Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Điều gì xảy ra khi bạn ngừng ăn thịt?

http://www.benhvienthongminh.com
A. Điều gì xảy ra khi bạn ngừng ăn thịt?
Dân trí Hạn chế và thậm chí không ăn các loại thịt đang trở thành 1 xu hướng trên toàn thế giới. Vậy điều gì thực sự sẽ xảy ra với cơ thể khi chúng ta ngừng ăn thịt?

Theo khảo sát về thái độ xã hội Anh, gần 1/3 số người Anh đã giảm tiêu thụ thịt trong năm ngoái. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy năm ngoái có 29% người dân giảm tiêu thụ thịt, 9% cho biết họ đang cân nhắc việc giảm tiêu thụ hoặc bỏ hoàn toàn và khoảng 3 % sẵn sàng ăn chay trường hoặc thuần chay. Sự thay đổi này có thể có liên quan tới các lý do đạo đức hoặc vì mối lo ngại về ảnh hưởng của thịt đỏ tới sức khỏe
1. Giảm cân
Nhóm nghiên cứu tại trường Y, ĐH George Washington ở Mỹ gần đây đã cố gắng xác định xem một người sẽ giảm bao nhiêu cân nặng nếu họ chuyển từ chế độ ăn tạp sang ăn chay.
Nghiên cứu được đăng trên Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics này đã xem xét các nghiên cứu trước đó và chỉ ra rằng những người tham gia loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn giảm được trung bình 4,5kg bất kể việc hấp thu calo hoặc mức độ tập luyện như thế nào.
Theo tác giả chính của nghiên cứu, thông điệp đưa ra là chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp bạn giảm cân không cần tính đến lượng calo và tập luyện.
2. Vi khuẩn đường ruột sẽ thay đổi
Những gì bạn ăn có liên quan tới hệ tiêu hóa cũng như các bộ phận khác trong cơ thể bạn.
Một nghiên cứu năm 2014 về sự khác biệt giữa vi khuẩn đường ruột của người ăn tạp, người ăn thuần chay và người ăn chay trường đã tìm thấy những khác biệt ở cả 3 đối tượng.
Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là giữa người ăn tạp và người ăn thuần chay (những người không sử dụng bất cứ sản phẩm nào từ động vật).
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Thành phố New York đã chỉ ra rằng người ăn thuần chay có nhiều loại vi khuẩn bảo vệ ruột hơn.
3. Bạn có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng
Một chế độ ăn chay trường hoặc thuần chay cân bằng có thể cung cấp đủ dinh dưỡng theo quy định. Nhưng bạn có thể khó nhận đủ sắt, vitamin D và vitamin B12.
Bạn cần ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, các loại hạt, hoa quả, rau lá xanh sẫm, ngũ cốc nguyên cám và ngũ cốc tăng cường sắt để nhận đủ chất này.
Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chiết xuất từ nấm men như ngũ cốc ăn sáng bổ dưỡng, và các sản phẩm đậu nành.
Trứng, bánh mì tăng cường chất béo, ngũ cốc và một số loại sữa có thể là nguồn vitamin D phong phú.
4. Giảm nguy cơ ung thư
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế thế giới đã xếp loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư và bản thân các sản phẩm này như thịt xông khói và xúc xích được xếp loại cùng với formaldehyde, tia gama và thuốc lá. Thịt đỏ cũng được “gắn mác” là có thuộc tính gây ung thư.
Các chuyên gia kết luận ăn khoảng 50g thịt chế biến sẵn hoặc 2 khẩu phần thịt lợn xông khói làm tăng 18% nguy cơ ung thư ruột.
Tuy nhiên, mặc dù nghe có vẻ như một sự gia tăng đáng kể, nhưng tăng 18% nguy cơ ung thư ruột mà các nhà khoa học IARC cảnh báo là từ mức khoảng 6 trong 100 người Anh sẽ bị ung thư ruột chứ không phải tăng nguy cơ ở mỗi người.
5. Giảm nguy cơ bị bệnh tim
Các nhà khoa học gần đây phát hiện ra rằng thịt đỏ có liên quan tới ung thư. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lerner ở Mỹ chỉ ra rằng carnitin, một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong loại thực phẩm này gây ra phản ứng vi khuẩn đường ruột góp phần phát triển bệnh tim.
Điều này bổ sung thêm dữ liệu ngày càng tăng về mối liên kết giữa thịt đỏ, tiêu hóa carnitin và phát triển bệnh tim.
B. Ăn Chay Đúng cách:
(SKGĐ) Nhiều người hiện nay coi gạo lứt muối mè là “thần dược” chữa đủ các loại bệnh, từ khớp, đái tháo đường, suy thận, mờ mắt, gan nhiễm mỡ… cho đến ung thư các loại.
3 lý do người bị đái tháo đường nên ăn gạo lứt
Tác dụng thanh lọc gan thần kỳ của nước gạo lứt rang
George Ohsawa: Từ tuổi thơ bị đánh cắp đến thiên tài kỳ lạ

Công dụng tuyệt vời của gạo lứt
Chị Trần Thị Ba, (49 tuổi, Trường Chinh, Q.Tân Bình, Tp.HCM) mắc bệnh đái tháo đường hơn 1 năm nay. Nhà có điều kiện nên chị chỉ chọn các bệnh viện và phòng khám cao cấp trong thành phố để chữa trị. Ngặt cái là tuy thừa tiền, nhưng chị lại rất thiếu kiên nhẫn và không bao giờ tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách.
Chỉ cần sang lần tái khám thứ 3 mà không thấy bệnh tình thuyên giảm chị Ba sẽ chuyển ngay sang chỗ khác điều trị với lời chê: “chữa lâu quá mà chẳng thấy kết quả gì”. Tình cảnh này đã được chị tái diễn đến lần thứ 5 chỉ trong vòng 1 năm qua. Vì vậy mà từ ngày phát hiện bệnh đến giờ, dù mất rất nhiều tiền cho thuốc thang nhưng chỉ số đường huyết của chị chẳng lúc nào đạt con số an toàn.
Quá chóng mặt với cách chữa bệnh của vợ, anh Nguyễn Văn Hòa chồng chị quyết định trở thành “nhà quản lý bệnh” cho bà xã. Lần này anh không chọn bệnh viện cao cấp cho vợ mà đưa chị vào khám ở bệnh viện công. Mới đầu chị cũng nhăn nhó chê đông, chê bẩn. Nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của chồng, chị buột phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Hằng ngày ngoài việc uống thuốc, chị buột phải ăn 1 bữa cơm gạo lứt muối mè trong ngày để giảm cân và giảm đường huyết như lời bác sĩ khuyên.
Thời gian đầu do ăn chưa quen cơm gạo lứt muối mè, chị ăn rất ít, hay bị đói và phải ăn thêm bữa phụ trong ngày dù vẫn được quyền ăn thêm thịt cá và cơm trắng như bình thường. Nhưng được chồng và con trai ra sức khích lệ chị đành cố gắng rồi dần quen và thấy… ngon. Từ chỗ chỉ ăn 1 bát cơm gạo lứt muối mè vào buổi trưa, sang tháng thứ hai áp dụng phương pháp này chị đã nhẹ nhàng tăng lên thêm 1 bữa vào buổi tối.

Đúng 2 tháng sau khi ăn cơm gạo lứt muối mè, khi đi tái khám chị được bác sĩ “khen” vì đã hạ được đường huyết. Hơn 1 năm chiến đấu với bệnh tật, đấy là lần đầu tiên chị mới được bác sĩ khen nên rất hồ hởi và không quên cảm ơn những khích lệ của chồng con và lời khuyên ăn gạo lứt muối mè của vị bác sĩ điều trị.
Còn trường hợp của chị Nguyễn Như Mai (Nguyễn Đình Chiểu, Q.10, Tp.HCM) biết đến gạo lứt muối mè qua một người bạn. Người bạn này đã gọi điện kể cho chị biết là đã uống nước gạo lứt rang và bệnh viêm gan B đã khỏi hẳn, hệ tiêu hóa cũng rất điều hòa, người khỏe mạnh thoải mái hơn khi chưa dùng.
Nghe vậy, chị Mai cũng thử mua về dùng. Lúc đầu, việc ăn gạo lứt muối mè thay cơm đối với chị Mai là vô cùng khó khăn, bởi gạo lứt có nhiều chất xơ khó nuốt, mùi vị cũng lạ hơn gạo tẻ thông thường, nên chị đành phải chia nhỏ ra ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít rồi dần dần tăng số lượng.
Sau 5 tháng, chị Mai ăn toàn gạo lứt, muối mè, bệnh trĩ lâu nay làm chị khốn khổ thì giờ đã thấy đỡ đi đáng kể, mỗi lần đi ngoài đã dễ chịu hơn nhiều, cũng không còn chảy máu nữa, mà lại rất khô ráo gần như khỏi. Vừa rồi khi đến bác sĩ thường khám cho chị, bác sĩ cũng phải công nhận là tình trạng bệnh tình của chị thuyên giảm trông thấy.

Gạo lứt, kỳ diệu do đâu!?
Sách “Nội Kinh” của Đông y Việt Nam viết như sao: Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng, nên giúp giảm tính kháng insulin.
Ngoài ra, gạo lứt còn làm giảm cholesterol máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, do nó có chứa một số hợp chất tự nhiên, các antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol...
Những chất trên của gạo lứt có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu, nên nó là trợ thủ đắc lực cho những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, cải thiện tiêu hóa, do chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ được cải thiện, tăng nhu động của dạ dày, ruột.
Ăn gạo lứt có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày, phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.
Còn theo bác sĩ Đông y Nguyễn Văn Nội (Hội Đông y Việt Nam) thì: Gạo lứt muối mè không phải thần dược để có thể trị được bách bệnh nhưng đúng là nó cũng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóc, đái tháo đường, giảm cân… Gạo lứt có thể ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa chất axit phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ, giúp tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, gạo lứt còn có nhiều chất xơ, nên có thể giúp chữa một số bệnh như nhuận tràng, giúp giảm insulin, hạ đường huyết cho người mắc bệnh đái tháo đường.
Nhưng khi dùng gạo lứt muối mè, người ăn cần chú ý, thực chất gạo lứt chỉ giàu dinh dưỡng hơn gạo tẻ một chút, độ dinh dưỡng chỉ tương đương với gạo nếp nương (loại gạo nếp được trồng ở các vùng dân tộc thiểu số) nên nếu chỉ ăn gạo lứt và muối mè, cơ thể người bệnh dễ bị thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là dù ăn cơm gạo lứt nhưng người bệnh vẫn nên dùng thêm thịt, cá nạc và nhiều rau.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nội cũng cho biết thêm: Ăn gạo lứt muối mè phải ăn lâu, nhai kỹ sẽ giúp quá trình chữa bệnh và thẩm thấu các thành phần có trong gạo lứt muối mè được tốt hơn. Khi nhai lâu các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no cần thiết cho người bệnh.
Còn mè đen có tính bổ thận, mè vàng bổ tỳ vị, hãy trộn hai thứ để có kết quả tốt hơn là chỉ ăn một loại mè đen. Mè có mangan, giúp gia cố khung xương, giảm nguy cơ gãy xương, enzyme này có tác dụng chống ôxy hóa, chống lão hóa.
Muối mè được kết hợp vố gạo lứt vừa dễ ăn vừa có tác dụng tốt với một số bệnh nhưng không nên rang mè quá nhiều muối, sẽ khiến cơ thể thừa natri không tốt cho sức.

Gạo lứt - những điều nên biết
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều có thể gây cồn cào ruột gan. Một vài người nhạy cảm với chất xơ, ăn gạo lức sẽ bị đau bụng.
Mè có chất dầu làm nhuận tràng, gặp chất xơ của gạo lức kích thích nhu động ruột. Kết hợp mè đen và gạo lứt sẽ khiến cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, những người đường tiêu hóa kém (lạnh bụng, bụng yếu dễ tiêu chảy) không nên ăn nhiều gạo muối mè.
Những trường hợp bệnh nhân cơ thể đã suy kiệt (vì bị tiêu chảy mất nước nhiều ngày, ốm lâu ngày dai dẳng) cũng không nên cho ăn gạo lứt với muối mè, vì có thể dẫn đến suy kiệt hơn.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ gây ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua nhiều gạo lứt rồi tích lũy ăn dần, nên mua với số lượng vừa phải, khi gạo biến chất ẩm mốc thì nên bỏ đi.


 Khai Minh (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét