Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Tác dụng chữa bệnh toàn tập của cây khế

Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương, dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.

Nguồn vitamin A và C dồi dào

Khế là nguồn cung cấp vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, chúng hoạt động hiệu quả như một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư, tăng sức chịu đựng và ngăn chặn các vết lở loét, giúp mau lành.

Ngăn ngừa ung thư

Ăn khế giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do (Ảnh minh họa: Internet)

Ăn khế có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Bởi khế giàu chất chống oxy hóa, ăn khế giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do. Các gốc tự do rất có hại cho các tế bào vì chúng làm hư hại ADN. Trong khi ung thư bắt nguồn từ các tế bào khỏe mạnh bị hư hại trong cơ thể.

Giảm cholesterol

Khế chứa pectin (thành phần tham gia vào cấu trúc tế bào thực vật) có liên quan tới cholesterol và sự tiết acid mật. Chúng giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Tăng tiết sữa

Khế được cho là có tác dụng tăng tiết sữa hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

Khế rất hữu ích cho những bà mẹ đang cho con bú bởi chúng có những đặc tính tự nhiên giúp tăng tiết sữa hiệu quả.

Cải thiện tiêu hóa

Khế có hàm lượng chất xơ không hòa tan cao giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ hệ thống tiêu hóa ổn định và làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó có hàm lượng cao kali và hàm lượng thấp natri cũng có tác dụng như một loại thuốc tăng huyết áp. Đối với những người thừa cân, khế lựa chọn tốt vì nó chứa lượng calo thấp.

Điều trị ho

Hoa khế ngọt, có tác dụng hạ sốt và long đờm. Chúng cũng được sử dụng để điều trị ho ở trẻ em. Rễ cây cũng có thể được sử dụng để giảm nhức đầu và đau khớp (viêm khớp).

Chống viêm

Khế có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và chất flavonoid có lợi cho việc bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm gây ra các gốc tự do có hại, dẫn đến các mô liên kết lâu được chữa lành.
Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp chữa lành các mô liên kết (Ảnh minh họa: Internet)
Vitamin C đẩy độc tố ra khỏi cơ thể và giúp tổng hợp collagen, là một thành phần quan trọng để sửa chữa và xây dựng kết cấu xương, động mạch và mạch máu. Công dụng chống viêm của khế rất quan trọng để chữa lành cơ thể khỏi những tổn thương và làm giảm những thiệt hại gây ra ở cấp độ tế bào và mô.

Khế có đặc tính kháng khuẩn

Khế chứa một tác nhân kháng khuẩn đối với một số bệnh như vi khuẩn Bacillus cereus, E. coli, nhiễm khuẩn Salmonella và tụ cầu khuẩn.
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, uống lúc còn ấm nóng. Ngoài ra, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn, theo báo Sức khỏe đời sống.

Quả khế vị thuốc chữa nhiều bệnh

Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50 ml rượu trắng, uống một lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.
Đau bụng, tiêu chảy: Ăn quả khế ngâm với đường sẽ giúp giảm triệu chứng.
Sinh tố giải nhiệt: 50 g thịt quả khế xắt miếng, 1,5 muỗng cà phên ước cốt chanh, một muỗng canh đường đỏ, ít muối, nước sôi để nguội, đá viên. Cho tất cả vào máy xay cho nhuyễn rồi trút ra ly uống. Món sinh tố này đúng nghĩa "ngon, bổ, rẻ" lại giúp giải nhiệt.
Tác dụng chữa bệnh từ lá khế và hoa khế
Bị sưng đau: Lấy lá khế tươi, giã nát đắp lên vết thương. Nếu bị nổi mề đay, lấy lá khế tươi rang để xát lên sẽ làm cho các vết mề đay lặn dần.
Chữa ngộ độc nấm: lấy lá khế 20 g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20 g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200 ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2-3 lần là khỏi bệnh.
Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
Phòng bệnh sốt xuất huyết: sắc lá khế 16 g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
Ho khan, có đàm: Lấy ít hoa khế, phơi cho héo, tẩm nước gừng đặc rồi sao lên cho vào lọ thủy tinh để dành. Mỗi ngày lấy một ít hoa khế đã sao pha với nước nóng uống như trà.
Cảm nắng: 20 g lá khế tươi và 10 g lá chanh cho vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
Chữa nhức đầu, đi tiểu ít: lá khế tươi 100 g sao thơm, nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 20-40 g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não... làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày, hoặc lấy 1-2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
Chữa viêm họng cấp: lá khế tươi 80-100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2-3 lần để ngậm và nuốt dần.

Nguồn vitamin B dồi dào

Khế có chứa vitamin B, đặc biệt là vitamin B5 (acid pantotenik) giúp giảm lượng cholesterol trong máu và vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Tác dụng như thuốc giải độc

Rễ cây khế kết hợp với đường được coi là thuốc giải cho cơ thể. Axít hydrocyanic, hoặc hydrogen cyanide, một tiền chất có giá trị cao có thể tạo nên các hợp chất hóa học, đã được phát hiện trong lá, thân và rễ.
Làm thanh nhiệt giải độc (trong ung thư đối với người đang điều trị phóng xạ hay truyền hóa chất): Lấy vài quả khế rửa sạch, vắt lấy nước cốt thêm nước đường vào nấu sôi, rồi lại cho táo tây đã gọt vỏ thái miếng, chuối thái nhỏ, cam lấy múi và nho vào nồi nấu sôi, cho chút bột để làm sánh. Múc ra bát và ăn trong ngày.
Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

 Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
Thúc sởi mọc ở trẻ: Lấy lá và vỏ cây khế sắc uống, sau khi sởi bay hết để tiệt nọc không bị tái lại cần dùng vỏ và lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.

Ngoài các công dụng đặc biệt kể trên, công dụng của từng bộ phận của cây khế như sau:
+ Chữa ho suyễn trẻ em: Lấy 20g lá khế, rửa sạch, nấu nước uống làm 2 lần trong ngày, mỗi lần nửa bát con.
+ Chữa dị ứng, mẩn ngứa: lấy lá khế giã nát bôi, xoa và uống nước sắc vỏ núc nác (16g).
+ Chữa lở loét: Nấu nước tắm với lá khế, lá thanh hao, lá long não và lá thông.
+ Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: lấy lá Khế 20g, lá hoặc quả Đậu ván đỏ 20g, Lá lốt 10g, có hoa càng tốt. Dùng tươi cho vào cối sạch, giã nát, hoà với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống. Thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc chỉ uống 2-3 lần là khỏi.
+ Chữa cảm nắng: lấy 20g lá khế tươi giã cùng với lá chanh 10g lấy nước uống.
+ Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong thời gian có dịch: hàng ngày hãy uống nước sắc lá Khế 16g với lá Dâu 12g, Sắn dây 12g, lá Tre 12g, Mã đề 12, Sinh địa 12g.
Hoa
+ Chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: lấy hoa Khế (12g) tẩm nước gừng rồi sao, sắc uống.
+ Chữa sốt cao, kinh giật ở trẻ em: lấy hoa Khế 8g, hoa Kim ngân 8g, lá Dành dành 8g, cỏ Nhọ nồi 8g, Cam thảo 4g, Bạc hà 4g, tán bột, mỗi lần uống 4g
Quả
+ Chống bệnh Scorbut và chữa ngộ độc: uống nước ép quả Khế
+ Chữa đái không thông: dùng 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống để vào một bát nước, sắc còn nửa bát. Uống lúc nóng. Đồng thời lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát đắp vào rốn (Tuệ Tĩnh. Nam dược thần hiệu).
+ Thúc sởi, làm sởi chóng mọc và mọc đều: lấy quả khế phơi khô 20g, canh châu 20g, sao vàng hạ thổ, sắc uống làm 2 lần trong ngày. (Kinh nghiệm của tổng Hội Y học Hà Tây).
+ Phụ nữ sau khi đẻ: dùng nước sắc quả khế 20g với vỏ cây hồng bì 30g, rễ sử quân 20g uống rất tốt.
+ Vết thương, mụn nhọt, lở loét: nấu nước quả khế dùng ngoài để rửa.
Hạt
+ Chữa đẻ khó, sót rau: lấy 9 hạt khế phơi khô, nhai nuốt nước.
Vỏ
+ Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amiđan: Lấy vỏ cây khế cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, lấy 20g sắc với vỏ cây đơn châu chấu 8-12g, uống.
Tầm gửi cây khế
+ Chữa gãy xương: Lấy tầm gửi cây khế giã nhỏ trộn với nước vo gạo nướng rồi đắp vào chỗ gãy xương.
+ Chữa ho gà, sốt rét: sao vàng tầm gửi cây khế, sắc uống.
+ Chữa ho và hen sữa trẻ em: dùng tầm gửi cây khế phối hợp với tầm gửi cây ruối, rau má. Mỗi thứ 20g, bạc hà, lá hẹ mỗi thứ 10g. Sắc đặc, thêm mật ong cho đủ ngọt, uống.
Lưu ý:

Trong khế có hàm lượng axít oxalic cao nên những người bị bệnh thận cần tránh ăn khế nhiều và thường xuyên, khiến sỏi thận nặng hơn.
Chất axit này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn.
Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế khi được trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải.
Hoặc loại quả này còn dùng để chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho, sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, phù thũng.
Không chỉ vậy, khế còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch, tăng cường thị lực.
Nước ép từ quả khế còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng.  
Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ...

Tác dụng chữa bệnh của khế chua ngâm đường phèn
Khế là loại quả năm cánh, có vị chua và ngọt thường được dùng nhiều để ăn sống hoặc nấu canh chua. Khế chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như các loại đường, chất xơ, vitamin B, C rất tốt cho cơ thể. Các bộ phận khác của khế như hoa, lá, rễ, thân… đều có tính dược lý rất cao và trị được nhiều căn bệnh khác nhau.
Mặc dù có nhiều mẹo để sử dụng quả khế như ép lấy nước uống, giã nát lá đắp lên vết thương, sao qua và sắc nước uống nhưng dùng khế chua ngâm đường phèn vẫn là cách tốt nhất được nhiều người sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể thực hiện cách này với công thức và cách làm khác nhau.
Khế chua ngâm đường phèn giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tăng sức đề kháng
Cách thực hiện: Lấy khoảng 2 quả khế chua hoặc hơi vàng (không nên dùng khế chín) rửa sạch, sau đó cắt thành những lát nhỏ, mỏng. Cho khế vào một hủ thủy tinh ráo nước, sau đó lấy 0,5 kg đường phèn, cứ một lớp khế rải lên một lớp đường phèn thực hiện cho đến hết. Mang hũ khế này phơi nắng mỗi ngày trong vòng một tháng là dùng được.

Uống một ly nhỏ nước khế này trước hoặc sau bữa ăn, nên thực hiện liên tục. Thức uống đơn giản này sẽ giúp bạn ăn no, ngủ yên và có một sức khỏe tốt hơn để phòng tránh mọi bệnh tật.
Kế chua ngâm đường phèn trị ho cho bé
Chuẩn bị khoảng 500 gr khế chua đã chín (đừng dùng khế ngọt nhé), 200 gr đường phèn (nếu thích uống ngọt có thể thêm 50g đường trắng), 200gr húng quế, chọn loại  húng quế có hoa sẽ tốt hơn.
Cách thực hiện: Khế chua rửa sạch đem ép và rây lọc lấy phần nước, giã nát lá và hoa húng quế, thêm khoảng 30,l nước vào rồi lọc lấy nước. Trộn chung hỗn hợp nước khế và húng quế với đường phèn rồi đem chưng cách thủy trên bếp trong vòng 1h đồng hồ. Sau khi hoàn tất bạn có thể cho vào lọ thủy tinh cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Đây chính là bài thuốc bổ phổi, trị ho khá hiệu nghiệm được nhiều bà mẹ áp dụng. Mẹ nên cho bé uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, bé 6-8 tháng tuổi mỗi lần 1,5 muỗng café, bé từ 9 tháng đến 1 tuổi: uống lần 2 muỗng café, bé trên 1 tuổi uống lần 3 muỗng cafe.
Nếu sau một thời gian uống bé hết ho, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho bé uồng tiếp, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh vì bài thuốc này sẽ giúp phổi bé khỏe hơn, hô hấp tốt hơn và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Khế chua ngâm đường phèn trị cảm lạnh
Nguyên liệu 1kg khế chua, 500 gr đường phèn.
Thực hiện: Khế đem rửa sạch, xắt lát rải đường theo công thức 1:1 cho đến hết. Đợi đến khi khế ra nước thì ấn xuống cho ngập. Thử lại nếu còn chua thì có thêm thêm đường, đợi đường tan hoàn toàn thì đem cất vào tủ lạnh. Bạn có thể cho nước khế vào ly và thêm ít nước lạnh để làm nước giải khát uống mỗi ngày.
Không chỉ giúp trừ bệnh cảm lạnh, nước khế này cũng giúp cung cấp lượng vitamin C cần thiết và rất tốt cho cơ thể .
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã biết rõ hơn về Tác dụng chữa bệnh của khế chua ngâm đường phèn. Còn chần chữ gì nữa, mau thực hiện theo những công thức trên để giúp nâng cao sức khỏe cho cả gia đình nào.
Chữa bệnh mề đay:
Mề đay, dị ứng da là một bệnh thường gặp với những mảng da bị ngứa nổi sần, nhiều mụn. Hiện tượng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường,… nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh họat cho người mắc phải.
Mề đay cấp tính  thường xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường là do dị ứng thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do huyết áp xuống thấp.
Mề đay mãn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mề đay do bệnh nội tiết…
Tuy thời điểm mưa gió thất thường dễ làm người có cơ địa nhạy cảm gặp phải bệnh dị ứng. Tuy nhiên không phải mùa nào cũng mùa nào cũng gặp phải tình trạng này. Theo như những gì biểu hiện thì các bác sĩ chỉ rõ ra rằng bệnh nổi mề đay dị ứng vào thời điểm nào trong mùa.
– Mùa hè: Mùa nóng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, bề mặt da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt là một trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẩn ngứa. Hơn nữa, mùa hè do nhiệt độc tấn công vào cơ thể gây nóng trong và phát tán qua da, từ đó làm nặng hơn tình trạng mẩn ngứa.
– Mùa đông: Những người hay bị ngứa da mùa đông là do dị ứng với thời tiết lạnh. Khi bước vào mùa lạnh là xảy hiện tượng các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Ngoài ra, vào mùa đông thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới dễ bị kích ứng, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm hay người có da mặt khô và ngứa.
Dị ứng khi ra gió, gặp mưa: Nổi mề đay khi ra gió hay khi gặp trời mưa thường có liên quan tới cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền, ứ đọng độc tố trong cơ thể hoặc đang mắc phải một số bệnh lý khác.
Theo Đông y, quả khế có vị chua, tính bình hơi mát, khi chín thì ôn có tác dụng rất tốt trị phong nhiệt giải độc nên cũng mang đến hiệu quả trị mề đay, dị ứng da rất tốt.

Lá khế ngọt là loại nguyên liệu rất dễ kiếm vì vậy khi da bạn bắt đầu có dấu hiệu bị dị ứng gây dị ứng, nổi mề đay  thì hãy nhanh tay đi hái 1 nắm lá khế tươi về rửa sạch và làm theo hướng dẫn dưới đây :
– Lá khế tươi sau khi đã rửa sạch và để ráo nước thì bạn bỏ vào chảo rang cho héo. Rang lá đến khi nó nóng vừa phải (đừng để nóng quá sẽ gây bỏng da) và lấy chà xát lên những vùng da bị ngứa, mề đay sẽ lặn dần và bạn sẽ không còn ngứa nữa. Thực hiện vài lần đến khi bạn dứt hẳn bệnh.

– Phương pháp khác cũng hay được dân gian áp dụng: Bạn lấy lá khế (ngọt) rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát rồi chà xát lên vùng bị nổi mề day, dị ứng, để qua đêm không cần rửa. Chỉ vần làm theo cách này khoảng  2 lần trước khi đi ngủ thì bệnh sẽ khỏi, mặt mịn màng không còn gây ngứa ngáy khó chịu.
– Một cách nữa bạn có thể áp dụng đó là dùng khoảng 40gr vỏ của thân khế để sắc lấy nước uống hàng ngày hoặc lấy cành và lá khế nấu lấy nước tắm hàng ngày. Áp dụng phương pháp này thường xuyên cũng mang đến hiệu quả rất tốt trong điều trị mề đay, dị ứng.
Những phiền toái, khó chịu mà mề đay, dị ứng da mang lại sự khó chịu, bất tiện trong sinh họa cho người mắc phải, đó chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh tìm đến với hiệu quả của các loại thuốc tân dược, tuy nhiên những tác dụng phụ không mong muốn lại có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hy vọng rằng với bài viết lá khế có tác dụng chữa mề đay, trị dị ứng da đã cung cấp những bài thuốc dân gian từ lá khế có thể giúp người bệnh  thổi bay những lo lắng khi mề đay xuất hiện.

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét