Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Đại cương về phương pháp xoa bóp bấm huyệt

http://www.benhvienthongminh.com

Đại cương về phương pháp xoa bóp bấm huyệt




Đại cương về phương pháp xoa bóp bấm huyệt


Đại cương
Sơ lược về lịch sử của phương pháp.
Như nhiều dân tộc khác  ở trên thế giới, nước ta cũng sớm có môn xoa bóp cổ truyền. Đó là kết tinh những kinh nghiệm của dân tộc ta và những kinh nghiệm giao lưu với nước ngoài đã được dân tộc ta vận dụng có kết quả và tổng kết lại.
Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp chữa một số chứng bệnh (Nam dược thần diệu) với các phương pháp: xoa với bột gạo tẻ chữa chứng có nhiều mồ hôi, xoa với bột hoạt thạch và bột đậu xanh chữa rôm, xoa với bột cải ngâm rượu chữa đau lưng, xoa với rượu ngâm quế chữa bại liệt, đánh gió chữa cảm sốt.
Nguyễn Trực (thế kỷ XV đã ghi nhiều kinh nghiệm xoa bóp để chữa bệnh cho trẻ em trong cuốn "Bảo Anh lương phương" với các thủ thuật xoa bóp, bấm, miết, vuốt, vận động, kéo, tác động lên kinh lạc, huyệt và các bộ phân nhất định khác của cơ thể để chữa các chứng hôn mê, sốt cao, kinh phong, tích trệ, đau bụng, ỉa lỏng, lòi dom, ho hen v.v...
Đào Công Chính (thế kỷ XVII) đã viết "Bảo sinh diện thọ toản yến" tổng kết các phương pháp tự lập trong đó có tự xoa bóp để phòng bệnh và chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) trong cuốn "Vệ sinh yếu quyết" đã nhắc lại những phương pháp của Đào Công Chính.
Sau khi nước ta bị thực dân pháp đô hộ, nền y học dân tộc bị kìm hãm, xoa bóp cũng bị coi rẻ.
Sau cách mạng tháng 8, nhất là sau giải phóng miền Bắc (1945), Đảng và chính phủ ta chú trọng trên cơ sở khoa học thừa kế phát huy những kinh nghiệm tốt của y học dân tộc cổ truyền, kết hợp y học dân tộc cổ truyền với y học hiện đại  nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân và xây dựng nền y học Việt Nam. Cũng như y học dân tộc nói chung, xoa bóp nói riêng được coi trọng và có những bước phát triển mới. Kinh nghiệm của nhân dân về xoa bóp được thừa kế và áp dụng nâng cao, nhiều bệnh viện đã có cơ sở xoa bóp trong đó áp dụng cả kinh nghiệm dân tộc và hiện đại.
Định nghĩa xoa bóp
Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích phòng bệnh và chữa bệnh. Ưu điểm là giải tiện, rẻ tiền có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có gía trị phòng bệnh lớn.
Giản tiện, rẻ tiền vì chỉ dùng bàn tay để phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào phương tiện khác.
Có hiệu quả vì có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh nhất định. Có khẳ năng chữa một số chứng bệnh mãn tính và nhiều khi đạt kết quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn, làm xong nhẹ người, triệu chứng bệnh giảm nhẹ.
Phân loại xoa bóp
Xoa bóp phục hồi sức khoẻ
Xoa bóp chữa bệnh
Xoa bóp trong chấn thương và thể dục thể thao
Xoa bóp thẩm mỹ
Một số phương pháp xoa bóp khác: xoa bóp chân, tác động cột sống
Những điều chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp.
Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp để người bệnh phối hợp tốt với thầy thuốc trong quá trình xoa bóp và phát huy sự nỗ lực chủ động trong quá trình đấu tranh với bệnh tật. Do đó, cần chú ý giải thích rõ nguyên nhân bệnh, chỉ dẫn người bệnh những điều cần chú ý và phương pháp tập luyện ở nhà.
Cần có chẩn đoán rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp. Không làm xoa bóp khi người bệnh quá đói, quá no. Trước khi làm thủ thuật nên để người bệnh ngồi nghỉ thoải mái 5 - 10 phút. Chú ý thủ thuật năng hay nhẹ phải hợp người bệnh. Ví dụ: Đau ở chứng thực làm mạnh ở chứng hư làm nhẹ và từ từ, lần đầu làm nhẹ, bắt đầu và kết thúc làm nhẹ, làm ở nơi đau phải chú ý sức chịu đựng của người bệnh không làm quá mạnh. Sau một lần xoa bóp, hôm sau người bệnh thấy mệt mỏi là đã quá mạnh, lần sau cần giảm nhẹ.
Khi xoa bóp thầy thuốc phải theo dõi người bệnh, thái độ phải hoà nhã, nghiêm túc. Đối với người bệnh mới nhất là nữ, cần nói rõ cách làm để họ yên tâm phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc và tránh những hiểu lầm đáng tiếc.
Đợt chữa bệnh và thời gian một lần xoa bóp.
Đợt chữa bệnh.
Để trách hiện tượng nghiện xoa bóp và phát huy tác dụng. Mỗi đợt chữa bệnh thường từ 10 đến 15 lần là vừa.
Với chứng bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm một lần.
Với chứng bệnh mạn tính thường cách một ngày làm một lần hay một tuần làm hai lần.
Thời gian một lần xoa bóp:
Nếu xoa bóp toàn thân thường từ 30 đến 40 phút nếu xoa bóp bộ phận của cơ thể thường từ 10 đến 15 phút.
Những nguyên tắc xoa bóp cơ bản
Điều chỉnh âm dương
Điều chỉnh chức năng kinh lạc và khí huyết tạng phủ
Phục hồi chức năng vận động của cân cơ xuơng khớp
Củng cố phục hồi và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể

Quy trình Xoa bóp - Bấm huyệt

Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ.
1. Xoa vuốt:
- Xoa vuốt là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, nhằm kích thích mạng lưới mao mạch và thụ cảm thể thần kinh tại chỗ, có tác dụng gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù nề, làm bong lớp sừng chết làm cho da mịn màng.
- Kỹ thuật:
+ Xoa: dùng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên da chỗ đau, tay KTV di chuyển trên da bệnh nhân. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi sưng đau. Tác dụng giảm sưng đau tại chỗ.
+ Vuốt: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón cái vuốt lên da theo hướng thẳng. Tay KTV di chuyển trên da người bệnh, cũng có khi dùng dầu hay bột tan để làm trơn da. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở toàn thân. Tác dụng làm mềm gân cơ, giảm đau, giảm sưng nề.

2. Day miết:
- Day miết là kỹ thuật kích thích sâu hơn, đặc biệt đối với cơ, gân, dây chằng, các mạch máu, dây hoặc đám rối thần kinh. Tác dụng gây giãn mạch và tăng lưu thông máu ở sâu, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ và thần kinh, chống teo cơ, day mạnh gây tăng trương lực cơ.
- Kỹ thuật:
+ Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Thường làm chậm, mức độ nặng hay nhẹ, to hay nhỏ tùy tình hình bệnh. Là thủ thuật mềm mại, dùng ở nơi đau và có nhiều cơ. Tác dụng giảm sưng đau.
+ Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng thẳng. Tay KTV di động làm kéo căn da người bệnh. Kỹ thuật hay dùng ở đầu, bụng, chi thể.
+ Phân và hợp: Như kỹ thuật miết nhưng dùng cả hai đầu ngón tay cái, hoặc mô ngón út hai tay; từ cùng một chỗ miết ra hai bên gọi là phân, từ hai chỗ khác nhau miết về cùng một chỗ gọi là hợp. Kỹ thuật này hay dùng xoa bóp ở đầu mặt.

3. Nắn bóp:
- Nắn bóp có tác dụng chính lên các cơ, dây chằng, gân, tổ chức quanh khớp. Gây giãn mạch tại chỗ rõ rệt, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ, chống teo cơ, nắn bóp mạnh làm tăng trương lực cơ. Là một phương pháp tốt để nuôi dưỡng tổ chức cơ nên được coi như một hình thức vận động thụ động đối với các cơ. Nắn bóp trực tiếp lên gân, dây chằng hay thần kinh được sử dụng nhiều trong chống đau, chống co cứng cơ, kích thích cơ - thần kinh bị liệt...
- Kỹ thuật:
+ Véo: Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp làm cho da người bệnh luôn luôn như bị cuộn giữa các ngón tay KTV. Hay dùng ở lưng và trán.
+ Bóp: dùng ngón cái và các ngón tay kia bóp vào cơ hoặc gân bị bệnh. Có thể bóp bằng hai, ba, bốn hay năm ngón tay. Có thể vừa bóp vừa hơi kéo lên, không nên dùng lực bóp ở đầu ngón tay sẽ gây đau, mà dùng lực ở đốt thứ 3 ngón tay để bóp. Kỹ thuật này dùng ở cổ, vai, gáy, nách, chi thể. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy trường hợp cụ thể.

4. Đấm chặt:
- Đấm chặt là hình thức tác động sâu đến cả xương khớp và toàn thân do truyền lực tùy theo mức độ mạnh hay nhẹ. Nếu đấm nhẹ và nhịp nhàng sẽ có tác dụng gây ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu chống mệt mỏi. Đấm chặt thường được sử dụng nhiều trong xoa bóp lưng và chi thể.
- Kỹ thuật:
+ Đấm: bàn tay nắm dùng mô ngón út hoặc bàn tay úp đấm vào chỗ đau.
+ Chặt: bàn tay duỗi, dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ đau. Nếu làm ở đầu thì xòe ngoán tay, dùng ngón út để chặt vào đầu người bệnh.
+ Vỗ: bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da bị đỏ lên do áp lực không khí trong lòng bàn tay tăng gây lên. Thường dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng, vùng sau phổi để tăng thông khí phổi.

5. Rung lắc:
- Rung lắc có tác dụng lan tỏa sâu và rộng, có thể kích thích hoặc phục hồi các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Rung lắc với tần số chậm, nhịp nhàng gây ức chế thần kinh trung ương và giảm đau, giảm trương lực cơ. Rung lắc có ảnh hưởng trực tiếp đến xương và khớp. Ngày nay ngoài kỹ thuật rung lắc bằng tay, người ta đã sản xuất ra các loại máy rung lắc toàn thân, cầm tay, các loại ghế, giường xoa bóp và rung lắc rất tiện lợi.
- Kỹ thuật: người bệnh ngồi thẳng, tay buông thõng, KTV đứng, hai tay cùng nắm cổ tay người bệnh, hơi dùng sức rung từ tay lên vai để tay người bệnh rung như làn sóng. Tác dụng làm mềm cơ, trơn khớp, giảm mỏi mệt.

6. Bấm huyệt.
- Bấm huyệt là một kỹ thuật điều trị của Y học cổ truyền, là phương pháp dùng tay để tác động lên huyệt, đem lại hiệu quả điều trị rất cao. Cơ chế tác dụng ngoài những tác động lên hệ thần kinh, da... còn được giải thích theo nguyên lý của YHCT (xem thêm ở phần Châm cứu).
- Kỹ thuật:
+ Bấm huyệt: dùng đầu ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón út bấm vào chỗ đau hoặc các vị trí huyệt. Tác động chính là sức qua da vào cơ, xương hoặc vào huyệt.
+ Điểm huyệt: dùng ngón tay cái, hoặc phần mu khớp đốt 2 và 3 ngón trỏ, ngón giữa, hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt. Đây là thủ thuật tác động mạnh và sâu, thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.

7. Vận động khớp.
- Vận động khớp nhằm làm cho khớp được bôi trơn và phá vỡ tổ chức xơ dính làm mở rộng tầm vận động đối với khớp vận động hạn chế.
- Kỹ thuật: một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Nếu khớp bị hạn chế vận động thì cần kéo giãn khớp trong khi vận động nhưng phải hết sức chú ý đến phạm vi hoạt động của khớp lúc đó. Tránh làm quá mạnh gây đau đớn cho người bệnh.
Những người không nên xoa bóp, bấm huyệt  
Châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp chữa bệnh đơn giản, nhưng có công hiệu rất lớn trong phòng và chữa một số loại bệnh, tuy nhiên, nó lại trở thành con dao hai lưỡi nếu bị lạm dụng.

Các bác sĩ hiện đang áp dụng một số phương pháp châm cứu thông dụng như: Điện châm: Dùng dòng điện để tăng kích thích của kim vào huyệt khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ của dòng điện phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân. Điện châm hiện đang là phương pháp điều trị rất phổ biến trong lĩnh vực y học cổ truyền. Thủy châm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào các huyệt.

Cứu ngải: Dùng điếu ngải (được làm từ cây ngải cứu khô đã sao vàng và nghiền thành bột, sau đó lấy giấy bản quấn chặt lại giống như điếu xì gà) đã được châm lửa rồi hơ vào huyệt (y học cổ truyền gọi là cứu). Bác sĩ sẽ dùng điếu ngải đã châm nóng, để cứu thẳng vào huyệt hoặc cứu vào đốc kim châm cứu, khi đó, tinh dầu của ngải cứu và hơi nóng sẽ tác động sâu vào huyệt giúp phục hồi những tổn thương nhanh chóng.
Châm cứu thường được dùng để điều trị các bệnh cấp và mãn tính như:
Thần kinh: liệt dây VII ngoại biên (thường do nhiễm lạnh đột ngột), đau dây V và các dây thần kinh ngoại biên khác, máy mắt, sụp và mỏi mi mắt, liệt nửa người, đau thần kinh tọa, và nhiều chứng đau khác.Cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, đau do thoái hóa cột sống cổ, lưng. Tuần hoàn: Huyết áp cao, thấp, rối loạn thần kinh tim. Tiêu hóa:Các bệnh về dạ dày, ruột.Sinh dục: Các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh,di mộng tinh. Tiết niệu: Tiểu dầm, tiểu bí. Những trường hợp không nên châm cứu:Những người cơ địa yếu, không thích nghi được. Những người có thể trạng yếu,suy kiệt,châm cứu dễ bị sốc.Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Mặc dù châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị một số loại bệnh, nhưng nếu không cẩn thận dễ gây ra những rủi ro nguy hiểm. Nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ… Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rất buốt, bác sĩ cần phải rút kim ra ngay lập tức. Bởi nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong. Do đó, để châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, viện châm cứu đã được xác nhận của Bộ Y tế. Không lạm dụng xoa bóp, bấm huyệt Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nângcao sức khỏe. Đây là hai phương pháp thường được phối hợp nhuần nhuyễn trong phòng và chữa bệnh. Trước khi bấm huyệt, bác sỹ cần tiến hành xoa bóp để cơ vùng huyệt mềm mại, tránh tình trạng làm cơ phản ứng đột ngột gây co và tổn thương cơ. Đối với cơ xương khớp, xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên còn làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xoa bóp, bấm huyệt tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh có tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm đau, giãn cơ, và cải thiện chức năng tiêu hoá, làm da bóng đẹp. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng phục hồi sức khỏe. Theo y học cổ truyền, xoa bóp, bấm huyệt thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ. Do đó, bấm huyệt còn được kết hợp với châm cứu để trị bệnh. Bấm huyệt trước khi châm cứu sẽ làm tăng tác dụng của châm cứu lên rất nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bác sỹ khuyến cáo chỉ nên bấm huyệt mà không được châm cứu như: cơ địa bệnh nhân không chịu được châm cứu, người mắc bệnh tiểu đường…Khi cơ thể bị mệt mỏi sau thời gian lao động căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần, xoa bóp, bấm huyệt cũng được xem là giải pháp hiệu quả và nhanh nhất để giúp lấy lại sự thăng bằng và tươi trẻ. Đối với phụ nữ muốn kéo dài tuổi thanh xuân, thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt sẽ giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp được lâu dài. Đặc biệt, khi phụ nữ bước sang tuổi trung niên, xoa bóp, bấm huyệt thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết và tạo hưng phấn để nội tiết tố được duy trì dồi dào. Ở người tuổi trung niên, đặc biệt là người cao tuổi, hoạt động của hệ thống cơ xương khớp và tạng phủ đã trì trệ, khí huyết lưu thông kém thì việc xoa bóp, bấm huyệt đều đặn là biện pháp rất tốt giúp khí huyết lưu thông, tăng cường nuôi dưỡng các tế bào và thải độc tố, làm giảm đáng kể quá trình lão hóa và ngăn ngừa phát sinh bệnh tật ở tuổi già.Những trường hợp không được xoa bóp, bấm huyệtChấn thương: cả vết thương kín và vết thương hở khi bị tổn thương ở cơ, xương, khớp.Vùng bị viêm nhiễm tấy đỏ hoặc lở loét.Các chứng bệnh ngoại khoa: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng vỡ.

hướng dẫn bấm huyệt tự trị bệnh



TỪ THỰC HÀNH VÀO LÝ THUYẾT

Các phương pháp điều trị của Đông y như xoa bóp , cắt lễ , bấm huyệt , châm cứu , phục dược...đều lấy '''điều hoà âm dương ''' , '''bổ tả hư thực''' làm nguyên tắc căn bản.
Châm và cứu là hai phương thức cuả một phương pháp chữa bệnh
- Châm là dùng vật nhọn chọc vào huyệt
- Cứu là dùng hơi nóng tác động vào huyệt
Châm cứu là nhằm kích thích vào các huyệt ,là những điểm nhất định trên cơ thể với mục đích điều hoà và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể , tiêu trừ các hiện tượng mất thăng bằng về khí , huyết cơ nhục, cốt tủy , thần kinh.
Muốn biết về châm cứu cho tinh tường cần phải tìm hiểu :
1- học thuyết âm dương ngũ hành 

2- học thuyết tạng phủ 

3- học thuyết kinh lạc
 
4- bệnh lý và pháp điều trị 

Tuy sâu rộng như vậy nhưng thực tế lại bắt đầu từ mục thứ 4 : nguyên tắc điều hoà - bổ tả duy trì trạng thái thăng bằng của tạng phủ. Nếu khí huyết không thông thì cảm giác đau đớn sinh ra.
Châm cứu - hay bấm huyệt vào các kinh huyệt ứng dụng , sơ thông được khí huyết thì tiêu trừ được cảm giác đau . bất thông tất thống , và ngươc lại thông tất bất thống 
Muốn chữa bệnh ở một tạng phủ nào , hoặc muốn làm mất cảm giác đau đớn ở một ở một nơi nào trên cơ thể cần phải dựa vào sự chẩn đoán theo Đông y : tứ chẩn , bát cương , từ đó tìm ra nguồn gốc bệnh để chữa trị. Xem bệnh chủ yếu phát sinh từ kinh lạc tạng phủ nào thì chữa từ tạng phủ đó, qua đặc tính và tác dụng đặc hiệu của huyệt vị đó với từng tạng phủ hoặc từng bộ phận tương ứng của người bệnh , để đạt hiệu quả thích đáng.
Từ một người nhập cuộc, chưa biết gì , Mỹ Trang mong muốn được hướng dẫn các bạn phương pháp đơn giãn : bấm huyệt bằng những kinh nghiệm có được ,với mong muốn giúp mọi người tự điều trị những bệnh thông thường bằng khả năng còn tiềm ẩn , mỗi ngày ta cùng trao đổi với nhau một chút , các bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!
Y LÝ CƠ BẢN

NGŨ TẠNG : là 5 cơ quan tàng trữ
tâm tàng thần
 * phế tàng phách
 *can tàng hồn
 *tỳ tàng ý và trí
 * thận tàng tinh và chí

TÂM :
a/ chủ thần minh
b /chủ huyết mạch , ứng ở mặt
c/ quan hệ với lưỡi

CAN : 
a / can tàng huyết
b / can chủ mưu lự -(mưu kế , lo nghỉ )
c / can quan hệ với gân, móng tay móng chân
d / can quan hệ với mắt

TỲ : 
a/ tỳ chủ vận hoá
b / tỳ thống huyết
c/ tỳ quan hệ với tứ chi, cơ nhục cho đến miệng ,môi

PHẾ :
a/ phế chủ khí
b/ phế chủ tiết , điều hoà huyết dịch của thân thể
c/ phế hiệp với da lông
d/ phế khai khiếu ở mũi
e/phế quan hệ với cuống họng âm thanh

THẬN :
a/ thận tàng tinh
b/ thận quan hệ với sinh trưởng phát dục
c/ thận chủ về hoả của mệnh môn
d/ thận chủ xương tuỹ thông với não
e/ thận khai khiếu ở tai và nhị âm ( đại tiểu tiện )Y LÝ CƠ BẢN
LỤC PHỦ : 6 kho
ĐỞM a/ đởm chủ quyết đoán
b/ đởm là kho chứa tinh ở giữa
c/ can và đởm có quan hệ với nhau
VỊ : ( dạ dày )
a/ vị là biển của thuỷ cốc ( nước , gạo , cơm ),làm nát nhừ cơm nước
b /vị quan hệ với tỳ

ĐẠI TRƯỜNG - TIỂU TRƯỜNG : ( ruột non , ruột già )
a/ ruột non chủ tiêu hoá mà phân ra chất trong , chất đục
b/ ruột già chủ việc truyền tống chất cặn bã
c/ ruột già quan hệ với ruột non
d/ ruột già quan hệ với phế
e/ ruột non quan hệ với tâm

BÀNG QUANG
a// bàng quang chủ việc chứa tân dịch
b/ bàng quang quan hệ với thận

TAM TIÊU - bộ vị của tam tiêu gồm :
a/ thượng tiêu : từ miệng của dạ dày đến lưỡi
b/ trung tiêu : từ miệng trên của dạ dày đến miệng dưới của dạ dày
c/ hạ tiêu : từ miệng dưới của dạ dày đến nhị âm ( đại tiểu tiện )
công năng của tam tiêu 
thượng tiêu :
chủ nạp như hit hơi thở vào phế , ăn uống vào vị , đem khí đi khắp cơ thể làm âm da, nhuần lông
trung tiêu :
đem chất hoá sinh của thức ăn nuôi dưỡng khí huyết tân dịch
hạ tiêu : 
chủ xuất mà không nạp như đại tiểu tiện , bài tiết tưới rưới cho thuỷ dịch ,tiết biệt chất trong , chất đục
-- để giúp các bạn có một chút khái niệm về tạng phủ và làm quen với những danh xưng trong y lý đông y
LE THAO dành phần đầu nói về lý thuyết - mong các bạn cố gắng theo dõi - sau đó ta sẽ cùng nhau hướng dẫn thực hànhDỊCH LÝ CƠ YẾU

A / DỊCH là gì
Dịch là thay đổi vận chuyển biến hóa
Vạn vật thay đổi không ngừng , cho nên dịch là lý đương nhiên tất yếu
Của vũ trụ , của thế giới của mọi sự vật kể cả con người và sự sống
Việc chữa bệnh tất phải luôn luôn chú trọng tới sự kiện biến đổi trong sinh lý và cơ thể người bệnh .Y khoa cổ truyền có câu :
‘’BẤT TRI DỊCH ,BẤT KHẢ DĨ NGÔN Y ‘’( không biết dịch , không thể nào nói chuyện chữa bệnh được )
Hiểu biết dịch tức là chú trọng tới sự biến chuyển cuả người bệnh ,biết những quy luật của sự biến chuyển , mới có thể tác động vào cơ thể một cách hữu hiệu , tức là đem lại sức khỏe cho người bệnh
Trong vũ trụ vạn vật cũng như trong cơ thể con người ( một tiểu vũ trụ thu nhỏ )
Sự biến dịch sở dĩ có là do hai tính chất khác nhau : ÂM – DƯƠNG
B / ÂM –DƯƠNG
Tính âm và tính dương là hai tính chất có trong sự vật đặc biệt là trong cơ thể con người
Và những bộ phận , cơ quan trong đó .
Thông thường ai cũng thấy được tính ÂM và DƯƠNG của sự vật , như
Bóng tối ( âm ) và ánh sáng ( dương )
Lạnh ( âm ) và nóng ( dương )
Nặng ( âm ) nhẹ ( dương )
Bên trong ( âm ) bên ngoài (dương )
Phía dưới ( âm ) và phía trên ( dương ) vv …
Vậy âm và dương là hai mặt đối chọi nhau , nhưng tồn tại thống nhất với nhau
Đối chọi để tiết chế nhau hầu điều hòa nhau , cùng nhau làm cho mọi sự vật được tồn tại hiện hữu
Cần ghi nhớ những quy luật sau đây :
1/ có âm tất phải có dương ( và ngược lại ) mới thành sự vật
2/ trong âm có dương và trong dương có âm
3/ âm sinh trong dương và dương sinh trong âm
4 /âm và dương sinh ra nhau và khống chế nhau
Trong lý luận âm và dương được ký hiệu như sau :
_____ dương
--- --- âm
C/ NGŨ HÀNH
Nếu âm dương là những nguyên tính gây ra biến chuyển ( dịch biến ) thì ngũ hành là quy luật chung nhất của dịch biến
Ngũ hành là 5 bước đi có khi gọi là ngũ vận ( là 5 đoạn chuyển đổi )
Vậy ngũ hành là 5 giai đoạn biến đổi , chuyển hóa của sự vật đặc biệt là sự sống , sinh lý con người
Mộc- hỏa- thổ - kim- thủy ( gỗ - lửa – đất – vàng -nước ) không phải là chất liệu ,mà chỉ là những tên gọi tiện lợi của 5 đoạn chuyển biến , chúng chỉ có tính tượng trưng cho quá trình dịch biến
Mộc ( thuộc gỗ) tượng trưng cho trạng thái phát triển ,mùa xuân thuộc mộc
Hỏa ( lửa ) tượng trưng cho mức cùng tột lớn nhất của sự vật , mùa hạ thuộc hỏa
Thổ ( đất ) biểu tượng cho mức trung hòa của biến hóa : mùa trường hạ ( khi hè sắp sang thu ) thuộc hành thổ
Kim ( vàng , kim loại ) tượng trưng cho chức năng đang hoái hóa ) , mùa thu thuộc kim
Thủy ( nước ) biểu tượng sự ngưng đứng yên tỉnh chuẩn bị cho một ký biến đổi khác , mùa đông thuộc thủy , nó chuẩn bị cho muà xuân tới
Về y lý cần nhớ những sự vật tương ứng với ngũ hành như sau
MỘC - HỎA - THỔ - KIM - THỦY
Can - tâm - tỳ - phế - thận
Đởm - tiểu. trường – vị - đại trường - bàng quang
Cân mạch - nhục - bì - cốt
Nộ ( giận ) hỷ ( mừng ) tư ( nghĩ ) bi ( buồn ) kinh ( sợ )
Phong ( gió ) nhiệt ( nóng ) thấp ( ướt ) táo ( khô ) hàn ( lạnh )
Giữa các hành có 2 quan hệ sau :
Quan hệ tương sinh : ( hỗ trợ - giúp đỡ )
Mộc sinh hỏa , hỏa sinh thổ , thổ sinh kim , kim sinh thủy , thủy sinh mộc
Quan hệ tương khắc : ( ức chế -điều tiết )
Mộc khắc thổ , thổ khắc thủy ,thủy khắc hỏa ,hỏa khắc kim , kim khắc mộc
THẤT TÌNH : NGUYÊN NHÂN NỘI THƯƠNG

THẤT TÌNH ( 7 tình huống )
hỷ ( mừng ) - nộ ( giận ) ai ( thương xót )- tư ( lo nghỉ )
ưu ( buồn rầu , lo lắng ) khủng ( sợ hãi ) kinh ( hoãng - loạn )

MỨNG: thì khí bị tán - mừng quá thương tâm . lưu ý : '' thương = hại ''
GIẬN : thì khí nghịch - giân quá thương can
LO: thì khí bị hãm - lo quá hại phổi
NGHỈ : thì khí bị kết - nghỉ nhiều hại tỳ vị
SỢ : thì khí bị khiếp - sợ hại thương thận
KINH : thì khí bị loạn - kinh hoãng hại đởm
THƯƠNG : Thì khí bị hao 
LỤC KHÍ : NGUYÊN NHÂN NGOẠI CẢM
Lục khí là :
PHONG ( gió ) - HÀN (lạnh) - THỬ ( nắng )- THẤP ( ẩm ướt ) -TÁO ( khô ráo ) HOẢ ( lửa , nóng )
HÀN hại khí thì run rẫy
THỬ hại khí thì nóng bức
TÁO hại khí thì bí kết
THẤP hại khí thì phù thủng
PHONG hại khí thì đau nhức
HOẢ hại khí thì loá , mờ mắt 

------------------
NGŨ TẠNG BỊNH CƠ 
Bệnh ghẻ phát ngứa đều thuộcTÂM
bệnh phong làm xây xẩm đều thuộcCAN
bệnh thấp làm đầy trướng đều thuộc tỳ
bệnh về uất hơi đều thuộc PHẾ
bệnh lạnh dẫn phát đều thuộcTHẬN

----------------
NGŨ LÃO SỞ THƯƠNG 


Nhìn lâu hại huyết
nằm lâu hại khí
ngồi lâu hại thịt
đứng lâu hại xương
đi lâu hại gân
TỨ CHẨN :
LÀ 4 phép xem xét hay 4 phép khám để biết bệnh
- VỌNG CHẨN : trông , nhìn hình sắc , điệu bộ
-VĂN CHẨN : là nghe ngóng âm thanh , hơi thở ,ý tứ
- VẤN CHẨN : là hỏi rỏ căn bệnh , trạng chứng
- THIẾT CHẨN : Là xét đoán bộ mạch
vọng -văn - vấn - thiết tuy có sếp thứ tự trước sau đó là nói
trước ,ta nhìn hình sắc người bệnh ( vọng )
rồi nghe tiếng nói ( văn )
hỏi thêm căn bệnh ( vấn )
sau cùng mới thiết mạch ( thiết ) .hầu như thứ tự này khôg thể đão lộn
nhưng chỉ cần biết rằng VỌNG là sơ khởi còn THIẾT là tối hậu
vọng văn vấn có thể linh động trong chung một lúc , hay thiết mạch có thể cùng vọng -văn -vấn cũng được . M iễn la người thầy thuốc có đủ khả năng , tinh thần và tài nghệ
phép TỨ CHẨN là là công việc đầu của người thầy thuốc và là chủ chốt rất cần thiết khi khám bệnh và điều trị
người làm công việc khám và điều trị phảỉ sử dụng cả ngũ quan của mình
- THỊ GIÁC : thần kinh để xem xét
-THÍNH GIÁC thần kinh để nghe ngóng
-KHẨU GIÁC thần kinh để hỏi đáp
-XÚC GIÁC thần kinh để chẩn đoán
- KHỨU GIÁC thần kinh để đánh hơi
mặc dù ngày nay đã văn minh hay sau này còn văn minh đến cực độ
mãi mãi trước sau vẫn lấy TỨ CHẨN làm căn bãn để thi dụng trong việc trị bệnh
khôg thể chê bỏ được bởi đó chính là bộ môn khoa học tinh kỳ ,giao hoà với âm dương ,ứng với ngũ hành , đối chiếu với kinh lạc tạng phủ của con người , có kỷ cương , có đạo lý , uyên thâm mà phong phú vô tận
NGŨ SẮC :
đỏ , xanh ,trắng , vàng , đen đó là những màu sắc có thần khí hiện lên trên sắc diện mỗi người
- Đỏ thì đỏ tươi
- Xanh thì xanh láng
-Trắng thì trắng bóng
-đen thì đen nhánh
- Vàg thì vàng tươi
, nếu trên gương mặt thể hiện rỏ nét ngũ sắc có thần có khí thì bệnh nhân có sức sống động , bệnh không nguy kịch , và ngược lại
* NHÌN TOÀN BỘ MẶT
mặt đỏ hồng là phong
mặt tái xanh là đau bụng
mặt trắng lợt là hàn
mặt thẳm đen là lao
mặt vàng là đại tiểu tiện khó khăn
*NHÌN MŨI
đầu mũi bình thường đỏ và ngứa là phong nhiệt
bất thường đỏ là bệnh nặng
đầu mũi xanh là đau bụng
đầu mũi trắng là mất máu
đầu mũi đen là trong người tích nhiều nước
đầu mũi vàng là trong bụng lạnh
* NHÌN : MÔI -MIỆNG - LƯỠI
môi dưới tự nhiên thâm đen là tỳ , thận hàn
môi đỏ là tâm , vị nhiệt
lưỡi sưng to đầy trong miệng nói khôg ra tiếng là ''trùng thiệt ''
ăn uống không tiêu
lưỡi sưng trong miệng mà cứng là ''mộc thiệt ''làm khó thở
đầu lưỡi nhọn và đỏ , đỏ cả hai môi là tâm nhiệt
lưỡi cứng lưỡi co rụt là nguy chứng
giữa lưỡi trũng xuống chung quanh lưỡi như răng cưa là bệnh bất trị
phía trên và phía dưới lưỡi phồng lên như bong bóng là bệnh bất trị
* NHÌN MẮT
mắt đỏ sưng là can nhiệt
mắt không đỏ nhưng nước mắt sống chảy ra hoài là can huyết hư
mí mắt dưới phía trong trắng lợt là can huyết hư hàn
* NHÌN CHUNG HÌNH SẮC TRONG LÚC BỆNH NẶNG
hơi người xông ra hôi thúi là thịt đã chết
lưỡi rụt , bìu dái xăn là can đã tuyệt
miệng há hốc là tỳ đã tuyệt
tóc dựng đứng da thịt và xương khô là thận đã tuyệt
vành mắt trũng xuống , mồ hôi ra từng giọt trên mắt dính lại không rớt xuống là dương khí tuyệt
móng tay móng chân biến sắc xanh là can thận tuyệ
tPhương pháp đông y nói chung và y học dân tộc nói riêng đã có nhiều mặt đứng đắn khoa học
nên qua nhiều thử thách vẫn luôn đóng vai trò chỉ đạo xuyên suốt y học cổ truyền
chúng ta càn thừa kế , phát huy những mặt tích cực đó
trong những tài liệu của rất nhiều tác giả viết sách về đông y, châm cứu xưa và nay đóng vai trò thiết yếu trong cách đièu trị bệnh
liệu pháp châm cứu được xem là liệu pháp truyền thống của trung y ,từ lâu đã được đông đảo mọi người biết đến .Liệu pháp điểm huyệt ( bấm huyệt ) có lịch sử còn sớm hơn so với liệu pháp châm cứu .tuy nhiên liệu pháp này thường bị quên lãng , cho nên nó chỉ được xem là một liệu pháp dân gian được ứng dụng rộng rãi và hữu hiệu
khởi nguồn của liệu pháp châm cứu có từ thời cổ xưa ,con người chưa có phương pháp và kỹ thuật trị liệu một cách hệ thống , mọi người dùng những hình thức như dùng ngón tay , cành cây ,mảnh trúc hoặc miếng đá ấn hoặc gõ vào nhưng bộ phận trên cơ thể của bệnh nhân ,những vùng đang chịu sự đau đớn ,để làm giảm đi những cơn đau nhất thời rất hữu hiệu. dần dần trãi qua tích luỹ những kinh nghiệm lâu dài nên phương pháp ứng dụng các dung cụ phát triển ,người ta sáng tạo ra những vật dụng thích hợp và an toàn hơn để châm cứu , điểm huyệt như đá , kim ,,vv,và cuối cùng kim châm là dụng cụ tất yếu nhất cho đến giờ ,và cũng từ đó liệu pháp điểm huyệt rút lui khỏi vũ đài trị liệu
thật ra liệu pháp điểm huyệt ( bấm huyệt ) cũng như liệu pháp châm cứu đầu có tác dụng thông kinh mạch điều hoà âm dương , bổ tả hư thực hoạt huyết khử ứ , điều hoà chức năng tạng phủ .những điều đó giúp cơ thể người bệnh được khôi phục bình thường
gần ba mươi năm các báo cáo về phương pháp điểm huyệt trị liệu các loại bệnh luôn được đăng tãi trên các tạp chí y học ,những loại nệnh như nhi khoa nội khoa , phụ khoa hô hấp ,cao huyết áp tim mạch , thấp khớp đã chứng minh được phạm vi rộng rãi của phương pháp điểm huyệt trị liệu
ưu thế của phương pháp nàu không tạo vết thương , không gây nhiễm trùng lỡ loét , ít gây sốc, đơn giãn , hữu hiệu rỏ rệt
thông thường ta có thể sử dụng thủ pháp gọi là CHỈ CHÂM : ''dùng ngón tay điểm huyệt trị liệu
hy vọng những bài hướng dẫn tiếp theo sau đây sẽ giúp các bạn tự điều trị một số bệnh thông thường , xảy ra trong gia đình và bạn bè chung quanh bằng những gì đơn giãn nhất 
ĐIỂM MÔN PHÁP 
Ta dùng ngón tay hoặc dụng cụ để ấn lên ngay huyệt vị khác nhau trên cơ thể người bệnh. Thi triển kỹ thuật điểm ấn với cường độ nặng nhẹ, kích thích sao cho cảm giác tê buốt căng, thông. Để cách trị liệu đạt được hiệu quả tối ưu hầu mang lại cho người bệnh niềm phấn khởi, ta cần chú ý những điều cần thiết sau đây :
- Phép bổ tả thuận nghịch theo hướng ly tâm và hướng tâm của từng kinh mạch
- Đếm thời gian đủ cho từng vị trí huyệt sử dụng - Vần thành thạo tính âm dương của từng bộ phận thủ - túc trên cơ thể - Xét tứ chẩn để không nhầm lẫn bộ huyệt sử lý điều tri
Ngoài việc sử dụng liệu pháp điểm huyệt, cần phải tập cho nhuần nhuyễn việc đốt thuốc cứu. Đây cũng là cách trị liệu song song với điểm huyệt " không thể thiếu ''. Khi ta đã thành thạo những cần thiết cơ bản của phương pháp điểm huyệt, ta có thể giúp bất kể nơi nào có người bệnh, chỉ với đôi tay và điếu thuốc cứu, những hiệu quả mang đến có thể nói ngoài sự suy nghỉ mà ta chưa hề có hoặc chưa thể tự tin.
--MƯỜI BỆNH THÔNG THƯỜNG : tự điểm huyệt điều trị
1/-Nhiễu nước miếng 
2/-Lạnh bàn chân 3/-Chảy nước mắt sống 4/-Cao huyết áp 5/-Bồi hồi nhịp tim 6/-Nhức đầu do viêm xoang 7/-Tiểu đêm 8/-Trúng gió á khẩu -nói ngọng 9/-Mất ngủ
HƯỚNG DẪN BẤM HUYỆT TỰ TRỊ BỆNH
NHIỄU NƯỚC MIẾNG 
Ta có thể dùng cây tăm nhỏ châm nhè nhẹ vào giữa hai khóe mép miệng, (khóe góc giữa môi trên và môi dưới). Lưu ý ta xoay nhẹ đầu tăm, tránh va chạm mạnh làm tổn thương vì phần da nơi này rất mỏng. Thời gian khỏang 40 giây cho mỗi lần của mỗi khóe, ngày có thể châm 2 lần. Người bệnh do không khép được cơ miệng nên nhiễu nước miếng cả ngày.
- Công dụng chỉ trong vòng 7 ngày là có hiệu quả
Huyệt này có tên gọi : Yến khẩu 
- CẤM KHẨU (hoặc nói ngọng, líu lưỡi, nói khó nghe )
Ta cũng dùng que tăm, nhưng cách xử lý có hơi khó. Ta bảo người bệnh há miệng, đưa lưỡi lên, nhìn nhanh phía dưới lưỡi chính giữa có một sớ như sợi gân mỏng, hai bên sợi gân đó có phần thịt nhô lên cở 2 hạt đậu đỏ, dùng que tăm ve nhẹ vào 2 phần thịt nhô lên đó. Người bệnh sẽ rât khó chịu và sẽ ngậm miệng lại rất nhanh. Ta dùng biện pháp tâm lý dỗ bệnh rồi lại tiếp tục ve đầu tăm vào cũng khoảng thời gian từ 30 giây cho mỗi bên phần thịt nhô lên đó. Kết qua tùy thuộc vào thời gian người bệnh á khẩu. Nếu mới trúng phong - á khẩu trong vòng 1 tuần cho đến 1 tháng thì châm khoảng 1 tuần là người bệnh sẽ bắt đầu nói lại được
nếu thời gian á khẩu đã lâu từ 6 tháng, ta châm giai đoạn dài hơn
2 huyệt này có tên là Kim Tânvà Ngọc dịch 

- LẠNH BÀN CHÂN
Thông thường người bị lạnh dưới bàn chân, khí kém và dễ bị nhiễm cảm. Người già trở trời mưa hay lạnh bàn chân, người bệnh suy nhược cũng lạnh lòng bàn chân, có những người hay ngất xỉu tay chân, nhất là lòng bàn chân lạnh buốt. Ta dùng điếu thuốc cứu hơ ấm dưới lòng bàn chân. Ta lấy huyệt từ ngón chân giữa phía dưới lòng bàn chân kéo xuống khoảng cách bằng 4 ngón tay đặt nằm ngang , lưu ý nơi này có chỗ hõm rất dễ dàng nhận ra. Ta hơ ấm bằng điếu thuốc cứu. Thời gian khoảng 30 giây cho mỗi bên và hơ tiếp tục như vậy 3 lần (tất cả lả 90 giay). Muốn biết sức chịu nóng của người bệnh như thế nào để không bị bỏng, ta hơ trực tiếp lên chân mình trước. khoảng cách điêu thuốc cứu và da là hơn 2 phân. Tuy nhiên, mỗi người có tầng số chịu đựng độ nóng khác nhau, tùy theo sự lên tiếng của bệnh nhân mà ta nâng điếu thuốc cứu lên cao hay hạ xuống thấp. Mỗi ngày ta hơ như thế khí nóng được đưa vào huyệt đầu tiên của kinh thận giải quyết được bệnh lạnh chân rất hay.
Huyệt này có tên là Dũng tuyền.
Bấm huyệt tự điều trị nhữg bẽnh thông thường
-- CẢM - CÚM
Người bị cảm - cúm do thời tiết , do đi mưa nhiễm lạnh , do cơ thể suy yếu mà lại làm việc dưới một áp lực thời tiết không ổn định vv...
ta dùng điếu thuốc cứu hơ phía sau cổ
ta cho người bệnh cúi đầu xuống chút xíu , khoảng giữa vai ta nhận thấy có một đốt sống nhô lên cao hơn , ta lấy từ điểm u nhô lên đó
gôi là 1 điểm , lấy lẹn phía trẹn một điểm nữa khoảng cách 2 phân , và cũng từ điểm u nhô lên ta lấy xuống dưới 1điểm nữa , tất cả là 3 điểm , ta hơ ấm cho đến nóng dần
song song với việc hơ nóng ta dùng ngón tay bấm mạnh vào cả 3 điểm trên
vén tóc ổ cuối gáy tóc ta hơ ấm một vòng ngang từ trái qua phải , cố gắng đừng để cháy tóc
cách này làm giảm đi phần khó chịu của một hệ thống cảm mạo và xây xẩm chóng mặt , nôn mữa
3 huyệt trên có tên là : đào dạo - đại chùy -sùng cốt
- MẤT NGŨ
Có 3 cách để tìm nguyện nhân xử lý mất ngủ đơn giãn nhất
1/ mát ngủ đầu giờ , nguyên nhân do tâm
2/ mất ngủ giữa đêm do thận
3 / mất ngủ cận sáng do tâm thận bất tương giao
ta cứu một huyệt duy nhất trên đỉnh đầu , lấy từ vành tai lên đến giữa đầu, hơ bằng điếu thuốc cứu khỏang 30 giây cho mỗi lần hơ ta làm lại động tác hơ ấm như thế 3 lần
hơ vài ngày đến 1 tuần , nếu thấy dễ ngủ thì ngưng
vuốt nhẹ vào huyệt sẽ giúp giấc ngủ dễ dàng hơn
huyệt này có tên là bách hội
lưu ý chỉ dùng khi mất ngủ , không dùng huyệt này thường xuyên

bí quyết sống khỏe.

"Thở thật thâm sâu, thức chẳng lo âu, ngủ không mộng mị, ăn không cầu kỳ" là bốn bí quyết sống khỏe người xưa truyền lại cho đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Thiết nghĩ trong thời đại mà bệnh tật bủa vây, những bí kiếp của cha ông rất đáng suy ngẫm và cần khai thác triệt để.

Thở thật sâu

Nhờ hô hấp thở ra hít vào mà cơ thể ta mới được cung cấp đủ dưỡng khí (khí oxy) từ khí trời và đào thải thán khí ( khí Cacbonic) từ trong cơ thể ra ngoài. Nhờ hít thở mà duy trì sự sống. Hít thở bình thường chỉ dùng một phần hai lá phổi. Còn thở thật thâm sâu là hít thở với gần trọn cả hai lá phổi, với cơ hoành hoạt động tích cực xoa bóp các phủ tạng ở bụng.


Hít-thở-trainhaunoni

Thở thâm sâu không chỉ cho nguồn sống nhờ thu thật nhiều khí oxy, thải gần hết khí CO2 ở phổi, mà còn tác động giúp thanh lọc tâm ý. Thở thật thâm sâu là hít thở với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn: “Hít vào thấy bụng phình ra, thở ra, thấy bụng xẹp lại”, với tâm ý thanh tịnh và hân hoan.

Thức chẳng lo âu

Stress là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, trong xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Đáp ứng của con người bị stress là cảm thấy có “sự căng thẳng, lo âu”. Cần lưu ý, stress không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác, tập trung cao độ để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Ta sẽ có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress mà chẳng cảm thấy quá lo âu.

Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và chúng ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần. Người bị stress thường xuyên ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện (có người tìm đến ma túy) dùng làm phương tiện giảm thiểu stress, do đó dễ trở thành người nghiện.

Ngủ không mộng mị

Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. Giấc ngủ không mộng mị là giấc ngủ đủ, sâu và là cách phục hồi sinh lực tốt nhất. Ngủ có đủ thì mới say giấc nồng, nếu ngủ sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy chẳng nhớ gì hết.

Thời lượng trung bình của giấc ngủ đủ khoảng tám giờ nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy (có người ngủ đủ với ít hơn hoặc nhiều hơn so với tám giờ). Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc, làm việc bình thường vào ban ngày.

Ngủ không sâu sẽ bị mộng mị và cơ thể không khỏe dễ bị ác mộng. Ác mộng được kể là một loại rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đó là mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành (mộng du), nói mớ, nghiến răng, hoảng sợ khi ngủ... Riêng mất ngủ là rối loạn thường gặp và làm khổ sở khá nhiều người.

Ăn không cầu kỳ

Ăn không cầu kỳ là ăn “đủ” và ăn “lành”. Trước hết là ăn uống sao cho đầy đủ và cân bằng năm nhóm chất dinh dưỡng (nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng). Chữ “cân bằng” trong ăn uống rất quan trọng. Chúng ta không nên ăn thừa mứa quá nhiều mà thật vừa đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột (một bộ phận ủng hộ không ăn đạm động vật như heo, bò, gia cầm... để cải thiện môi sinh và hạn chế bệnh tật). Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây, các loại ngũ cốc còn nguyên vì những loại này rất tốt cho sức khỏe.

Ăn “lành” còn có nghĩa là biết cách ăn uống. Chẳng hạn luôn thực hiện ăn chín, uống sôi; thức ăn cũ cần hâm kỹ trước khi ăn; bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và lao động...


Nếu vận dụng nhịp nhàng 4 "động tác" ăn-ngủ-thức-thở như trên, tin tưởng rằng các bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Khi đó không phải tìm kiếm đâu xa, niềm hạnh phúc luôn tràn ngập trong tâm hồn bạn.

Phương Pháp Thực Hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét