http://www.benhvienthongminh.com
Khi toàn bộ hệ thống tiêu hóa đã lâu ngày bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng ăn uống theo kiểu hiện đại, với những chất thải tạo ra sau khi liên tục đưa vào những thức ăn không tiêu hóa được, và thậm chí có thể là đã tốn nhiều công sức để loại bỏ những chất thải gây bệnh này, sốt hoặc nổi mụn nhọt trên da, để có thể làm biến đổi con người, bạn phải bắt đầu làm sạch tận gốc toàn bộ cơ thể.
Tất cả những chất thải đang thối rửa và làm tắc hệ thống tim mạch phải được thanh toán qua SỰ TRỐNG RỖNG TUYỆT ĐỐI CỦA NHỊN ĂN. Chỉ khi nào hệ thống tiêu hóa trống rỗng vì nhịn ăn thì khi đó các chất thải mới bị phá hủy, đốt cháy và khử đi trong dòng máu.
Phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh có từ thời cổ đại: ở Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập… nhịn ăn đã được sử dụng với mục đích chữa bệnh. nhưng đến thế kỷ XV ở Châu Âu chữa bệnh bằng nhịn ăn đã hoàn toàn bị lãng quên, mãi đến đầu những năm 80 của thế kỷ XIX lại xuất hiện những chỉ dẫn sử dụng có hiệu quả việc NHỊN ĂN để chữa nhiều loại bệnh (Xpaske, VenhiAminop, Di-uy, Ta-nơ). Còn ở Châu Á thì Y học phương Đông cũng đề cập thành một nguyên lý chữa bệnh: “Dùng thuốc không bằng giảm ăn” (phục dược bất như giảm khấu) đã được nhiều Danh y ứng dụng như có lần Đại mục Kiều Liên hỏi Danh y Kỳ Bá rằng: “Tôi có đệ tử bị bệnh nên chữa theo cách nào?”. Kỳ Bá đáp: “NHỊN ĂN” là tốt hơn hết…
Cho đến nay, chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN ngày càng được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới: ở Pháp bằng những công trình của Sona, Remo, Rayxe; ở Đức những công trình thực hiện của Xmit, Phôita, Rupne; ở Nga, V.A.Manaxen, V.V.Pasuken, A.H.Kokoxop, C.Oxinhin; ở Mỹ F.Benhendic… Ở Việt Nam một vài cơ sở điều trị và nhiều người trong nước đã áp dụng chữa một số bệnh đạt kết quả.
Hàng trăm chuyên gia, viện sĩ, bác sĩ nhiều nước qua quá trình nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng phương pháp NHỊN ĂN chữa bệnh, mỗi người có một nhận định thể hiện quan điểm, nói lên kinh nghiệm và kết quả thực tế của mình thu lượm trong từng vùng, từng nước, từng loại bệnh. Ví dụ: theo nhận định của các chuyên gia Senko, Meira, Buchingo, Segesơ: “NHỊN ĂN là phương pháp tiêu biểu để chữa bệnh, không phải vì thiếu thốn, thiếu lương thực, thực phẩm mà phải chữa bệnh bằng NHỊN ĂN”. Bác sĩ Von Seeland (Nga) cho biết: “Sau nhiều thí nghiệm tôi đã đi đến kết luận rằng NHỊN ĂN chẳng những là một phương pháp trị liệu tốt mà còn xứng đáng nhận sự trọng vọng trong lĩnh vực giáo dục”. Bác sĩ Adolph Mayer, một Danh y người Đức viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép NHỊN ĂN, trị bệnh của nhiệm màu” như sau: “Tôi xác nhận rằng NHỊN ĂN là phương pháp thần hiệu nhất để chữa lành bất cứ bệnh tật gì”. Các bác sĩ người Mỹ: Shelton, Walter, Page, Deway cũng như nhiều bác sĩ xác định rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng phương pháp NHỊN ĂN”… Tóm lại, đều chung một nhận định:
Một số lợi ích của việc nhịn ăn được các bác sĩ đã đề cập tới là:
- Nhịn ăn tạo ra cho toàn bộ cơ thể bạn (tim, dạ dày, ruột, thận, phổi, tụy, gan,…) một cơ hội để nghỉ ngơi và lấy lại sức mạnh để nó có thể hoạt động với một hiệu quả lớn hơn nhiều sau nhịn ăn. Đặc biệt là tim và các mạch máu, không còn phải bơm nhiều máu như vậy tới hệ thống tiêu hóa nữa để tiêu hóa thức ăn, có được một kỳ “nghỉ hè ” rất cần thiết”.
- Nhịn ăn tạo ra sự phá vỡ và bài tiết các chất thải độc hại bám vào toàn bộ các cơ quan và mô của cơ thể, và do đó làm sạch toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện cho cơ thể làm việc với hiệu quả cao nhất.
- Nhịn ăn làm trẻ lại toàn bộ hệ thống và hồi phục lại sự thanh xuân cho tế bào, mô và mạch máu. Nó làm chậm lại quá trình già nua và làm tăng tuổi thọ.
- Nhịn ăn giúp cho việc tái lập các sự tiết xuất bình thường và cân đối của các tuyến và các cơ quan.
- Nhịn ăn bảo toàn năng lượng và làm cho nó lại được thăng hoa hướng vào những công trình đeo đuổi thuộc về tinh thần và tâm linh cao hơn như thiền sâu chẳng hạn.
- Nhịn ăn làm trí óc sáng sủa, làm các giác quan nhạy bén hơn và tăng cường trí nhớ. Dạ dày trống rỗng không còn lấy máu từ não đến nữa để phục vụ tiêu hóa và vì vậy não nhận được nhiều máu và năng lượng hơn. Vì chất thải độc hại làm tắc nghẽn não được rửa sạch và tẩy trừ, trí tuệ tập trung và minh mẫn. Nhiều nhân vật nổi tiếng, phải nói chuyện thường xuyên trước công chung, có một nguyên tắc: “Nhịn ăn trước một buổi nói chuyện quan trọng và rồi sẽ ăn sau”.
- Nhịn ăn làm cho da trông trẻ hơn và sáng sủa hơn, vì những lỗ chân lông trên mặt da đã tự tẩy sạch được những sản phẩm độc tố do ăn quá nhiều những chất béo và đồ ngọt. Mụn nhọt, mụn trứng cá, nhiễm trùng da, … đều có thể được thuyên giảm và da trở nên sáng sủa và hồng hào. Mắt trở nên trong trẻo và long lanh với một vẻ đẹp trong sáng từ bên trong.
- Nhịn ăn giúp dẹp bỏ được sự thôi thúc phải hút thuốc và uống rượu. Ăn quá nhiều làm căng thẳng thần kinh, khi đó người ta tìm sự thư giãn qua thuốc lá và rượu. Nhịn ăn làm thư giãn thần kinh và do đó loại trừ được những thèm khát này.
- Nhịn ăn đốt những chất béo dư thừa và làm giảm trọng lượng dư thừa. Bằng cách làm sạch hệ thống tiêu hóa, nhịn ăn tạo ta một sự thèm ăn bình thường và lành mạnh và chấm dút sự thúc ép phải ăn quá nhiều. Những người thường ngày ăn quá nhiều một cách không tự nhiên làm giãn dạ dày của mình, do vậy dạ dày của họ đòi hỏi nhiều thức ăn hơn để chứa cho đầy. Nhịn ăn phục hồi lại kích thước bình thường của dạ dày và làm mất đi tính phàm ăn một cách không tự nhiên và có hại.
- Bằng cách đốt cháy và thải các chất không cần tới, nhịn ăn có thể làm chấm dứt các sự phát triển không được bình thường trong cơ thể. Nhiều người đã chữa khỏi các khối u, các mô bệnh, các chỗ lở loét, các chỗ sưng, các viên sỏi và các sự phát triển bất bình thường khác bằng cách nhịn ăn.
- Nhịn ăn thường kỳ phòng ngừa được bệnh, do giữ được cơ thể sạch sẻ và cơ thể hoạt động với sức lực và hiệu quả tối đa. Các bác sĩ đã nhận thấy rằng nhịn ăn làm tăng sức đề kháng đối với nhiễm trùng.
- Nhịn ăn là loại thuốc an thần tự nhiên bằng cách làm thư giãn hệ thống thần kinh, làm dịu đi những nỗi lo âu và còn góp phần vào việc chữa trị chứng mất ngủ. Mất ngủ, thường gây ra do chứng tim nóng và không tiêu hóa được, do cơ thể có nhiều axit vì ăn quá nhiều và ăn thức ăn không thích hợp. Sau khi nhịn ăn, nhiều người bị mắc bệnh mất ngủ thấy rằng họ ngủ ngon hơn những năm tháng trước kia. Ngoài ra, vì cơ thể hoạt động hiệu quả hơn trong suốt thời gian nhịn ăn và sau đó, người ta thấy cần ngủ ít hơn.
Khi cơ thể có được sự nghỉ ngơi rất cần thiết của sự nhịn ăn và khi tất cả các tế bào, mô và các cơ quan được tẩy sạch, cơ thể tự tái sinh và tất cả những chức năng của nó, đặc biệt là sự tiêu hóa trở nên tốt hơn. Những người nhịn ăn đều đặn, kinh nghiệm được sự tăng cường về sức khỏe, khí lực và năng lượng, trí óc minh mẫn và thanh thản. Nhiều người đã khám phá ra những lợi ích lớn lao của sự nhịn ăn và thấy cuộc đời của họ hoàn toàn biến đổi.
NHỊN ĂN NHƯ THẾ NÀO ?
Ở những thời đại trước đây người ta nhịn ăn trong nhiều ngày, đôi khi lên tới 30 hoặc 40 ngày. Nhưng ở thời đó, con người sống gần gũi với thiên nhiên hơn, ăn những thức ăn lành hơn, vận động nhiều hơn và ít bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng thần kinh và sự lo nghĩ hơn; vì vậy, cơ thể của họ khỏe hơn, tinh khiết hơn và có khả năng chịu đựng các đợt nhịn ăn dài ngày. Nhưng nhiều người ngày nay, vì bị chứa đầy các chất dơ bẩn đến nỗi họ không thể chịu đựng được một đợt nhịn ăn dài ngày. Vì vậy họ nên có các đợt nhịn ăn ngắn ngày và đều đặn để thanh lọc cơ thể mà ít bị căng thẳng nhất. Nhịn ăn một ngày (từ lúc mặt trời mọc ngày hôm nay đến lúc mặt trời mọc ngày hôm sau) một tháng hai lần vào những ngày đặc biệt theo tuần trăng. Theo thời gian nhịn ăn, ta phải vận động nhiều, đi lại nhanh nhẹn ở ngoài trời và thở sâu để kích thích sự tuần hoàn máu và thúc đẩy sự đào thải các chất cặn bã.
Cách nhịn ăn tốt nhất là không ăn uống gì, kể cả nước lã. Bằng cách này, nhịn ăn có tác dụng nhanh nhất và hiệu quả nhất, ép kiệt được tất cả mọi chất độc trong cơ thể ra ngoài, giống như vắt khô một miếng bọt biển bẩn. Như một chuyên gia dinh dưỡng đã nói: “Bạn càng uống ít, nhịn ăn càng có tác dụng và hiệu quả mạnh hơn”.
Nhịn ăn phải được thực hiện từ từ, không được đột ngột, vội vã. Lần đầu tiên nhịn ăn, bạn có thể ăn trái cây và uống sữa. Lần sau chỉ ăn trái cây hay dùng nước ép trái cây. Rồi lần sau nữa chỉ uống nước lã, và lần sau cùng không uống gì cả. Theo cách này bạn sẽ dần dần thích nghi dễ dàng với sự nhịn ăn.
Những người yếu hay quá đau ốm, không thực hiện được nhịn ăn hoàn toàn, nên “nhịn ăn một nửa”, sau bữa trưa cho đến tận sáng hôm sau; theo cách này họ có thể nhịn ăn 4 lần một tháng. Hoặc giả họ có thể dùng nước canh rau có lá xanh. Trẻ con, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang thơi kỳ cho con bú không nên nhịn ăn.
NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA THỜI KỲ NHỊN ĂN.
Những người nhịn ăn thường cảm thấy có dư sức khỏe và năng lượng, và tinh thần được minh mẫn hơn, trong ngày nhịn ăn; nhưng thoạt đầu, khi cơ thể còn chứa đầy chất độc và mới khởi sự bài tiết, nhịn ăn có thể gây ra yếu đuối. Thực ra, đây là dấu hiệu chứng tỏ nhịn ăn đang có tác dụng! Các chất độc và các chất thải bấy lâu nay vẫn làm tắc nghẽn cơ thể ,bấy lâu nay đang được hòa tan vào máu và được chuẩn bị để bài tiết. Lưỡi có thể bị phủ một lớp trăng trắng, đây là chất thải và vi khuẩn đang bị tiêu diệt ở mặt bên trong của toàn bộ niêm mạc (màng nhầy), từ ruột và dạ dày lên tới lưỡi – một điều nữa chứng tỏ quá trình thanh lọc cơ thể đang diễn ra. Người ta có thể đổ lỗi bằng sự yếu đuối gây ra là do thiếu đồ ăn và lại bắt đầu ăn để được “cảm thấy khỏe” lại: nhưng sự cám dỗ đòi phải ăn này phải nhịn cho được, nếu không nó sẽ làm vô hiệu hóa tất cả kết quả tốt của ngày nhịn ăn. Sự quyết tâm cao trong ngày nhịn ăn còn giúp tăng cường ý chí của con người rất nhiều.
Vì cùng một lý do như trên, ngay cả những người không nhịn ăn vẫn thường thức giấc vào buổi sáng, cảm thấy yếu đuối và rất khổ sở. Có thể không thèm ăn, nhưng họ cảm thấy cần ăn vào bữa điểm tâm để được khỏe lại. Đó là vì suốt trong 10 hoặc 12 tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm tối ngày hôm trước, cở thể của họ đã tự thanh lọc đến một chừng mực nào đó và các chất độc thải ra đang đi vào máu của họ để được bài tiết. Ngay khi họ ăn vào buổi sáng, quá trình bài tiết này bị ngừng lại. Có một số người thức giấc vào nửa đêm và cảm thấy “khó chịu”, và phải ăn vào để có thể ngủ lại: nói một cách khác đi, họ phải đưa thức ăn vào dạ dày để làm đình lại sự tiêu hóa các chất độc tích lũy ở đó. Tất cả những điều này đều là những dấu hiệu cho biết đã đến lúc phải làm sạch nội tạng của cơ thể.
Sau nhiều lần nhịn ăn, cơ thể sẽ được tẩy uế và những cảm giác yếu đuối sẽ biến mất. Có thể rồi sẽ không thấy đói chút nào; vì không có đường hay tinh bột được tiêu hóa, do đó tụy được nghỉ ngơi và sự day dứt của cơn đói giảm đi. Con người sẽ cảm thấy khỏe hơn và dễ chịu hơn trước đó nhiều, có một khả năng suy nghĩ và làm việc gia tăng lên nhiều, chứ không hề giảm sút. Một vận động viên người Anh đã chạy việt dã 52 dặm trong khi dạ dày hoàn toàn trống rỗng sau 24 giờ nhịn ăn, và anh ra đã chạy nhanh hơn kỷ lục trước đó của anh nửa tiếng đồng hồ.
Tiến sĩ Anton Carlson, giáo sư sinh lý học trường đại học Chicago đã phát hiện ra là nhịn ăn khoảng 3 đến 4 ngày trước một trận đấu bóng rổ thường làm tăng năng lượng và sức chịu đựng của các cầu thủ.
Phân biệt mấy cách NHỊN ĂN (còn gọi là tuyệt thực) như sau:
– Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn không uống.
– Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn gì, nhưng có uống nước, mà chỉ uống nước có trong thiên nhiên hoặc nước đun sôi rồi để nóng bằng nhiệt độ cơ thể.
– Nhịn ăn không hoàn toàn: Ăn không đủ no, ăn không đủ để tiêu hóa năng lượng.
– Nhịn ăn từng phần: Ăn thiếu về chất (cung cấp chất dinh dưỡng một mặt hoặc không đủ chất lượng: đạm, mỡ, đường, khoáng, Vitamin…). trong những điều kiện tự nhiên cũng khó mà phân biệt giới hạn giữa NHỊN ĂN KHÔNG HOÀN TOÀN với NHỊN ĂN TỪNG PHẦN; vì ăn không đủ no thường phối hợp với sự rối loạn thành phần dinh dưỡng. Do đó NHỊN ĂN TỪNG PHẦN thường chỉ thấy trong điều kiện thực nghiệm.
NHỊN ĂN (tuyệt thực) là không ăn một thứ gì cho đến lúc cơ thể hết thức ăn dự trữ, khác với kiêng ăn (tiết thực) là không ăn một thứ thức ăn nào đó. Còn ĐÓI ĂN là đến lúc các thức ăn dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà cứ vẫn nhịn đói. Có thể nói khi NHỊN ĂN kết thúc thì ĐÓI ĂN bắt đầu. NHỊN ĂN đem lại cho cơ thể sự điều hòa là NHỊN ĂN SINH LÝ, tăng thêm khí lực mà ta gọi là SỨC KHỎE. NHỊN ĂN SINH LÝ là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên như thời gian ngủ đông (đông miên) hoặc ngủ hè (hạ miên) của một loạt những động vật có vú (chồn, nhím, chuột vàng…) và các động vật lưỡng thể những loại bò sát, các loại cá, côn trùng… Ở người là nhịn ăn để đấu tranh, để làm reo, để thí nghiệm, để biểu diễn, nhịn ăn về tôn giáo… Còn ĐÓI ĂN là giai đoạn tiêu thụ đến các mô lành mạnh là ĐÓI ĂN BỆNH LÝ, làm ốm yếu cơ thể, suy kiệt sinh lực, đó là BỆNH TẬT. ĐÓI ĂN BỆNH LÝ thường xuất hiện trong những trường hợp thiếu ăn hoặc thành phần thức ăn không đủ hoặc quá trình hấp thụ thức ăn bị rối loạn liên quan đến những thay đổi bệnh lý chính trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ điều kiện xã hội (thiên tai, dịch họa…), trong những trường hợp phải nhịn ăn bắt buộc.
Để chữa bệnh người ta thường dùng cách NHỊN ĂN HOÀN TOÀN, còn phát sinh bệnh thì lại hay gặp nguyên nhân ĐÓI ĂN TỪNG PHẦN thể hiện ở khâu cung cấp thức ăn không đủ chất dinh dưỡng. Trái lại, rất ít gặp hiện tượng ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN và ĐÓI ĂN TUYỆT ĐỐI trên giường bệnh. ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN có thể gây ra do khó đưa thức ăn vào cơ thể, vì chít thực quản hoặc hẹp môn vị hoặc thương tổn miệng lưỡi… hoặc người bệnh không muốn ăn.
Số ngày nhịn ăn để trị bệnh không theo loại bệnh mà tùy theo từng người bệnh; không thể biết trước được số ngày nhịn ăn. Kinh nghiệm cho hay là khi thấy khó chịu trong người thì không nên ăn gì cả trong 48 giờ. Nếu sau đó vẫn còn khó chịu thì tiếp tục nhịn ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói. Qua quá trình nghiên cứu phương pháp NHỊN ĂN, bác sĩ Jenning đã đề xuất: “Đừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dày họ”. Ta có thói quen động viên người bệnh cố gắng ăn nhiều để mau lành bệnh, vô tình có biết đâu những thức ăn đó, nào có được hấp thụ mà sẽ thối rữa trong ống tiêu hóa của người bệnh. Nếu ý thức rằng mọi sinh lực sẵn có của người bệnh lúc ấy đều tập trung vào sự bình phục sức khỏe, không còn đủ sức để tiêu hóa hoặc đồng hóa thức ăn biến thành khí huyết nuôi cơ thể. Nhưng biết nhịn ăn ngay từ khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì ít khi bệnh cấp tính lại có thể trở thành trầm trọng. Trong thực tế theo dõi, chúng tôi đã thấy tất cả các biểu hiện của bệnh cấp tính đều được chặn đứng và người bệnh trở nên dễ chịu sau khi nhịn ăn. Đáng lưu ý là chứng sốt và chứng viêm được hạ một cách mau lẹ.
Thông thường thì trong bệnh mạn tính cũng như cấp tính, sự NHỊN ĂN phải tiếp tục cho đến khi nào đạt kết quả dự định, nhưng tùy trường hợp mà vận dụng. Ví dụ: trong các bệnh cấp tính có thể nhịn ăn tiếp tục khi mà các triệu chứng trầm trọng còn tiếp diễn và sau đó nhịn ăn cho đến lúc nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại. Còn trong các bệnh mạn tính không phải bao giờ người bệnh cũng có thể nhịn ăn đến cùng. Dĩ nhiên trong lúc nhịn ăn mà người bệnh không thấy xẩy ra các biến chứng gì thì cứ tiếp tục cho đến khi lành bệnh hoặc sự thèm ăn trở lại. Tuyệt đối không nên quyết đoán một thời gian nhất định như một cuộc thách thức. Nếu thực sự là trường hợp cần thiết một cuộc nhịn ăn dài ngày mà người bệnh quá suy nhược thì nên tổ chức cuộc nhịn ăn làm nhiều đợt ngắn ngày. Có điều cần lưu ý là trong thời gian chuyển tiếp nên ăn uống hợp lý. Kinh nghiệm cho thấy một đợt nhịn ăn dài ngày kết quả bao giờ cũng công hiệu và vừa ý hơn nhiều đợt nhịn ăn ngắn ngày. Nhiều người chỉ muốn nhịn ăn vài ba ngày lại mong đạt kết quả cao mà kết quả này chỉ có thể đạt với đợt nhịn ăn vài ba tuần. Bởi vậy, trước khi muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để chữa bệnh phải suy nghiệm thật kỹ rồi hãy quyết định tiến hành cho đến nơi đến chốn. Nếu còn nghi ngờ, ngần ngại thì chớ NHỊN ĂN để khỏi phải thất vọng.
Ngưng nhịn ăn như thế nào cũng quan trọng gần như bản thân vấn đề nhịn ăn vậy. Sau khi bạn đã làm sạch và cho toàn bộ cơ thể bạn nghỉ ngơi, nếu bạn lại nhồi nhét đầy cơ thể bạn với những số lượng lớn thức ăn khó tiêu, làm dạ dày của bạn bị quá tải và căng ra, bạn sẽ vô hiệu hóa tất cả những tác dụng tốt của sự nhịn ăn. Vì vậy sáng hôm sau, sau khi mặt trời mọc, bạn hãy uống một cốc nước chanh quả (khoảng ¼ quả chanh tươi trong một cốc nước), với một chút muối hoặc mật ong. Nước chanh quả có độ kiềm cao và là một trong những chất làm sạch cơ thể hiệu quả nhất. Nó làm trung hòa các loại axit và loãng niêm dịch (chất nhầy), tất cả chất nhầy đã được tẩy sạch khỏi các mô trong lúc nhịn ăn, hòa tan chúng có thể được bài tiết dễ dàng rồi ăn từ từ một nửa hoặc cả quả chuối; cắn từng miếng nhỏ rồi nuối chửng chứ không nhai. Chuối có tác dụng như một thỏi bọt biển để hấp thụ và trung hòa các chất độc trong dạ dày và ruột, tạo điều kiện cho chúng có thể được bài tiết dễ dàng; và nó cũng bôi trơn ruột để tiêu hóa được êm thấm. Nếu có thể, bạn hãy đợi nửa giờ rồi hãy ăn điểm tâm.
Bữa ăn đầu tiên sau nhịn ăn phải nhẹ, có nhiều trái cây hoặc rau tươi (đặc biệt các loại rau có lá xanh hoặc mầm) để làm lỏng, hòa tan và tẩy rửa các chất độc còn lại ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Các loại rau có nhiều chất sợi, có tác dụng như một cái chổi, và trái cây cung cấp nước để thực sự giúp bạn quét sạch đường tiêu hóa. Bữa điểm tâm mà càng dễ tiêu hóa bao nhiêu thì việc đưa các chất nhầy và chất thải độc ra khỏi dạ dày và ruột càng hữu hiệu và nhanh chóng bấy nhiêu.
Quy trình thực hiện phương pháp NHỊN ĂN
Trước khi nhịn ăn: Trước khi bước vào nhịn ăn thì ngày đầu ăn cháo gạo Lứt ngày thứ hai giảm bớt một nửa lượng cháo, ngày thứ ba uống nước cháo loãng hoặc uống nước gạo Lứt rang. Dù ăn cháo loãng hoặc uống nước gạo rang cũng đều không ăn no. Với những người không có chứng bệnh về tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, ruột còn đủ sức vận động thì trước khi nhịn ăn có thể rửa ruột không phải dùng thuốc mà thanh lọc bằng cách uống nước muối loãng không nên rửa ruột bằng thuốc sổ trước, trong và cả lúc mới bắt đầu ăn trở lại, sẽ làm suy yếu dạ dày, ruột.
Trong khi nhịn ăn: Thường tình, lần đầu tiên nhịn ăn sẽ có những cảm giác mới lạ chưa từng thấy bao giờ, dẫn đến những sự lo lắng không đâu, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa, mà điều tối kỵ trong việc nhịn ăn là sự sợ hãi chết đói. Đã sợ hãi thì tốt nhất là chấm dứt sự nhịn ăn. Bởi vậy, thái độ thoải mái, tin tưởng là yếu tố hết sức quan trọng trong thời gian nhịn ăn nó có tính quyết định trong sự thành công. Ngoài ra cần được nghỉ ngơi yên tĩnh trong không khí trong lành, đồng thời giữ cho người nhịn ăn được ấm áp để khỏi hao tổn cách vô ích thức ăn dự trữ trong mình. Cảm lạnh là nguyên nhân của sự khó chịu trong người, ngăn chặn sự bài tiết gây ra sự buồn nôn, ói mửa, nhức mỏi, đau đớn… Còn điều đáng lưu ý nữa là dùng nước. Nước uống cũng như nước tắm phải ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Ai cũng nhận thấy là không ăn thì cũng rất ít khát. Vậy là nên theo bản năng mà uống mỗi khi cơ thể đòi hỏi, khát thì uống, còn không thì thôi. Nước thừa trong người chẳng giúp gì sự bài tiết mà còn làm giảm sự bài tiết các chất cặn bã. Nhưng tắm rửa thì vẫn cần, tất nhiên ngâm mình lâu trong nước mà nên tắm nhanh hoặc lau bằng khăn nước ấm ở nơi kín gió.
Tóm lại, nghỉ ngơi, thanh thản, thoải mái, yên tĩnh, ấm áp là những yếu tố quan hệ trong lúc nhịn ăn hơn tất cả mọi phương pháp kích thích như rửa ruột, uống thuốc xổ, tắm hơi, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Thậm chí vấn đề hoạt động, đi lại… cũng tùy theo khả năng và ý thích của từng người, không nên ép buộc theo một quy định chung, như vậy sẽ có hại nhiều hơn phần lợi.
Sau khi chấm dứt nhịn ăn: Một dấu hiệu quan hệ chủ yếu, không thể nào thiếu được là người nhịn ăn thấy đói bụng thực sự và sự thèm ăn tự nhiên trở lại, không phải đói bụng theo phản xạ của mấy ngày đầu nhịn ăn (người ta gọi là đói ăn giả tạo). Tất cả những biểu hiện: mạch, huyết áp, nhiệt độ… trở lại bình thường. Hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡi sạch (hiện tượng này không cố định, có người lưỡi sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn do cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ, nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Có người thèm ăn trở lại mà lưỡi vẫn bẩn, vì thức ăn dự trữ đã hết, cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn), nước tiểu trong phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường.
Thời gian cần thiết để ăn phục hồi tỷ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khỏe của người nhịn ăn. Quy trình ăn trong 07 ngày đầu như sau:
– Ngày thứ 01: Cứ mỗi giờ uống một 01 ly (100 – 200m1) nước gạo Lứt rang, tùy theo tuổi và sức.
– Ngày thứ 02: Cách 02 giờ một lần, mỗi lần uống 02 ly.
– Ngày thứ 04: Ăn như ngày thứ 03.
– Ngày thứ 05: Cháo gạo Lứt hầm với đậu đỏ thật nhừ với ít muối, cháo hơi đặc (không ăn no).
– Ngày thứ 06: Ăn như ngày thứ 05, nhưng cháo đặc.
– Ngày thứ 07: Ngoài cháo nấu như ngày thứ 6, có thể ăn thêm nước súp cà rốt, bí đỏ.
– Từ ngày thứ 08 trở đi: tốt hơn hết là theo phương pháp ăn uống hợp lý, lấy cơm gạo Lứt muối vừng làm thức ăn chính và thức ăn phụ là các loại rau củ mang nhiều tính Dương, ăn cần nhai kỹ. Tránh những thức ăn tinh chế, pha hóa chất.
Trên đây là cách chuyển tiếp của những đợt NHỊN ĂN dài ngày; còn những đợt NHỊN ĂN ngắn ngày (03-05 ngày) thì thời gian ăn trở lại chỉ cần một ngày uống nước gạo rang, một ngày ăn cháo loãng, một ngày ăn cháo đặc.
Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu, thể chất và tình trạng sức khỏe của từng người. Người ốm yếu nên ăn thức ăn trong thời gian lâu hơn người khỏe mạnh; mùa lạnh nên ăn nóng hơn mùa nóng và ngược lại…
Người NHỊN ĂN khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thấy đói, vì thèm ăn, những cũng vì muốn chóng đói, lên cân; một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho chóng lại sức. Và thường thích ăn lại những món ăn tai hại mà họ có thói quen ham chuộng trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ là điều sai lầm dẫn đến bệnh tật. Trong thời kỳ này nếu ăn uống cho thỏa mãn thì mau lên cân, nhưng sự bội thực sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại hoặc sự khó chịu trong người làm giảm hiệu quả của thời kỳ nhịn ăn.
Cuối cùng có một điều vô cùng quan trọng, mà tất cả những ai muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để phòng bệnh và chữa bệnh đều phải ghi nhớ nằm lòng và người nào đã qua thời kỳ NHỊN ĂN chắc hẳn đã rõ NHỊN ĂN cứ tưởng đơn giản mà cũng phức tạp nhưng khi chuyển sang thời kỳ ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn bội phần. Kết quả mỹ mãn hay không, kết quả thậm chí nguy hại là ở thời kỳ này, lý trí không thắng nổi sự ham khoái lạc của các giác quan, Chỉ vì tham thực mà cực thân, đã dẫn đến tình trạng đáng tiếc!
Phương Pháp này các vị đạo gia gọi là phương pháp Thanh Lọc Bản Thể, còn theo khoa học dựa vào kết quả thực tế trong chữa bệnh gọi là phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể.
Lần đầu tiên cách đây 30 năm khi còn ở Việt Nam, tôi theo các sư huynh y sĩ áp dụng phương pháp nhịn ăn, tôi hơi sợ sức khỏe của mình không đủ sức chịu đựng trong thời gian nhịn ăn lâu đến 12 ngày (vì tôi bị bệnh phổi), nhưng nhìn vào các sư huynh vẫn thường dùng phương pháp này mỗi năm 2 lần, lần thứ nhất bắt đầu từ ngày nhập hạ rằm tháng 4, lần thứ hai bắt đầu vào ngày mãn hạ rằm tháng 7, kết qủa là các vị sư huynh càng trẻ và khỏe mạnh hồng hào so với tuổi và không bao giờ bị bệnh tật, nên tôi cũng bớt sợ và tin vào kết qủa của phương pháp này.
Tôi nghĩ chắc khi theo phương pháp nhịn ăn cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để khỏi mất calories, nhưng ngược lại, các sư huynh khuyên tôi vẫn tiếp tục đi làm, đi chữa bệnh bình thường như mọi ngày, chỉ khác một điểm khi đến giờ ăn thì mình uống nước, và khi khát mình cũng uống nước, khi thèm ăn mình cũng uống nước. Một loại nước pha chế uống thay bữa cơm, mỗi ngày uống từ 4-6 lít.
Thành phần pha chế của 1 lít nước như sau:
1 lít nước nấu chín pha vào 3-6 quả chanh với đường ngọt vừa đủ, công thức pha chế thế nào cho hợp với mình để đừng chua quá đừng ngọt quá. Cứ thế áp dụng cho 4 lần hay 6 lần trong ngày.
Những người bị loét bao tử cho bớt chua tăng ngọt hơn để khi uống thử, bao tử không có phản ứng khó chịu, hoặc những người có bệnh tiểu đường pha bớt ngọt nhưng khi uống không có cảm tưởng bị ê răng, là những dung dịch pha chế hợp với cơ thể mình.
Cách uống: Khi đến giờ ăn cơm, uống 1 ly 250cc, nửa giờ sau 1 ly, nửa giờ sau nữa 1 ly.
4 bữa ăn sàng, trưa, chiều, tối mất 12 ly là 3 lít, còn 1-3 lít để uống vào khi cảm thấy khát, mỗi lần ½ ly. Như vậy mỗi ngày tiêu thụ 4-6 lít.
Chanh và đường tiêu thụ mỗi ngày với tiêu chuẩn 4 lít một ngày là từ 12-16 quả chanh.
Đường giúp cơ thể giữ năng lượng và thân nhiệt, không làm suy tim hay cơ bắp bị mệt mỏi khi làn việc, chanh để tẩy độc hạ áp huyết, cholesterol, tan mỡ, lọc máu.
Đối với kinh nghiệm của tôi, trước khi nhịn ăn, tôi sợ đói, hôm trước tôi ăn thật nhiều gấp 2 lần bình thường, rồi mới dám nhập cuộc với các sư huynh vào ngày hôm sau.
Mỗi ngày tôi vẫn đi chữa bệnh cho các bệnh nhân ở các phòng mạch từ thiện từ chùa này sang chùa khác bằng xe đạp, thỉnh thoảng lại lấy nước ra uống, đến những bữa cơm, thấy người ta ăn cơm mình lại thèm, lại uống 3 ly nước nước thay 3 chén cơm, rồi cũng qua 1 ngày, đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện phân vẫn có lọn cục bình thường.
Ngày thứ hai đi phân vẫn có lọn cục mềm hơn, đi tiểu nhiều hơn. Ngày thứ ba bắt đầu đi phân loãng 50% nước 50% phân. Ngày thứ tư phân ra như tiêu chảy 70% nước 30% phân. Ngày thứ năm, buồn đi cầu là đi ngay tiêu ra nước ồ ạt nhiều nước hơn phân. Ngày thứ sáu mỗi lần đi đại tiện giống như mở một túi nước đổ ra 1 lần chảy ào ào là xong.
Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện toàn ra nước trong, không có phân, tôi nghĩ có lẽ xin mấy sư huynh cho nghỉ, cơ thể sạch lắm rồi, uống nước vào là đi ra nước ngay, cơ thể không mệt mỏi, vẫn đi làm bình thường vui vẻ, nhưng cảm thấy thèm ăn. Các sư huynh khuyên cố lên 4 ngày nữa.
Quả nhiên có điều kỳ lạ xảy ra.
Ngày thứ 9 tự nhiên hơi đau lâm râm trong bụng và mắc đi đại tiện liền, chảy ra nước xối xả toàn là mầu đen như nước ống cống.
Ngày thứ mười, tiêu chảy ra nước đen hơi lợn cợn. Ngày thứ mười một đi đại tiện 2-3 lần ra rất nhiều khoảng 2 kg phân lầy nhầy, lung bùng, mầu đen có lẫn mỡ, bùi nhùi, giẻ rách, có xơ sợi, tôi nghĩ đây chắc là mấy sợi rau muống ăn từ ngoài Bắc hồi di cư hay dưa giá khi mới vào miền Nam, nó dính vào thành ruột bị chất chanh làm tróc ra.
Ngày thứ mười hai, uống vào một ly nước, là đi ngay ra một ly nước trong không có tí phân nào. Uống vào ly nào là ra ngay ly ấy. Trong bụng bao tử và ruột thật sạch, vách thành bao tử và ruột mỏng đi. Ngày thứ nhất đến ngày thứ tư lên cân 2 kg, từ ngày thứ năm đến hết 12 ngày xuống mất 2 kg., trong bụng hơi bào bọt muốn đòi ăn là vừa đúng hết hạn kỳ chấm dứt vào lúc 7 giờ tối. Tất cả tụ tập lại nhà đại sư huynh để ăn một món ăn do đại sư tỷ nấu để phục hồi lại chức năng trường vị.
Món ăn đặc biệt là món cháo huyết heo với nhiều gừng sắc chỉ, mỗi người được quyền ăn 1 tô nhỏ, ăn xong, chất bột cháo lót lại vách thành bao tử và ruột, chất gừng làm ấm trường vị giúp các cơ co thắt lại, trong thời gian uống nhiều nước cơ co bóp của trường vị chứa nhiều nước đã bị giãn nở, còn huyết heo theo đông y là đội quân dùng để lấy độc tố còn sót lại trong máu theo đường phân ra ngoài.
Ai nấy ăn xong, lấy thêm một tô lớn đem về nhà để dành cho bữa điểm tâm sáng hôm sau là ngày thứ mười ba. Lúc đó mới xong một giai đoạn thanh lọc độc trong cơ thể, trưa ngày hôm thứ mười ba, chỉ được quyền ăn 1 chén cơm với thức ăn nhẹ là canh, chiều ăn 2 chén.
Ngày thứ mười bốn ăn trở lại bình thường 3 chén cơm với canh, thịt, cá, sau đó ăn uống như thường lệ. Cơ thể lại phục hồi trọng lượng như cũ, nhưng thần sắc hồng hào khỏe mạnh, nhiều năng lượng vô cùng. Ăn rất ngon miệng, dễ ăn không kén ăn, các lục phủ ngũ tạng đều được thanh lọc độc thay cũ đổi mới, không còn những bướu mỡ, hay máu cặn bẩn hóa vôi trong cơ thể, trong xương khớp, không còn đau đớn, hay đau bệnh vặt, áp huyết, đường cholesterol ổn định.
So sánh với các phương pháp nhịn ăn khác, có chỗ khác biệt ở chỗ chưa lấy ra ra được hết phân đen bùi nhùi giẻ rách xơ bướu trong cơ thể ra hết được bằng phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể.
Những người bị bệnh cao áp huyết, tiểu đường, cholesterol, đau thấp khớp, huyết hóa vôi, bệnh bao tử, đường ruột, gan thận, ung thư, nếu áp huyết không bị qúa thấp, có thể áp dụng phương pháp này. Nhịn ăn trong 12 ngày chính là cho các tế bào ung thư bị bỏ đói, thêm vào phương pháp hít thở (ăn không khí) làm tăng hồng cầu và giúp khí huyết tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi lại các tế bào khỏe, tăng khả năng miễn nhiễm phòng chống bệnh tật, giúp phục hồi các cơ co bóp tống độc ra ngoài bằng đường tiêu tiểu, thì dấu hiệu ung thư sẽ từ từ biến mất.
Lưu ý:
Phương pháp này không áp dụng được cho người áp huyết thấp, bệnh thếu máu, viêm phổi cấp, bệnh ác tính về máu, bệnh tim, suy nhược nặng.
Ngày sau nhịn ăn, bạn hãy tắm kỹ càng và dùng xơ mướp để cọ những chất độc đã được bài tiết qua các lỗ chân lông trên cơ thể bạn .
bạn liên hệ Bs Lâm: 0935141438 để được hướng dẫn nhịn ăn chữa bệnh tùy theo cơ thể mỗi người và tùy theo từng bệnh. Lý thuyết trên đây diễn đạt không hết ý và chỉ chung chung chưa cụ thể cho từng bệnh.
Trích sách: Thức ăn và sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét