như bệnh viện, hotel, cơ quanh công quyền. Đó là dịp tốt để vi trùng và siêu vi biến chủng nhanh và mạnh hơn để trở thành siêu vi khuẩn (superbactéries), siêu siêu vi (supervirus), có khả năng kháng lại hầu hết các trụ sinh mới cũ. Khi dòng chữ này được viết ra thì y giới vừa khám phá một loại vi trùng siêu đẳng mới có gene tên là NDM1 có khả năng chống lại hầu hết trụ sinh mạnh nhất hiện nay ! Nếu như không ngưng lạm dụng trụ sinh, chịu khó nghiên cứu vaccine hay thảo dược để đối phó chúng, mà cứ lo tổng hợp hằng trăm hóa chất để “gải ngứa” cho bọn chúng, thì cái ngày xảy ra đại dịch gây tuyệt chủng cho nhân loại chẳng còn xa lắm, dù có lên kim tinh hay hỏa tinh e không còn kịp!
14- Thuốc trụ sinh vào cơ thể giống như “ bom nguyên tử  không cần phân biệt bạn hay thù, vô phương kiểm soát, đồng thời làm tiêu hao tài nguyên sẵn có (chứa trong gan mật). Thuốc ta thì khác, làm mạnh sức đề kháng để hệ miễn nhiễm tiêu diệt đối phương, ngoài ra còn đem theo thật nhiều nguyên vật liệu cần thiết (sinh tố, khoáng tố,dinh dưỡng) vào cơ thể để cơ thể chế tạo vũ khí chống địch và đồng thời để bồi bổ cho chính mình.
15- Thuốc Tây nặng về lượng mà nhẹ về phẩm. Do máy móc sản xuất cho nên trong một thời gian nào đó, dược hãng có thể sản xuất một số lớn dược phẩm. Thuốc thiên nhiên thì không. Phải có thiên thời, địa lợi nhân hòa, tức là phải chờ ít nhất một thời gian nào đó mới có thể thu hoạch được. Sâm Cao ly muốn có đủ hoạt chất phải chờ từ 10 năm trở lên. Luống đất nào đã trồng sâm thì chỉ được một lần, trồng lại sâm đúng chỗ đó, sâm sẽ không chịu mọc. Đông Trùng hạ thảo thu hoạch mỗi năm mỗi hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Phàm cái gì sản xuất nhiều và dễ dàng thì không quý bằng vật được sản xuất ít, khó khăn và phụ thuộc vào thời tiết.
16-Hại Môi Sinh Thuốc tây quá hạn hay sản xuất quá dư phải đem đi chôn hay thiêu hủy đã góp phần làm hại môi sinh. Ta biết trong phân khối đất có hàng tỷ vi trùng, siêu vi trùng, nấm mốc. Bằng cách tiết ra enzymes, chúng ngày đêm làm đất đai màu mỡ, tạo đồ ăn (phân bón) tốt cho cây, cho côn trùng, vi sinh vật đủ loại. Chỗ đất nào bị nhiễm hóa chất thuốc tây, thì vi sinh vật sẽ chết, sinh vật chết thì đất sẽ chết. Đất chết thì cây chết trong khi đám cây cỏ thảo dược đem lại dưỡng khí và phân hữu cơ, làm tốt cho đất cung cấp oxy cho không khí. Nếu hóa chất được rải xuống sông xuống biển, thật là một tai họa cho loài thủy tộc.
Trong cuốn sách Dược Phẩm trị bệnh mà các bác sĩ Canada và Mỹ đang dùng tên là Compendium of Pharmaceuticals and Specialties, mỗi cuốn dày hơn quyển tự điển, liệt kê nhiều vị thuốc, toàn là hóa chất tổng hợp; mỗi một vị thuốc được ghi chép, cứ một cột ghi tác dụng và phản ứng của thuốc thì có đến 5 cột ghi phản ứng phụ, là phản ứng có hại, tức là “ tà nhiều hơn chánh.” Tin rằng không một bác sĩ nào có đủ thì giờ và can đảm đọc hết phần phản ứng phụ dù chỉ là một trang trong tổng số gần 2000 trang!
Dù biết có nhiều phản ứng phụ bác sĩ cũng đành phải dùng, không thể tránh cho bệnh nhân , vì tránh vỏ dưa thì sẽ gặp vỏ dừa, hơn nữa bác sĩ không phải là người chế thuốc mà chỉ là người được huấn luyện để biên toa thuốc cho bệnh nhân, được quyền chọn một hay nhiều vị thuốc thuần túy hóa chất trong sách này mà thôi chứ không được quyền chọn thứ khác “hiền lành” hơn ở bên ngoài sách nầy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét