Ô nhiễm không khí thường gây ra những bệnh nào? Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở đâu? Làm sao để phòng bệnh do ô nhiễm không khí gây ra? Làm sao để giúp không khí của chúng ta trong lành hơn? Thiết bị nào giúp chúng ta biết được tình trạng của không khí? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề ô nhiễm không khí để có biện pháp phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho gia đình nhé!
Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người
1. Tình hình ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới ước tính có tới 92% không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày là không an toàn và hơn 7 triệu ca tử vong hàng năm có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Thành phố Zabol (Iran) bị coi là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. New Delhi (Ấn Độ) vốn đứng đầu bảng đã xuống hạng 11. Từ năm 2013 đến 2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành phố, đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, 4 thành phố Ấn Độ khác là Gwalior, Allahabad, Patna và Raipur đã vượt qua New Delhi, nằm ở vị trí số 2, 3, 6, 7 trong danh sách ô nhiễm nhất thế giới.
Chỉ số PM2.5 về mức độ ô nhiễm không khí trên thế giới
Trong khi đó,Việt Nam đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí trên thế giới (do trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mĩ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Environmental Performance Index hay còn gọi là EPI.
2. Thiết bị thông báo ô nhiễm không khí toàn cầu
AirVisual Earth là bản đồ đầu tiên có khả năng thể hiện đầy đủ và gần như ngay lập tức các dữ liệu ô nhiễm môi trường dưới định dạng 3D cho bề mặt Trái đất. Nó cho phép người xem có thể theo dõi sự phân tán và dịch chuyển của sự ô nhiễm không khí theo chuẩn PM 2.5 qua các quốc gia và vùng lãnh thổ với các thang cấp độ ô nhiễm theo màu sắc rất chi tiết và dễ quan sát.
AirVisual đồng thời cũng cung cấp dự báo về ô nhiễm không khí cho 3 ngày gần nhất ở hơn 6000 thành phố khác nhau cho điện thoại thông minh với mục đích cảnh báo sớm cho mọi người về tình trạng không khí ở nơi họ sống.
3. Các loại độc tố chính gây ô nhiễm không khí
Loại độc tố thứ nhất, thường gặp nhất là NO2 (ôxit nitơ). Đó là một trong số những loại chất độc được chú ý đặc biệt vì khi trộn NO2 với hơi nước, axít nitric HNO3 sẽ được tạo thành và trở thành chất gây hại cho phổi. Kết quả nghiên cứu của King’s College từ năm 2010 xác định rằng, “khoảng 5.900 người bị chết sớm vì hợp chất này thải vào không khí chủ yếu từ động cơ diesel, tức là chủ yếu từ các loại xe tải và xe buýt trong thành phố, cũng như một số loại xe con lắp động cơ diesel”.
Độc tố thứ hai được gọi chung là PM2.5
Particulate Matter (PM) là một thuật ngữ được sử dụng cho các hạt được tìm thấy trong không khí; bao gồm bụi, bồ hóng, bụi bẩn, khói và các giọt chất lỏng li ti. Hạt PM 2.5 được cho 2,5 chú thích để mô tả kích thước như là 2,5 micromet hoặc ít hơn. Thông thường các hạt rất nhỏ, chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi điện tử.
Trong tất cả các yếu tố ô nhiễm không khí thì PM2.5 được cho là gây ra các mối đe dọa sức khỏe lớn nhất. Do kích thước nhỏ của nó, nên có khả năng lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, và dễ hấp thụ sâu vào máu thông qua hô hấp.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Chúng đến từ đâu?
Hạt vật chất siêu nhỏ này được thải ra trực tiếp từ các nguồn nhân tạo hoặc tự nhiên, hoặc tạo ra bởi các chất ô nhiễm khác phản ứng trong khí quyển. Nguồn bao gồm các quy trình công nghiệp và các phản ứng hóa học xảy ra giữa khí sulfur dioxide, nitrogen oxide và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Với kích thước rất nhỏ cho nên nó làm tăng khả năng thâm nhập sâu trong hệ hô hấp. Điều này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản và khí thũng. Những người có bệnh tim hoặc phổi, trẻ em và người lớn tuổi có nhiều khả năng ảnh hưởng hơn.
Ô nhiễm không khí, khói bụi gây nhiều bệnh về đường hô hấp
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
– Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
Ô nhiễm không khí do núi lửa, cháy rừng, và các hiện tượng tự nhiên khác
– Công nghiệp:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp – nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu
– Giao thông vận tải:
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
– Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ máy móc gia dụng, xe cộ,..
5. Những bệnh do ô nhiễm không khí gây ra
, bệnh ung thư, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ thần kinh, ngộ độc, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh hô hấp.
Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn.
Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm và nhanh chóng
– Ô nhiễm không khí gây lão hóa não bộ: Các nhà khoa học cho biết tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm ở mức độ lớn có thể dẫn đến giảm điện não hơn 50 lần.
– Ô nhiễm không khí gây ung thư vú: “Chúng tôi tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú sau mãn kinh và sự tiếp xúc với khí nitơ đioxit – chất khí này là một dấu chỉ báo hiệu ô nhiễm không khí”. TS Goldberg nói “Trên khắp Montreal, nồng độ nitơ đioxit khác nhau, biến đổi từ 5ppb (5 phần tỷ) tới 30 ppb (30 phần tỷ).
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nếu nồng độ nitơ đioxit tăng thêm 5 phần tỷ thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng khoảng 25 lần. Một kết quả khác, những phụ nữ sống ở vùng ô nhiễm nhất thì khả năng phát triển ung thư vú gần gấp đôi so với những người sống trong vùng ít ô nhiễm”.
– Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim,…
6. Cơ chế gây tác hại của không khí ô nhiễm
Do sự có mặt của hai độc tố nói trên, khi con người hít thở phải không khí ô nhiễm sẽ dễ bị nhiễm và đối diện, trước hết, với các “triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, thấy nhoi nhói ở phần hầu … Tất cả những dấu hiệu đó đều được xem như là biểu hiện của bệnh đường hô hấp”.
Thế nhưng, ít ai chú trọng đến việc không khí ô nhiễm đó cũng có những tác động lên các mạch máu. Vì thế, cần đề cấp thêm về tác động của ô nhiễm không khí đối với bệnh tim mạch.
Theo các nhà chuyên môn, “tương tự như tác động của thuốc lá, tiến trình gây bệnh (do không khí ô nhiễm) gồm ba bước” như sau.
Thứ nhất, “không khí ô nhiễm tác động lên các khả năng giãn nở và co thắt của các mạnh máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm (tương tự của thuốc lá), các mạch máu đã bị giảm kích cỡ, gây cản trở lưu thông huyết mạch”.
Thứ hai, những hiệu ứng với sự đông máu. “Ô nhiễm có thể dẫn đến khả năng máu bị đông lại hình thành những cục máu đông ở động mạch”, nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.
Thứ ba, “cũng là điểm khó hiểu nhất, hiện tượng viêm nhiễm ở mọi bộ phận cơ thể. Hiện tượng viêm nhiễm này ban đầu tác động lên các chức năng của mạch máu, nhất là có những tác động gây bất ổn ở những mảng xơ vữa ở động mạch. Những mảng xơ vữa ở động mạch được hình thành do các chứng bệnh cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường”.
Trên đây là ba cơ chế đi cùng với hiện tượng ô nhiễm, bất kể đó là loại hóa chất gây ô nhiễm hay những hạt bụi phân tử (bụi siêu mịn).
7. Cách phòng bệnh do không khí ô nhiễm gây ra
* Cách đơn giản làm giảm ô nhiễm không khí tại nhà
- Mở cửa sổ để tăng cường sự lưu thông gió. Nếu bạn đang nấu ăn thì việc sử dụng quạt hút khí là điều rất quan trọng, bởi nếu không mức nitrogen dioxide (NO2) rất có thể vượt quá mức ô nhiễm trên đường phố.
- Không hút thuốc hay đốt nến trong nhà. Nếu nhà bạn sử dụng một lò sưởi đốt củi, hãy đảm bảo rằng nó được trang bị và sử dụng đúng cách.
- Dùng các loại sàn có bề mặt cứng. Ngoài việc dễ dàng lau chùi, việc sử dụng các loại thảm vải có thể giúp các bụi bẩn và lông của vật nuôi bám vào thảm có thể quay trở lại không khí.
- Giữ độ ẩm trong nhà khoảng từ 30% đến 50%, luôn đảm bảo rằng sự lưu thông gió thích hợp với những nơi ẩm ướt như phòng tắm. Điều này giúp ngăn chặn nấm mốc – có liên quan đến các triệu chứng về đường hô hấp. Có một số nhóm người nhạy cảm hơn những người khác gồm: trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và những người có vấn đề về hô hấp (như dị ứng và hen suyễn).
- Sử dụng thảm chùi chân để ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào nhà của bạn và/hoặc yêu cầu mọi người cởi giày trước khi bước vào trong nhà bạn.
- Giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm làm sạch hoặc làm mát không khí, đặc biệt là những loại có chứa limonene (giúp tạo mùi cam chanh quýt cho không gian).
- Trồng một số cây thực vật trong nhà. NASA cùng trường Đại học York của BBC đã nghiên cứu rằng các loại cây thực vật có thể làm giảm nồng độ hợp chất hữu cơ formaldehyde trong nhà.
Ô nhiễm không khí từ trong nhà ra ngoài đường trở thành nỗi ám ảnh
Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc:
– Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường.
– Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.
– Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay.
– Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn.
– Hạn chế đi ra ngoài.
8. Làm gì để có bầu không khí trong lành cho hiện tại và tương lai?
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện, năng lượng sạch (năng lượng mặt trời) để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
+ Tăng cường quản lý, hưỡng dẫn các nhà máy tư nhân, các xí nghiệp, các khu công nghiệp các biện pháp sản xuất an toàn và thân thiện với môi trường.
- Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
Biện pháp phòng, giảm ô nhiễm môi trường
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
* Các biện pháp khác:
+ Phạt nặng những người đốt rác thải bừa bãi, đặc biệt là việc đốt rác có cả túi nilon, xốp, nhựa…(những rác thải sinh hoạt phổ biến hiện nay, tràn ngập khắp nơi: trường học, bệnh viện, nơi vui chơi, đường làng, ngõ xóm…).Đốt rác thải sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm không khí nguy hiểm
+ Phủ xanh diện tích đất trống, đồi trồng, trồng rừng khoa học để tránh cháy rừng.
+ Hạn chế sử dụng sản phẩm công nghiệp, khuyến khích sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, thủ công.
+ Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí.
+ Khuyến khích đi xe đạp trong thành phố, nông thôn,…
+ Hướng dẫn người dân biết cách trồng cây xanh, trồng rau sạch, trồng hoa quanh nhà.
+ Có nhiều chương trình giáo dục trẻ biết yêu quý, trồng trọt, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống.
+ Tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu và sáng kiến về bảo vệ môi trường, không khí, nguồn nước…
Giải pháp làm sạch bụi phổi để phòng và chữa bệnh:
Đứng trước nguy cơ ô nhiễm 24/24, chúng ta không còn phương pháp nào khác đó là sống chung với lũ và tìm cách tự cứu lấy mình, chờ chính phủ và thế giới có những giải pháp như trên để ngăn chặn ô nhiễm từ cái gốc nó sinh ra. Khi đã hít phải ô nhiễm từ không khí bụi sẽ đóng lại trong phổi, phải dùng một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm khoẻ phổi, kích thích ho để tống bụi phổi theo đờm ra bên ngoài để chữa các bệnh liên quan đến bụi phổi: ho có đờm, ho gà, ho hen suyễn, ho lao, viêm phế quảng, phù thủng phổi,....
Giải pháp từ benhvienthongminh. com sẽ giúp bạn có sức khoẻ tuỵêt vời để phòng và chữa các bệnh, có sức khoẻ mới thực hiện được những mong muốn cho cuộc đời mình, và nhớ cùng chúng tôi sống xanh, sạch để bảo vệ thế giới, không tốn tiền cho bệnh tật và thiết lập môi trường tốt cho thế hệ tương lai con em chúng ta.
Ths.CKII Lê Bảo Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét