Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Sức khỏe tuyệt hảo thời đại mới

http://www.benhvienthongminh.com 
A.    Y HỌC HIỆN ĐẠI NÓI GÌ?
(Bài nói chuyện của tiến sĩ Y học Walloc - Người Mỹ, được nhận giải thưởng Nobel vào năm 1991).
Bổ sung vào thức ăn 90 chất, trong đó 60 chất khoáng,16 vitamin, acid amine đạm và 3 acid amine béo. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ bị các chứng bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng tấn công ngay! Hiện nay người ta thường viết về các vấn đề này trên báo chí, phát biểu trên vô tuyến  truyền hình và đài phát thanh. Công chúng hiểu được nó, vì nói chung người ta đang lo lắng cho sức khoẻ, cho tuổi thọ và quan tâm đến chất bổ sung vào thức ăn hàng ngày. Các thầy thuốc cũng đã từng đề cập với các bạn về đề tài đó, nhưng không phải nghề nghiệp bắt buộc họ phải làm như vậy và họ cũng không năn nỉ báo chí đài truyền hình làm điều đó mà vì loại thông tin này rất đang ăn khách, làm cho các báo bán chạy hơn nên họ đua nhau đăng.
Nhiệm vụ của tôi không chỉ giải phẫu những con vật bị chết tự nhiên mà còn tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm về sự ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến chúng, vì vào những năm đầu thập niên 60, hầu như người ta không để ý gì về vấn đề sinh thái và những thảm hoạ do chúng gây ra. Thế là tôi tuần tự tiến hành 17 ngàn ca phẫu thuật trên con người và động vật chết tự nhiên, nhằm nghiên cứu các nguyên nhân. Qua một thời gian làm việc đó, tôi đi đến kết luận như sau:  “ Cái chết của con người và động vật nói trên là do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng ( de’ficinutritif)!”
Các kết quả phân tích hoá, sinh học với những số liệu chính xác đã chứng minh rằng cái chết tự nhiên xảy đến là do dinh dưỡng không đúng cách. Do vậy không có gì là ngạc nhiên khi tôi đưa các bạn trở lại câu chuyện những con bò.
Tôi đã viết 75 bài báo và các công trình khoa học, hợp tác với một số tác giả để viết 8 quyển sách giáo khoa và một quyển do tôi tự soạn lấy. Người ta bán quyển sách của tôi cho các sinh viên trường Y với giá 140 USD. Tôi đã viết1700 tờ báo và tạp chí, đồng thời phát biểu cả trên vô tuyến truyền hình.
Nhưng khổ nỗi  vào thập niên 60, các công trình khoa học về dinh dưỡng ít được công chúng lưu ý tới. Không biết phải làm gì bây giờ, tôi đành phải đi học lại, và sau đó đã trở thành bác sỹ y khoa. Nhờ vậy tôi có dịp vận dụng tất cả những điểu hiểu biết về dinh dưỡng mà tôi có được từ hồi còn học ở trường thú y. Cho nên không có gì là lạ vì sao tôi nghiên cứu thành công đề tài này.
Hiện nay, người ta mới chỉ tính được 5 dân tộc, mà các người tiêu biểu của họ sống được đến 120 – 140 tuổi tại Phương Đông, Tây Tạng và miền Tây Trung Hoa. Những người này do Jeams Hilton ghi nhận vào năm 1964, khi ông viết quyển “Viễn cảnh bị che khuất”. Theo quyển sách này, người sống lâu nhất là lương y Lý, người Trung Hoa sinh ra ở Tây Tạng. Khi được tròn 150 tuổi, ông nhận được bằng danh dự ở triều đình Trung Quốc, người ta đã xác nhận ông sống được 150 tuổi và sinh vào năm 1667. Lúc ông tròn 200 tuổi lại nhận được bằng thứ hai.

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống là các chất sinh năng lượng bao gồm protein, lipit, gluxit và các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước.

I. PROTEIN

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần của nhân và chất nguyên sinh cửa các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protein. Vì vậy, hàng ngày cần ăn vào một lượng đầy đủ protein.

1. Vai trò dinh dưỡng của protein.

CÓ THỂ tóm tắt vài đặc trưng quan trọng của protein như sau:
- Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần các cơ bắp, máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Cơ THỂ BÌNH THƯỜNG CHỈ có mật và nước tiểu không chứa protein. Do vai trò này, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần...).

- Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng.

- Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10%-15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal, nhưng về mặt tạo hình không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế protein.

- Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn. Tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu protein đã ẢNH HƯỞNG ÐẾN SỨC KHỎE TRẺ EM ỞNHIỀU NƠI trên thế giới.

2. Giá trị dinh dưỡng của protein.

Các protein cấu thành từ các axit amin và cơ thể sử dụng các axit amin ăn vào để tổng hợp protein của tế bào và tổ chức. Thành phần axit amin của cơ thể người không thay đổi và cơ thể chỉ tiếp thu một lượng các axit amin hằng định vào mục đích xây dựng và tái tạo tổ chức. Trong tự nhiên không có loại protein thức ăn nào có thành phần hoàn toàn giống với thành phần axit amin của cơ thể. Do đó để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần phối hợp các loại protein thức ăn để có thành phần axit amin cân đối nhất. Có 8 AXIT AMIN CƠ THỂ KHÔNG TỔ HỢP ÐƯỢC HOẶC CHỈ TỔNG HỢP MỘT LƯỢNG RẤT ÍT. ĐÓ LÀ LIZIN, tryptophan, phenynalaninin, lơ xin, izolơxin, va lin, treo nin, metionin. Người ta gọi chúng là các axit amin cần thiết.

Giá trị dinh dưỡng một loại protein cao khi thành phần axit amin cần thiết trong đó cân đối và ngược lại. Các loại protein nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) có giá trị dinh dưỡng cao, còn các loại protein thực vật có giá trị dinh dưỡng thấp hơn. Biết phối hợp các nguồn protein thức ăn hợp lý sẽ tạo nên giá trị dinh dưỡng cao của khẩu phần. Ví dụ gạo, ngô, mì nghèo lizin còn đậu tương, lạc, vừng hàm lượng lyzin cao, khi phối hợp gạo hoặc mì hoặc ngô với đậu tương, vừng , lạc sẽ tạo nên protein khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn các protein đơn lẻ .

3. Nguồn protein trong thực phẩm.

- Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protein quý, nhiều về số lượng, và cân đối hơn về thành phần và đậm độ axit amin cần thiết cao.
- Thực phẩm nguồn gốc thực vật (đậu tương, gạo, mì, ngô, các loại đậu khác...) là nguồn protein quan trọng. Hàm lượng axit amin cần thiết cao trong đậu tương còn các loại khác thì hàm lượng axit amin cần thiết không cao, tỉ lệ các axit amin kém cân đối hơn so với nhu cầu cơ thể. Nhưng việc có sẵn trong thiên nhiên một khối lượng lớn với giá rẻ nên protein thực vật có VAI TRÒ QUAN TRỌNG ÐỐI VỚI KHẨU PHẦN CỦA CON NGƯỜI.

II. LIPIT

1. Thành phần hóa học của lipit.

Thành phần chính là triglyxerit là những hợp chất hữu cơ phức tạp gồm rượu bậc 3 glyxerol và các axit béo no, chưa no. Các axit béo là thành phần quyết định tính chất cửa lipit. Các axit béo no hay gặp là butirie, capric, CAPRILIC, LORIC, MYRISTIC, PANMITIE, STEARIC. MỠ động vật thường có nhiều axit béo no, các loại mỡ lỏng và dầu ăn có nhiều axit béo chưa no. Trạng thái của mỡ nhất là độ tan chảy được quyết định bởi thành phần axit béo của chúng. Ðộ TAN CHẢY CAO KHI THÀNH phần axit béo no chiếm ưu thế và độ tan chảy thấp khi axit béo chưa no chiếm ưu thế. Ðiều đó có nghĩa là chất béo lỏng có độ đồng hóa cao hơn chất BÉO ÐẶC Ở ÐIỀU KIỆN NHIỆT ÐỘ BÌNH THƯỜNG. MỠ BÒ, CỪU TAN CHẢY Ở nhiệt độ 45-50oC được hấp thu 86%-88%. Bơ, mỡ lợn, dầu thực vật được hấp thu 97%- 88%. Thành phần và nhiệt độ tan chảy của chất béo súc vật, tình trạng sinh lý gia súc, phương thức chăn nuôi gia súc, điều khiển khí hậu nơi trồng các loại cây có dầu. Mỡ dưới da dễ chảy hơn mỡ quanh phủ tạng, các loại dầu thực vật nhiệt đới chứa nhiều axit béo phân tứ thấp dễ tan chảy.

Nhiều tác giả coi các axit béo chưa no linoleic, linolenic và arachidonic cùng với các sản phẩm đồng phân của chúng là các axit béo chưa no cần thiết vì chúng không tổng hợp được trong cơ thể. Photphatit và sterol cũng là những thành phần lipit quan trọng.

2. Vai trò dinh dưỡng của lipit.


Trước tiên đó là nguồn năng lượng, 1g chất béo cho 9 Kcal. Thức ăn giàu lipit là nguồn năng lượng đậm đặc cần thiết cho người lao động nặng, cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người ốm. Chất béo dự trữ NẰM Ở DƯỚI da và mô liên kết.
Chất béo dưới da và quanh phủ tạng là tổ chức bảo vệ. Ðó LÀ TỔ CHỨC ÐỆM VÀ bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh. Người gầy, lớp mỡ dưới da mỏng thường kém chịu đựng với sự thay đổi của thời tiết.
Photphatit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, não, tim, gan, tuyến sinh dục... tham gia vào quá trình dinh dưỡng của tế bào nhất là tính thấm của màng tế bào. Ðối với người trưởng thành photphatit là yếu tố quan trọng điều hòa chuyển hóa cholesterol.
Cholesterol cũng là thành phần cấu trúc tế bào và tham gia một số chức năng chuyển hóa quan trọng như:

-Cholesterol là tiền chất của axit mật tham gia vào quá trình nhũ tương hóa
- Cholesterol tham gia tổng hợp các nội tố vỏ thượng thận (coctizon, testosterol, andosterol, nội tố sinh dục, vitamin D3).
- Cholesterol có vai trò liên kết các độc tố tan máu (saponin) và các độc tố tan máu của vi khuẩn, kí sinh trùng.
Người ta cũng thấy vai trò không thuận lợi của cholesterol trong một số bình như vữa xơ động mạch, một số khối u ác tính. Vì thế cần cân nhắc thận trọng các trường hợp dùng thức ăn giàu cholesterol (lòng đỏ trứng) đối với các bệnh nhân có liên quan tới các bệnh kể trên.

Các axit béo chưa no cần thiết (linoleic, a - linolenic, arachidonic) có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng để điều trị các eczema khó chữa, trong sự phát triển bình thường của cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, chất béo còn rất cần thiết cho quá trình chế biến nấu nướng thức ăn làm cho thức ăn trở nên đa dạng, ngon miệng.

3. Hấp thu và đồng hóa chất béo.

- Các chất béo có nhiệt độ tan chảy thấp hơn 37oc, hệ số hấp thu khoảng 97-98%.
- Các chất béo có nhiệt độ tan chảy 38 - 39oc , hệ số hấp thu khoảng 90%.
- Các chất béo có nhiệt độ tan chảy 50-600 c, hệ số HẤP THU KHOẢNG 70-80%.
Như vậy, khẩu phần có chất béo với quá nhiều axit béo no sẽ dẫn đến hạn chế hấp thu đồng hóa chất béo của cơ thể. Người ta cũng nhận thấy rằng nếu hàm lượng các axit béo chưa no nhiều nối đôi quá cao (15% tổng số axit béo) chúng sẽ không được đồng hóa hấp thu. Tỉ lệ thích hợp để hấp thụ khi axít béo chưa no trong khẩu phần là 4% tổng số axit béo. Ðộ ÐỒNG HÓA CỦA MỘT SỐ chất béo như sau: bơ 93-98%, mỡ lợn 96-98%, mỡ bò 80-86%, dầu vừng 98%, dầu đậu nành 97,5%.

III. GLUXIT

1. Các loại gluxit.

- Mono saccarit: Glucoza, fructoza, galactoza là các phân tử đơn giản nhất của gluxit, dễ hấp thu đồng hóa nhất. Khác nhau về hàm lượng và chủng loại, các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các phân tứ gluxit đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm.
- Disaccarit: Saccaroza, lactoza là các phân tử đường kép tiêu biểu. Các disaccarit khi thủy phân cho 2 phân từ đường đơn. Disaccarit và monosaccarit đều có vị ngọt. Nếu saccaroza có độ ngọt là 100 thì fructoza có độ ngọt là 173, lactoza là 16 và galactoza là 32, glucoza là 79.
- Polysaecarit: Tinh bột (amidon, amilopectin), glycogen, xenluloza là các dạng phân tử gluxít lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử gluxit này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. Chúng có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.

2. Vai trò dinh dưỡng của gluxit.

Ðối với người vài trò chính của gluxit là sinh năng lượng. Hơn một nửa năng lượng của khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi đốt cháy trong cơ THỂ CHO 4 KCAL. Ở gan, glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư một phần chuyển thành glycogen và một phần THÀNH MỠ DỰ TRỮ.

ở mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Trong cơ thể luôn luôn xẩy ra quá trình phân giải gluxit để tạo năng lượng nhưng hàm lượng gluxit máu LUÔN LUÔN Ở MỨC 80-120 MG%.
ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao động nặng nếu cung cấp GLUXIT KHÔNG ÐẦY ÐỦ SẼ LÀM TĂNG PHÂN HỦY PROTEIN. ăn uống quá nhiều, gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo phệ.

3. Gluxit tinh chế và gluxit bảo vệ.

Dưới danh từ gluxit tinh chế, người ta ám chỉ những thực phẩm giàu gluxit đã thông qua nhiều mức chế biến làm sạch, đã mất tối đa các chất kèm theo gluxit trong thực phẩm. Mức tinh chế càng cao, lượng mất các thành phần cấu tạo càng lớn, chất xơ bị loại trừ càng nhiều, hàm lượng gluxit càng tăng và thực phẩm trở nên dễ tiêu hơn. Gluxít tinh chế chính trong vấn đề gây béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ VÀ CHOLESTEROL Ở NGƯỜI NHIỀU TUỔI, NGƯỜI GIÀ ÍT LAO động chân tay.

Thuộc loại gluxít tinh chế cao có:
- Các loại đồ ngọt, trong đó lượng đường quá 70% năng lượng hoặc tuy có hàm lượng đường thấp (40- 50%) nhưng mỡ cao (30% và hơn).
- Bột ngũ cốc tỉ lệ xay xát cao, hàm lượng xeluloza ở MỨC 0,3% HOẶC THẤP HƠN cung thuộc loại gluxit tinh chế vì chúng dễ tạo mỡ để tích chứa trong cơ thể.
Người nhiều tuổi, người già, người ít vận động thể lực nên hạn chế lượng gluxít tỉnh chế dưới 1/3 tống số gluxit khấu phần.

IV. VITAMIN

Nhiều vitamin là cấu tử của các men cần thiết cho quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Phần lớn các vitamin phái đưa từ thức ăn vào cơ thể, chúng thuộc nhóm chất cần thiết cho cơ thể tương tự như axit min cần thiết. Người ta chia các vitamin thành 2 nhóm:
- Nhóm vitamin tan trong chất béo: Là vitamin A,D,E,K thường đi kèm với chất béo của thức ăn. Một khẩu phần có hàm lượng lipit thấp thường ít các vitamin này hoặc cơ thể kém sử dụng các vitamin này.
- Nhóm vitamin tan trong nước: Bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin P, VITAMIN U. CƠ THỂ dễ dàng được thỏa mãn nhu cầu các vitamin này khi dùng thức ăn tươi.
Dưới đây giới thiệu một số vitamin quan trọng nhất trong dinh dưỡng học.

1. Vitamin A.

DẠNG RETINOL CHỈ CÓ Ở thực phẩm động vật dưới dạng este của các axit béo bậc CAO TRONG GAN, PHẬN, PHỔI VÀ MỠ DỰ TRỪ. Ở THỰC PHẨM THỰC VẬT, VITAMIN A tồn tại dưới dạng provitamin A. Trong đó b -caroten có hoạt tính vitamin A CAO NHẤT NHƯNG CŨNG chỉ 1/6 lượng caroten trong thực phẩm xuất hiện trong cơ thể như là vitamin A DẠNG RETINOL.
TRONG CƠ THỂ, VITAMIN A duy tri tình trạng bình thường của biểu mô. Khi thiếu vitamin A, da và niêm mạc khô, sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm. ĐÓ LÀ CÁC biểu hiện khô mắt, khô giác mạc.

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với chức phận thị giác. Sắc tố nhạy cảm với ánh sáng nằm ở võng mạc là rodopxin gồm protein và dẫn xuất của vitamin A. Khi tiếp xúc với ánh sáng, rodopxin phân giải thành opxin (protein) và retinen (Andehyt của vitamin A). Khi mắt nghỉ, vitamin A dần dần được phục hồi từ retinen nhưng không hoàn toàn. Do việc bổ sung vitamin A thường xuyên từ thức ăn là cần thiết. Dưới đây là chu trình chuyển hoá vitamin A trong cơ thể

2. Vitamin D.

ĐÓ LÀ MỘT NHÓM CHẤT trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật eo ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7-dehydro-cholesterol, dưới tác' dụng cửa ánh nắng sẽ cho coleeanxiferon.
VAI TRÒ CHÍNH CUA VITAMIN D LÀ TĂNG HẤP THU CANXI VÀ PHOTPHO Ở RUỘT NON. NÓ CŨNG có tác dụng trực tiếp tới quá trình cốt hóa. Như vậy, vitamin D LÀ YẾU TỐ CHỐNG CÒI XƯƠNG VÀ KÍCH thích sự tăng trưởng của cơ thể.

3. Vitamin B1 ( tiamin ).

Tia min dưới dạng tiamin pirophotphat là coenzim của men carboxylaza, men này cần cho phản ứng khử carboxyn của axit xetonic (axit pyruvic, axit - xetoglutaric ):
Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu via min B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh do nó ức chế khử axetyl-cholin. Do đó khi thiếu vitamin Bi gây ra hàng loạt các rối loạn có liên quan tới các rối loạn dẫn truyền thần kinh như tê bì, táo BÓN, HỒI HỘP, KHÔNG NGON MIỆNG. ĐÓ là các dấu hiệu của bệnh Beriberi.
Vitamin B có trong các hạt ngũ cốc, rau, đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, thận.

4. Vitamin B2 (Riboflavin).

Riboflavin là thành phần của nhiều hệ thống men tham gia chuyển hóa trung GIAN. VÍ DỤ FMN (FLAVIN-MONO-NUCLEOTIT), FAD (Flavin-adenin-dinucleotit) là các enzim quan trọng trong sự hô hấp của tế bào và mô như chất vận chuyển hydrogen.
Vitamin B2 cần cho chuyển hóa protein, khi thiếu một phần các axit min của thức ăn không được sứ dụng và ra theo nước tiểu. Ngược lại khi thiếu protein, quá trình tạo men flavoprotein bị rối loạn. Vì vậy khi thiếu proteinthường xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B2.
Ngoài ra vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Khi thiếu vitamin B2 sẽ có tổn thương ở GIÁC MẠC VÀ NHÂN MẮT. Riboflavin có nhiều trong các lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng của động vật

5. VITAMIN PP ( Nia xin, axit nieotinic).

Tất cả các tế bào sống đều cần ma xin và dẫn xuất của nó. Chúng là thành phần cốt yếu của 2 coenzim quan trọng chuyển hóa gluxit và hô hấp tế bào là Nicotinamit Adenin Dinucleotit (Nad-coenzim I) và Nicotinamit Adenin Dinucleotit PHOTPHAT (NADP-COENZIMII). VAI TRÒ CHÍNH CỦA NAD VÀ NADP là chuyển H+ từ một cơ chất tới một coenzim hay một cơ chất khác. Như vậy có sự tham gia phối hợp của riboflavin và nia xin trong các phản ứng hô hấp tế bào.
Trong cơ thể, tryptophan có thể chuyển thành axit nicotinic. Quá trình này XÂY RA Ở RUỘT và gan và bị cản trở khi thiếu piridoxin. Cứ 60mg tryptophan cho 1 mg axit nicotinic.
Thiếu nia xin và tryptophan là nguyên nhân của bệnh Pellagra. Các biểu hiện chính của bệnh là viêm da nhất là vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, viêm niêm mạc, ỉa chảy, có các rối loạn về tinh thần.
Thịt gia cầm, bò, lợn nhất là phủ tạng chứa nhiều vitamin PP. Lớp ngoài của các hạt gạo, ngô, mì, đậu lạc vừng rất giàu vitamin PP.

6. VITAMIN C ( AXIT ASCORBIE) .

VITAMIN C THAM GIA NHIỀU QUÁ trình chuyển hóa quan trọng. Trong quá trình oxy hóa khử, vitamin C CÓ VAI TRÒ NHƯ MỘT CHẤT VẬN CHUYỂN H+.
VITAMIN C CÒN KÍCH THÍCH tạo colagen của mô kiên kết, sụn, xương, răng, mạch máu. Vì thế khi thiếu VITAMIN C, CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG BIỂU HIỆN Ở các tổ chức liên kết và xương (xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau mỏi xương khớp).
VITAMIN C KÍCH THÍCH HOẠT động của các tuyến thượng thận, tuyến yên, hoàng thể, cơ quan tạo máu và DO ÐÓ VAI TRÒ CỦA VITAMIN C LIÊN quan tới chức phận của các cơ quan này như kích thích sự phát triển ở TRẺ EM, PHỤC HỒI SỨC KHỎE, VẾT THƯƠNG mau lành, tăng sức bền mao mạch, tăng khả năng lao động, sự dẻo dai và tăng sức kháng nhiễm.
TRONG TỰ NHIÊN, VITAMIN C CÓ nhiều trong rau quả nhưng hàm lượng của chúng giảm thường xuyên do các yếu tố nội tại của thực phẩm và các yếu tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa và các ion kim loại ( Fe, Cu).
Trong tối, nhiệt độ thấp các món ăn hỗn hợp nhất là món ăn chua, vitamin được duy trì lâu hơn.
VITAMIN C RẤT DỄ TAN TRONG nước, do đó trong quá trình chế biến cần lưu ý để tránh sự hao hụt không CẦN THIẾT VÀ TẬN DỤNG CÁC PHẦN NƯỚC CỦA THỨC ĂN.

V. CÁC CHẤT KHOÁNG

Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể người ta có gần 60 nguyên tố hóa học. Một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể được xếp vào nhóm các yếu tố đa lượng (macroelements), số khác có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các vi yếu tố (microelements). Các yếu tố đa lượng là Ca (1,5%), P (L%), MG (0,05%), K (0,35%), NA (0,15%) ; Các yếu tố vi lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Zn... còn gọi là yếu tố vết. Lượng tro của một người trưởng thành khoảng 2 kg tương đương 4% trọng lượng cơ thể. Khoảng một nửa đường chất khoáng đó là yếu tố tạo hình của các tổ chức xương và tổ chức mềm, phần còn lại nằm trong các dịch thể.

Hàm lượng các chất khoáng trong các mô không giống nhau. Xương chứa nhiều chất khoáng nhất còn da và mô mỡ chỉ chiếm dưới 0,7%. Một số chất khoáng nằm trong các liên kết hữu cơ như iot trong tyroxin, sắt trong hemoglobin, còn PHẦN LỚN CÁC KHOÁNG CHẤT ÐỀU Ở dạng muối. Nhiều loại muối này hòa tan trong nước như natri clond, canxi clond, nhiều loại khác rất ít tan. Quan trọng nhất là các canxi photphat, ma giê photphat của xương .

1. Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng.

Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng và phong phú: Các muối photphat và cacbonat của canxi, ma giê là thành phần câu tàu XƯƠNG, RĂNG, ÐẶC BIỆT CẤN THIẾT Ở trẻ em, phụ nữ nuôi con bằng sửa. Khi thiếu canxi, xương trở nên xốp, mô liên kết biến đổi. Quá trình này xẩy ra ở TRẺ EM LÀM XƯƠNG BỊ mềm, biến dạng (còi xương). Những thay đổi này trở nên nghiêm trọng khi kèm theo thiếu vitamin D. Ngoài ra, canxi còn tham gia điều hòa quá trình đông máu và giảm tính kích thích thần kinh cơ.

Chuyển hóa canxi liên quan chặt chê với chuyển hóa photpho, ngoài việc tạo xương, photpho còn tham gia tạo các tổ chức mềm (não, cơ ).
Photpho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa protein, lipit, gluxit, hô hấp tế bào và mô, các chức phận của cơ và thần kinh. Ðể đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể mọt phân tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với photpho (ATP).
Ðể duy trì độ ph tương đối hằng định của nội môi, cần có sự tham gia của chất khoáng đặc biệt là các muối photphat, ka li, natri. Ðể duy trì cân bằng áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngoài tế bào, cần có sự tham gia của chất khoáng, quan trọng nhất là Nacl và KCL. Na tri còn tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước, có ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của các protein-keo. Ðậm độ Na+ thay đổi dẫn đến cơ thể mất nước hay giữ nước.
Một số chất khoáng tham gia thành phần một số hợp chất hữu cơ có vai trò đặc biệt. Sắt với hemoglobin và nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt gáy thiếu máu. Iot với tiroxin là hormon của tuyến giáp trạng, thiếu Iot là nguyên nhân bệnh bướu cổ địa phương. Cu, Co là các chất tham gia vào quá trình tạo máu.
Hiện nay vai trò của chất khoáng nhất là các vi yếu tố còn chưa được biết đầy đủ

2. Nguồn chất khoáng trong thực phẩm.

Các chất khoáng phân phối không đều trong thức ăn. Các thực phẩm trong đó tổng lượng các ion K+, Na+, Ca++ Mg++ chiếm ưu thế được coi là nguồn các yếu tố kiềm. Thuộc loại này gồm có phần lớn rau lá, rau củ, quả tươi sữa và chế phẩm của các thực phẩm này.
CÁC THỰC PHẨM CÓ TỔNG LƯỢNG CÁC ION ÂM ( S, P ) chiếm ưu thế dẫn đến tình trạng toan của cơ thể sau quá trình chuyển hóa được gọi là thức ăn nguồn các yếu tố toan. Thức ăn thuộc loại này gồm có thịt, cá trứng, đậu, ngũ cốc.

VI. NƯỚC

Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể. Mọi quá trình chuyển hóa trong tế bào và mô chỉ xây ra bình thường khi đủ nước. Người ta có thể nhịn ăn để sống 3-4 tuần nếu mỗi ngày tiêu thụ 300-400 ml nước nhưng sẽ chết trong vòng 4-5 ngày nếu không được uống nước.
Nguồn nước cho cơ thể là ăn, uống và sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein, lipit, gluxit trong cơ thể.
CƠ THỂ mất nước qua da một ngày trung bình 0,5-0,8 lít nước, khi trời nóng có thể tới 10 lít, qua phổi 0,5 lít, qua thận 1,2-1,5 lít và qua ống tiêu hóa 0,15 lít, khi ỉa chảy có thể tới mấy lít.
CÂN BẰNG NƯỚC Ở người trưởng thành

B.    CỔ XƯA LÀ ĐỨC PHẬT NÓI GÌ?
Không có thực không vực được đạo: tìm hiểu thêm : http://vuonhoaphatgiao.com/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/duc-phat-la-ai/lich-su-cuoc-doi-duc-phat-thich-ca-qua-nhung-hinh-anh-dep/
Thực hành tu khổ hạnh đã làm cho sức khỏe của Đức Phật suy kiệt
Ngộ ra vấn đề không có thực không thể có sức khỏe để tu đạo và hành thiện

Một hôm, có hai cô bé chăn bò tên Nanda và Bala[21] đang dắt bò xuống sông tắm. Hai cô thấy sa-môn Gotama y-phục tả-tơi, thân-thể gầy yếu, nhưng nét mặt trang-nghiêm, hiền-lành, thanh-thoát, đang ngồi thiền định, thì sanh lòng kính mến liền lựa một con bò cái thật tốt, tắm rửa cho nó sạch-sẽ rồi tự tay vắt lấy sữa, nấu chín, tới nơi thành kính quỳ gối dâng lên. Sa-môn Gotama nhận sữa rồi chú nguyện rằng:

- Tôi vì lòng độ sinh nên dùng món ăn này, nguyện được khí lực khoẻ mạnh; người dâng cúng đời đời được thức ăn ngon, thân thể hùng tráng, được tâm từ, bi, hỷ, xả, an-lạc, không tật bệnh, sống lâu, giàu bền, trí-tuệ đầy đủ.

Chú nguyện xong, ăn rồi, ngài cảm thấy thân-thể khoẻ-mạnh, khí-lực sung-túc. Ngài thầm nghĩ rằng: "Sáu năm khổ hạnh, áo rách tả-tơi,vậy ta nên đổi tấm áo phẩn-tảo[22] này". Sa-môn Gotama đi lần xuống sông Nairanjana giặt áo, tắm rửa vừa xong thì có vị trời Tịnh-cư dâng áo cà-sa cúng-dường.


C.    NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ TẠI SAO CHÚNG TA CẦN?


Bồ-tát Gotama ngồi trên tòa cỏ, đầy đủ thế lực hùng mạnh như sư-tử; trí-tuệ sáng-suốt như vừng thái-dương. Ngài bắt đầu thực-hành các pháp thiền-định (Jhana, Dhyana) theo thứ lớp từ thấp lên cao như sau:

1 - Quán niệm hơi thở (anapana-sati) để thanh-lọc và ổn-định thân tâm.

2 - Quán tưởng mọi sự do Duyên Khởi, khởi tâm lìa ái dục và vọng tưởng bằng cách quán Tứ Niệm Xứ, nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa, an trụ sơ thiền. (Không tham sống sợ chết, không ham muốn danh lợi tài sản thế gian, không đắm nhiễm các thú vui thế tục, sẵn sàng vui vẻ lìa bỏ tất cả)

3 - Xuất sơ thiền, bỏ quán chiếu. Giữ tâm an lạc tập trung vào một điểm, nhập Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa, an trụ nhị thiền. (Xa lìa các thú vui thế tục, chuyên vui trong thiền định)

4 - Xuất nhị thiền, bỏ cái vui thiền định. Giữ tâm an nhiên, bình đẳng trước mọi cảm thọ khổ vui, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa, an trụ tam thiền. (Năm căn thanh tịnh, không đắm nhiễm năm trần)

5 - Xuất tam thiền, lìa tất cả cảm thọ khổ vui. Giữ tâm an lạc, thanh tịnh, bình đẳng trước ngoại cảnh, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa, an trụ tứ thiền. (Sáu căn thanh tịnh, không đắm nhiễm sáu trần)

6 - Xuất tứ thiền. Quán thân mình hòa tan vào cõi hư-vô không biên-giới để nhập Không-Vô-Biên-Xứ định (Akasanantya-yatana). An trụ Thân Không.

7 - Xuất Không Vô Biên Xứ định. Quán thân mình không còn, chỉ còn cái tâm-thức vô-biên mà thôi để nhập Thức-Vô-Biên-Xứ định (Vijnanantya-yatana). An trụ Thức Không.

8 - Xuất Thức Vô Biên Xứ định. Quán tất cả sự vật đều hoàn-toàn trống không, vô-sở-hữu, vô-sở-đắc, vô-sở-dụng, để nhập Vô-Sở-Hữu-Xứ định (Akincanna-yatana). An trụ Pháp Không.

9 - Xuất Vô Sở Hữu Xứ định. Quán thân, tâm mình và toàn thể vạn vật đều trống không, không còn gì để nghĩ tưởng, để nhập Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứ định (N'evasanna-nasanna-yatana). An trụ Tưởng Không

10 - Rồi nhân lúc tinh-thần sảng-khoái, định lực kiên-cố, chí cả quyết thành, ngài được tri-giác khai thông, nhập Ðại-định, cảm thấy năm uẩn[30] đều không, mười tám giới[31] chẳng có, ngã-chấp tiêu-tan, được Ngã Không, đi vào Diệt-Thọ-Tưởng định (Nirodha-samapatti), chứng được Phương Quảng thần-thông du-hý, Thủ-Lăng-Nghiêm định, đầy đủ đức tướng trang-nghiêm, đảnh phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương Phật quốc, khiến cho trời, người vui-vẻ, địa-ngục sáng choang, Ma-vương kinh-sợ.
D.      NGÀY NAY CHÚNG TA BỆNH NHIỀU HƠN, CHẾT NHANH HƠN, VÌ SAO?



Dựa theo thời gian đào thải khác nhau, có thể phân độc tốt ra làm 7 dạng, đó là khí độc, mồ hôi độc, phân độc, tiểu độc, mỡ độc, máu độc và đờm độc.
Khí độc
Khí độc có nguồn từ "bên ngoài" hoặc "nội sinh". Khí độc bên ngoài thường chỉ không khí ô nhiễm chúng ta hít vào, hàng ngày mỗi người hít hơn 1.000 lít không khí vào trong phổi, nhiều chất có hại như vi khuẩn, virus, bụi bẩn cũng theo đó vào trong cơ thể. Khí độc nội sinh là khí thải cacbon dioxide sau khi hô hấp.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, khí thở ra có mùi hôi.
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây bệnh về hệ hô hấp như ho, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi.
Giải pháp: Há miệng to hít vào khí trong lành và thở ra khí hôi, cách hô hấp này có tác dụng tẩy rửa phổi. Có thể thực hiện trong vận động hoặc ở trong phòng mở thông cửa sổ, nên đảm bảo ít nhất mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Ví dụ buổi sáng trời vừa sáng, đứng ở ban công, hoạt động cơ thể đồng thời hít thở sâu. Nếu xung quanh có núi, nước, buổi sáng nên ra ngoài hét to lên sẽ giúp làm sạch phổi. Cần phải chú ý, khi hít thở sâu nên lựa chọn môi trường có không khí trong lành, tránh nơi có sương mù và ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm dưỡng phổi như lê, hạt sen vv.
Mồ hôi độc
Cơ thể đào thải các chất qua lỗ chân lông và nếu mồ hôi không thải ra ngoài thuận lợi sẽ tích tụ trong cơ thể và trở thành độc tố.
Biểu hiện điển hình: khi cơ thể không vận động, cơ thể sạch sẽ nhưng vẫn ngửi thấy mùi lạ của mồ hôi.
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: dẫn đến đau nhức khớp, phong thấp...
Giải pháp: không cần thiết phải đổ mồ hôi hàng ngày, nhưng duy trì lượng ra mồ hôi nhất định là rất cần thiết. Phương pháp đầu tiên để ra mồ hôi là vận động, ví dụ như: bơi lội, chạy bộ, tập thái cực quyền, luyện khí công, tập yoga vv.
Ăn cháo nóng, canh nóng, uống trà nóng cũng có hiệu quả thúc đẩy ra mồ hôi, cũng có thể kèm theo một chút đồ cay để giúp cơ thể đổ mồ hôi ra. Lúa mạch có công hiệu trừ ẩm, khai thông mồ hôi, có thể ăn nhiều.
Ngoài ra cần chú ý, thời tiết nóng càng dễ tích tụ mồ hôi độc, nên đặc biệt chú ý đảm bảo lượng mồ hôi. Mùa hè nóng cũng nên dùng khăn ấm lau người, tắm bằng nước ấm.
Phân độc
Đại tiện rất quan trọng đối với cơ thể, giúp thông suốt đại tràng, giảm tích tụ chất độc. Có số liệu hiển thị, đại tiện giúp 50% độc tố trong cơ thể đào thải ra ngoài.
Biểu hiện điển hình: hơi thở hôi, mọc mụn, tức giận
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây ra các bệnh về đường ruột như viêm ruột, thậm chí ung thư ruột.
Giải pháp: Đông Y cho rằng, buổi sáng từ 5-7 giờ là "phiên trực ban" của đại tràng. Nếu lúc này đại tiện có hiệu quả rất tốt, đảm bảo não thông suốt cả ngày. Thời gian càng muộn, độc tốt tích tụ càng nhiều. Vì vậy chuyên gia khuyến nghị, mỗi sáng thức dậy bụng đang đói nên uống một cốc nước và hình thành thói quen đại tiện vào buổi sáng. Nếu lúc này không muốn đại tiện có thể massage huyệt thiên xu (cách hai bên lỗ rốn khoảng 4cm).
Nếu táo bón cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như lúa mạch, lúa mì. Ngoài ra, mật ong, chuối, táo, khoai tây đều có tác dụng giảm nhẹ táo bón. Có thể luộc, hấp mềm khoai tây xong xay nhuyễn, trộn ăn cùng mật ong.
Tiểu độc
Đa phần độc tố trong cơ thể đều cần gan, thận bài trừ độc, vì vậy thận là cơ quan đào thải độc tố quan trọng nhất của cơ thể và giúp sàng lọc sạch độc tố ở trong máu, thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài. Nước tiểu độc tích tụ có thể là do chức năng thận không tốt hoặc uống quá ít nước hoặc dung nạp quá nhiều độc tố.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, tiểu tiện không thông suốt
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: gây ra bệnh về hệ tiết niệu, Gout, da dị ứng…
Giải pháp: Thời gian trước bữa cơm (từ 5-7 giờ chiều) có thể uống một cốc nước. Lúc này thận đang "trong giờ trực ban", một cốc nước xuống bụng giúp điều động khí thận, làm thanh sạch thận và bàng quang, phòng ngừa hệ tiết niệu kết sỏi. Thường ngày nên ít ăn thực phẩm có nhiều chất phụ gia, đảm bảo lượng nước uống đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Mỡ độc:
Ăn quá nhiều thịt cá dễ tăng cao mỡ máu, tăng trọng lượng cơ thể. Trong Đông y, biểu hiện này thường được cho là mỡ độc đang gây rắc rối, đặc biệt là hai mùa thu đông, ăn nhiều vận động ít càng dễ tích tụ mỡ độc.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, thích ngáp
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: mỡ máu khác thường
Biện pháp: nên ăn ít thịt ít dầu mỡ, các loại thực phẩm như mộc nhĩ đen, dưa chuột, bắp cải, các loại lương thực và phần nhiều rau quả màu đỏ đều có thể bài tiết mỡ độc, ví dụ như cà chua, dưa hấu, cà rốt vv. Trước khi ngủ 1 tiếng nên uống một cốc nước cũng giúp ích giảm thấp độ kết dính trong máu. Để ngăn ngừa mỡ máu, vào buổi sáng hay buổi trưa, lấy 0,5-1g tam thất, cho nước ấm vào uống để đảm bảo công hiệu dưỡng sinh.
Máu độc:
Thường ngày ăn nhiều tạp chất lẫn lộn, dung nạp quá nhiều thực phẩm có chất phụ gia sẽ tích tụ máu độc trong cơ thể, đặc biệt là người có chức năng gan giải độc kém. Mùa hè uống quá nhiều bia rượu cũng làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, có thể gây ra trúng độc cồn, đây cũng là phạm trù của máu độc.
Biểu hiện điển hình: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: dễ gây ra ung thư
Biện pháp: Uống trà xanh hoặc ăn nho, dưa hấu, đậu xanh để giúp giải độc, thường ngày còn có thể massage huyệt thiếu phủ (giữa xương 4 và 5 ở lòng bàn tay, tức là giữa đoạn ngón đeo nhẫn và ngón út). Ngoài ra nhất định phải khống chế lượng rượu, bởi vì một số thực phẩm mặc dù có hiệu quả giải rượu nhất định nhưng lại không thể tẩy trừ cồn làm cho độc tố tích tụ.
Đờm độc:
Một số người sáng sớm sau khi thức dậy nhổ ra một ít đờm là chuyện bình thường, tuy nhiên một số người từ sáng tới tối ho ra đờm, đây chính là biểu hiện độc tố đờm tích tụ, có thể liên quan đến ăn uống không hợp lý hoặc phổi có bệnh khạc ra đờm. Khạc ra đờm hay xuất hiện nhiều vào mùa thu.
Biểu hiện điển hình: Đờm nhiều, đờm đặc
Kết quả tích tụ sau thời gian dài: ho, khó thở, co giật
Biện pháp: ăn nhiều củ cải, hạt sen, hạnh nhân,mộc nhĩ, lê đều có tác dụng giảm khô, bài trừ đờm. Đặc biệt là củ cải có tác dụng bổ khí hóa đờm hoặc lấy 3-10g cam thảo pha với nước nóng uống cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm.

Trên thực tế, tất cả rau xanh, hoa quả đều có tác dụng giải độc nhất định, nên đảm bảo mỗi ngày ăn đủ 500g rau xanh, 2 loại hoa quả. Mật ong, đậu tương, đậu xanh, gừng đều có hiệu quả giải độc, tốt nhất hàng ngày ăn 2 loại. Trong đó trà xanh phù hợp với người thể chất hơi nhiệt, gừng tươi phù hợp với người cơ địa hàn lạnh, đậu xanh có thể nấu canh ăn nhưng ko nên hầm quá lâu, đảm bảo canh có màu xanh thì mới có hiệu quả giải độc tốt. Tốt nhất đến bệnh viện thông minh. com để thải độc tận tế bào ngấm sâu lâu ngày bên trong, một nền y học tiên tiến về chữa bệnh tận gốc.
E.       TẠI SAO PHẢI BẤM HUYỆT THƯỜNG XUYÊN?

Quy trình Xoa bóp - Bấm huyệt

Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ.

1. Xoa vuốt: 
- Xoa vuốt là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, nhằm kích thích mạng lưới mao mạch và thụ cảm thể thần kinh tại chỗ, có tác dụng gây giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, dinh dưỡng da, giảm đau, giảm phù nề, làm bong lớp sừng chết làm cho da mịn màng.
- Kỹ thuật: 
+ Xoa: dùng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên da chỗ đau, tay KTV di chuyển trên da bệnh nhân. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi sưng đau. Tác dụng giảm sưng đau tại chỗ. 
+ Vuốt: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, hoặc mô ngón cái vuốt lên da theo hướng thẳng. Tay KTV di chuyển trên da người bệnh, cũng có khi dùng dầu hay bột tan để làm trơn da. Kỹ thuật này có thể áp dụng ở toàn thân. Tác dụng làm mềm gân cơ, giảm đau, giảm sưng nề.



2. Day miết:
- Day miết là kỹ thuật kích thích sâu hơn, đặc biệt đối với cơ, gân, dây chằng, các mạch máu, dây hoặc đám rối thần kinh. Tác dụng gây giãn mạch và tăng lưu thông máu ở sâu, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ và thần kinh, chống teo cơ, day mạnh gây tăng trương lực cơ. 
- Kỹ thuật: 
+ Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di động theo đường tròn. Thường làm chậm, mức độ nặng hay nhẹ, to hay nhỏ tùy tình hình bệnh. Là thủ thuật mềm mại, dùng ở nơi đau và có nhiều cơ. Tác dụng giảm sưng đau. 
+ Miết: Dùng đầu ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng thẳng. Tay KTV di động làm kéo căn da người bệnh. Kỹ thuật hay dùng ở đầu, bụng, chi thể. 
+ Phân và hợp: Như kỹ thuật miết nhưng dùng cả hai đầu ngón tay cái, hoặc mô ngón út hai tay; từ cùng một chỗ miết ra hai bên gọi là phân, từ hai chỗ khác nhau miết về cùng một chỗ gọi là hợp. Kỹ thuật này hay dùng xoa bóp ở đầu mặt.



3. Nắn bóp: 
- Nắn bóp có tác dụng chính lên các cơ, dây chằng, gân, tổ chức quanh khớp. Gây giãn mạch tại chỗ rõ rệt, tăng dinh dưỡng tổ chức cơ, chống teo cơ, nắn bóp mạnh làm tăng trương lực cơ. Là một phương pháp tốt để nuôi dưỡng tổ chức cơ nên được coi như một hình thức vận động thụ động đối với các cơ. Nắn bóp trực tiếp lên gân, dây chằng hay thần kinh được sử dụng nhiều trong chống đau, chống co cứng cơ, kích thích cơ - thần kinh bị liệt... 
- Kỹ thuật: 
+ Véo: Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp làm cho da người bệnh luôn luôn như bị cuộn giữa các ngón tay KTV. Hay dùng ở lưng và trán. 
+ Bóp: dùng ngón cái và các ngón tay kia bóp vào cơ hoặc gân bị bệnh. Có thể bóp bằng hai, ba, bốn hay năm ngón tay. Có thể vừa bóp vừa hơi kéo lên, không nên dùng lực bóp ở đầu ngón tay sẽ gây đau, mà dùng lực ở đốt thứ 3 ngón tay để bóp. Kỹ thuật này dùng ở cổ, vai, gáy, nách, chi thể. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy trường hợp cụ thể. 

4. Đấm chặt:
- Đấm chặt là hình thức tác động sâu đến cả xương khớp và toàn thân do truyền lực tùy theo mức độ mạnh hay nhẹ. Nếu đấm nhẹ và nhịp nhàng sẽ có tác dụng gây ức chế thần kinh trung ương, giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu chống mệt mỏi. Đấm chặt thường được sử dụng nhiều trong xoa bóp lưng và chi thể. 
- Kỹ thuật: 
+ Đấm: bàn tay nắm dùng mô ngón út hoặc bàn tay úp đấm vào chỗ đau. 
+ Chặt: bàn tay duỗi, dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ đau. Nếu làm ở đầu thì xòe ngoán tay, dùng ngón út để chặt vào đầu người bệnh. 
+ Vỗ: bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da bị đỏ lên do áp lực không khí trong lòng bàn tay tăng gây lên. Thường dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng, vùng sau phổi để tăng thông khí phổi.

5. Rung lắc:
- Rung lắc có tác dụng lan tỏa sâu và rộng, có thể kích thích hoặc phục hồi các phản xạ và dẫn truyền thần kinh. Rung lắc với tần số chậm, nhịp nhàng gây ức chế thần kinh trung ương và giảm đau, giảm trương lực cơ. Rung lắc có ảnh hưởng trực tiếp đến xương và khớp. Ngày nay ngoài kỹ thuật rung lắc bằng tay, người ta đã sản xuất ra các loại máy rung lắc toàn thân, cầm tay, các loại ghế, giường xoa bóp và rung lắc rất tiện lợi. 
- Kỹ thuật: người bệnh ngồi thẳng, tay buông thõng, KTV đứng, hai tay cùng nắm cổ tay người bệnh, hơi dùng sức rung từ tay lên vai để tay người bệnh rung như làn sóng. Tác dụng làm mềm cơ, trơn khớp, giảm mỏi mệt.

6. Bấm huyệt.
- Bấm huyệt là một kỹ thuật điều trị của Y học cổ truyền, là phương pháp dùng tay để tác động lên huyệt, đem lại hiệu quả điều trị rất cao. Cơ chế tác dụng ngoài những tác động lên hệ thần kinh, da... còn được giải thích theo nguyên lý của YHCT (xem thêm ở phần Châm cứu). 
- Kỹ thuật: 
+ Bấm huyệt: dùng đầu ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón út bấm vào chỗ đau hoặc các vị trí huyệt. Tác động chính là sức qua da vào cơ, xương hoặc vào huyệt. 
+ Điểm huyệt: dùng ngón tay cái, hoặc phần mu khớp đốt 2 và 3 ngón trỏ, ngón giữa, hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt. Đây là thủ thuật tác động mạnh và sâu, thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi. 

7. Vận động khớp.
- Vận động khớp nhằm làm cho khớp được bôi trơn và phá vỡ tổ chức xơ dính làm mở rộng tầm vận động đối với khớp vận động hạn chế. 
- Kỹ thuật: một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Nếu khớp bị hạn chế vận động thì cần kéo giãn khớp trong khi vận động nhưng phải hết sức chú ý đến phạm vi hoạt động của khớp lúc đó. Tránh làm quá mạnh gây đau đớn cho người bệnh.


Các phương pháp điều trị của Đông y như xoa bóp , cắt lễ , bấm huyệt , châm cứu , phục dược...đều lấy '''điều hoà âm dương ''' , '''bổ tả hư thực''' làm nguyên tắc căn bản.
Châm và cứu là hai phương thức cuả một phương pháp chữa bệnh 
- Châm là dùng vật nhọn chọc vào huyệt 
- Cứu là dùng hơi nóng tác động vào huyệt
Châm cứu là nhằm kích thích vào các huyệt ,là những điểm nhất định trên cơ thể với mục đích điều hoà và duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể , tiêu trừ các hiện tượng mất thăng bằng về khí , huyết cơ nhục, cốt tủy , thần kinh.
Muốn biết về châm cứu cho tinh tường cần phải tìm hiểu :
1- học thuyết âm dương ngũ hành 
2- học thuyết tạng phủ 
3- học thuyết kinh lạc
 
4- bệnh lý và pháp điều trị 
Tuy sâu rộng như vậy nhưng thực tế lại bắt đầu từ mục thứ 4 : nguyên tắc điều hoà - bổ tả duy trì trạng thái thăng bằng của tạng phủ. Nếu khí huyết không thông thì cảm giác đau đớn sinh ra.
Y LÝ CƠ BẢN

NGŨ TẠNG : là 5 cơ quan tàng trữ 

* tâm tàng thần 
 * phế tàng phách 
 *can tàng hồn 
 *tỳ tàng ý và trí 
 * thận tàng tinh và chí 

TÂM :
a/ chủ thần minh 
b /chủ huyết mạch , ứng ở mặt 
c/ quan hệ với lưỡi

CAN : 
a / can tàng huyết 
b / can chủ mưu lự -(mưu kế , lo nghỉ )
c / can quan hệ với gân, móng tay móng chân 
d / can quan hệ với mắt 

TỲ : 
a/ tỳ chủ vận hoá 
b / tỳ thống huyết 
c/ tỳ quan hệ với tứ chi, cơ nhục cho đến miệng ,môi 

PHẾ :
a/ phế chủ khí 
b/ phế chủ tiết , điều hoà huyết dịch của thân thể 
c/ phế hiệp với da lông 
d/ phế khai khiếu ở mũi 
e/phế quan hệ với cuống họng âm thanh 

THẬN :
a/ thận tàng tinh 
b/ thận quan hệ với sinh trưởng phát dục 
c/ thận chủ về hoả của mệnh môn 
d/ thận chủ xương tuỹ thông với não
e/ thận khai khiếu ở tai và nhị âm ( đại tiểu tiện )Y LÝ CƠ BẢN
LỤC PHỦ : 6 kho 
ĐỞM a/ đởm chủ quyết đoán
b/ đởm là kho chứa tinh ở giữa 
c/ can và đởm có quan hệ với nhau 
VỊ : ( dạ dày ) 
a/ vị là biển của thuỷ cốc ( nước , gạo , cơm ),làm nát nhừ cơm nước
b /vị quan hệ với tỳ

ĐẠI TRƯỜNG - TIỂU TRƯỜNG : ( ruột non , ruột già )
a/ ruột non chủ tiêu hoá mà phân ra chất trong , chất đục 
b/ ruột già chủ việc truyền tống chất cặn bã 
c/ ruột già quan hệ với ruột non 
d/ ruột già quan hệ với phế 
e/ ruột non quan hệ với tâm 

BÀNG QUANG 
a// bàng quang chủ việc chứa tân dịch
b/ bàng quang quan hệ với thận 

TAM TIÊU - bộ vị của tam tiêu gồm : 
a/ thượng tiêu : từ miệng của dạ dày đến lưỡi 
b/ trung tiêu : từ miệng trên của dạ dày đến miệng dưới của dạ dày 
c/ hạ tiêu : từ miệng dưới của dạ dày đến nhị âm ( đại tiểu tiện )
công năng của tam tiêu 
thượng tiêu :
chủ nạp như hit hơi thở vào phế , ăn uống vào vị , đem khí đi khắp cơ thể làm âm da, nhuần lông 
trung tiêu :
đem chất hoá sinh của thức ăn nuôi dưỡng khí huyết tân dịch 
hạ tiêu : 
chủ xuất mà không nạp như đại tiểu tiện , bài tiết tưới rưới cho thuỷ dịch ,tiết biệt chất trong , chất đục.

Khi bạn muốn tập khí công hay làm bất kỳ điều gì thì trước tiên bạn hãy biết rằng bạn cần phải khỏe mạnh. Để khỏe thì phải có dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, đức Phật đã nói rồi
: "không có thực không vực được đạo". Nhưng lỡ bệnh rồi thì sao đây? Tập khí công cũng chưa chắc được, ăn thực phẩm để có dinh dưỡng cũng chưa chắc lấy lại sức khỏe như mong muốn. Mà tùy vào cơ địa mỗi người mà xoay chuyển âm dương, phải biết áp dụng cá nào trước, cái nào sau, già áp dụng khác, trả áp dụng khác. Thời nào áp dụng khác thời đó.
Chữa bệnh giống như đánh trận, phải tùy cơ ứng phó, thông minh nhanh nhạy tinh thông mọi thứ mới mong trận nào cũng thành công được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét