Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Chữa bệnh nấc cục

Nấc là sự co giật của cơ hoành – màng chắn trong ngực đóng vai trò quan trọng trong việc thở. Hít vào làm cơ hoành co lại và thở ra làm cơ hoành giãn ra.
Nấc xảy ra một cách bất thường, đột ngột và hoàn toàn vô dụng nếu không muốn nói là gây khó chịu. Một cái dạ dày căng phồng sau mùa lễ Giáng sinh có thể làm cơ hoành khó chịu và gây nên một tràng nấc. Việc luyện tập căng thẳng hay stress cũng có thể gây nấc. Nhưng nói chung phản xạ này thường chẳng có nguyên nhân rõ rệt.
Mọi người đều có cách chữa nấc riêng, như nín thở, doạ cho người đó thật sợ, hít hạt đường, nhấp từng ngụm nước hoặc thậm chí đập nhẹ một cái vào ngực. Những cách này nhiều khi cũng có hiệu quả, do đều ngăn nhịp thở một cách tạm thời.
Nấc cụt là tình trạng phổ biến và thường thoáng qua, hầu như đại đa số chúng ta đều bị, nhưng đôi khi dấu hiệu này trở nên khó chữa và có thể dẫn đến hậu quả xấu. Hiện tượng nấc cụt xảy ra do sự co thắt không tự chủ, ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn. Nó thường xảy ra với tần số từ 4 – 60 lần/phút.

Một số nguyên nhân dưới đây gây nấc cụt, bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp không rõ nguyên do:
1. Rối loạn hệ thần kinh trung ương: các bệnh lý gây tổn thương mạch máu (thường là dị dạng động tĩnh mạch), nguyên nhân nhiễm trùng (viêm não và viêm màng não), tiếp theo là các tổn thương cấu trúc, trong đó bao gồm hàng loạt tổn thương nội sọ và thân não…2. Kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành: Cụ thể:

– Do viêm họng, viêm thanh quản hoặc các khối u vùng cổ kích thích các dây thần kinh thanh quản quặt ngược.
– Bướu cổ hoặc các nang ở cổ, bệnh lý vùng trung thất và bất thường của cơ hoành gây kích ứng thần kinh cơ hoành.
– Rối loạn tiêu hóa: như trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, áp-xe ổ bụng, bệnh túi mật, viêm ruột, viêm gan, nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn hoặc uống, trướng thực quản (esophageal distention) và viêm thực quản.
– Bệnh lý vùng ngực: bao gồm các hạch bạch huyết to thứ phát do nhiễm trùng, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, chấn thương ngực…
– Yếu tố tâm lý gây nấc cụt là khi lo lắng, căng thẳng và bị kích thích.
Thông thường, các chứng nấc cụt vô hại và tự hết sau vài phút. Dưới đây là một số mẹo để khắc phục chứng nấc cụt:
– Làm gián đoạn chức năng hô hấp bình thường, ví dụ như nín thở, nghiệm pháp Valsalva (cách làm: hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra).
– Kích thích vòm  họng, lưỡi gà, ví dụ: nhấm nháp nước lạnh, nuốt một thìa cà phê đường cát khô, uống nhiều ngụm nước.
– Tăng kích thích phế vị, ví dụ: nhấn vào nhãn cầu.
– Phản kích thích cơ hoành, ví dụ: kéo đầu gối vào ngực, nghiêng về phía trước để nén ngực.
Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện những biện pháp trên mà bạn vẫn bị nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ thì bác sĩ khuyên bạn tốt nhất hãy đến bệnh viện để khám trực tiếp và nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.
Ngoài ra, bên cạnh việc chẩn đoán nguyên nhân để điều trị tận gốc, sẽ có một số thủ thuật có thể giúp đỡ, chẳng hạn như châm cứu, thôi miên hoặc phẫu thuật nhưng thường chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Nấc, một dấu hiệu không thể xem thường
Nguyên nhân trung tâm: gồm các bệnh:
Viêm màng não: Do tụ cầu, liên, phế cầu, trực khuẩn lao, virut. Bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, nôn vọt thành tia không liên quan đến bữa ăn, nấc từng cơn, điều trị bằng các thuốc không khỏi. Khám thấy mạch chậm, cứng gáy, dấu hiệu vạch màng não dương tính, Kernig dương tính, có thể liệt. Rối loạn về tâm thần như kích động hay li bì, nặng có thể hôn mê. Cần làm công thức máu, chọc dịch tủy sống để xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi khuẩn.
U não: Không sốt, nhức đầu dai dẳng, buồn nôn, nôn và nấc ngày càng tăng. Có thể liệt nửa người. Cần chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ hộp sọ để tìm khối u.
Urê huyết tăng trong suy thận, gây rối loạn thần kinh cơ, làm tăng kích thích cơ hoành.
Nguyên nhân ngoại biên: Gồm các bệnh trong lồng ngực: tim, phổi, trung thất. Các bệnh ở ổ bụng như bộ máy tiêu hóa, gan, thận.
Viêm màng phổi thể khu trú ở cơ hoành, viêm mủ hoặc tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân sốt, khó thở, nằm nghiêng về bên cơ hoành viêm thì đau, đôi khi gây nấc do cơ hoành bị kích thích. Cần chụp Xquang phổi, siêu âm màng phổi. Những bệnh nhân viêm phổi ở thùy đáy cũng có triệu chứng nấc kéo dài.
Viêm màng ngoài tim: Do vi khuẩn, do lao, gây tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim cũng có khi bị nấc.: Mới đầu phù hai mắt, có thể kèm theo ù tai, chóng mặt, sau phù ở mặt, cổ, ngực và hai tay. Kèm theo tím tái. Các tĩnh mạch ở ngực giãn, nổi rõ ở dưới da, tĩnh mạch cổ nổi rõ và giãn. U chèn ép vào phế quản gây khó thở, ho khan, chèn vào dây thần kinh quặt ngược gây giọng khàn, nói hai giọng, chèn vào dây thần kinh hoành gây nấc. Cần chụp Xquang và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
U trung thất
Bệnh ở các cơ quan trong ổ bụng: Viêm dạ dày, thực quản có khi gây nấc, thường đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nhất là lúc ăn chua, uống bia rượu. Cần nội soi dạ dày, thực quản. Viêm màng bụng do tạp khuẩn, do lao cũng gây nấc. Nấc còn gặp ở phụ nữ có thai, người bị mổ vùng bụng, người uống rượu nhiều, người ăn thức ăn cay, uống nước giải khát có nhiều ga.
Nấc tâm lý: Gặp ở những người cười nhiều, người bị stress, thần kinh căng thẳng hoặc cảm xúc quá mạnh. Tùy theo tình trạng nấc nặng hay nhẹ.
Điều trị:
Nấc nhẹ: Thường là nấc cơ năng, do tâm lý, có thể tự hết sau khi ăn, uống nước lạnh hoặc chườm đá vùng thượng vị. Bạn có thể dùng lời nói làm cho người bị nấc hoảng sợ đột ngột thì sẽ hết nấc. Nếu không khỏi, làm nghiệm pháp Valsalva như sau: ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho hơi ra), làm vài lần sẽ hết nấc.
Nấc dai dẳng: Nếu nấc dai dẳng, kéo dài phải tìm nguyên nhân, nếu không có nguyên nhân có thể chữa như sau: uống thuốc an thần chloproethazin (phenothiazin), viên 25mg, ống 5ml, tiêm 1-2 ống hoặc uống 1-2 viên/ngày. Thuốc chống co thắt: spasmaverin 40-80mg, primperan 10mg, uống 1-3 viên/ngày; lioresal 10mg, uống 1-2 viên/ngày. Nếu dùng thuốc 1 tháng mà không hết phải dùng thảo dược thiên nhiên chữa bệnh: Uống các loại như sau: enzym, patora, sypro, formula4. Hoặc liên hệ benhvienthongminh. com để có liệu trình phù hợp với từng cơ thể và từng lứa tuổi. Hút dạ dày, gây mê; ức chế cơ hoành tạm thời bằng bupivacain hoặc cắt dây thần kinh hoành. Ngoài ra đối với các thể nấc dai dẳng và nấc nặng có thể kết hợp với châm cứu, day bấm huyệt. Châm các huyệt: túc tam lý, thiên khu, trung quản, thiên đột, nội quan. Cũng có thể cứu: quan nguyên, khí hải, đản trung, cự khuyết, thượng quản nhất. Liệu trình: Mỗi ngày châm cứu một lần, mỗi lần 20-30 phút. Trường hợp nặng, lâu ngày có thể châm cứu 2 lần/ngày. Kết hợp điện châm với cứu, hiệu quả rất tốt. Phương pháp chữa bằng điện là phương pháp an toàn và hết bệnh tuyệt đối, nếu từ khi đã có bệnh nhẹ mà áp dụng thì đỡ phải tốn thời gian và tiền bạc, liên hệ benhvienthongminh. com để chữa sớm bằng phương pháp này nhé.
Nấc nặng:
Cách trị nấc cơ bản bạn nên á dụng thử, nếu không hết thì phải chữa bằng phương pháp y học tái sinh: 
Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Bệnh có thể được chữa bằng nước gừng, cháo hạt tía tô, cháo nho… hoặc đơn giản bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ hoặc nuốt nước bọt liên tục.

Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure huyết… Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận, không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí.Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược… cũng gây nấc. Nấc còn xuất hiện khi ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống nước lạnh, hoặc để dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết, khiến khí đi ngược lên cơ hoành.
Người ta chia nấc làm 3 loại:
– Nấc do nhiễm lạnh: thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.
– Nấc do nhiệt thịnh: tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…
– Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…
Một số món ăn bài – thuốc trị nấc:
1. Nước gừng: gừng tươi 2 lát mỏng, giã nhỏ, đun với 200ml nước nhỏ lửa, để nguội, lọc nước bỏ bã. Đường trắng 1 thìa cà phê cho vào quấy đều. Bệnh nhân vừa uống vừa đếm đến 9, dùng 1-2 lần/ngày.2. Nước vải: vải chín 10 quả, bóc cùi, cho vào cốc với 1 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy. Khi cùi vải chín thì ép lấy nước. Bệnh nhân ăn cùi vải trước sau đó uống nước 2 lần/ngày.

3. Nước quất hồng bì: quất hồng bì chín 20 quả, rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm 1 thìa canh đường, trộn đều, hấp cách thủy. Khi quất hồng bì chín, ép lấy nước uống.
4. Cháo hạt tía tô: hạt tía tô 20 g, xay thành bột mịn, thêm hạt tiêu 4 hạt, đun với 250 ml nước, chắt nước bỏ bã. Bột gạo 100 g cho vào nước hạt tía tô, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho 20 g đường phèn, quấy tan. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, trong 2-3 ngày.
5. Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa. Gạo xay thành bột, nho quả rửa sạch, giã dập đun với 200 ml nước, chắt nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn một lần/ngày lúc đói, dùng trong 2 ngày.
Cách trị nấc không dùng thuốc:
– Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục…
– Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín 2 cánh mũi, đồng thời khép kín miệng môi, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy trong 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại khoảng 15 -20 lần.
– Bệnh nhân nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.

Một số mẹo chữa nấc cục cho bé sơ sinh:



Bác sĩ Minh NguyệtKhoa Học & Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét