http://www.benhvienthongminh.com
- Thần kinh có nhiều nhánh tách từ đám rối hạ vị chạy theo dây chằng tử cung cùng đến eo tử cung chi phối tử cung và cổ tử cung.
Hình ảnh giải phẫu
Hình 1: cơ quan sinh dục nữ nhìn ngoài
Hình 2: các dạng màng trinh
Hình 3: Tử cung, phần phụ
Hình 4: thiết đồ cắt dọ
oàn cảnh cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Ảnh minh họa
(Yduocvn.com) - Hệ sinh dục nữ gồm hai phần: trong và ngoài. Cơ quan sinh dục ngoài: Âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn Cơ quan sinh dục trong: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
I. Cơ quan sinh dục ngoài:
Cơ quan sinh dục ngoài phát sinh từ củ sinh dục tạo thành âm vật, các nếp sinh dục, môi lớn và môi bé đi từ ngoài vào ta có:
1. Âm hộ:
Là những phần bên ngoài từ xương vệ đến tầng sinh môn. Bao gồm:
+ Đồi vệ nữ: Là lớp mỡ nằm trên xương vệ, có lông bao phủ.
+ Âm vật: Dài từ 1- 2 cm tương đương với dương vật ở nam, rộng 0,5cm.
+ Hai môi lớn: ở hai bên âm hộ nối tiếp với đồi vệ nữ có lông bao phủ.
+ Hai môi bé: ở phía trong hai môi lớn, không có lông, có nhiều tuyến và thần kinh.
+ Lỗ niệu đạo: ở ngay dưới âm vật, hai bên lỗ niệu đạo có hai tuyến Skene tác dụng tiết chất nhờn khi giao hợp.
+ Màng trinh và lỗ âm đạo: Màng trinh là niêm mạc che ống âm đạo, chính giữa có một lỗ nhỏ để máu kinh chảy ra, hai bên lỗ âm đạo có tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết dịch nhầy giúp cho âm đạo không bị khô và bôi trơn khi giao hợp.
- Nuôi dưỡng âm hộ bởi hệ động mạch- tĩnh mạch thẹn trong. Bạch huyết dẫn đến các hạch vùng bẹn.
2. Âm đạo:
Là một ống cơ trơn nối từ âm hộ đến cổ tử cung, nó nằm giữa niệu đạo và bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau. Âm đạo bình thường là một ống dẹt gồm có thành trước và thành sau áp vào nhau:
+ Thành trước dài 6-8cm
+ Thành sau dài 7- 10 cm
Âm đạo tham gia vào cuộc đẻ có thể dãn mở rộng để thai nhi đi ra ngoài.
Vòm âm đạo tiếp cận với các túi cùng, phia sau vòm âm đạo ngăn cách với trực tràng qua cùng đồ sau và túi cùng Dougalas đây là điểm thấp nhất trong ổ bụng có tầm quan trọng trong phát hiện các bệnh lý phụ khoa và ngoại khoa.
- Niêm mạc âm đạo bao gồm nhiều nếp gấp ngang, nó chịu ảnh hưởng của nội tiết Estrogen và Progesteron niêm mạc âm đạo có PH 3,5- 4,6 luôn ẩm do các chất tiết từ cổ tử cung và buồng tử cung chảy ra.
- Thành âm đạo có lớp cơ trơn với thớ dọc ở nông và thớ vòng ở sâu, các thớ cơ liên tiếp với lớp cơ ở cổ tử cung nuôi dưỡng âm đạo bởi nhiều nguồn:
+ 1/3 trên do nhánh cổ tử cung- âm đạo của động mạch tử cung.
+ 1/3 giữa do động mạch bàng quang dưới.
+ 1/3 dưới do nhánh của động mạch trực tràng giữa và động mạch thẹn trong.
Tĩnh mạch: Có rất nhiều tĩnh mạch nỗi với nhau để tạo thành các đám rối tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc rồi đổ về tĩnh mạch hạ vị
Bạch mạch:
1/3 trên đổ vào các hạch bạch huyết quanh động mạch chậu chung.
1/3 giữa đổ về các hạch bạch huyết quanh động mạch hạ vị
1/3 dưới đổ về các hạch bạch huyết vùng bẹn.
Thần kinh: Âm đạo không có các nhánh dây thần kinh chi phối.
3. Tầng sinh môn:
Là toàn bộ phần mềm, cân cơ, dây chằng bịt phía dưới của khung chậu có nhiệm vụ:
- Giữ cho các tạng trong ổ bụng ( TC, BQ, trực tràng) không bị sa xuống đáy chậu.
- Khi đẻ tầng sinh môn dãn mỏng mở ra để thai nhi và các phần phụ của thai thoát ra ngoài.
Giải phẫu của tầng sinh môn:
- Tầng sinh môn có dạng hình trám giới hạn.
- Phía trước bờ dưới xương mu.
- Phía sau đỉnh xương cùng.
- Hai bên là hai ụ ngồi.
Đường nối hai ụ ngồi chia tầng sinh môn làm hai phần :
+ Tầng sinh môn trước hay gọi đáy chậu niệu sinh dục.
+ Tầng sinh môn sau hay gọi đáy chậu hông.
Từ nông ra sâu tầng sinh môn gồm ba tầng :
- Tầng sâu : Gồm cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.
- Tầng giữa : Gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.
- Tầng nông : Gồm năm cơ ( cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, 4 cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.
II. Cơ quan sinh dục trong :
Bao gồm tử cung, vòi trứng và buồng trứng.
1. Tử cung :
Là nơi làm tổ và phát triển của trứng từ khi thụ tinh cho đến khi thai nhi trưởng thành, tử cung thay đổi theo chu kì kinh nguyệt và tình trạng thai nghén.
- Hình thể ngoài : Tử cung có dạng hình nón cụt, đáy rộng ở trên và hẹp ở dưới, chia ba phần : Thân tử cung, eo tử cung, cổ tử cung.
+ Thân tử cung : Có dạng hình thang rộng ở trên (gọi là phần đáy), có sừng ở hai bên, sừng tử cung là nơi vòi trứng thông với tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn và dây chằng tử cung- buồng trứng. Thân tử cung dài 4 cm, rộng 4-5 cm, trọng lượng thân tử cung khoảng 50g.
+ Eo tử cung: Là chỗ thắt nhất, nơi tiếp giáp giữa thân tử cung và cổ tử cung dài 0,5cm. Khi có thai vào những tháng cuối phát triển thành đoạn dưới tử cung.
+ Cổ tử cung: Là một khối mô hình nón cụt, đáy là phần tiếp giáp với eo tử cung còn đầu chúc vào âm đạo, phía trước phần trên âm đạo là phần dưới sau bàng quang, hai bên là đáy dây chằng rộng có niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua, phía sau là phúc mạc vén lên phủ trực tràng tạo thành túi cùng Douglas.ống cổ tử cung là một đoạn ảo hình trụ dài 2-3cm, rộng 2,5 cm, khi chưa đẻ cổ tử cung trơn láng, mật độ chắc, sau đẻ cổ tử cung rộng ra theo chiều ngang mật độ mềm.
- Vị trí liên quan: Tử cung nằm trong tiểu khung thường gập trước so với trục của cổ tử cung một góc 100˚ - 120˚ đa số phụ nữ có tử cung ngả trước ( trục của tử cung tạo thành so với trục của âm đạo một góc 90˚)
Về liên quan tử cung chia làm hai phần: - Phần tử cung ở trên âm đạo
- Phần tử cung ở trong âm đạo
+ Phần ở trên âm đạo ( phần nằm trong phúc mạc): Từ mặt trên của bàng quang phúc mạc lách xuống giữa bàng quang và tử cung tạo thành túi cùng bàng quang tử cung rồi lật lên che phủ mặt trước, mặt trên và sau tử cung. Sau đó phúc mạc lách xuống giữa tử cung và trực tràng tạo thành túi cùng tử cung trực tràng ( Douglas). Phúc mạc ở mặt trước và mặt sau nhập lại ở hai bên tử cung và kéo dài ra đến vách chậu tạo thành dây chằng rộng. Qua phúc mạc tử cung liên quan với bàng quang ở phía trước, trực tràng ở phía sau và các quai ruột ở phía trên:
+ Phần ở ngoài phúc mạc: Do phúc mạc không phủ hết nên còn để hở một phần eo và cổ tử cung, phần này dài 1,5cm ở phía trên chỗ bám của âm đạo vào cổ tử cung
+ Phần trong âm đạo: Gồm có đoạn dưới của cổ tử cung, âm đạo bám vào cổ tử cung theo một đường vòng và tạo ra các cùng đồ trước, cùng đồ sau và hai cùng đồ bên.
2 . Buồng trứng:
Là cơ quan vừa ngoại tiết ( phóng noãn) vừa là cơ quan nội tiết ( tiết Progestẻvà Etrogen)
2.1,hình thể và vị trí:
Buồng trứng nằm áp 2 bên hố chậu tương ứng điểm niệu quản giữa có hình hạt, dẹt có 2 mặt trong và ngoài và hai đầu trên và dưới dài chừng 3,5cm rộng 2cm dầy 1cm
Trước tuổi dậy thì buồng trứng nhẫn đều sau tuổi dậy thì bề mặt B.T xù xì do các sẹo phóng noãn của nang degreaf vỡ ra : sau tuổi mãn kinh buồng trứng lại nhẵn bóng
2.2 - Các phương tiện nối giữ buồng trứng
+ Mạc treo buồng trứng là nếp phúc mạc nối buồng trứng với mặt sau của dây chằng rộng
+Dây chằng tử cung - Buồng trứng: nối từ phía sau sừng tử cung đến đầu dưới của buồng”
+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng dính từ buồng trứng vào thành chậu hông, trong 2 lá dây chằng rộng có động mạch buồng trứng và các sợi thần kinh.
+ Dây chằng vòi - buồng trứng: Đi từ loa vòi đến đầu trên của buồng trứng ở đây có một tua lớn của vòi trứng dính vào dây chằng gọi là tua richard.
Trong buồng trứng có 4 dây chằng, nhưng buongf trứng chỉ dính vào dây chằng rộng ở bờ truwocs còn 1 bờ hoàn toàn tự do nên buông trứng có thể lật lên lật xuống dể dàng.
Liên quan buồng trứng
Nằm trong hố buông trứng liên quan
- Mặt ngoài liên thành bên tiểu khung
- Mặt trong liên qian với vòi trứng và các quai ruột
Mạch máu nuôi buồng trứng có 2 nguồn.
+ Động mạch buồng trứng tách từ động mạch chủ ngay dưới động mạch thận . Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài tới đầu trên tử cung chia 3 nhánh: nhánh vòi trứng, nhánh buồng tứng, và nhánh nối. Nhánh nối nối tiếp với nhánh nối của động mạch tử cung tạo nên một cung nối dưới buồng trứng,
+ Động mạch tử cung tách 2 nhánh:
- nhánh buồng trứng và nhánh nối để tiếp với động mạch buồng trứng.
Tĩnh mạch : Chạy kèm theo động mạch để đổ vào tĩnh mạch buồng trứng
Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch chủ dưới
Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ vào tĩnh mạch thận trái
Bạch mạch :Chạy theo động mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên động mạch chủ
Thần kinh chi phối là những nhánh của đám rối liên mạc treo và đám rối thận
3 - Vòi trứng:
Là ống dẫn noãn từ buồng trứng đến tử cung có một đầu thông với ổ bụng để đón noãn cồn đầu kia thông với tử cung.
Hình thể: Vòi trứng dài 10-12 cm, đừờng kính 3mm. Còn lỗ thông với ổ bung rộng hơn 8mm chia làm 4 đoạn
- Đoạn kẽ nằm trong thành tử cung dài 1cm.
- Đoạn eo chạy ra ngoài 3-4cm, là chỗ cao nhất và thắt nhất của vòi trứng.
- Đoạn bóng dài 7cm chạy dọc theo bờ trước của buông trứng
- Đoạn loa có dạng hình phễu có 10-12 tua Richard dính vào dây chằng vòi-buồng trứng để hứng noãn vào vòi trứng.
4 - Các dây chằng và mạc treo:
- Mạc treo vòi trứng là nếp phúc mạc mỏng hình tam giác dính ở tử cung. Giữa hai lá mạc treo có các mạch máu vòi trứng.
- Cấu tạo vòi trứng có 4 lớp từ ngoài vào trong gồm các lớp: Lớp thanh mạc- lớp liên kết- lớp cơ ( vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong)- trong cùng là lớp niêm mạc.
- Mạch máu có hai nguồn mạch nuôi vòi trứng, đố là động mạch tử cung và động mạch buồng trứng, các nhánh của 2 động mạch tiếp nối với nhau trong mạc rteo của vòi rứng.
- Tĩnh mạch đi kèm theo động mạch: Bạch mạch chạy vào hệ bạch mạch của buồng trứng, tử cung.
- TK: Là các nhánh chi phối của đám rối liên mạc treo và đám rối thận .
+ Các phương tiện giữ tử cung: Tử cung được giữ chắc chắn trong tiểu khung là nhờ các tổ chức bám chắc từ tử cung đến các bộ phận chung quanh nhờ các dây chằng đó là:
- Dây chằng tròn
- Dây chằng rộng.
- Dây chằng tử cung- cùng
- Các cơ vòng hậu môn.... thở trung tâm đáy chậu giữu chắc âm đạo tại chỗ và âm đạo bám chắc vào cổ tử cung.
Độ nghiêng của tử cung so với âm đạo là 90˚, giúp cho tử cung không bị tụt ra ngoài ở tư thế đứng.
III – Cấu tạo TC và mạch nuôi:
+ Cấu trúc: Tử cung là một khối cơ rỗng ở giữa tạo thành buồng tử cung, hai góc tử cung gọi là sừng nối với hai vòi trứng, phía dưới buồng tử cung thông với lỗ cổ tử cung.
Tử cung nặng 40 -50g được cấu tạo 3 lớp:
- Lớp ngoài là sợi cơ dọc.
- Lớp giữa: Là các sợi cơ đan chéo nhau.
- Lớp trong: Là cơ vòng
Các lớp cơ ở thân tử cung tạo thành một hệ thống có tính chất vừa co, vừa giãn.
Cơ ở cổ tử cung gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài và lớp trong là cơ dọc
- Lớp giữa là cơ vòng.
- Niêm mạc tử cung là biểu mô tuyến gồm 2 lớp:
+ Lớp đáy mỏng ít thay đổi
+ Lớp nông thay đổi theo chu kì.
- Mạch máu nuôi tử cung là động mạch tử cung là một nhánh của động mạch hạ vị dài 13- 15cm, lúc đầu chạy ở thành chậu bên phải, sau đó hướng xuống dưới vào trong chui vào vùng nền của dây chằng rộng bắt chéo mặt trước niệu quản khi cách cổ tử cung 1,5cm, sau khi bắt chéo niệu quản động mạch chạy sát eo tử cung rồi quặt ngược lên chạy dọc bờ ngoài tử cung tới sừng tử cung động mạch tử cung bắt chéo ở phía sau dây chằng tròn quặt ngang ra ngoài rồi chạy dưới vòi trứng tiếp nối động mạch buồng trứng.
Trên đường đi nó phân ra các nhánh bên và nhánh cùng:
- Nhánh niệu quản.
- Nhánh bàng quang- âm đạo.
- Nhánh cổ tử cung - âm đạo.
- Nhánh trên tử cung chạy xiên xoắn ốc vào lớp cơ tử cung.
- Nhánh đáy tử cung phát triển nhiều khi có thai rau thường bám đáy tử cung.
+ Tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch lớp nông chạy cùng động mạch tử cung cùng với động mạch bắt chéo mặt trước niệu quản.
- Tĩnh mạch lớp sâu đi sau niệu quản nhận máu của bàng quang và âm đạo cả hai tĩnh mạch nông và sâu đổ vào tĩnh mạch hạ vị.
- Bạch mạch: Tạo thành một hệ thống chi chít ở nền dây chằng rộng đổ vào hai nhóm mạch chính là nhóm hạch cạnh động mạch chủ bụng và nhóm hạch dọc theo động mạch hạ vị.
- Thần kinh có nhiều nhánh tách từ đám rối hạ vị chạy theo dây chằng tử cung cùng đến eo tử cung chi phối tử cung và cổ tử cung.
Hình ảnh giải phẫu
Hình 1: cơ quan sinh dục nữ nhìn ngoài
Hình 2: các dạng màng trinh
Hình 3: Tử cung, phần phụ
Hình 4: thiết đồ cắt dọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét