Thận là một trong những cơ quan rất quan trọng trong cơ thể con người
- Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào theo sở thích như đi bộ, đạp xe, bơi lội... để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Không hút thuốc.
- Một chế độ ăn uống cân bằng là một trong những cách đơn giản để giữ cho thận khỏe mạnh. Nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc và sữa ít béo để giúp thận có thể hoạt động bình thường, tăng khả năng lọc thải độc tố của thận. Bạn cũng nên cắt giảm bớt lượng muối trong khi chế biến thực phẩm. Bởi lượng khi ăn quá mặn, lượng muối dư thừa sẽ không được đào thải ra ngoài sẽ gây gánh nặng cho thận và sinh ra các bệnh huyết áp, tim mạch...
Bạn nên hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật... vì chúng chứa nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên kiểm tra chức năng thận để ngăn chặn tổn thương thận.
- Nếu huyết áp tăng cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp.
- Không tự dùng thuốc điều trị. Một số thuốc gây tổn thương thận hoặc bệnh thận nếu dùng thường xuyên. Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng thận của mình và luôn tuân thủ điều trị theo toa của bác sĩ.
- Tập thể dục bảo vệ sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Tập thể dục cũng có thể thúc đẩy thận khỏe mạnh vì vậy bạn cần đưa 30 phút tập thể dục vào thói quen của bạn mỗi ngày. Một tin tốt là bạn không cần thiết phải tập liên tục trong 30 phút . Tập thể dục 10 phút/lần và một vài lần trong ngày cũng là một ý tưởng tuyệt vời.
Bác sĩ CKII Tạ Phương Dung, Trưởng Khoa Nội thận - Miễn dịch ghép, Bệnh viện Nhân dân 115, chia sẻ tại buổi kỷ niệm ngày Thận thế giới 12/3, các bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp chính là yếu tố nguy cơ gây bệnh thận. Khoảng một nửa người bệnh tiểu đường có diễn biến tổn thương thận.
"Nhiều người biết huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim, song ít ai nghĩ đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận", bác sĩ Phương Dung phân tích.
Theo bác sĩ Phương Dung, nhiều bệnh không phải tại thận nhưng có triệu chứng tương tự bệnh thận khiến dễ nhầm, như đau cột sống, bệnh cơ quan sinh dục… Trong khi đó bệnh nhân thận lại có thể có nhiều triệu chứng khiến không nghĩ đến bệnh tại thận. Bệnh thận gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Đây là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, suy tim và đột quỵ, tăng huyết áp, loãng xương, thiếu máu, tổn thương thần kinh...
"Không nên chờ khi có triệu chứng bệnh mới đến khám mà cần chủ động tìm bệnh thận trên người có nguy cơ cao", bác sĩ Dung cảnh báo. Cần nghĩ ngay đến bệnh thận khi có các triệu chứng như phù toàn thân, rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều, tiểu ít, không tiểu, thay đổi màu sắc nước tiểu như tiểu máu, tiểu đục, đau vùng hông lưng...
|
Long Nguyễn(T/h)
Chúng ta biết rằng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh.
Thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể và thậm chí chống lại ung thư.
Có một số loại thực phẩm cụ thể hỗ trợ cho sức khỏe phổi của bạn. Dưới đây là 5 thực phẩm hàng đầu làm sạch và giải độc phổi:
1. Táo
Táo chứa flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh.
Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, có thể phòng và ngăn ngừa các bệnh về phổi một cách tự nhiên.
2. Cần tây
Giữ cân bằng các chất hóa học và điện giải như natri và magiê được cho là một trong những yếu tố quan trọng giải độc cơ thể. Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ carbon dioxide từ cơ thể tốt hơn.
Do đó, cần tây có lợi cho người bị hen suyễn. Vì vậy, nên thêm nước ép cần tây tươi vào chế độ dinh dưỡng, vì nước ép cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C giúp giảm viêm ở phổi.
3. Cà rốt
Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.
4. Tỏi
Tỏi có thể điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường và các bệnh về đường hô hấp.
Gừng là thực phẩm giải độc cơ thể
Gia vị này có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ bữa ăn yêu thích của bạn để tăng hương vị món ăn và và còn tốt cho sức khỏe.
Trong một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44 % nguy cơ mắc ung thư phổi.
5. Gừng
Gừng có các chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học cải thiện sức khỏe và chống lại bệnh tật. Nhai một mẩu gừng nhỏ mỗi khi bạn bắt đầu dùng bữa ăn có lợi ích cho sức khỏe.
Gừng sẽ giúp tiêu hóa và cũng giúp bạn làm sạch các độc tố ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm có thể là một vũ khí hiệu quả chống lại các bệnh phổi. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể dẫn đến bệnh phổi.
Ngoài việc sử dụng các thực phẩm để tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh về phổi, hãy bảo vệ môi trường của bạn đang sống, đảm bảo môi trường không khói bụi, nhất là khói thuốc lá, không ô nhiễm không khí sẽ giúp phổi luôn trong lành và làm tròn vai trò hô hấp cung cấp oxy cho cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét