Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Chữa bệnh Gout

I. Bênh Gout ( Gút) và viêm khớp:
Sưng khớp thường đi cùng nhau vì cùng lý do sự rối loạn cuả chất Acid uric đã kết tụ tại các khớp xương và gân xung quanh làm sưng và gây đau nhức cho người bnh. Bị Gout ( Gout là một dạng viêm khớp) thường kéo theo những cơn đau rất khó chịu, triệu chứng là sưng, đỏ, đau, cứng khớp ở các ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay...
Ngày nay, bệnh Gút rất phổ biến vì lý do ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Đối tượng thường mắc bệnh Gout là nam giới tuổi trên 30 và thường xuyên dùng bia rượu, ăn hải sản và thịt đỏ. Gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Vì lý do cơn đau Gút có thể thuyên giảm trong 7-10 ngày ngay cả khi không hỗ trợ điều trị, các cơn đau tiếp theo có thể xuất hiện sau vài tháng hay vài năm nên nhiều người mắc bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi nên khi tái phát càng trầm trọng và khó hỗ trợ điều trị hơn. 
  
Gút là bệnh mạn tính , có nghĩa không thể hỗ trợ điều trị 1 lần dứt điểm và không bao giờ tái phát. Ở đây, dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Hỗ trợ điều trị Gút là giúp giảm Acid Uric trong máu, để tránh các biến chứng suy thận, cao huyết áp, sỏi thận...

 NGƯỜI BỆNH GÚT THƯỜNG GẶP KHÓ KHĂN GÌ?
Sức đề kháng giảm ở người cao tuổi
Hầu hết người bị Gút độ tuổi trung bình từ 40 ( hiện tại độ tuổi bị Gút ngày càng trẻ). Người cao tuổi thì sức đề kháng càng giảm, vì bệnh Gút gây viêm, nhiễm khuẩn...nên đề kháng là yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh Gút.
Ngại dùng thuốc hỗ trợ điều trị
Cũng ít khi người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sỷ hoặc người có chuyên môn tư vấn, vì chỉ dùng thuốc khi cấp tính, bệnh biểu hiệu gây đau đớn...đến khi giảm hoặc không còn triệu chứng thì không dùng. Đây là lý do bệnh vẫn luôn âm thầm phát triển, lần sau nặng hơn lần trước và khó điều trị.
Không có thuốc hỗ trợ điều trị dứt bệnh
Hỗ trợ điều trị bệnh gút hiện nay vẫn là dùng thuốc giảm đau, chống viêm và hạ axit uric máu..., không có thuốc đặc trị. Người bệnh sau khi dùng 1 thời gian thấy bệnh không lành và tái phát thì không tin tưởng thuốc mình đã dùng. Một số thuốc có tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, hay dị ứng gây mẫn đỏ, ngứa...cũng gây nên tâm lý cho người bệnh.
Người bệnh không biết và lường trước các biến chứng bệnh Gút
Có một số người bị bệnh gút nhưng không lường hết các biến chứng có thể gây ra nên chủ quan, khi bị cơn cấp tính thì lo lắng nhưng sau đó lại sinh hoạt, ăn uống không kiêng khem đúng mức làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có đến hơn 80% bệnh nhân Gout đang điều trị cắt những cơn đau Gout cấp. Đây là cách chữa "NGỌN" của bệnh thay vì chữa "TẬN GỐC". Những cơn đau Gout cấp chỉ cắt giảm tạm thời và rất nhanh sau đó quay trở lại, dữ dội và mạnh hơn rất nhiều. 
Nếu bạn tin rằng bệnh Gout có thể chữa khỏi hoàn toàn (dứt điểm và triệt để) bạn đã mắc sai lầm cực kì lớn. Gout (Gút) không đơn giản là bệnh lý về cơ xương khớp mà còn là bệnh rối loạn chuyển hóa. Cơ thể bạn luôn luôn diễn ra quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, do vậy bạn chỉ có thể khống chế bệnh ở một mức độ nhất định. 
Bạn tin rằng chỉ cần không ăn uống bất cứ chất đạm nào bệnh Gout sẽ thuyên giảm nhưng thực tế bạn có thể suy nhược cơ thể trước khi khỏi bệnh. 
Bất kỳ một phương pháp nào (hiện đại hay cổ truyền) việc tuyên bố có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Gout đều là phi thực tế và không có căn cứ khoa học. Chỉ trừ 1 phương pháp mới nhất của nền Y Học tái sinh là giúp bạn chữa tận gốc và giúp bạn phục hồi chức năng thận. Giúp bạn lấy lại phong độ trước đây mà không có thuốc tây hay thuốc đông y làm được.
II. Triệu chứng của bệnh Gout:
Bệnh gout thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng bao gồm: nóng, đau, sưng và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là podagra.
Cơn đau bắt đầu trong đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng đau không chịu nổi.
Sự khó chịu tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm trong 2 – 7 ngày sau đó.
Khi cơn đau gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra hay ngứa.
Các triệu chứng khác có thể gồm:
– Da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng.
– Sốt, cử động khớp hạn chế.
Triệu chứng gout thay đổi:
– Triệu chứng có thể có sau 1 cơn bệnh hay giải phẫu.
– Một số người có thể không bị gout với những cơn đau mà là gout mãn tính. Gout mãn tính ở những người lớn tuổi có thể ít đau hơn và có thể bị nhầm với các loại viêm khớp khác.
– Bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Có thể không có những triệu chứng thông thường.
Đến lúc bạn thấy những triệu chứng của gout, thì axit uric đã tích tụ trong máu, và kết tủa axit uric đã có trong 1 hay nhiều khớp rồi.
Ngón chân cái thường bị nhất; tuy nhiên, khớp bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay cũng có thể bị. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy, nhất là ở khuỷu tay và đầu gối.
III. Diễn biến của bệnh Gout:
Những cơn đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1 – 2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là “bong gân” dù rằng không bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều.
Cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau có thể đến cả tháng.
Đa số những người bị cơn đau thứ nhì trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian. Tuy nhiên, một số người không bao giờ bị đau lần 2.

Bệnh gout có 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Độ uric trong máu cao (không triệu chứng).
– Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính.
Các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột đó là cơn đau gout.
Khoảng 10 – 25% người bị gout sẽ bị sỏi thận.
Khoảng 10 – 40% người bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp.
Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.
– Giai đoạn 3: Đau cách khoảng.
Nếu bạn đã từng bị cơn đau gout, bạn rất có thể bị 1 cơn nữa.
Ở bệnh này, bạn không thấy triệu chứng trong thời gian giữa 2 lần đau.
Ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường xuyên hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn và ở nhiều khớp hơn.
– Giai đoạn 4: Gout mãn tính.
Nếu triệu chứng gout tái đi tái lại mà không điều trị trong 10 năm hay lâu hơn, chúng có thể trở thành mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.
Đến lúc này, đã đủ tinh thể axit uric tích tụ trong cơ thể để tạo thành những cục trông giống phấn bảng gọi là tophi. Khi ở dưới da, những cục này thường cứng và chạy tới chạy lui. Lớp da trên đó có thể mỏng và đỏ. Những cục tophi sát da có thể có màu kem hay vàng.
Ban đầu, các cục tophi thường thấy ở hay gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân, hay trên vành ngoài của tai.
Nếu tình trạng cứ tiến triển mà không chữa trị, cục tophi có thể xuất hiện ở lớp sụn của tai hay các mô quanh khớp (túi dịch, dây chằng và gân), gây đau đớn, sưng, đỏ, nóng (viêm). Có thể tàn tật, cũng như sụn và xương bị hủy hoại.
May thay, những tấn công trong cách điều trị sớm đã làm cho giai đoạn này ít xảy ra.
IV. Các biến chứng của bệnh Gout:
Khi bị mắc bệnh mà điều trị không đúng hoặc không được điều trị bệnh để lại những biến chứng, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Có 4 loại biến chứng của gout.
– Loại biến chứng thứ nhất: Liên quan đến tổn thương xương khớp đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
– Loại biến chứng thứ hai: Liên quan tổn thương thận như sỏi thận, thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, …
– Loại biến chứng thứ ba: Liên quan đến chẩn đoán nhầm, bệnh thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, và có nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị tràn lan bằng các thuốc chống viêm, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp.
– Loại biến chứng thứ tư: Liên quan đến tai biến do dùng thuốc, ngay cả khi chẩn đoán đúng, việc điều trị gout cũng có thể gây nên tai biến. Các thuốc chống viêm không có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.
- Loại biến chứng thứ 5: Bệnh gout cái gốc là do thận suy yếu không lọc được chất đạm qua thận nên dư ra Acid uric, tích tụ lâu ngày gây ra nhiều biến chứng. Có bệnh nên chữa tận gốc không nên chữa ngọn. để chữa tận gốc phải dùng phương pháp Y học tái sinh để phục hồi chức năng thận, như vậy sau khi chữa bệnh không quay trở lại và cơ thể người bệnh ngày càng khỏe và sống khỏe ra.Nếu không chữa đúng cách giai đoạn cuối cùng là suy thận phải lọc máu và chạy thận nhân tạo, khi đó % chữa khỏi bệnh rất thấp và tốn rất nhiều tiền.

V. Phòng tránh bệnh Gout:
Có thể phòng tránh được bệnh gout bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Vì ăn uống bừa bãi là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm bệnh tái phát. Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống đối với bệnh nhân gout là chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì) và uống nhiều nước (khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường bài tiết acid uric qua nước tiểu).

– Thứ nhất, lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 15g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi, …), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo). Có thể ăn trứng, sữa, phomat, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc.
– Thứ hai là nên ăn thêm ngũ cốc, bánh mì trắng.
– Thứ ba là ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, hoa quả.
– Thứ  tư là cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh, … vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn.
– Thứ năm là về các đồ uống. Bệnh nhân cần bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét