Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Cách trị giời leo bằng mẹo dân gian nhanh nhất không bị sẹo

http://www.benhvienthongminh.com

1. Bệnh giời leo là gì?

Giời leo là tên gọi mà dân gian thường dùng để chỉ các loại bệnh viêm da dị ứng bởi acid photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời hoặc các loại côn trùng có độc tính, ví dụ như kiến ba khoang, sâu ban miêu. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giời leo chính là những vệt tổn thương da ngoằn ngèo đau rát. Bệnh này thường xuất hiện trong năm nhưng thường phổ biến nhất vào mùa gặt, các thời điểm chuyển giao mùa hay thời tiết có độ ẩm cao.
Giời leo là tên gọi mà dân gian dùng để chỉ các loại bệnh viêm da dị ứng bởi acid photpho hữu cơ
Bệnh giời leo thường để lại những vệt dài mụn nhỏ li ti, có nước rất đau rát, khó chịu và rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên nếu chữa trị đúng cách thì tầm 5 – 7 ngày là khỏi.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh giời leo và zona khá giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Do đó bạn cần phải quan sát kỹ vùng da bị bệnh. Viêm da dị ứng có thể ở bất kì vùng da nào, ngược lại zona thần kinh chỉ thường lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh giời leo chính là do các độc tố có trong côn trùng bọ giời. Khi bị đập chết, các chất độc sẽ được giải phóng ra. Độc tố này sẽ gây kích ứng lên da, bỏng rát khi tiếp xúc.
Giời leo là con gì?
Con giời leo hay thường gọi là con giời là một loài động vật thuộc ngành chân khớp, hình dáng giống như con rết nhưng kích thước nhỏ hơn, chân cao hơn nên nó di chuyển khá nhanh. Chúng thường sống ở những nơi ẩm thấp như góc khuất, ngõ ngách gầm giường, bàn, tủ…
Côn trùng bọ giời thường hoạt động vào ban đêm nên có khi bò lên người và tiết dịch acid photpho gây ra các vệt phỏng da.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh giời leo là gì?
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được giời leo qua các triệu chứng xuất hiện trên da, cụ thể như:
  • Da ửng đỏ, xuất hiện vệt dài khoảng 5 cm, có cảm giác ngứa, đau rát tức thời rất khó chịu.
  • Nổi các mụn nước nhỏ li ti theo hình dây ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt là ở các vùng như đùi, lưng, chân tay vì thường tiết nhiều mồ hôi. Một số trường hợp lại xuất hiện ở các vị trí như môi, cằm, trán má…
  • Nghiêm trọng hơn thì các mụn nước bị vỡ ra và sinh mũ. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất vì khi các mụn nước bị vỡ thì tỉ lệ gây ra các sẹo to rất cao.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo

Nhiều người, thậm chí cả thầy thuốc cũng rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh giời leo và zona thần kinh. Điều này cực kì nguy hiểm đối với sức khỏe. Điều trị không đúng cách không những mất nhiều thời gian, tiền bạc mà tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng hơn.
Thông thường giời leo chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài da kết hợp với một số phương pháp dân gian thì sau một tuần sẽ khỏi hẳn. Riêng bệnh zona thần kinh thì quá trình điều trị rất phức tạp, điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao phân biệt giữa hai loại bệnh này?
Khác với giời leo do acid photpho hữu cơ có trong bọ giời gây bệnh, tác nhân gây bệnh Zona thần kinh là một loại virus có tên là Herpes zoster.
Virus Herpes zoster chính là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu. Sau khi mắc bệnh thủy đậu, virus này sẽ ẩn nấp vào các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu cũng chính là lúc chúng tái hoạt động trở lại, gây đau nhức, nổi mụn đỏ, mủ trắng.
Đối tượng thường có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh là những ai đã từng bị bệnh thủy đậu, trẻ em hoặc người trên 50 tuổi vì lúc này sức đề kháng đã suy giảm. Chế độ ăn uống khoa học, nghỉ dưỡng, thường xuyên vận động có vai trò rất quan trọng để bạn tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh zona.
Giời leo là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh giời leo
Tác nhân gây bệnh Zona thần kinh là một loại virus có tên là Herpes zoster
Zona thần kinh thường xuất hiện với các cơn đau nhức nghiêm trọng cùng với các vết sưng, mẩn đỏ. Vài ngày sau, tại các vết sưng hình thành các bọng nước lớn, phồng rộp. Mụn nước có thể lây lan nhanh chóng theo đường dây thần kinh, vùng tổn thương rộng gây ra đau đầu, đau nửa đầu, sốt cao…Ví trí thường xuất hiện nhất là lưng, mặt, ngực hoặc lưng.
Các vùng da rộp có vảy cứng. Sau khi khỏi bệnh ( trung bình 7 – 10 ngày), các vảy cứng này sẽ mất đi, sắc tố da sẽ thay đổi thành màu đậm hơn, rất dễ nhìn thấy. Giai đoạn này thường rất đau đớn. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải điều trị tới 3 tháng mới hết bệnh.
Giời leo để lại những vết sẹo lớn mất thấm mỹ còn zona nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến thị giác như sưng phồng mí mắt, mắt đỏ, sẹo giác mạc. Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mù lòa.
Bên cạnh những giải pháp trị giời leo bằng thuốc chuyên dụng theo như hướng dẫn của bác sĩ, ta cũng có thể áp dụng một số mẹo trị giời leo dân gian, với các nguyên liệu thường gặp. Những giải pháp này đều rất an toàn và không gây hại cho da, nâng cao hiệu quả phục hồi nhanh chóng.

Mẹo dân gian chữa giời leo tại nhà

Có rất nhiều loại nguyên liệu mang công dụng chữa giời leo mà ta không hề hay biết. Áp dụng ngay khi có những biểu hiện giời leo ban đầu để làn da được phục hồi hiệu quả hơn:
Sử dụng đậu xanh và lá khổ qua
Đậu xanh và lá khổ qua có tính hàn, mát nên sẽ làm dịu mát da, giảm bớt độ ngứa, rát của vết phồng rộp khi bị giời leo. Bạn chỉ cần lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua giã nát rồi đắp lên vùng da bị giời leo. Tầm 5 -7 ngày vết thương sẽ khô lại, xẹp dần, giảm bớt ngứa và đóng vảy.
Cách trị giời leo và những phương pháp phòng ngừa bệnh
Cách trị giời leo bằng đậu xanh giã nát
Mủ trong trái sung non hoặc lá sung
Ít ai biết mủ trong trong trái sung non hay vỏ cây sung có thể chữa được bệnh giời leo. Chọn sung quả non, cắt đôi để lấy mủ trong quả rồi bôi trực tiếp lên vùng da đang bị giời leo. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, từ 2 – 3 ngày sau các vết phồng rộp sẽ bớt rát, khô lại, có hiện tượng đóng vảy.
Ngoài ra ta cũng có thể lấy lá sung non, giã nát (có thê trộn thêm một ít dấm ăn )rồi đắp lên những mảng da bị giời leo.
Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua cũng là loại quả an toàn mà ông cha ta hay áp dụng để chữa bệnh giời leo. Dùng một quả mướp đắng, xay nhuyễn và đắp lên vùng da bị giời leo. Khoảng 3 ngày sau triệu chứng sẽ giảm thiểu rõ rệt.

Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực cũng là loại cây thuốc lành tính rất hiệu quả trong việc điều trị các loại bệnh ngoài da, cầm máu vết thương… trong các phương thuốc dân gian. Đặc biệt cỏ nhọ nồi cũng có hiệu quả trong việc chữa giời leo rất tốt. Loại cỏ này thường mọc dại bên các bụi cây ven đường hoặc tự trồng tại nhà đều được.
Cách làm rất đơn giản chỉ cần rửa sạch cỏ nhọ nồi, giã nát, lấy tăm bông chấm nước cốt của cỏ rồi bôi lên vết thương. Thực hiện mỗi ngày 3-4 lần để thấy hiệu quả.
Rau sam
Rau sam cũng là loại thực vật có tác dụng chữa giời leo hiệu quả mà ta có thể thử tại nhà. Cách làm tương tự như cỏ nhọ nồi, rửa sạch rau, mang giã nát rồi bôi lên vết giời leo.

Ngoài ra ra cũng có thể lấy rau sam mang đi sắc uống với nước. Bài thuốc gồm: 30g rau sam, 30g ý dĩ nhân. Uống mỗi ngày một lần.
Lá trúc đào
Dùng lá trúc đào trị bệnh giời leo
Dùng lá trúc đào, đốt thành than rồi nghiền nhuyễn. Sau đó trộn chung với dầu dừa. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bệnh ngày 2 lần là khỏi. Những loại lá, rau thường gặp như rau dừa nước, lá cây xấu hổ… cũng có tác dụng chữa giời leo thể nhẹ bằng cách giã nước và đắp trực tiếp lên.
Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
Giời leo là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu. Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân,…

Lưu ý khi chữa trị giời leo bằng mẹo dân gian

– Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng bệnh giời leo. Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Vì mỗi tình trạng bệnh sẽ có giải pháp sử dụng thuốc phù hợp.
– Những mẹo dân gian kể trên chỉ phù hợp cho những triệu chứng giời leo thể nhẹ, không nên áp dụng khi các biểu hiện chuyển nặng.
– Nên kiêng dùng xà phòng tại những vị trí bị giời leo, chỉ dùng nước muối để khử trung vết thương, hạn chế khả năng bị viêm nhiễm do tổn thương sâu vào da.
– Lưu ý chế độ dinh dưỡng, kiêng cữ một số thực phẩm có khả năng để sẹo như trứng, thịt bò, rau muống, hải sản…
– Bổ sung vitamin từ trái cây và rau củ để tăng khả năng hồi phục cho da.
– Tìm gặp bác sĩ nếu những giải pháp dân gian không làm thuyên giảm triệu chứng.

Phòng ngừa bệnh giời leo

Phòng ngừa bệnh giời leo như thế nào?
Để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các mầm móng gây nên bệnh giời leo. Bạn nên:
– Tắt đèn khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Ánh đèn rất dễ thu hút côn trùng bay vào nhà. Nhất là trong mùa gặt hái, chúng thường mất môi trường sinh sống.
– Không dùng tay đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Còn không nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chú ý các ngóc ngách, ẩm ướt – nơi mà bọ giời ẩn nấu.
– Kiểm tra mền gối, mắc lưới chắn côn trùng trước khi ngủ để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
– Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy bạn không nên sờ vào vùng da bệnh rồi sờ các vùng da khác.
– Chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
– Dùng dung dịch muối loãng để rửa sạch da khi có các biểu hiện bất thường như vệt đỏ, ngứa, khó chịu.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị giời leo
– Sức đề kháng khi bị giời leo rất yếu nên cần bổ sung các loại thực phẩm chức nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cho cơ thể như cam, bưởi, củ cải đỏ…
– Uống nhiều nước. Nên uống thêm nước chanh, nước cam tươi.
– Lựa chọn các thức ăn mát, thanh nhiệt, giải độc như hạt sen, rau má, khổ qua, bí xanh, các loại rau có màu xanh đậm….
– Kiêng cữ các loại thực phẩm giàu arginine như bánh mì trắng, yến mạch, socola, ngũ cốc tính chế, đồ ăn có tính nóng, các món chiên, xào, các loại thức uống có cồn.
– Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua.
Bệnh giời leo không khó để phòng bệnh và chữa trị nhưng nếu không biết cách rất dễ để lại những ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tốt nhất nên đến các phòng khám, bệnh viên chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Chúc bạn sống khỏe!

Bệnh giời leo kiêng ăn gì?

Nguồn thực phẩm giàu arginine

Arginine là acid amin tham gia vào quá trình tạo ra ure ở gan, điều hòa nồng độ amoniac trong máu. Chúng là thành phần có trong protein của tất cả các loại sinh vật sống. Những loại thực phẩm giàu arginine có thể kể đến cụ thể bao gồm:
  • Gà tây. Trung bình một phần ức gà chứa khoảng 16 gram arginine
  • Sườn lợn. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng protein rất cao. Trong mỗi miếng sườn chứa khoảng 14 gram arginine
  • Xếp thứ 3 trong nhóm các thực phẩm giàu arginine là thịt gà với 9 gram arginine trong một miếng ức gà.
  • 200g hạt bí có chứa tới 7 gram arginine
  • Một chén đậu nành rang có khoảng 4.6 gram arginine
  • Ước lượng 200g lạc có 4.6 gram arginine
  • Một chén tảo spirulina có chứa khoảng 4.6 gram arginine
Ngoài ra arginine còn có trong bánh mỳ trắng, yến mạch, socola. Sử dụng thực phẩm giàu arginine khi đang bị giời leo sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạt bí là nguồn giàu arginine

Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế hay được gọi là ngũ cốc thành phẩm. Loại ngũ cốc này đã được chiếc tách, sản xuất qua quá trình tinh luyện, xử lý nên thành phần tự nhiên của chúng đã được thay đổi.
Khi bị bệnh giời leo, các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng các sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế, ví dụ như bột mì, bánh mì, bột kem, bánh quy. Tại sao vậy?
Nguyên nhân bạn không nên sử dụng chúng vì hàm lượng đường có trong ngũ cốc tinh chế rất cao. Sử dụng nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, làm rối loạn điện giải. Đồng thời chúng có thể gia tăng tỉ lệ vết thương bị nhiễm trùng. Nếu các mụn nước đang ở giai đoạn héo dần thì bạn càng không nên sử dụng loại thực phẩm này. Nó có thể làm chậm quá trình hồi phục tổn thương trên da.
Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
Bệnh giời leo là gì: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị giời leo
Giời leo là một bệnh khá phổ biến và được dân gian biết đến từ rất lâu. Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt có thể để lại sẹo trên da. Vậy nguyên nhân,…

Đồ ăn được chế biến sẵn

Chất béo có trong đồ ăn được chế biến sẵn cũng là một trong những chất bệnh nhân cần tránh. Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn dùng đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt là tăng nguy cơ gây viêm vùng da ở mắt, ảnh hưởng xấu tới giác mạc và có thể dẫn tới nguy cơ đục thủy tinh thể. Hạn chế như đồ chiên, rán, mì gói, đồ uống giàu carbohydrate.

Thức uống chứa cồn

Người bệnh thường có hệ thống miễn dịch rất yếu, vì vậy nếu uống các loại thức uống chứa cồn, rượu bia sẽ càng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Bị giời leo tuyệt đối bạn không nên sử dụng các loại thức uống có cồn để tránh làm thời gian lành bệnh kéo dài, gây ra nhiều biến chứng.
Không nên sử dụng các loại rượu bia, thức uống có cồn

Những loại thực phẩm nên ăn khi bệnh giời leo

Thực phẩm giàu lysine

Là một bazo quan trọng có trong tất cả protein trong cơ thể, Lysine giúp cơ thể hấp thụ canxi, tạo cơ bắp. Và một công dụng không thể bỏ qua đó là tổng hợp các hormone, enzym, kháng thể, phục hồi chấn thương.
Thực phẩm dồi dào Lysine giúp vùng da giời leo mau lành, kháng viêm, kìm hãm sự tăng trưởng của virus. Sữa, các thành phẩm từ sữa, cá, đậu, thịt gà là nguồn dồi dào lysine. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng.
Lysine là một trong những chất có thể giúp ích trong việc điều trị bệnh zona thần kinh, bệnh thủy đậu do virus Herpes gây ra.
Triệu chứng bệnh giời leo là gì, Biến chứng nguy hiểm và cách chữa trị
Triệu chứng bệnh giời leo là gì, Biến chứng nguy hiểm và cách chữa trị
Giời leo là một bệnh khá phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, thời tiết ẩm thấp. Bệnh này rất dễ điều trị, nhanh khỏi nếu phát hiện ra sớm. Vậy triệu chứng bệnh giời leo là gì? Những tác hại của nó cũng như cách chữa…

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và vitamin C

Nâng cao sức đề kháng cực kỳ quan trọng trong điều trị cũng như phòng chống bệnh giời leo. Vitamin C là một chất chống oxy hóa cao. Đó chính là lý do tại sao bác sĩ thường khuyên bạn nên ăn các loại rau quả có màu xanh lá, các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây…Hơn nữa, các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin C thường rất dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin C

Hợp chất Allicin có trong tỏi

Vốn nổi tiếng là một loại thực phẩm dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng. Allicin có trong tỏi có khả năng sát khuẩn, làm dịu mát các mụn bỏng do acid photpho hữu cơ. Kết hợp ăn và bôi để có hiệu quả tốt nhất.
Bệnh giời leo kiêng ăn gì? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời rồi nhỉ. Chỉ cần điều trị đúng cách, kịp thời kết hợp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, kiêng cử một số thực phẩm. Bạn đã có thể nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.

Trên đây là những cách trị giời leo hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các liệu pháp dân gian để làm dịu mát da, loại bỏ acid photpho. Nhưng cũng không nên chủ quan vì bệnh giời leo rất dễ nhầm lẫn với zona thần kinh. Do đó, vẫn nên thăm khám và nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Bs. Huỳnh Văn Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét