http://www.benhvienthongminh.com
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa d
Cảm lạnh trong mùa đông
Hãy cùng các chuyên gia khám phá những điều mà bạn có thể chưa biết về những cơn cảm lạnh.
Cách chữa cảm lạnh và biến chứng
Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu chỉ quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh, mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không khám ra, không biết lý do tại sao, vì không có các vết nội thương ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có cơ phận nào bị hư hỏng. Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...
I. Lý do
1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giày, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi...) và tuần hoàn (tim, dạ dày, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều quá làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh quá... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
3. Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng (điển hình như California, Texas...), có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra
1. Các triệu chứng bình thường dễ nhận ra:
1) Sổ mũi, tịt mũi
2) Nhức đầu, nặng đầu
3) Ho
4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
5) Bần thần, mỏi mệt trong người
2. Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các cơ phận hô hấp và tuần hoàn, nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới.
1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm
2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút
3) Đổ mồ hôi ban đêm
4) Đầy bụng, khó tiêu
5) Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần...
- Đi khám bác sĩ, chụp phim thì không có cơ phận nào bị hư hại hay tật bệnh gì. Các bác sĩ chỉ biết cho thuốc giảm đau, bệnh nhân có cảm tưởng giảm đau nhức, nhưng càng uống càng tệ hại thêm, vì người ngày càng bần thần, mỏi mệt và đau nhức hơn. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ sinh ra bệnh mất trí nhớ, đau bao tử và đau thận...
7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi
8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim
9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ở chua
10) Đau bụng lâm râm
11) Tiêu chảy
12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan
13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách
14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc).
15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng mệt mỏi.
- Đi khám bac sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (2-3 ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân hôi), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da không trắng và hồng hào, nhưng tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.
- Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức số 5, trường hợp số 15 và số 16 là dấu chứng đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các cơ phận bị hư hại.
- Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
- Có nhiều người bị cảm lạnh hàng chục năm mà không biết, đi khám hết mọi bác sĩ tại mọi nhà thương nổi tiếng và uống biết bao nhiêu thứ thuốc, mà vẫn không khỏi bệnh. Và các bác sĩ vẫn không biết chính xác là bệnh gì, kể cả các bác sĩ đông y và châm cứu. Đây là các trường hợp bị đau nhức (số 5) và người mất sắc, bần thần, kiệt sức (số 15) và trẻ em (số 16).
III. Cách chữa
Có nhiều cách chữa
1. Bình thường có thể cạo gió
1) Cách cạo
- Dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt) cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu.
- Tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da.
- Cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt.
- Như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người
- Cạo: cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió rất khoa học nhưng ông bà cha mẹ chúng ta không giải thích nên mình không hiểu. Thật ra:
- cạo gió là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại
- tái lập thế quân bình cho cơ thể
- dầu nóng tăng khí dương
- đồng bạc hay cái thìa, tức chất kim khí, rút khí âm trong người ra
Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh, thường là ngay tức khắc.
- Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh) cạo da mới đỏ hay có hột và bầm tím nếu bị cảm nặng từ lâu. Càng bị cảm lâu càng bầm. Nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ biến đi.
Vì thế nói cạo gió vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sĩ Mỹ cũng bắt đầu tin, vì người ta đã cạo ngay trước mặt cho bác sĩ thấy.
- Tuy nhiên vì sống tại Tây Âu có nhiều người không quen hay chưa cạo gió bao giờ, nên sợ đau hay sợ bị dị nghị, mà quên đi hay khinh thường cách chữa bệnh rất hữu hiệu này của ông bà cha mẹ.
4) Cách pha long não với dầu ô liu
- 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián).
- pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát loại nào cũng đựợc).
- bình thường các tiệm thuốc bắc bán bịch 1 pound long não (10 US$), thì pha với 1 galon dầu ôliu, rồi chia nhau.
- Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trặc hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.
2. Xông với nước lá
- nấu một nồi nước lớn với lá sả, lá cây dầu khuynh diệp, lá chanh, lá cam, lá quít, lá bưởi hay ngải cứu...
- trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió, thì bỏ thêm 10-20 gr bột long não, nếu có (thường tiệm thuốc bắc có bán bịch lá xông có thêm gói bột long não nhỏ).
- xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ngay.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
Vì khi xông chảy mồ hôi nhiều nên cơ thể mất nhiều muối đạm, do đó cần phải cẩn thận, kiêng ra ngoài, để đừng bị lạnh trở lại.
3. Đánh cảm bằng cám rang
- lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên
- bỏ vào miếng vải túm lại
- rồi vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống
- vuốt khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân...
Cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay, vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
4. Đánh cảm bằng gừng
- 100 gr gừng giã dập
- túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng
- nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka...)
- vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
5. Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất (pure silver coin)
- luộc 5-7 trứng gà chín lên (18 phút thì trứng chín), luôn để nước sôi
- bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ
- nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa
- túm vào khăn hơi dày một chút để khỏi bị xước da
- rồi cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng
- vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay trứng và thay đồng bạc khác.
Nếu bị cảm nắng, thì đồng bạc màu đồng.
Nếu bị cảm lạnh, thì đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió nữa thì đồng bạc mầu đen nhánh có sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
1) Tuỳ trường hợp nặng nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4-5 trái là được. Để tránh bị lạnh trở có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nếu muốn đánh một lần cho cả phía trước hay phía sau, thì lấy chăn đắp phần thân thể đã đánh rồi hay chưa đánh.
2) Đặc biệt là trường hợp 5 và nhất là 15, có khi phải đánh tới 40-50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khoẻ khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biệt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được. Nhưng nếu bọc trứng trong một khăn dày vừa đủ sẽ không sao.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dày, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng hơi tanh. Nhưng sau đó không được tắm. Chỉ nên dùng lotion hay chút dầu thơm pha chút nước nóng, nhúng khăn lau sơ người thôi.
6) Đặc biệt trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc bị đen bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
(htttp://www.goldmastersusa.com/silver coins.asp)
6. Giác, lẩy (thường phức tạp hơn, vì cần có bộ đồ nghề và không công hiệu bằng các cách kể trên, vì chỉ hạn chế vào một số nơi có bắp thịt).
- Giác bằng alcool hay rượu mạnh, nếu không khéo có thể bị bỏng da.
- Giác bằng hơi tránh được ngy hiểm này, nhưng phải có bộ đồ nghề.
- Nếu biết lẩy có thể nặn máu bầm ra, nhưng phải cẩn thận để không bị nhiễm trùng.
IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các cơ phận trong người như thế nên chúng ta phải cẩn thận.
1. Luôn mặc ấm áp khi đi làm hay đi lễ ban sáng và về nhà lúc chiếu tối
2. Đầu đội mũ, trùm khăn
3. Giữ hai vai, vùng thận và chân ấm (đi vớ, cả khi ở trong nhà)
4. Khi có các triệu chứng kể trên, cứ áp dụng mấy cách chữa bệnh trên đây của ông bà cha mẹ, trước khi đi khám bác sĩ.
Trong các năm qua, tôi đã từng chữa bệnh cho hàng trăm người và đoán bệnh ít khi sai. Thí dụ một người bị tiêu chảy suốt 3 năm đi khám bác sĩ tại nhiều nhà thương khác nhau và uống bao nhiêu thuốc nhưng không khỏi. Các bác sĩ không tìm ra lý do. Sau khi cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay. Một người khác ăn lương tàn tật 2 năm vì không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được. Đi khám tại nhiều nhà thương nhưng các bác sĩ không biết bệnh gì, chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng xong là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường ngay lập tức. Một người khác nữa bị đau đầu gối 3 tháng, đi khám các bác sĩ, chiếu điện nhiều lần cũng như uống nhiều thứ thuốc mà không hết đau nhức. Bác sĩ nói thần kinh bị hư, phải mổ. Cạo gió mấy phút là hết đau nhức ngay.
Thế mới biết rất nhiều trường hợp đau nhức là do cảm lạnh. Vì vậy trước khi đi bác sĩ hay vào nhà thương, chúng ta nên áp dụng cách chữa bênh của ông bà cha mẹ, vừa d
Cảm lạnh trong mùa đông
Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", mùa đông chưa hết mà mấy ngày hôm nay em đã thấy cả nhà em có dấu hiệu cảm cúm hết rồi. Bắt đầu từ con trai em, từ sổ mũi đến sốt và cuối cùng là ho kéo dài. Rồi sau đó đến em và chồng em bị sụt sịt, ho hắng. Đến giờ đã hơn tuần rồi mà cả nhà em vẫn chưa khỏi. Em đã mua thuốc tây cho cả nhà uống, nhưng sao sốt ruột quá, chẳng thấy thuyên giảm bao nhiêu.
Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", mùa đông chưa hết mà mấy ngày hôm nay em đã thấy cả nhà em có dấu hiệu cảm cúm hết rồi.
Chị em nào có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em một chút được không ạ? Em nghe nói, có những cách tự nhiên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông mà không phải quá lo lắng đến các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi thực phẩm lại có những cách thức điều trị và tác dụng khác nhau, không biết có đúng không nữa, chỉ sợ "xôi hỏng bỏng không" mà thôi.
Cụ thể nhé:
1. Chất lỏng: nước, nước trái cây, trà
Các kí sinh trùng gây cảm lạnh thường phát triển mạnh trong cổ họng và mũi khô, nhưng uống nhiều chất lỏng trong suốt cả ngày có thể giúp giữ cho mũi và họng luôn ẩm ướt và "đe dọa" các virus gây bệnh. Sau đó, có thể hắt xì chúng ra khỏi mũi hoặc nuốt xuống dạ dày vì axit trong dạ dày có thể tiêu diệt virus này trước khi chúng có cơ hội để làm cho chúng ta bị bệnh. Uống nhiều các loại chất lỏng không chỉ có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh mà còn rất hữu ích khi đang bị bệnh.
Nếu bị đau họng, đừng quên nhâm nhi nước nóng với một chút mật ong và chanh (để thu nhỏ mô cổ họng sưng và giúp tiêu diệt các tế bào virus), hoặc thêm mật ong và chanh vào trà nhé.
Hãy duy trì thói quen uống ít nhất 8 ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày, và nhiều hơn trong trường hợp đang bị sốt.
Gợi ý hữu ích: Khi chọn nước hoa quả, hãy chọn loại không đường.
Hãy duy trì thói quen uống ít nhất 8 ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày, và nhiều hơn trong trường hợp đang bị sốt.
2. Súp gà
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng súp gà nóng làm tăng nhiệt độ trong mũi và cổ họng của chúng ta và tạo ra một môi trường khắc nghiệt đối với các virus thích khí hậu lạnh, khô. Tiếp theo, súp gà sẽ làm cho vùng mũi, họng trở nên ẩm ướt và các chất nhầy dễ dàng bong ra và trôi ra ngoài, giúp thông mũi, đỡ đau họng.
Các nghiên cứu đã chứng minh súp gà sẽ có tác dụng tốt hơn nếu ăn nóng. Và súp gà còn có thể ức chế các tế bào máu trắng gọi là bạch cầu trung tính được phát hành với số lượng lớn khi chúng ta bị cảm lạnh.
Không có quy định về "liều lượng" cho súp gà, do đó, chỉ cần thưởng thức một bát súp hà khi muốn giảm các triệu chứng hắt hơi và sổ mũi.
3. Tỏi
Trong tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh mạnh, có thể chống lại vi khuẩn, virus và nấm. Nếu có thể thì chị em nên ăn tỏi sống hoặc thêm vào món súp hoặc các món ăn hàng ngày. Nên để tỏi ở ngoài trong vòng 10-15 phút trước khi thêm vào món canh để cho phép các hợp chất có tác dụng trị bệnh trong tỏi được giữ nguyên vẹn.
Nếu trẻ con không ăn được tỏi thì các mẹ có thể giã nát tỏi và cho vào trong tất của con, để khi con đi lại, chạy nhảy, tỏi sẽ hấp thụ dần dần qua da của con.
Gợi ý hữu ích: Nếu trẻ con không ăn được tỏi thì các mẹ có thể giã nát tỏi và cho vào trong tất của con, để khi con đi lại, chạy nhảy, tỏi sẽ hấp thụ dần dần qua da của con.
4. Các loại gia vị và các gia vị cay
Theo y học truyền thống của Ấn Độ, quế, rau mùi, gừng có tác dụng thúc đẩy toát mồ hôi và thường được sử dụng để hạ cơn sốt. Chị em cũng có thể làm giảm ngạt mũi bằng cách ăn những món ăn có các loại gia vị cay này. Gia vị có thể thu nhỏ các mạch máu trong mũi và cổ họng của mình để tạm thời làm giảm tắc nghẽn ở mũi và họng.
Gợi ý hữu ích: Hãy lấy một tách nước nóng (250 ml) trộn với 1/2 muỗng cà phê (2 ml) với bột rau mùi và quế (1 ml) bột gừng. Hòa tan trong vòng 10 phút, sau đó mới uống.
9 điều chưa biết về cảm lạnh
Hãy cùng các chuyên gia khám phá những điều mà bạn có thể chưa biết về những cơn cảm lạnh.
1. Từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh tới lúc phát bệnh là khoảng 48 tiếng
Bạn bị đau họng và chảy nước mũi? Hãy nghĩ lại xem bạn đã ở đâu cách đây 2 ngày. Đó có thể là nguyên nhân và thời gian bạn bắt đầu tiếp xúc với mầm bệnh.
Theo các chuyên gia thì mất khoảng hai ngày từ khi mầm bệnh xâm nhập vào màng tế bào và gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Và hãy lưu ý phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm để có phương pháp điều trị phù hợp.
Theo TS. Ron Eccles, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảm lạnh tại ĐH Cardiff (Anh) thì “Các vi-rút cảm lạnh không gây sốt ở người lớn. Nếu triệu chứng đến bất ngờ, kèm sốt và ho thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh cúm”.
2. Thể dục thể thao - phương thuốc phòng và trị cảm lạnh tốt nhất
Theo các chuyên gia thì cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi các trận cảm lạnh không phải là những liều thuốc đắt tiền mà chính là hoạt động thể dục thể thao.
Các nhà khoa học của ĐH Appalachian State (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu xem hệ miễn dịch và các vi rút bị ảnh hưởng như thế nào bởi hoạt động thể dục thể thao, và kết quả thật vô cùng thú vị: Bất kỳ hình thức thể dục nào đều mang lại những tác động tuyệt vời.
Chính vì thế, nếu muốn tránh xa tình trạng mệt mỏi do sụt sịt, hắt hơi, sổ mũi… trong mùa đông này thì chúng ta nên tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, ví dụ như đi bộ nhanh (không cần phải chạy) khoảng 30 phút mỗi ngày và điều đó sẽ tạo ra những tác động diệu kỳ đối với hệ miễn dich trong quá trình chống lại cảm lạnh
“Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt vì nó giúp máu lưu thông khắp cơ thể và đồng thời cũng khiến các tế bào miễn dịch di chuyển khắp cơ thể để tìm ra các tác nhân gây nhiễm trùng”, TS Eccles chia sẻ.
3. Thức khuya - một tác nhân gây cảm lạnh
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) thì nếu mỗi đêm bạn ngủ ít hơn 7 tiếng thì bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với ngủ đủ thời gian cần thiết. Và việc bạn sử dụng thời gian trên giường một cách khôn ngoan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học gọi đó là “hiệu quả của giấc ngủ”.
Ví dụ, một nghiên cứu đã được tiến hành và cho thấy những người dành ít hơn 92% thời gian trên giường để ngủ thì có nguy cơ bị nhiễm vi rút cảm lạnh cao hơn 5 lần so với những người ngủ nhanh hơn và dài hơn. Để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn thì các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên tắt hết tivi cũng như điện sáng nhằm tránh bị mất tập trung.
4. Nước cam ít có tác dụng với cảm lạnh
Bạn sẽ làm gì nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh xuất hiện? Nếu phản ứng đầu tiên của bạn là uống một cốc nước cam to với hy vọng tăng cường lượng vitamin C cho cơ thể thì hãy nghĩ lại. Một nghiên cứu đã được các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Úc và ĐH Helsinki (Phần Lan) tiến hành cho thấy đối với đa số mọi người thì vitamin C không có tác dụng giảm các triệu chứng cảm lạnh
Tuy nhiên, đừng vội thất vọng và hắt hủi loại vitamin này. Nếu bạn đang bị căng thẳng hoặc đang trong quá trình tập luyện thể thao vất vả - ví dụ như luyện tập cho cuộc thi chạy sắp diễn ra - thì một liều 200mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Và để có thể hấp thu được nhiều vitamin C tự nhiên hơn thì chúng ta nên ăn các loại hoa quả như cam, quýt, đu đủ, súp lơ xanh, cà chua, ớt đỏ và kiwi.
5. Vi rút cảm lạnh làm tăng cân
Một nghiên cứu được các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi Rady tại San Diego (Mỹ) tiến hành ở trẻ nhỏ cho thấy những bé bị nhiễm vi rút adenovirus 36 (một loại vi rút cảm lạnh thông thường là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cảm lạnh điển hình và các vấn đề về tiêu hóa) trung bình nặng hơn khoảng 2,7kg so với các em không bị lây nhiễm. Điều này cho thấy việc nhiễm loại vi rút này có thể khiến người bệnh tăng cân khá nhiều.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không ám chỉ rằng tất cả các chủng vi rút cảm lạnh – kể cả loại adenovirus 36 này – có thể gây ra tình trạng tăng cân lâu dài thì đó vẫn là cảnh báo để chúng ta thấy cần phải giữ gìn sức khỏe trong mùa đông này.
6. Đồ uống nóng có thể giúp “hạ gục” các triệu chứng cảm lạnh
Trà và súp nóng có thể là chìa khóa để giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn khi đang bị cảm lạnh.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Rhinology (Y học về Mũi), các nhà khoa học đến từ Anh đã khẳng định rằng chỉ cần nhấm nháp chút đồ uống nóng sẽ có tác dụng ngay lập tức và lâu dài giúp chúng ta thoát khỏi những triệu chứng khó chịu nhất của chứng cảm lạnh như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi.
Giờ thì mỗi khi không may bị cảm lạnh, hãy pha cho mình một tách trà thảo dược với chút nước cốt chanh và một thìa mật ong, và bạn sẽ thấy những tác động tuyệt vời của chúng.
7. Một thành phần trong sữa mẹ có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh
Một thành phần của sữa mẹ có thể giúp cơn cảm lạnh dai dẳng nhất biến mất. “Một chất dẫn xuất của axit lauric, monolaurin là axit béo được tìm thấy có trong sữa mẹ. Và chất này được biết đến là có tác dụng giảm các triệu chứng cúm và mệt mỏi”, Bác sỹ Tom Bayne của ChicagoHealers.com chia sẻ.
8. Trung bình mỗi người bị cảm lạnh khoảng 200 lần trong đời
Theo ước tính, cho đến khi 75 tuổi, mỗi người trung bình sẽ bị cảm lạnh khoảng 200 lần – nghĩa là chúng ta phải mất khoảng 2 năm sống trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Và trong khi trẻ em thường bị cảm lạnh từ 4 đến 8 lần mỗi năm thì người già thường ít bị hơn nhiều. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do những người này đã sống lâu và tiếp xúc với phần lớn các chủng loại vi rút gây cảm lạnh.
9. Bệnh cảm lạnh không thực sự dễ lây
Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần bắt tay với những người đang bị cảm lạnh thì sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì điều này hoàn toàn không đúng.
Một nghiên cứu mới đây do Trung tâm Nghiên cứu Cảm lạnh của ĐH Cardiff đã cho thấy kể cả khi một người khỏe mạnh ở trong cùng phòng với người bị cảm lạnh thì cũng “rất khó” bị lây bệnh. Thực tế là các vi rút cảm lạnh cần phải có điều kiện lý tưởng thì mới có thể xâm nhập được vào cơ thể chúng ta. “Cảm lạnh không hề dễ lây nhiễm, và phần lớn các cơn cảm lạnh chỉ bị lây truyền khi chúng ta tiếp xúc quá lâu và gần gũi với người nhiễm bệnh”, TS Eccles cho biết.ư
Làm thế nào để không bị cảm lạnh?
Làm thế nào để không bị cảm lạnh?
Bạn có biết lý do vì sao có quá nhiều người cảm lạnh vào mùa thu và mùa đông. Lý do thời tiết lạnh chỉ là một phần, yếu tố quan trọng hơn là do mọi người bị lây sang nhau. Điều này lý giải vì sao, học sinh ở các trường học lại hay bị lây bệnh, do chúng tiếp xúc với nhau rất gần, chơi đùa và học tập cùng nhau ở những khoảng cách ngắn. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng một tỷ người bị cảm lạnh và khoảng 22 triệu học sinh nghỉ học đột xuất do bị nhiễm lạnh.
Cảm lạnh có thể bị lây do tiếp xúc với nước bọt hay hít phải virut trong không khí, đặc biệt là không khí mà trước đó có người xì nước mũi hay ho. Vậy làm thế nào để chúng ta tránh khỏi tình trạng bị cảm lạnh trong thời gian chuyển mùa này.
1. Rửa tay sạch
Điều này thật sự rất dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng có thói quen làm chuyện đơn giản này. Cảm lạnh thông thường chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, một người nào đó hắt hơi vào bàn tay của họ, rồi chạm vào một đồ vật, sau đó lại có một người chạm vào vật này thì nguy cơ người chạm vào sau bị mắc bệnh là rất cao. Chính vì vậy, rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cúm và cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hay miệng. Vì vậy, hãy cố gắng tránh chạm vào khuôn mặt của bạn nếu như bạn vừa đi đâu về và chưa rửa tay.
2. Sử dụng khăn giấy
Sử dụng khăn giấy
Vì vi trùng, vi khuẩn có thể bám vào tay bạn, chính vì vậy, hãy dùng khăn giấy khi hắt hơi, xì mũi hay ho để tránh không cho các chất nhờn, tức là cả các loại vi khuẩn có cơ hội được phát tán trong không khí. Nếu mọi người cùng dùng khăn giấy, bầu không khí sẽ bớt đi được các mầm mống gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ vất giấy ăn vào thùng rác sau khi đã sử dụng nhé.
3. Có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất béo, đường và caffeine, thêm vào đó bạn thường xuyên bỏ bữa thì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ bị cảm cúm cao. Do đó, trước khi uống thuốc để tránh cảm lạnh, bạn cần phải nhận ra rằng thực phẩm tốt chính là loại thuốc bổ dưỡng nhất. Khi bạn ăn, các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Còn khi bạn uống thuốc, thành phần trong viên thuốc không thể cung cấp cho bạn các chất như trong thực phẩm hàng ngày. Do đó, hãy luôn đảm bảo bạn có một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Trước hết, bạn nên ăn đủ các loại rau củ quả với rất nhiều màu sắc khác nhau như rau xanh, cà rốt vàng, bí đỏ, cà tím. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. Sữa chua cũng là một mục không thể bỏ qua. Một nghiên cứu cho thấy tiêu hóa một cốc sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ bạn bị cảm cúm. Đây là kết quả từ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, kích thích hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.
4. Uống nhiều chất lỏng
Uống nhiều nước lọc
Chất lỏng đầu tiên cần nói tới ở đây chính là nước lọc. Bạn cần rất nhiều nước cho hoạt động của cơ thể và loại bỏ các loai độc tố. Bên cạnh nước lọc, các loại nước canh hay trà thảo mộc cũng đem lại tác dụng chống cảm lạnh. Nếu như sáng sớm bạn uống một thìa mật ong có thêm một ít chanh thì hẳn nguy cơ cảm lạnh cũng giảm đi phần nào.
5. Tập thể dục
Ai cũng nhắc đến lợi ích của việc tập thể dục. Tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, khi cơ thể vận động nhiều, mồ hôi ra cũng tăng khả năng phòng ngừa vi khuẩn, vi trùng bám trên da. Và hẳn không cần nhắc, bạn đọc cũng biết nên làm gì hàng ngảy, chỉ có điều, bạn có tập thể dục đều đặn như kế hoạch đề ra hay không. Hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được một nửa nguy cơ bị cảm lạnh. Và với những người hay hoạt động, dù có bị cảm lạnh thì cảm cũng không nặng như người ít vận động.
6. Xông hơi khô
Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra thật nhiều. Hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, lỗ chân lông mở rộng dưới tác động của nhiệt sẽ thúc đẩy sự đào thải các độc tố, chất bã nhờn và cả các loại vi khuẩn. Người nào xông hơi khoảng hai tuần một lần sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm lạnh so với những người không xông hơi. Hơn nữa, xông hơi cũng làm giãn các mạch máu dưới da, giúp mạch máu lưu thông, tinh thần thư giãn.
7. Không hút thuốc
Người nghiện thuốc nặng sẽ hay bị nhiễm lạnh. Điều này là do khói thuốc ra từ đằng mũi làm khô các lông trong lỗ mũi, khiến chất nhầy trong lỗ mũi không còn để có thể ngăn chặn được bụi bặm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bạn hãy tìm cách để tránh phải sử dụng thuốc lá và hít phải thứ khói thuốc độc hại này.
Thời tiết chuyển mùa rất dễ gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là cảm lạnh. Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc một số cách cơ bản để cơ thể không bị cảm lạnh. Chúc bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mình để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Nếu cơ thể bạn bị nhiễm lạnh lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng lúc nào cũng sợ lạnh, tay chân thường bị lạnh và đặc biệt người bị lạnh cơ thể không khoẻ. Chúng tôi có giải pháp giúp bạn ấm lên và khoẻ mạnh với sản phẩm thảo dược thiên nhiên có tên thương hiệu: Thuỷ Vị Tiên Dược, với loại này chỉ cần vài tháng bạn không còn sợ lạnh nữa và sức khoẻ vượt trội lên rất tốt, hãy liên hệ với chúng tôi để bảo vệ sức khoẻ của bạn, vì sức khoẻ yếu sẽ làm giảm năng lực học tập và làm việc, đặc biệt hơn sức khoẻ kém gắn liền với tuổi thọ kém, sức khoẻ là vàng. Có sức khoẻ bạn có hàng ngàn mong ước muốn làm và thực hiện khi còn sống, nếu không có sức khoẻ bạn chỉ còn 1 mong ước duy nhất đó là sức khoẻ.
giá hiện tại 500k, bạn nào mua liên hệ Bs Lâm: 0935141438
(st)
Nếu cơ thể bạn bị nhiễm lạnh lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng lúc nào cũng sợ lạnh, tay chân thường bị lạnh và đặc biệt người bị lạnh cơ thể không khoẻ. Chúng tôi có giải pháp giúp bạn ấm lên và khoẻ mạnh với sản phẩm thảo dược thiên nhiên có tên thương hiệu: Thuỷ Vị Tiên Dược, với loại này chỉ cần vài tháng bạn không còn sợ lạnh nữa và sức khoẻ vượt trội lên rất tốt, hãy liên hệ với chúng tôi để bảo vệ sức khoẻ của bạn, vì sức khoẻ yếu sẽ làm giảm năng lực học tập và làm việc, đặc biệt hơn sức khoẻ kém gắn liền với tuổi thọ kém, sức khoẻ là vàng. Có sức khoẻ bạn có hàng ngàn mong ước muốn làm và thực hiện khi còn sống, nếu không có sức khoẻ bạn chỉ còn 1 mong ước duy nhất đó là sức khoẻ.
(st)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét