Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Trị bệnh Amidan tận gốc

Định nghĩa:
 Amidan là những tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch và là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.

Nguyên nhân:


+ Bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra giữa mạc làm nghẽn đường thở tạo ra những độc tố và viêm do nấm ở người suy giảm miễn dịch
+ Do viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm siêu vi và do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm sưng amidan dẫn đến hay gây ra những biến chứng như viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, van tim, viêm cầu thận

+ Khi bị amidan người bệnh sẽ có cảm giác khô, đau cổ, khó khăn khi nuốt sau đó là sốt cao khoảng 39 đến 40 độ, kèm theo nhức đầu nhất là vùng hai bên thái dương và nghẹt mũi, chảy dịch nhày trong sau đó sẽ đặc hơn và có màu vàng
+Khi đi khám họng chữa viêm amidan sẽ thấy hai bên sưng đỏ đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan và xét nghiệm máu lúc này thường bạch cầu sẽ tăng cao 

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho gió, ho khan nói riêng ngày càng gia tăng. Ngoài yếu tố thời tiết, môi trường bị ô nhiễm và chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh ngày một nặng nề, khiến bệnh nhân thường lo lắng tự đi mua các loại kháng sinh về uống, cũng có người cẩn thận hơn thì đi đến các bệnh viện lớn, hoặc các phòng khám tư nhân để khám, chữa nhưng có thể là thuốc chưa đặc hiệu, chưa đi vào căn nguyên của bệnh để điều trị, cũng có thể bệnh nhân chưa uống đủ thời gian nên bệnh rất lâu khỏi, nhiều bệnh nhân còn uống thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài dẫn đến nhờn thuốc, bệnh cứ kéo dài không khỏi không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. 

Cách chữa viêm amidan theo y học hiện đại !


- Theo thói quen chữa bệnh mọi người hay lạm dụng kháng sinh để điều trị amidan điều này tuyệt đối nên tránh. để chữa bệnh amidan triệt để bạn có thể tham khảo những cách sau đây  : 

+ bóc tách dùng dao, kéo và thòng lọng: ưu điểm là vết mổ lành đẹp, nhưng chảy máu nhiều.
+ Phương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực: nhanh nhưng thường gây bỏng sâu, hố mổ xấu.
Cắt amidan bằng Sluder thường hay Sluder điện: nhanh nhưng cần bác sĩ kinh nghiệm, phương pháp này hiện nay ít dùng, vết mổ xấu.
+ Dùng sóng Radio cao tần (máy Coblator): phương pháp này không mất máu, ít tổn thương mô xung quanh, thời gian mổ ngắn, mau lành, nhưng giá thành đầu cắt cao.


Cách chữa theo phương pháp hiện đại rất ít người tìm đến vì biến chứng sau khi điều trị rất cao, ngoài ra chỉ giải quyết cái ngọn, triệu chứng của bệnh mà không giải quyết tận gốc. Vì viêm Amidan do vi khuẩn gây ra do cơ thể không cò khả năng chống chọi vi khuẩn và hệ miễn dịch yếu. Tai hại khi cắt amidan sẽ cắt đi đội quân canh gác cánh cổng cảnh báo vi khuẩn xâm nhập, do đó bệnh nhân sẽ có nhiều bệnh khác sau này, sức khỏe yếu dần đi. Đặc biệt vi khuẩn xâm nhập là nguy cơ ung thư rất cao, kèm theo các bệnh do viêm gây ra như viêm đường tiểu, viêm gan, viêm phổi, viêm phế quảng mãn tính... chồng chất cá bệnh khác do vi khuẩn xâm nhập phá nát toàn bộ cơ thể.

Cách chữa viêm amidan theo y dân tộc:


Hiểu được điều này, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã sưu tầm, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công bài thuốc Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, ho” vào điều trị cho các bệnh nhân viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho gió, ho khan, ho có đờm trên khắp toàn quốc. Bài thuốc cho hiệu quả điều trị bệnh cao, thời gian điều trị nhanh, an toàn không tác dụng phụ, bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên sạch nên có thể sử dụng được cả cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.

 Bài thuốc được các chuyên gia đầu ngành về tai mũi họng khuyên dùng trong việc điều trị các bệnh viêm họng (viêm amidan), viêm thanh quản, ho và là một giải pháp hiệu quả, an toàn cho phụ nữ có thai mà Tây y không làm được. Đặc biệt thuốc đã được bào chế dưới dạng cao tinh chất nên rất dễ sử dụng, không phải sắc.


Thông tin chi tiết về bài thuốc bao gồm: 

1. Thuốc Bổ phế

- Thành phần: Trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo, bạch môn, ngũ vị, cát cánh, tang bạch bì, huyền sâm, sa sâm ... và một số thảo dược quý khác. 

- Công dụng: Bổ phế, chỉ khái, tiêu đàm, long đàm, giải độc ... 

- Chủ trị: 

+ Viêm, amidan, viêm thanh quản

+ Ho khan, ho gió, ho có đàm. 

+ Ngứa rát cổ hỏng, khản giọng, mất tiếng

+ Viêm phế quản, hen phế quản  

- Cách dùng: 

Người lớn: Ngày uống 2 viên chia 2 lần: Sáng, tối sau ăn 30 phút. 

Mỗi viên cao pha với 200 ml nước sôi 100° C. Uống khi còn ấm. 

Trẻ em dưới 12 tuổi uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc. 


2. Thuốc Giải độc hoàn

- Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân cành, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa và một số thảo dược khác.

- Công dụng: Có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, sưng, chống dị ứng. 


- Cách dùng:
 Ngày uống 1 viên sau bữa ăn trưa 30 phút, mỗi viên cao đen pha với 200ml nước sôi 100° C, uống thuốc khi còn ấm.

Trẻ em dưới 12 tuổi uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc 


3. Viên ngậm Kha tử 

- Thành phần: Kha tử, cam thảo, cát cánh, huyền sâm, mạch môn... và một số thảo dược quý khác

- Công dụng: Bổ phế, tiêu đàm, giảm ho ...

- Chủ trị: Viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm amidan, ho, khản tiếng, đau họng ...

- Cách sử dụng:
 Ngày ngậm 4 viên chia 4 lần: Sáng, trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ.

- Trẻ em dưới 12 tuổi ngày ngậm 1 đến 2 viên chia 2 lần sáng, chiều. 

Sự kết hợp hài hòa 3 loại thuốc trên trong bài: "Thuốc đông y đặc trị bệnh viêm amidan, viêm thanh quản, ho" theo đúng pháp đồ điều trị, giúp làm tăng hiệu quả của bài thuốc, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng: đau rát cổ họng, ngứa họng, họng đỏ, amidan sưng hoặc có mủ, khản tiếng, mất tiếng, ho gió, ho khan, ho từng cơn, ho có đờm đặc.


Chế độ ăn uống sinh hoạt 

- Nên ăn các loại thức ăn mền, lỏng dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo, súp…

- Nên nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C như sinh tố Bơ, xoài, rau ngót, cải bắp, súp lơ…

- Bổ sung thêm vitamin C,A,E để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Tránh ăn những thức ăn cứng, cay, nóng có tính chất kích ứng họng: như các loại ngũ cốc khô, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nướng, ớt, hạt tiêu…

- Không uống rươụ, bia, cafe, thuốc lá, đồ uống lạnh, có ga...

- Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

- Giữ ấm vùng cổ ngực, tránh bị nhiễm lạnh, giữ cho mũi được thông thoáng không nên thở bằng miệng khi ngủ.

- Hạn chế nói to, gào thét khi bị bệnh

- Lấy tay che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, bịt khẩu trang khi đi ra ngoài.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, khạc nhổ vệ sinh tránh lây lan.

- Rèn luyện cơ thể thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng.

Biến chứng nguy hiểm nếu không trị dứt điểm như :

+ Bệnh tinh hồng nhiệt : do những độc tố của liên cầu trùng gây ra sẽ làm bệnh nhân nổi ban, hạch, đau họng , nhức đầu, sốt cao, viêm sưng to amidan .. dẫn đến viêm tai giữa hoại tử các xương con
+ Viêm khớp cấp : sẽ khiến bệnh nhân bị các triệu trứng sưng, nóng và đau các khớp tay, ngón tay, chân, các đầu gối khiến người mệt mòi dẫn đến các bệnh lý màng tim
+Viêm cầu thận : Tần xuất bệnh viêm cầu thận sau viêm amidan khoảng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.
Áp xe quanh amidan : do viêm amidan nhiều lần làm cho bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được. Khám họng phát hiện khẩu cái mềm bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe

Phương pháp trị bệnh tốt nhất hiện nay:

- Với phương pháp của bệnh viện thông minh bệnh của bạn sẽ được trị tận gốc, ngoài ra còn giúp bạn trị các vấn đề bệnh khác. Vì viêm Amidan sẽ gây ra các bệnh khác kèm theo, khi giải quyết bệnh này các bệnh khác sẽ hết, vì chúng tôi tiêu diệt hết các vi khuẩn gây viêm trên toàn bộ cơ thể của bạn giúp bạn xây dựng đội quân phòng bệnh sau này rất tốt, do đó sau điều trị bạn thực sự có một sức khỏe hoàn hảo. Với phương pháp mới nhất, hiện đại nhất, an toàn nhất kết hợp đông tây Y kim cổ chắc chắn giúp bạn trị tận gốc bệnh này trong thời gian sớm nhất với chi phí cực thấp. Bạn sẽ hết bệnh mà còn trẻ khỏe tinh thần minh mẫn, chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% nếu không trị khỏi bệnh cho bạn. Phương pháp đã được các tổ chức uy tín trên thế giới chấp nhận và khuyến khích áp dụng. 


Mọi chi tiết liên hệ:
Benhvienthongminh.com
Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo- Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Sức Khoẻ Của Bạn
Địa chỉ: 48/13, đường số 10, .P Bình Hưng Hoà B, Q. Bình Tân
Email: benhvienthongminh.com@gmail.com
Sđt: 0935.1414.38- Bs Lâm




Giải mã cơn ho của bé

Ho là một triệu chứng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện Nhi khoa. Đa phần các bậc phụ huynh khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho.


Tuy nhiên

Ho không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.
Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như:
- Viêm mũi họng
- Viêm thanh quản
- Viêm phế quản
- Viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi

Trường hợp ho nào của bé, bạn có thể theo dõi, chăm sóc ở nhà?Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ, nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói bạn có thể theo dõi bé ở nhà.
Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh, hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.
Trường hợp ho nào của bé bạn đưa đến bác sĩ?Một số trường hợp ho kèm có kèm theo các triệu chứng, biểu hiện khác mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ:
- Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ ho kèm sốt cao 39oC. Lúc này Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có Viêm Phổi hay không.
- Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn. Đối với trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.
- Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè, thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.
- Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không.
- Nếu trẻ ho kéo dài trên 2 tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm, thì cần gặp Bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mãn tính không.
- Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp Bác sĩ để kịp thời điều trị.
Khi đến khám bạn không nên ngại ngùng đặt câu hỏi với Bác sĩ về các triệu chứng khác của bé xuất hiện kèm theo ho. Điều này sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé đồng thời tư vấn cho bạn những kiến thức, cách chăm sóc bé tốt hơn.


Nên đưa bé đi bác sĩ khi bé ho kèm sốt cao 39oC
Chúng ta không nên:- Cho trẻ uống thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng để mong bé có giấc ngủ ngon – sẽ không ho nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Những thuốc này có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
- Tự ý cho bé uống kháng sinh. Việc này có thể sẽ gây ra cho bé các tình trạng như: tiêu chảy, kháng thuộc hoặc dị ứng thuốc.
- Ủ ấm trẻ quá mức, làm thân nhiệt bé tăng lên, khiến bé ngột ngạt khó chịu.
Phương pháp hiện đại:
- Trẻ bệnh do hệ miễn dịch kém, do đó bệnh viện thông minh đã tìm ra giải pháp giúp các bà mẹ, ông bố nâng cao hệ miễn dịch cho con mình. Vậy là mọi bệnh tật không ghé thăm. Với phương pháp tuyệt diệu này cơ thể bé sẽ khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt, phát triển đều đặn. Tiền bạc và nỗi lo của cha mẹ không còn, bé khỏe mạnh là niềm vui vô tận của cả nhà, nếu bé bệnh thì rất cơ cực và mất thời gian, ngoài ra còn hại các cơ quan của trẻ bị suy yếu sau này khó phục hồi và phát triển mạnh mẽ như các trẻ khác. đây là phương pháp tốt nhất dành cho trẻ em hiện nay được các tổ chức uy tín trên thế giới công nhận: WHO(tổ chức y tế thế giới);UNICEP(quỹ nhi đống liên hiệp quốc);Bộ Y tế Việt nam....
Chúng tôi giúp các bé sống thật sự khỏe mạnh như cha mẹ họ hằng mong muốn.
Mọi chi tiết liên hệ:
Benhvienthongminh.com
Công Ty TNHH Sức Khỏe Tuyệt Hảo
Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Sức Khoẻ Của Bạn
Địa chỉ: 48/13, đường số 10, .P Bình Hưng Hoà B, Q. Bình Tân
Email: benhvienthongminh.com@gmail.com
Sđt: 0935.1414.38- Bs Lâm

Hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh


    Dân gian có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhiều người có thói quen uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Trẻ em có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi thì được cho uống thuốc ngay, phổ biến là thuốc kháng sinh. Nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Hệ quả là thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây nên các bệnh khác.

    Năm 2011, nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phổ biến khẩu hiệu: “Hãy chống lại tình trạng kháng thuốc – Không hành động hôm nay, không chữa trị được ngày mai”. Năm 2014, khẩu hiệu trên đã được nhắc lại, nhằm khuyến cáo về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua về tự điều trị không cần toa của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện…, hệ lụy của nó là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị hạn chế về các phương thuốc điều trị.
Trò chuyện về vấn đề này, BS Nguyễn Trí Đoàn, Giám đốc Y khoa Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ cho biết:
    Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria), không có tác dụng đối với các bệnh do siêu vi (virus). Vì vậy, hầu hết các trường hợp sốt do siêu vi, viêm họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy… thì không nên dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu sử dụng kháng sinh quá nhiều thì cơ thể sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
    Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như: tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ bị nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.
* Phải chăng đó là lý do vì sao càng uống nhiều kháng sinh thì càng dễ mắc bệnh và tái bệnh?
    Đúng vậy, dễ thấy nhất là ở trẻ em. Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, trong khi những bệnh này thường là do siêu vi và “thuốc” điều trị tốt nhất là thời gian (chờ bệnh tự khỏi). Có nhiều triệu chứng bệnh ở trẻ là phản ứng có lợi để giúp chống lại nhiễm trùng.
    Chẳng hạn như chứng ho ở trẻ. Ho không phải là bệnh mà là cơ chế giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hoặc là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.
    Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc soup và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con. Cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc ho vì thuốc này có thể gây hại cho trẻ em.
    Cách đây 10 năm, thế giới đã khuyến cáo không sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể bị suy hô hấp, dễ bị viêm phổi, lừ đừ và tăng nguy cơ tử vong. Sau đó, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo là không dùng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi.
    Tiếc thay, ở Việt Nam, việc mua thuốc ho quá dễ dàng, các phòng khám còn kê toa thuốc ho cho trẻ em cũng rất phổ biến. Tương tự như thuốc ho, thuốc hạ sốt cho trẻ em được dùng rất nhiều, thậm chí bác sĩ còn khuyến khích mua sẵn thuốc sốt ở trong nhà để khi trẻ sốt thì cho uống ngay…
* Thuốc hạ sốt cho trẻ em vì sao không nên dùng nhiều, thưa bác sĩ?
    Chúng ta nên hiểu rằng sốt không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể.
Ở trẻ em, hầu hết các cơn sốt từ 37,8 đến 40oC đều không nguy hiểm, phần lớn là từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân khác có thể là do bệnh từ vi khuẩn như viêm họng do liên cầu nhóm A hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
    Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng hai đến ba ngày. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC, nhưng rất may mắn là bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này cho dù không uống thuốc hạ sốt.
    Vì vậy, khi trẻ sốt, cha mẹ chỉ cần khuyến khích con uống nhiều nước và nghỉ ngơi chứ không nên dùng thuốc hạ sốt liên tục. Trẻ chỉ thật sự cần dùng đến thuốc hạ sốt khi chúng quấy, trằn trọc khó chịu, không ngủ được. Nếu trẻ con đang ngủ yên giấc thì ba mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

* Những đứa trẻ đã “lỡ” sử dụng nhiều kháng sinh trước đây thì nay phải làm sao để hạn chế những tác hại của nó?
- Cách hạn chế tác hại của kháng sinh là ngưng sử dụng ngay bây giờ nếu như không cần thiết. Tôi hay nói bác sĩ nhi muốn chữa bệnh cho trẻ con thì cần phải điều trị cho cha mẹ của chúng trước là vậy.
Ngưng sử dụng kháng sinh càng sớm thì cơ thể trẻ sẽ càng có nhiều thời gian được “huấn luyện” về miễn dịch. Từ đó, sức đề kháng của trẻ sẽ dần khỏe mạnh trở lại, trẻ sẽ ít bị những bệnh nhiễm khuẩn hơn hoặc nếu có mắc bệnh thì cũng dễ dàng “lướt” qua bệnh.
* Có thể thấy kháng sinh có tác hại vô cùng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ. Vậy đối với người lớn thì sao, xin bác sĩ giải thích rõ hơn?
    Ở người lớn, kháng sinh cũng có những tác hại nghiêm trọng không kém, nhất là khả năng kháng thuốc kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Hầu hết các bệnh do virus mà chúng ta mắc phải thì không có loại kháng sinh nào trị được.
    Có thể kể đến là 90% các cơn ho, viêm thanh quản, viêm phế quản, 90% các triệu chứng tiêu chảy… Chỉ một số bệnh cần sử dụng kháng sinh trong điều trị như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm amygdale do liên cầu khuẩn nhóm A (muốn biết dạng amygdale loại này thì phải làm xét nghiệm phết họng).
    Các trường hợp sốt do siêu vi, cảm cúm… ở người lớn thì chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và “chờ” hết bệnh.
* Bệnh nhân cảm cúm có nên uống nhiều nước cam, chanh để bổ sung vitamin C như cách nhiều bác sĩ khuyến khích không?
    Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc uống thêm vitamin C không giúp tăng sức đề kháng, không có tác dụng phòng ngừa hay giúp giảm nhanh cơn cảm cúm như chúng ta đã biết cách đây vài chục năm, thậm chí dùng vitamin C liều cao còn có thể gây tiêu chảy.
    Có thể thấy rằng kiến thức y khoa thế giới thay đổi liên tục, những điều hôm nay chúng ta đang áp dụng thì chưa chắc đúng vào ngày mai khi có những bằng chứng y khoa mới. Bác sĩ có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những kiến thức, thông tin mới và khi đã hiểu biết thì cần áp dụng vào khám và điều trị cho bệnh nhân.
    Tôi biết có những bác sĩ thường xuyên cập nhật cái mới, cái đúng nhưng không thể thực hiện vì nhiều nguyên nhân. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn muốn khẳng định rằng xu hướng chung của thế giới hiện nay là cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc men trong điều trị, nhất là kháng sinh.
* Cảm ơn bác sĩ về buổi trò chuyện.

(
Trích bài phỏng vấn Bs. Nguyễn Trí Đoàn , Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ trên báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối Tuần số 576)
BS Nguyễn Trí Đoàn

Họ tên:Nguyễn Trí Đoàn
Chức vụ:Giám đốc Y Khoa
Chuyên ngành:Khoa Nhi
Ngoại ngữ:Tiếng Anh, Tiếng Việt
Bằng cấp chuyên môn:
  • Tốt nghiệp Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Chuyên ngành Nhi Chuyên khoa 1, 1996
  • Tu nghiệp tai Singapore: Cấp cứu và Độc tính học
  • Công trình nghiên cứu y khoa: Tình hình ngộ độc tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1999-2002

Kinh nghiệm y khoa:
  • Phó Trưởng Khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM
  • Trưởng khoa Nhi - Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare
  • Giảng viên & Hướng dẫn viên các chương trình giảng dạy về săn sóc sơ sinh và cấp cứu nhi cho các bác sỹ và điều dưỡng của một số bệnh viện tại Tp. HCM và các tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Bình Thuận

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 

       Viêc sử dụng kháng sinh trong điều trị là rất cần thiết, nhưng để hiểu và sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị thì chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề sử dụng kháng sinh trong điều trị cũng được nghiên cứu rất nhiều,các tạp chí các tài liệu trong và ngoài nước cũng đề cập rất nhiều về vấn đề sử dụng kháng sinh, các nhà khoa học cũng đã đưa ra những nguyên tắc nhằm giúp cho người bệnh và đặc biệt là giúp cho thầy thuốc trong việc chỉ định điều trị bằng kháng sinh một cách khoa học nhất, hạn chế tối đa những tác hại do sử dụng kháng sinh gây ra.
      Thuốc nói chung cần phải sử dụng an toàn và hiệu qủa. Riêng với kháng sinh là thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. Thứ nhất chính thuốc kháng sinh sẽ gây tai biến cho cơ thể ta như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy đôi khi rất trầm trọng. Tác hại thứ hai nghiêm trong hơn nhiều là nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất tốt rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng.

Sau đây là những nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị:

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xáx định được có nhiễm khuẩn hay không?
Các tác nhân gây bệnh cho người có thể là virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật hoặc ký sinh vật ( giun, sán…). Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác dụng với virus, nấm gây bệnh, sinh vật đơn bào. Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định; do đó, trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện các bươc như:
Thăm khám lâm sàng: Bao gồm việc đo nhiệt độ, phóng vấn và khám cho bệnh nhân. Đây là bước quan trọng nhất và phải làm trong mọi trường hợp.
Vì sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn nên việc đo nhiệt độ góp phần quan trọng để khẳng có nhiễm khuẩn hay không. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt trên 39oc trong khi sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 38-38,5oc. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như: Nhiễm khuẫn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân quá già yếu thì có thể có sốt nhẹ. Trái lại, bệnh nhân nhiễm virus quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, bại liệt… có thể thân nhiệt tăng trên 39oc. Vì vậy việc thăm khám lâm sàng và phỏng vấn bệnh nhân giúp cho thầy thuốc dự đoán được tác nhân gây bệnh qua đường thâm nhập của vi khuẩn.

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh.

Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Yếu tố thứ nhất:

Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh: Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, người thầy thuốc có thể dự đoán khả năng nhiễm loại vi khuẩn nào và căn cứ vào phổ kháng sinh mà lựa chọn cho thích hợp, tuy nhiên độ nhảy cảm của vi khuẩn cũng tùy thuộc vào từng vùng; vì vậy để sử dụng kháng sinh hợp lý thì cần phải biết độ nhảy cảm của kháng sinh tại địa phương cư trú. Để đánh giá độ nhảy cảm của vi khuẩn với kháng sinh thì tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Tuy vậy, việc làm kháng sinh đồ không phải cơ sở điều trị nào cũng có thể thực hiện được. Hơn nữa nếu làm được thì kết quả phân lập vi khuẩn cũng mất nhiều thời gian. 

Yếu tố thứ hai:

Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn: Để điều trị thành công thì kháng sinh phải thấm vào được nơi nhiễm khuẩn. Như vậy người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của thuốc mới có thể chọn được kháng sinh thích hợp.

Yếu tố thứ ba:

Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân: Những khác biệt về sinh lý như: Ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc ở phụ nữ có thai… đều có ảnh hưởng đến dược động học của kháng sinh. Những thay đổi bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng, làm giảm rõ rệt chuyển hóa và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ của kháng sinh.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng rất cao, do đó những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì cần đặc biệt chú ý. Sử dụng kháng sinh cho một số đối tượng đặc biệt:
Kháng sinh với trẻ em: Các kháng sinh phải chống chỉ định với trẻ em không nhiều nhưng hầu hết đều phải hiệu chỉnh lại liều theo lứa tuổi.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian.

Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
Trên thực tế không có qui định cụ thể về độ dài của đợt điều trị với mọi loại nhiễm khuẩn, nhưng đều có nguyên tắc chung là:
-Sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể + 2-3 ngày ở người bình thường và + 5-7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Thực tế thì ít khi có điều kiện để cấy vi khuẩn sau khi điều trị, do đó coi là hết vi khuẩn khi bệnh nhân giảm sốt, trạng thái cơ thể cải thiện như: ăn ngủ ngon, cơ thể tỉnh táo …
– Với nhiễm khuẩn nhẹ, đợt điều trị thường được kéo dài khoảng 7-10 ngày, nhưng với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập như: màng tim, màng não, xương… thì đợt điều trị phải kéo dài hơn; riêng với bệnh lao, phác đồ điều trị ít nhất cũng phải 8 tháng.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh: Trường hợp này được sử dụng cho điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện hoặc những trường hợp bệnh đã chuyển thành mãn tính do điều trị nhiều lần không khỏi.
– Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn đề kháng: Phối hợp kháng sinh với mục đích này thường được áp dụng khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài.
– Nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh: Đa số các kháng sinh thông dụng không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là các chủng vi khuẩn kỵ khí Gram âm, do đó việc phối hợp kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn kỵ khí.
– Những trường hợp không được phối hợp kháng sinh: Trong trường hợp bắt buộc phải phối hợp thì phải có các biện pháp theo dõi chặt chẽ để xử lý tai biến kịp thời.

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý.

Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm
Bảo đảm được những điều trình bày ở trên cho thấy sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức và trình độ chuyên môn. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ và theo sự hướng dẫn của dược sĩ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Một giấc ngủ ngon và sâu vô cùng quan trọng, để chúng ta có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục toàn bộ cơ thể cũng như trí não sau một ngày làm việc. Tuy nhiên một số bệnh lý hô hấp xảy ra đã làm cho bạn bị gián đoạn sự hồi phục này và hầu như bạn rất khó nhận ra các dấu hiệu sau  một cơn giậc mình tỉnh giấc. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những bệnh lý hô hấp này. Mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn qua nội dung buổi trò chuyện của Bác sĩ Trần Thị Nguyệt đến từ khoa Tai Mũi Họng, phòng khám quốc tế Victoria Healthcare trong chuyên mục Sức khỏe chương trình Thành Phố Buổi Sáng trên đài VOV Giao Thông 91 Mhz.

MC: Thưa bác sĩ Nguyệt, bác sĩ có thể cho biết thế nào là hội chứng ngưng thở khi ngủ không ạ?

BS Nguyệt: Hội chứng ngưng thở khi ngủ (NTKN) là rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở hoàn toàn khoảng 10-30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/ đêm dẫn tới tình trạng thiếu oxy máu. Thông thường, hội chứng NTKN gồm 3 loại:

- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

- Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương: hội chứng này thường gặp ở bệnh nhân có bất thường của hệ thần kinh trung ương.

- Ngưng thở hỗn hợp

Hôm nay chúng ta sẽ nói về ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bởi đây là thể bệnh thông thường, dễ gặp nhất chiếm 84%.


MC: Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nào dẫn đến hội chứng NTKN thưa bác sĩ?

BS Nguyệt: Ở vùng hầu họng chúng ta có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà, được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở - sự tắc nghẽn này sẽ làm ngừng sự di chuyển của không khí và làm cho lượng oxy trong máu bị thiếu hụt. Sự thiếu hụt oxy làm cho não phát ra một tín hiệu đánh thức bạn dậy, lúc đó các cơ ở họng được kích thích co cơ làm đường thở nới rộng ra giúp đường thở lại được lưu thông. Sau một khoảng thời gian, giấc ngủ sâu hơn, các cơ lại giãn và gây hẹp đường thở. Cứ như vậy quy trình lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ. Thông thường thì bạn không nhớ lúc thức dậy, nhưng nhiều lần như vậy sẽ làm bạn buồn ngủ vào ngày hôm sau.

Hội chứng NTKN có thể xảy ra mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ. Những người có nguy cơ cao bị mắc  hội chứng NTKN là: béo phì, giải phẫu đường hô hấp trên như phì đại amidan, lưỡi lớn và dày, hàm nhỏ, hàm ra sau, v.. v.. Hay nguy cơ có thể là do nghiện rượu, dùng thuốc an thần, thuốc gây nghiện hoặc trong gia đình có người mắc hội chứng NTKN này. Một số nguy cơ khác đến từ rối loạn nội tiết như nhược giáp, to đầu chi cũng có thể nguyên nhân.

MC: Vậy các triệu chứng của hội chứng NTKN là gì?

BS Nguyệt: Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ, cơ thể bạn sẽ bị thiếu oxy do đó chắc chắn bạn sẽ ngủ không ngon. Thông thường triệu chứng của bệnh ngưng thở lúc ngủ là:

- Ngáy lớn bị gián đoạn bởi sự ngưng thở, sau đó là thở lớn hổn hển

- Không cảm thấy thư giãn khi thức dậy vào sáng hôm sau

- Nhức đầu vào buổi sáng

- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ suốt cả ngày

- Mất tập trung

- Lo lắng, dễ cáu kỉnh hoặc trầm cảm

- Ngủ gật trong lúc lái xe chẳng hạn hoặc thèm muốn một giấc ngủ trưa


MC: Làm thế nào để chẩn đoán bệnh?

BS Nguyệt: Bác sĩ của bạn có thể thực hiện các tầm soát, chẩn đoán như là:

- Hỏi bạn về bệnh sử sức khỏe của bạn và bệnh sử gia đình bạn

- Khám cho bạn, đặc biệt là khám họng và lỗ mũi

- Cho làm xét nghiệm máu: các chỉ số nhịp tim, sóng của não, sực nhấp nhô của lồng ngực và nồng độ oxy trong máu sẽ được đo trong lúc bạn ngủ. Nghiên cứu này sẽ giúp xác định bệnh cũng như độ nặng của bệnh để có kế hoạch điều trị cụ thể.

MC: Hướng điều trị sẽ như thế nào?

BS Nguyệt: Đối với hội chứng NTKN thì biện pháp chung và cần thiết nhất mà các bệnh viện hiện nay thường áp dụng là khuyên bệnh nhân hạn chế các nguy cơ như là: tránh rượu, thuốc an thần, chất gây nghiện, giảm cân, chất gây nóng cơ thể( đồ chế biến sẵng) v.. v...

Các điều trị đặc hiệu như dùng máy thở áp lực dương liên tục, hay phẫu thuật như cắt amidan, tái tạo màn hầu - lưỡi gà bằng công nghệ sinh học, hồi sinh vùng bệnh v.. v.. Bác sĩ của bạn sẽ tùy vào mức độ và nguyên nhân bệnh để có hướng điều trị thích hợp riêng cho bạn.

Phương pháp hiện đại:

Đây là phương pháp cốt lõi để trị triệt để bệnh NTKN, với phương pháp này không những bệnh nhân được điều trị hết bệnh mà sức khỏe hồi phục, chuẩn hóa trao đổi chất, giúp trẻ hóa toàn bộ cơ thể và đặc biệt các bệnh khác đi kèm theo sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp. Đây là phương pháp tế bào gốc, hồi sinh một sức sống mới cho bệnh nhân. Với phương pháp tuyệt với từ y học hiện đại kết hợp cổ điển, chúng tôi tự tin cam kết hoàn tiền 100% nếu không giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Với chi phí điều trị thấp nhất và hiệu quả nhất hiện nay mà không có bất kỳ bệnh viện nào có được, đây là cơ hội cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân ngại phẩu thuật và bệnh nhân muốn hết bệnh tận gốc mà chi phí thấp. Phương pháp này đã được các cơ quan y tế uy tín và cao nhất trên thế giới công nhận, đến với bệnh viện thông minh bạn được nhiều hơn những gì bạn mong muốn.

Liên hệ: Bệnh viện thông minh.com
Đc: 48/13, đường số 10, kp 7, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân
Đặt lịch khám: 0935141438 - Mr Lâm