Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Loại đường nào tốt cho cơ thể bạn?

http://www.benhvienthongminh.com
Loại đường nào tốt cho cơ thể bạn
Trong cuộc sống thường ngày, ta bắt gặp nhiều loại đường khác nhau, nhưng không hiểu rõ về công dụng của chúng đối với sức khỏe. Hiểu rõ về mức độ ảnh hưởng của mỗi loại đường đến sức khỏe sẽ giúp biết cách sử dụng đường tốt hơn.
Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên đưa vào cơ thể một lượng đường vừa đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể, dư thừa đường sẽ dẫn đến béo phì, đái tháo đường... Để kiểm soát tốt việc tiêu thụ đường, không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.


Đường hóa học: 
Có nhiều loại: cyclamate, saccharin, aspartame, acesulfame-K, sucralose... Chúng có vị ngọt đậm nhưng không cung cấp năng lượng. Do đó, đường hóa học được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm nhằm cung cấp dinh dưỡng (như kẹo cao su, nước ngọt có ga) hoặc có lượng calori thấp (dành cho bệnh nhân cần kiêng đường hoặc muốn giảm cân).
Thành phần chính của đường hóa học là aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo. Với cùng trọng lượng, đường hóa học ngọt hơn đường thông thường từ 30 - 70 lần, thậm chí có thể đến 200 - 600 lần.
Đường cyclamate an toàn trong trường hợp không sử dụng quá nhiều. Đường saccharin có thể gây ra tình trạng béo phì, đột quỵ, táo bón, mất trí nhớ...
Đường ăn kiêng: 
có độ ngọt thấp, dù bạn có tăng hàm lượng sử dụng lên bao nhiêu lần cũng không thể đạt được độ ngọt mong muốn. Thành phần chính của đường ăn kiêng là erthritol, một chiết xuất tự nhiên từ trái cây.
Đường ăn kiêng dùng cho người đái tháo đường vì không làm tăng chỉ số đường huyết
Đường ăn kiêng hoàn toàn không chứa chất aspartame, một tác nhân gây ra căn bệnh đau nửa đầu và ung thư. Đây là loại đường dành riêng cho các bệnh nhân đái tháo đường vì nó làm tăng không đáng kể chỉ số của đường trong huyết.
Đường đỏ:
 được làm từ mía. Mỗi ki-lô-gam đường đỏ chứa 0,9g canxi và rất nhiều thành phần nguyên tố vi lượng khác nên có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho chúng một lượng lớn các vitamin B1, B2, B6 và C, giúp ngăn chặn việc hình thành các khối u cũng như quá trình lão hóa của cơ thể. Nếu thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, nước đường đỏ rất tốt cho sức khỏe. Trứng gà luộc bằng nước đường đỏ hoặc một tách trà pha với đường đỏ rất tốt cho người lớn tuổi, người mới ốm dậy hoặc bị suy nhược cơ thể.

Đường vàng:
 còn được gọi là đường thô, đây là loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng. Loại đường này có độ ngọt sắc và đậm mùi mía. Đường vàng là loại đường không tinh chế hoàn toàn.
Trong thành phần chất dinh dưỡng đáng chú ý nhất của đường vàng là canxi, kali, sắt và ma-giê, nhưng tỉ trọng của chúng rất nhỏ. Do đó, loại đường này thật sự không có lợi nhiều cho sức khỏe.
Đường tinh luyện: đường cát trắng là kết quả của việc dùng sodium hyposulfite tẩy trắng từ đường vàng. Các loại hóa chất dùng để xử lý khi sản xuất đường trắng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, nếu chỉ cần dùng đường như một nguyên liệu, không quan trọng hình thức món ăn, nên sử dụng đường vàng.
Mật ong: 
mật ong được xem là đường tinh luyện vì 96% thành phần của nó là đường fructose, glucose và sucrose. Một muỗng canh mật ong cung cấp 65 calori so với 48 calori của các loại đường thông thường. Do đó, mật ong làm tăng trọng lượng và nguy cơ đường huyết... Ngoài ra, mật ong công nghiệp còn bị mất các chất dinh dưỡng hoặc enzym có lợi do bị phá hủy trong quá trình sản xuất. Mật ong chỉ tốt trong một số trường hợp, không nên sử dụng hàng ngày.

Có một điều tương đồng ở tất cả mọi người , dù già hay trẻ, dù Ta hay Tây ai nấy cũng đều thích ngọt cả . Một món ăn có vị ngọt vẩn dễ hấp dẫn khẩu vị hơn là một món ăn nhạt nhẽo vô vị . Một lời nói ngọt ngào ( dù cho không thật lòng đi nữa ) vẫn làm mát lòng người nghe hơn là một lời chua cay đầy đố kỵ cao thấp…

Thèm ngọt là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể để cũng cố năng lượng. Carbohydrate hay Glucide là những hợp chất bao gồm đường (sugar ) , bột đường hay tinh bột ( amidon,  starch ) và chất xơ (fibre ). Những chất nầy rất cần thiết cho chúng ta để sống . Nhưng ngọt quá đôi khi cũng nguy hiểm lắm đó ! Ngọt mật chết ruồi mà . Lời đường mật làm cho con người si mê điên dại. Hảo ngọt quá đôi khi cũng  không tốt …

 Các loại đường

 Đường là chất phụ gia  đứng hàng đầu tại Hoa Kỳ. Các chất đường thiên nhiên sau đây được xem là tiêu biểu và thông dụng nhất:

 Đường cát ( table sugar, white sugar, granulated sugar) : đường cát là loại đường thông dụng nhất hiện nay trên thế giới. Màu trắng, hạt nhuyễn mịn hay  to  được trích lấy , biến chế từ mía đường hoặc từ củ cải đường . Tên khoa học của đường cát là sucrose hay saccharose . Đường cát đả  chịu qua nhiều giai đoạn tẩy trắng bằng hóa chất nên rất tinh khiết  cho nên có người nói rằng ăn đường cát thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe .

Đường thô  ( raw sugar )    : có được trong giai đoạn đầu của việc sản xuất đường. Đường thô màu xậm và hạt to hơn đường cát trắng . Tại Hoa Kỳ, sau khi xử lý lấy bớt chất bẩn ra , đường thô được bán với những tên như demerera, turbinado, hoặc muscavado .  

Đường nâu  ( brown sugar) : Màu từ xậm tới lợt . Đây là đường cát ( trên 90% ) được nhà sản xuất trộn thêm mật đường . Có người nghĩ rằng  ăn đường nâu thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn ăn đường cát trắng

Đường bột ( confectioner’s sugar , powdered sugar)   : Đây là loại đường nhuyễn y như bột . Đôi khi người ta thêm tinh bột bắp để giúp đường khỏi bị đóng cục . Đường bột được dùng để áo bên ngoài của các loại bánh ngọt .  

Đường trái cây ( fructose)  : hiện diện một cách tự nhiên trong các loại trái cây .

Đường của sữa  ( lactose) : các loại sữa đều có chứa lactose một cách tự nhiên

Mật đường ( molasse ) : Sau khi đường cát được trích lấy, chất nước còn lại được gọi là mật đường . Chất nầy có màu đen , vị ngọt hơi đắng  và có chứa nhiều chất khoáng như magnesium và chất sắt .Mật đường được dùng để nuôi gia súc ,để cất rượu cồn  ethyl alcohol  , hoặc để làm bánh .

Sirop bắp ( corn syrup )  : còn được gọi là high fructose corn syrup vì chứa rất nhiều fructose . Đường glucose của tinh bột bắp được chuyển thành fructose  . Sirop bắp được sử dụng rất rộng rãi trong kỹ nghệ biến chế thực phẩm . 

Sirop cây phong  ( sirop d’érable, maple syrup) : Đây là sirop quốc hồn quốc túy của Canada . Nhựa cây phong được trích lấy khoảng tháng ba  khi bớt tuyết và trời bắt đầu hơi ấm áp , đến cuối tháng tư lúc cây đâm chồi thì ngưng hứng nhựa . Bốn mươi gallons nhựa cây phong đem nấu cho được 1 gallon sirop .

 Mật ong  ( honey) : rất thay đổi tùy loại mật . Nói chung mật ong chứa nhiều đường fructose ( levulose) 38%, dextrose 31%, sucrose 1 %, nước 17 % , và vitamins. 

Đường nghịch chuyển  ( invert sugar) : có được qua phương pháp   làm thủy phân sucrose ra  đường glucose ( dextrose) và đường fructose với 1 tỷ lệ bằng nhau .  Đường nghịch chuyễn ngọt hơn đường cát , và thường được dùng để làm chậm lại hiện tượng kết tinh ( thí dụ trong các lọ mứt)  cũng như để giữ độ ẫm lâu hơn nhất là đối với các loại bánh ngọt có chứa rất ít chất béo , nhờ vậy  sản phẩm  sẽ lâu khô và có vẻ tươi mới .

 Việt Nam , ngoài những loại đường thông thường như vừa kể bên trên , mình cũng có nhiều loại đường rất đặc biệt và rất bình dân , đó là  : đường thẻ, đường móng trâu , đường chảy dùng để nấu chè hoặc kho cá vì nó rẻ tiền . Đường xắc, dùng làm nước mắm hoặc để ăn xoài tượng sống ngon khỏi chỗ chê . Ở vùng Tân Châu, Châu Đốc thì có đường thốt lốt , ngọt dịu và thơm nữa . Muốn sang hơn thì ăn đường phèn, nhưng loại đường nầy cũng không mấy thông dụng cho lắm . Ba bốn chục năm về trước, lúc quê hương còn nhiều  khó khăn , đường là một nhu yếu phẩm, thường bị khan hiếm cho nên giá mua rất đắt . Tại Canada, lúc bán sale mua đường có khi còn rẻ hơn là mua muối .

 Đường đơn giản  hay đường hấp thụ nhanh

 Đây là đường theo nghĩa thông thường mà chúng ta hiểu vv…Những chất tạo vị ngọt nầy được thấy trong bánh, kẹo, chè ,chocolat hoặc trong các loại nước ngọt Pepsi,Coca , soda  vv…Đường mía ( saccharose) , đường trái cây ( fructose) , đường sữa ( lactose) là những thí dụ điển hình  . Trong ruột, đường đơn giản  chuyển thành glucose và được hấp thụ vào máu một cách rất nhanh chóng .Khi  đường huyết tăng , lập tức tụy tạng sẽ tiết ra insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose vào đồng thời kéo đường huyết xuống mức bình thường .

 Đường phức tạp hay đường hấp thụ chậm

 Vị hơi ngọt và gồm có bột đường( tinh bột ) và các chất xơ . Tinh bột được  thấy trong bánh mì, khoai tây , cơm, gạo , ngũ cốc, và trong các pasta  . Chất xơ có nhiều trong  rau, cải, hoa quả, trong đậu , trong hạt dẻ (walnuts) cũng như trong các loại cereal làm từ hạt thô ( wholemeal grain, grain entier) …Đường phức tạp cần sự tác động của một số enzymes để chuyển ra thành glucose rồi mới được  hấp thụ vào máu, bởi lý do nầy cho nên đường huyết tăng lên chậm hơn so với trường hợp đường đơn giản . Đường phức tạp rất cần cho các hoạt động biến dưỡng của cơ thể . Đường đơn giản và đường phức tạp không thể thay thế lẫn nhau được.

Ăn nhiều đường quá có hại sức cho khỏe không  ?

 Đường đơn giản và đường phức tạp đều tạo ra năng lượng . Một gram đường cho ra 4 Calo . Năng lượng dư thừa  sẽ được dự trử dưới dạng glycogen và mỡ . Ăn ngọt thường xuyên quá , mập ra cũng dễ hiểu mà thôi . Tình trạng béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng áp huyết, và tiểu đường. Ngoài ra việc ăn nhiều đường , kể cả đường thiên nhiên  như đường trái cây và mật ong  cũng vậy , có thể đưa đến tình trạng hư răng nếu không chịu súc miệng đánh răng kỹ lưỡng. Ăn nhiều bánh kẹo ngọt cũng có thể làm chất triglyceride ( 1 loại mỡ xấu ) trong máu gia tăng. Năm 1998 , trên thế giới có khoảng 135 triệu người mắc bệnh tiểu đường . Thực phẩm quá dồi dào đường cũng như quá nhiều mỡ dầu chất béo, cộng thêm việc thiếu vận động là những nhân tố dẫn đến tình trạng béo phì, bệnh tim mạch  và  bệnh tiểu đường . Lối sống vội vã , ăn nhiều fast foods   ù lì thiếu vận động  , là những  nguyên nhân quan trọng cho sự bộc phát của những bệnh vừa kể trên .

Người bị bệnh tiểu đường  có thể dùng đường được   không?

 Theo l’Association Canadienne du Diabète ,  thì họ vẫn có thể ăn ngọt được , nhưng phải ăn một cách điều độ chừng mực  và vừa phải thôi . Họ cũng có thể thay thế đường bằng cách ăn trái cây, rau cải, hoặc bằng các sản phẩm của sữa . Trong một ngày họ có thể ăn 10 % Calo từ các thức ăn ngọt . Trên đây là những chỉ dẫn chung chung  mà thôi . Bệnh trạng mỗi người mỗi khác, nên chỉ có bác sĩ điều trị mới có thẩm quyền  quyết định . Nên ăn đường từ gạo lứt là tốt nhất, nó có khả năng chữa bệnh và phòng bệnh rất tốt.


 Chỉ số đường huyết ( Glycaemic index ,GI )  là gì   ?

 GI do Gs David Jenkin, Canada nêu ra đầu tiên vào những năm 80 . Ý niệm nầy lần hồi đã thay thế ý niệm đường đơn giản và đường phức tạp ngày nay và đã  lổi thời rồi. Chỉ số đường huyết là vận tốc chuyển hóa của 1 carbohydrate   ra thành glucose   để được hấp thụ vào máu . Một thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh . Vì vậy các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên dùng những thức ăn nào có GI thấp để ngăn ngừa béo phì , bị bệnh tim mạch và tiểu đường . Trong thực tế, chúng ta thường pha trộn lẫn lộn các loại thức ăn có GI khác nhau  trong các bữa ăn hằng ngày . Nhìn chung các loại đường   phức tạp  như ngũ cốc, cơm gạo, bánh mì , pasta, spaghetti, và các loại rau cải xanh là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ . Đối với những loại carbohydrate nầy , đường huyết tăng chậm hơn các loại đường đơn giản quá tinh khiết như đường cát trắng chẳng hạn . Tuy vậy cũng có một vài ngoại lệ,   một số chất đường phức tạp như gạo trắng , pain blanc, bắp, khoai tây lại có GI cao hơn một số đường đơn giản . GI cũng có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như : kích thước các phân tử tạo nên sản phẩm , chẳng hạn như cereal  càng nhuyễn , càng tinh khiết thì có GI càng cao, tùy theo cơ cấu sinh hóa ( thí dụ gạo Basmati  chứa nhiều đường amylose   nên có GI thấp hơn gạo trắng hạt dài, là thứ gạo chúng ta ăn hằng ngày), tùy theo cách biến chế nấu nướng , như khoai tây     nấu chín trong nồi  có GI thấp hơn khoai tây đút lò , bột khoai tây ( purée , flocon de pomme de terre ) có GI cao hơn GI khoai tây nguyên  củ , carotte tươi có GI thấp hơn GI  carotte nấu chín  vv… Trong lĩnh vực thể thao , ý niệm GI rất  đáng được các vận động viên quan tâm đến . Trước hôm ngày tranh tài , nên ăn những loại thực phẩm có GI thấp và trung bình , như pasta, spaghetti, chuối, yogurt để dự trử năng lượng…Ngày tranh tài thì dùng những thức ăn dễ tiêu, có GI cao như các thỏi bánh kẹo ngọt có nhiều đường và vitamins . Ngay sau khi kết thúc cuộc thi đấu  nên ăn những món có GI cao để bù đấp lại nhanh chóng năng lượng tiêu hao .

 Thức ăn chuẩn là Glucose có GI = 100

Thức ăn có GI thấp hơn 55 :  Đậu nành, đậu phọng ( 15) , đậu xanh ( 30 ) , đậu trắng (38) , đậu đỏ ( 40) , sữa (30) , yogurt ( 35), cam ( 40) , táo pomme ( 39) , biscuit khô(55),bột lúa mạch  oat (50), bún (35) , gạo Basmati có nhiều amylose (50), carotte tươi(35) , fructose hay đường trái cây (20) , All bran cereal (51) , gạo lức , đậu petit pois, khoai lang, bánh mì multigrain , pain au son ( 45) ,  rau cải xanh, tomate, cà tím , ớt xanh, hành , tỏi, nấm rơm ( 10 ) ,  bưởi (22) , cam ( 43) , trái poire ( 36) , xoài ( 55) , trái pêche tươi (28) , nước trái táo pomme ( 48) , nho tươi ( 43) .

Thức ăn có GI trung bình 56-69 :  càrem ( 59) , nước cam lon ( 65) , chuối ( 62) , đu đủ ( 60) , pain blé entier, wholemeal bread ( 69) , trái kiwi ( 58) , khoai mỡ ( 51) , nho khô (64) , đường cát sucrose, saccharose ( 65) , khóm ( 66 ) .

Thức ăn có GI cao trên 70 :  carotte chín ( 85) , pain blanc ( 70) , cơm trắng gạo hạt dài ( 72) , các loại cereal , cornflakes ( 80) , mật ong ( 90) , Pepsi Coca ( 70) , riz instantané ( 90) , maltose  beer (110 ) , Khoai tây chiên fries , hay khoai đút lò ( 95) , khoai tây nấu chín ( 70) , dưa hấu ( 72) , bí rợ ( 75) , corn chip ( 72) , bánh biscuit khô cracker ( 78) , bánh mì baguette ( 95) .

 Ăn để giảm mập

 "...Theo l’Association Canadienne du Diabète ,  thì họ vẫn có thể ăn ngọt được , nhưng phải ăn một cách điều độ chừng mực  và vừa phải thôi . Họ cũng có thể thay thế đường bằng cách ăn trái cây, rau cải, hoặc bằng các sản phẩm của sữa . Trong một ngày họ có thể ăn 10 % Calo từ các thức ăn ngọt . Trên đây là những chỉ dẫn chung chung  mà thôi . Bệnh trạng mỗi người mỗi khác, nên chỉ có bác sĩ điều trị mới có thẩm quyền  quyết định ..."
« Je mange, donc je maigris » ,  đây là tựa đề một quyển sách của Michel Montignac. Ông này là người Pháp ,và cũng là một nhà dinh dưỡng  tự học lấy, nhưng ông ta lại có sáng kiến độc đáo đánh trúng vào yếu điểm của dân Tây phương là ai ai cũng đều sợ mập cả . Theo Montignac, thì năng lượng calories không đáng cho ta quan tâm đến, thịt, mỡ, chất đạm , chất béo cũng không đáng ngại  . Thủ phạm của tình trạng béo phì, vẫn theo Montignac, là đường, và các carbohydrate quá tinh khiết ( raffiné, refined) , như các loại khoai tây, pain blanc ,đường cát trắng  vv…Muốn giảm cân thì cần tránh những thực phẩm có GI cao, chỉ nên dùng những thức ăn nào có GI thấp dưới 50 mà thôi , và phải biết  cách phối hợp các loại thức ăn với nhau cũng như cần ăn nhiều rau cải trái cây có nhiều chất xơ .Ăn bao nhiêu thức ăn cũng được, ăn cho đến no thì thôi không cần phải hạn chế số lượng ăn vào . Lẽ dỉ nhiên là ý niệm quá cách mạng của Montignac đã làm phần lớn các nhà dinh dưỡng nhảy nhõm lên hết . Phương pháp Montignac đã bị công kích , đã phá khắp mọi nơi . Tuy vậy, Montignac vẫn tìm được một số đồng minh cho thuyết dinh dưỡng của mình . Tại Quebec, Canada, Bs Dumesnil chuyên khoa tim mạch đã hết lòng bênh vực Montignac . Ông lang Tây này nói là đã áp dụng thành công và hiệu quả phương pháp Montignac , và nó đã giúp ông sụt được 21 kg trong vòng có 6 tháng mà thôi ( ? ) . Rất nhiều người trên thế giới đã theo phương pháp Montignac và xem nó như một loại mode trong cuộc sống vậy . Hiệp hội các nhà dinh dưỡng Quebec đã đưa ra nhận xét là phương pháp Montignac là dõm , rất nguy hiểm , thiếu cơ sở khoa học cũng như thiếu thử nghiệm lâm sàng đáng tin cậy .  Thực chất của phương pháp Montignac là việc giảm thiểu đáng kể của số lượng calories ăn vào mà thôi. Phương pháp này cũng nguy hiểm vì nó không quan trọng hóa các loại chất béo và mỡ dầu ăn vào, cũng như nó không đặt nặng việc cần phải vận động tập thể dục để có một sức khỏe tốt. Ai chê , ai khen mặc ai , Montignac vẫn phây phây và đã trở thành triệu phú nhờ vào hằng triệu sách bestseller của ông bán ra, cũng như vô số trung tâm dinh dưỡng theo phương pháp Montignac mọc lên khắp thế giới .

 Chế độ ăn uống ít chất đường /bột đường 

Từ 30 năm nay tại Hoa Kỳ, Bs Robert Atkins, chuyên khoa tim mạch đã hết lòng quảng bá và bảo vệ thuyết dinh dưỡng do ông đề xướng ra, đó là cách ăn uống ít đường và bột đường nhưng ăn nhiều thịt nhiều mỡ để giảm cân . Tiếng Anh gọi là Low carb diet. Theo ông ta, ăn nhiều carbohydrate sẽ tạo ra nhiều glucose trong máu  , đồng thời tụy tạng sẽ tiết nhiều insulin. Số glucose thặng dư được chuyển thành mỡ và chất insulin sẽ giúp vào sự tích tụ của mỡ trong cơ thể . Thông thường , lối 60% năng lượng của cơ thể có nguồn gốc từ các loại đường và bột đường ăn vào . Vậy muốn giảm mập thì phải giảm chất carbohydrate xuống còn lối 40 g/ ngày  và  tăng khối lượng chất đạm của thịt ăn vào. Trong tình trạng thiếu glucose này, cơ thể bắt buộc  phải làm thoái biến số mỡ dự trử ra thành các acid béo, và gan sẽ chuyển chúng thành các chất ketones . Chất này là nguồn năng lượng của cơ thể trong điều kiện ăn uống ít chất carbohydrate.  Hiện tượng sinh hóa này khoa học gọi là benign dietary ketosis  và là căn bản của Atkins diet .  Thuyết low carb của Atkins có vẻ ngược đời  nên  đã bị cộng đồng khoa học chỉ trích thậm tệ và cá nhân Bs Atkins bị ngạo báng hết cở . Mặc dù vậy , Low carb diet cũng được hằng triệu người Hoa Kỳ hoan nghênh , trong số có nhiều tài tử Hollywood  . Họ nói Atkins diet đã  thật sự giúp họ giảm cân một cách mau lẹ ? Bs Atkins và  phe nhóm của ông ta đã trở thành triệu phú nhờ vào việc bán sách chỉ dẫn phương pháp dinh dưỡng Low carb cũng và như nhờ vào sự khai thác các cơ sở kinh doanh Atkins Nutritionnals . Ngày nay ,phong trào dinh dưỡng low carb đã trở thành một lối sống mới đối với một số lớn người tiêu thụ, cho nên kỹ nghệ thực phẩm và các hệ thống nhà hàng fast foods như Mac Donald cũng nhảy vô ăn có  , tạo ra vô số sản phẩm ít đường và bột đường để mong giành giựt thị trường với các sản phẩm Atkins . Tại Canada ,gần đây thấy có xuất hiện 1 loại beer low carb, đó là beer Molson Ultra , chai 12 oz chứa 2.5g carbohydrate và 97 calories, trong khi loại beer regular có 13 g carb. và 146 calories . Vậy thực chất của low carb diet là gì? có tốt cho sức khỏe hay không ? Hầu như tất cả các nhà khoa học về dinh dưỡng đều chống đối mãnh liệt phương pháp dinh dưỡng của Bs Atkins . Họ nói, low carb diet có thể có hiệu quả ngắn hạn , nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe về lâu về dài . Một chế độ nhiều đạm động vật , nhiều mỡ dầu nhất là cholesterol và chất béo bão hòa  sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch , làm nghẽn mạch máu, gây tai biến mạch máu não và làm gia tăng nguy cơ xuất hiện của vài loại cancer . Ngoài ra,  một khẩu phần quá nhiều đạm động vật có thể rất có hại cho thận , cho gan và  dễ dẫn đến tình trạng loãng xương ( osteoporosis). Vì thiếu chất bột đường  (gạo ,bánh mì, pasta, ngũ cốc, đậu ) và rau quả nên cơ thể sẽ thiếu rất nhiều dưỡng chất thiết yếu , vitamins , cũng như thiếu chất xơ để có được một sự tiêu hóa tốt . The American Heart Association cũng đã bày tỏ nổi lo ngại của mình đối với phương pháp Atkins . Giòng đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng cả đâu . Một biến cố quan trọng gần đây đã làm mọi người bàng hoàng và hoài nghi về thuyết dinh dưỡng Atkins . Ngày 8 tháng 4 năm 2003 , cha đẽ của thuyết low carb diet  bị té trên đường phố New York , hôn mê bất tỉnh trong 9 ngày rồi chết sau đó . Phúc trình khám tử cho biết nạn nhân 72 tuổi, rất béo phì cân được 258 lbs là sức nặng trên mức quy định sức khỏe, và rất có thể ông ta đã chết vì bệnh tim . Lẽ đương nhiên bà vợ và phe nhóm của Bs Atkins đã cực lực cải chính và nói rằng nạn nhân đã chết vì bị chấn thương sọ não mà thôi . Theo họ , ông có vẻ mập vì đã được tiếp quá nhiều dịch truyền ? Phúc trình bệnh viện là âm mưu triệt hạ uy tín của Bs Atkins cũng như để đã phá thuyết low carb diet  mà thôi ? Thật ra lúc còn sống ,nhân một buổi phỏng vấn Tv , Bs Atkins đã xác nhận là ông cũng có vấn đề tim nhưng mà nhẹ thôi . Không biết trong tương lai sẽ còn thuyết gì nữa đây ?  Ai  cũng sợ bệnh , ai cũng sợ chết hết,  cho nên rất dễ bị mê hoặc bởi những gì nghe có vẻ hơi bùi tai và hơi hợp lý một chút .

 Đường hóa học và các chất thay thế đường

 Đây là những chất có vị ngọt nhưng tạo ra rất ít calories. Người ta chia chúng ra làm 2 nhóm   :

·                          - Nhóm có tính dinh dưỡng ( édulcorants nutritifs) : Xylitol, Sorbitol và Mannitol ,là những chất được làm từ trái cây . Người ta còn gọi những chất nầy là đường rượu ( sucre alcoolique) . Chúng có vị ngọt nhưng lại có thêm tính nhuận trường nữa , ăn trên 30 g/ ngày  có thể bị tiêu chảy . Mỗi gram của các chất này chỉ cho ra có 2 calo, trong khi đường cát cho ra 4 calo. Các loại đường này không mấy phổ biến cho lắm , chỉ thấy được sử dụng trong  một số sản phẩm ,chẳng hạn như trong kẹo chewing gum.


·                          - Nhóm không có tính dinh dưỡng ( édulcorants non nutrtifs ) : Cyclamate, Saccharin, Aspartame, Sucralose.  Những chất này không tạo ra năng lượng ,nhưng lại có vị ngọt gấp cả trăm lần đường cát . Chúng thường được đựng trong các bao nho nhỏ màu xanh, vàng hoặc hường để chúng ta bỏ vào café . Kỹ nghệ thực phẩm cũng sử dụng các loại đường hóa học này để tạo vị ngọt cho các loại sản phẩm ít năng lượng và các thực phẩm diet . Thông dụng nhất là chất  aspartame mà chúng ta thấy trong các thức ăn thức uống diet . 

 Các nhà dinh dưỡng đều đồng ý là các loại đường này có thể giúp ích một phần nào cho con người , nhưng không thể xem chúng là một giải pháp thỏa đáng để giúp ta có một hàm răng tốt, để giảm cân, hoặc để kềm hảm bệnh tiểu đường .

 Khuyến cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc

 Tổ chức Y tế Thế Giới ( WHO) và Cơ Quan Lương Nông Quốc Tế ( FAO) vừa phối hợp nghiên cứu và nhất trí khuyến cáo mọi người nên cắt  giảm số Calories do đường mang vào xuống  dưới mức 10 % . Nói một cách dễ hiểu , nếu tổng số nhu cầu của một người là 2000 Calories/ngày , thì Calories do đường tinh khiết (refined sugar) tạo nên phải thấp hơn 200 . Được biết, 1 g đường cho 4 Calories , 1 muỗng café đường có khoảng 16 Calories và 1 lon  Coke regular chứa lối 9 muỗng đường tương đương với 145 Calories  . Mục đích của Cơ Quan Liên Hiệp Quốc  là nhằm giúp ngăn chận phần nào các loại bệnh mạn tính cũng như các bệnh về tim mạch , bệnh béo phì , bệnh tiểu đường và một vài loại cancer . Để duy trì một sức khỏe tốt, chúng ta cần theo đuổi  một chế độ dinh dưỡng ít dầu mỡ, ít đường, ít muối , không được dùng quá    2400 mg sodium hay 5 g muối  tương đương với 1 muỗng café muối ăn ,trong một ngày . Đồng thời cần phải ăn nhiều rau cải, trái cây tươi  và nên vận động ,tập thể dục thường xuyên . Chắc chắn là khuyến cáo nầy không làm hài lòng kỹ nghệ bánh kẹo và kỹ nghệ nước ngọt rồi . Một tài liệu khảo cứu mới vừa  được phổ biến trong tạp chí JAMA ,August 2004  cũng đưa kết luận là các loại nước ngọt classic hay regular như Coke, Pepsi, Soda….vì chứa quá nhiều đường nên là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng làm gia tăng sự xuất hiện của bệnh tiểu đường type II .

Kết luận

Thời đại nào, xã hội nào cũng thế, thức ăn ngọt vẫn dễ hấp dẫn mọi người . Tại Canada,từ 1986 đến 1996, các sản phẩm ngọt đã tăng vọt lên hơn 102 % , trong số này nước ngọt tăng hơn 5% . Số người bị béo phì tăng lên một cách đáng ngại , 25 % ở trẻ em và 50 % ở người lớn  .Công ty Coca Cola và Pepsi Cola không ngừng tìm mọi cách để xâm chiếm thị trường , và khai thác thị hiếu hảo ngọt của dân chúng , đặc biệt là giới trẻ em , sinh viên học sinh .Các nhà dinh dưỡng thường xếp các loại thức ăn thức uống bán trong máy (bánh, kẹo, chip,chocolat, Coca Pepsi…) vào nhóm tạp phẩm ( junk food), không bổ dưỡng gì hết vì chứa nhiều Calorie rỗng ( empty calorie ) , nhiều đường, nhiều caffeine, nhiều gaz, và chất hóa học ,nhưng lại không có hoặc có rất ít vitamins . Ôi  sức mạnh của đồng tiền là thế đó ! Ai chết mặc ai, tiền ông bỏ túi .

Cuối cùng, cũng  cần phải nói đến một loại vị ngọt cũng khá hấp dẫn đối với một số các ông bất luận tuổi tác nhưng lại hay có tính hảo ngọt thích mật , thích đường . Tính nầy thường do bẩm sinh mà ra , nhưng nếu có hoàn cảnh  thuận tiện , tiền của rộng rãi và cộng thêm một sinh lực dồi dào thì  nó lại càng dễ bộc phát ra . Tuy không làm tăng đường huyết , nhưng đôi lúc nó cũng làm nhức nhối con tim nhiều lắm và làm xáo trộn luôn cả mái ấm gia đình nữa . /.


Loại đường tốt nhất là đường từ Gạo lứt, gạo lứt thường nhiều đường hơn, do đó khi ăn cơm gạo lứt ta nhai thật kỹ, thật lâu để tạo ra đường. Đường này không gây bệnh và tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho cơ thể. Người bệnh và người khỏe đều áp dụng được, đây là hạt ngọc trời ban cho nhân loại, chúng ta không được bỏ qua mà phải cực kỳ quý trọng và ăn hàng ngày, càng ăn càng khỏe, hãy nhớ lấy loại đường tốt nhất là đường từ hạt gạo lứt. Gạo lứt kết hợp muối mè chữa vo vàn các loại bệnh tật, các bạn nên nghiên cứu thực dưỡng Ocewa để bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh, cách nầu thì hỏi thêm benhvienthongminh. Gạo lứt tốt nhất là gạo được trồng 6 tháng trở lên và trồng những vùng canh tác không có hóa chất. Khi chế biến các loại thức ăn nên lấy từ chất ngọt các loại rau củ quả để chế biến, không nên dùng chất ngọt từ đường đã chế biến và đặc biệt không được dùng đường hóa học. 

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI


Chia sẻ sự thật: Có 400 triệu cũng không cứu nổi lá gan nhưng với loại cây này thì lại khác

http://www.benhvienthongminh.com
Mỗi ngày bà Nết đều uống 1 bịch thuốc Nam như thế này
Vị lương y chữa bệnh miễn phí
Ông Nguyễn Văn E (67 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) bị viêm gan siêu vi B đã nhiều năm qua. Ông điều trị Tây y, uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không có kết quả.
Nghiêm trọng hơn ông còn bị kháng thuốc, khiến bao nhiêu công sức và tiền bạc đều đổ sông đổ biển. Thấy có người quen uống thuốc Nam của thầy Tư Truyền ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả nên ông tìm uống thử.
Sau gần 2 năm uống thuốc, bệnh tình của ông đã được kìm lại. Ông nói: “Tôi đi khám thì bác sĩ bảo nên tiếp tục uống thuốc Nam vì đã có hiệu quả. Vi rút viêm gan siêu vi B vẫn còn nhưng đã được kìm chế, không phát triển lên nữa”.

Cây thù lù – vị thuốc chủ lực trong các thang thuốc điều trị bệnh gan (Ảnh internet)

Để tường tận phương thuốc chữa bệnh gan của ông Tư Truyền, PV đã tìm tới nhà ông này. Một bà cụ từng bán bún gần nhà ông Tư Truyền cho biết: “Dân ở đây không mấy người uống thuốc của ông ấy, họ đi tìm những ông thầy chỗ khác, xa hơn.
Còn người ở xa thì tới bốc thuốc của thầy Tư nhiều lắm, có ngày mấy chiếc ô tô tới lấy thuốc lận. Họ ở các tỉnh gần đây, ở TP. HCM cũng có nữa”.
Ông Tư Truyền cho biết, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh gan, trong đó có u gan, xơ gan và các loại viêm gan siêu vi. Để có được số thuốc phục vụ hàng trăm người bệnh mỗi tháng, ông Truyền phải đi rất nhiều nơi để thu gom thuốc.
Có lúc thiếu thuốc, ông phải sang tận Campuchia để lấy. Ông Truyền cho rằng, mỗi lương y đều có những cách khác nhau khi sử dụng, kết hợp các cây thuốc Nam để trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể người bệnh có hợp với thuốc hay không.
Để trị bệnh gan, những cây thuốc ông Truyền quen dùng là: thù lù (chủ lực), ô rô, huyết rồng, mướp gai, bàng biển… Tùy vào thể trạng của người bệnh mà ông có sự gia giảm các vị thuốc sao cho hợp lý.
Ông Tư Truyền cho biết, trong các cây thuốc trên, thù lù là loại rất dễ kiếm vì mọc hoang rất nhiều. Cây mướp gai cũng là một loại thuốc trị bệnh về gan rất tốt, mọc hoang nhưng khó tìm và ngày càng khan hiếm. Những cây như ô rô, huyết rồng thì nhiều người dân trồng trong nhà để làm cảnh nên cũng rất dễ tìm.
Vị lương y chia sẻ: “Đối với những bệnh gan siêu vi, phải dùng những vị thuốc mạnh để tấn công vào các loại vi rút gây bệnh, ngoài ra cần phải kê thêm những vị thuốc khác để làm mát cơ thể.
Viêm gan siêu vi các loại nếu không chữa trị được thì sẽ trở thành xơ gan. Nhiều bệnh nhân uống thuốc Tây có thuyên giảm nhưng không cẩn thận trong ăn uống, bệnh sẽ tái phát”.
Phòng chẩn trị của ông Tư Truyền ngày thường đều đón hàng chục lượt bệnh nhân đến bốc thuốc. Ông Tư Truyền coi việc chữa trị cho người bệnh là việc nên làm nên hoàn toàn từ thiện, không thu tiền.
Tuy nhiên, nhiều người đến khám bệnh vẫn đóng góp vài chục ngàn để ông có chi phí xăng xe, mua bọc ni lông đựng thuốc… Một số trường hợp người bệnh khó khăn, ông cương quyết từ chối nhận tiền, dù họ có lòng.
“Cải tạo” lá gan bằng cây cỏ
PV đã trò chuyện với 1 bệnh nhân từng được thầy Truyền giành lại mạng sống từ tay tử thần, vì bị căn bệnh u gan quái ác hành hạ! Bệnh nhân ấy là bà Lê Thị Nết (69 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ).
Bà Nết rất vui mừng khi kể lại câu chuyện đánh bại khối u gan của mình
Bà Nết đón tiếp chúng tôi niềm nở, gương mặt bà hồng hào, tươi vui. Trông bà không giống một người bị bệnh tật hành hạ và nhất là không giống với người đã gần 70 tuổi chút nào.

Thế nhưng thực tế là bà từng bị bệnh gan năm 2008. Sau khi nắm được bệnh tình của mình, bà uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Bà Nết cười hiền lành kể chuyện: “Năm 2008, nhà đang vô vụ gặt lúa, thấy chồng với mấy đứa nhỏ làm việc vất vả, tôi cũng bươn mình ra làm. Được mấy bữa, tôi thấy trong người không được khỏe, nóng sốt liên miên, uống thuốc mà không đỡ.
Ra một phòng khám tư ngoài Thốt Nốt khám, người ta kêu tôi bị tiểu đường. Họ chích thuốc, phát thuốc uống rồi cho tôi về nhà”.
Một thời gian sau, chưa yên tâm lắm nên khi có dịp, bà Nết cùng người quen lên TP. HCM để khám bệnh. Tại Bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ lại thông báo rằng bà không phải bị tiểu đường mà là men gan cao.
Bà Nết tiếp tục uống thuốc Tây trong gần 3 tháng để điều trị men gan. Quãng thời gian sau đó, sức khỏe của bà Nết suy giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là từ gan gây ra.
“Tôi ăn uống có được gì đâu, ngủ cũng không được. Nhờ mấy đứa con chăm lo, tôi uống thuốc liên tục rồi chích thuốc đủ các kiểu, tôi mới sống được đó chớ. Nhưng tôi thấy mình giống như duy trì cuộc sống thôi chứ sức khỏe tôi tụt dữ lắm. Chán nản vô cùng.
Tôi chữa trị 6 năm hết chừng 400 triệu đồng chứ ít gì! Nhà mình làm nông, vất vả bao nhiêu mới có được chừng đó vốn, tiếc lắm…”, bà Nết nhớ lại.

Trái cây thù lù (Ảnh internet)
Đầu năm 2014, bà Nết khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ thông báo bà có khối u trong gan.
Người con trai út của bà Nết cho biết: “Khối u trong gan của mẹ tôi là ác tính, kích cỡ là 2mm. Như vậy là bệnh tình mẹ tôi đã nghiêm trọng lắm rồi. Anh em trong nhà không dám nói với mẹ bệnh tình như thế nào, chỉ lo bàn bạc tìm phương án cứu chữa”.
Bà Nết kể thêm: “Bác sĩ kêu tôi bị nhiều bệnh, rồi điều trị như thế này, thế kia. Tôi mệt mỏi lắm, tôi không sợ chết nữa. Tôi thấy nản nên từ chối hết, quyết định trở về nhà, bệnh tình ra sao thì ra”.
Bà Nết buông xuôi nhưng những người con của bà thì không. Hai anh con trai của bà bàn bạc đi tìm thuốc Nam cho mẹ uống thử. Ý kiến này bị chồng bà Nết gạt đi cho rằng, phí công vô ích.
“Chồng tui kêu rằng, thuốc Tây uống cỡ đó mà không cứu nổi tui thì thuốc Nam ăn thua gì”, bà Nết cười nhớ lại.
Vốn biết tiếng tăm 1 ông thầy thuốc Nam nổi tiếng ở miệt Chợ Mới (An Giang), những người con của bà Nết đưa bà đến gặp thầy.
Bà Nết kể lại giây phút đó: “Ông thầy này tên Tư Truyền, lúc bắt mạch cho tôi xong, ổng hỏi tôi có sợ chết không? Tôi nói rằng mình đã chữa trị suốt 6 năm trời, trước sợ lắm nhưng giờ… hết sợ rồi. “Có gì thầy cứ nói tới luôn đi, tôi không sợ đâu”, tôi nói thẳng vậy.
Ông thầy nghe vậy thì giải thích bệnh tình cho tôi hay, rồi bốc thuốc cho về uống. Tôi uống thuốc nhưng không trông mong gì nhiều, ý con mình thì mình chiều thôi. Vậy mà cuối cùng tôi hết bệnh!”.
Nơi bà Nết đến lấy thuốc là Phòng Chẩn trị Đông y của ông Nguyễn Văn Truyền (Tư Truyền). Cứ mỗi lần, bà Nết lấy thuốc đủ uống trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Uống hết, bà quay lại để thăm khám rồi mới lấy thuốc tiếp.
Vài chục thang thuốc đầu, bà Nết đã thấy cơ thể mình khác đi rất nhiều. Nhưng bà Nết và gia đình vẫn chưa tin là lá gan có thể hồi phục. Bảy, tám tháng sau, ngồi cảm nhận lại, bà Nết giật mình! Bà khỏe mạnh và hoạt bát hơn nhiều. Những người con mừng thầm và động viên mẹ đi siêu âm để kiểm tra lại.
Sau khi siêu âm tại Bệnh viện Hạnh Phúc (TP. Long Xuyên), bác sĩ vui mừng thông báo với bà Nết và con trai rằng: Khối u ác tính trong gan bà Nết đã được “khống chế”. “Bác sĩ giải thích rằng, khối u vẫn còn đó nhưng không phát tán ra nữa. Bác sĩ còn dặn đang uống thuốc Nam thì cứ tiếp tục, đừng dừng lại”, con trai bà Nết không giấu được niềm vui nói.
Hiện nay, cuộc sống của bà Nết luôn tràn ngập tiếng cười, khi bệnh tật bị đẩy lùi, bà sống vui vẻ hơn trước rất nhiều. Từ câu chuyện của bà Nết, nhiều người bệnh khác ở xã Trung An cũng tìm hiểu rồi bốc thuốc của ông Tư Truyền về uống và đã có kết quả.
Cây thù lù là vị thuốc chủ lực được ông Tư Truyền dùng trong các thang thuốc chữa bệnh gan, nhưng theo ông, để hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp với nhiều cây thuốc khác. Người bệnh không nên tự nấu nước thù lù uống mà nên có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên) giải thích thêm: “Thù lù chia làm 3 loại, thù lù cạnh, hay còn gọi là tầm bóp, lồng đèn là có giá trị chữa bệnh hơn cả. Hai loại còn lại là thù lù nhỏ, thù lù lông ít có giá trị trong Đông y hơn”. Ngoài ra, các nhà khoa học xác định, thù lù có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, loại cây này thích hợp và phát triển ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.


Điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nan y luôn là vấn đề nan giải trong ngành y tế. Dù áp dụng phương pháp Tây y hay Đông y, người bệnh cần phải tuân thủ theo những quy định mà bác sĩ đưa ra. Bệnh tình có thể thuyên giảm hay bình phục còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Benhvienthongminh. com chữa rất nhiều bệnh, cam kết trả lại tiên gấp 10 lần nếu bạn không hết bệnh.
Theo Tamsugiadinh

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Enzyme là gì?



.. ENZYM LÀ GÌ ?
Enzym hay enzim (tiếng Anh: enzyme) hay còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Enzyme là một phần rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp, bổ sung thêm enzyme để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy hiểu biết về enzyme sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

• Phân loại enzyme:
theo chức năng, Có 2 loại enzyme chính là:

- Enzyme chuyển hóa sản sinh trong các tế bào. Các loại enzyme chuyển hóa sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động...
- Enzyme tiêu hóa tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Các loại enzyme tiêu hóa do trong bộ máy tiêu hóa sinh ra nhằm giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Enzymes tiêu hóa ( bao gồm 5 enzymes Protease, Amylase, Lactase, Cellulase, Lipase).
Ngoài các enzym do cơ thể sinh ra còn các enzyme có sẵn trong thức ăn của người, thường trong rau củ quả, có chứa sẵn enzyme của riêng chúng. Khi vào cơ thể, các loại enzyme này chỉ cần được “kích hoạt” bằng cách nhai các loại thực phẩm kể trên, vì vậy những loại thực phẩm này tiêu hao các loại enzyme tiêu hóa của cơ thể ít hơn, đồng thời giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng.


• Tính chất của enzym:

1. enzym có bản chất là protein nên có tất cả thuộc tính lý hóa của protein. Đa số enzym có dạng hình cầu và không đi qua màng bán thấm do có kích thước lớn.
2. tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác, không tan trong ete và các dung môi không phân cực.
3. không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzym bị biến tính. Môt trường axít hay bazơ cũng làm enzym mất khả năng hoạt động.
4. enzym có tính lưỡng tính: tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.

5. enzym chia làm hai nhóm:
enzym một cấu tử (chỉ chứa protein) như pepsin, amylase... và các enzym hai cấu tử (trong phân tử còn có nhóm không phải protein). Trong phân tử enzym hai cấu tử có hai phần:
• apoenzym: phần protein (nâng cao lực xúc tác của enzym, quyết định tính đặc hiệu)
• coenzym: phần không phải protein (trực tiếp tham gia vào phản ứng enzym), bản chất là những hợp chất hữu cơ phức tạp.
• Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
– Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm.
– Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
– Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.
– Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.
• Vai trò của enzyme trong cơ thể người:

Tiến sĩ Edward Howell, người tiên phong trong việc nghiên cứu enzyme cho rằng con người chỉ có một số lượng men tiêu hóa giới hạn và chất lượng cuộc sống của chúng ta sau này ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta đã bảo quản nguồn tài nguyên đó như thế nào. Theo đó, ông cho rằng nếu chúng ta ăn những thực phẩm đã bị mất gần hết enzyme thì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để sản xuất ra enzyme bù lại để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tiến hành đồng hóa chất trong thực phẩm đó. Quá trình sản xuất enzyme liên quan chặt chẽ đến quá trình tiêu hóa và nó tiêu tốn một lượng năng lượng lớn. Khi tiêu thụ thức ăn thiếu enzim, các enzim trong cơ thể sẽ phải hoạt động hết công suất. Các mô như não, tim, phổi, thận, gan và cơ sẽ không nhận đủ lượng enzyme chúng cần để hoạt động bình thường. Theo tiến sĩ Howell, thiếu hụt enzyme chuyển hóa là nguyên nhân chính dẫn đến phần lớn chứng bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.
• Tuổi tác và các nguồn cung cấp enzyme:

Khi chúng ta có tuổi, cơ thể sẽ dần dần mất khả năng sản xuất enzyme, và giảm dần theo chu kỳ mười năm. Lúc đầu, có thể bạn không nhận ra sự khác biệt, nhưng dần dần, bạn sẽ nhân ra rằng cơ thể bạn đang thiếu hụt enzyme khi bạn có các cảm giác mệt mỏi, dị ứng và khó tiêu như ợ nóng, đầy bụng sau khi ăn, rồi bạn có thể sẽ bị táo bón và thậm chí viêm loét dạ dày. Vậy thay vì tiêu xài nguồn tài nguyên enzyme sẵn có, các bạn có thể bổ sung nguồn enzyme của mình bằng các loại thực phẩm có chứa enzyme như dứa, xoài, kiwi, nho, trái bơ, mật ong nguyên chất, phấn hoa, sản phẩm từ sữa, nấm nước, nấm sữa, quả đu đủ, nước ép cỏ lúa mì, gạo mầm, nước dừa, đồng thời bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm tươi ngon. Hạn chế ăn các đồ ăn nấu quá chín hoặc cháy, đồ ăn đã qua xử lý mất các chất dinh dưỡng.
• Lịch sử phát triển:

Ngay từ cuối thể kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, sự tiêu hóa thịt bằng các chất tiết ra từ dạ dày và sự chuyển hóa tinh bộ thành đường bởi các chất tiết ra ở thực vật và nước bọt đã được biết đến. Tuy nhiên, cơ chế của các quá trình vẫn chưa được xác định.
Năm 1833, Nhà hóa học Pháp Anselme Payen đã phát hiện ra enzym đầu tiên, diastase. Một vài thập niên sau, khi việc nghiên cứu lên men đường thành rượu bằng nấm men,Louis Pasteur đã đi đến kết luận tằng quá trình lên men được xúc tác bởi một yếu tố quan trọng có trong tế bào nấm men được gọi là "ferments", nó được cho là chỉ có chức năng trong các sinh vật còn sống. Ông đã viết rằng "lên men rượu là một phản ứng có liên quan đến đời sống và tổ chức của các tế bào nấm men chứ không phải là các tế bào chết.

Năm 1877, nhà vật lý học người Đức Wilhelm Kühne đã sử dụng từ enzyme, trong tiếng Hy Lạp là ενζυμον, có nghĩa là "trong men", để miêu tả quá trình này.

Năm 1897, Eduard Buchner đã gởi bài báo đầu tiên về khả năng chiết xuất men từ các tế bào nấm men còn sống để lên men đường. Trong một loại các thí nghiệm tại Đại học Berlin, ông nhận thấy rằng đường được lên men thậm chí không có mặt các tế bào nấm men trong hỗn hợp.

Ông đặt tên enzym lên men sucrose đó là "zymase". Năm 1907, ông đã nhận được giải Nobel hóa học "cho nghiên cứu sinh hóa của ông và phát hiện của 6ng về sự lên men không có tế bào". Theo sau ví dụ của Buchner, các enzym thường được đặt tên theo phản ứng mà nó diễn ra. Đặc biệt, để đặt tên cho một enzym, cần phải thêm tiếp vị ngữ -ase vào tên của chất nền (như lactase là enzym phân giải lactose) hay loại phản ứng (như DNA polymerase tạo ra các polymer DNA)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC SỨ KHỎE HIỆN ĐẠI - CƠ HỘI KINH DOANH MANG ĐẾN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI BẠN.



PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC SỨ KHỎE HIỆN ĐẠI - CƠ HỘI KINH DOANH MANG ĐẾN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI BẠN.
Liên hệ: Mr Lâm: 0935141438- 0909772566 ( có xài zalo)

Một số kết quả khi dùng enzim:
Bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh 1 đất nước Việt Nam sống khỏe mạnh và Thông minh.

Tác dụng của Enzymes:

10 Chức Năng Chính Của Enzymes: Làm giảm quá trình oxy hóa, giúp phân hủy và tổng hợp quá trình trao đổi chất, làm sạch máu, chống viêm và hỗ trợ đào thải độc tố. Kích thích sản sinh tế bào mới, bổ sung khoáng chất; Tăng cường tuần hoàn, giảm căng thẳng thần kinh…
1. Thanh lọc cơ thể: Duy trì máu yếu kiềm, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
2 . Chiến đấu viêm: Các enzyme không lành nhưng họ tăng cường các tế bào máu trắng tự chữa lành.
3 . Chống vi khuẩn: Kích thích các tác dụng chống vi khuẩn của tế bào bạch cầu để loại bỏ sinh vật gây bệnh , kích thích tái tạo tế bào và xử lý bệnh từ nguồn.
4 . Phân hủy chất thải: Các enzyme phân hủy hiệu lực có thể bài tiết chất độc trong cơ thể và cho phép cơ thể hoạt động bình thường.
5 . Thanh lọc máu: Phá vỡ cholesterol để duy trì huyết yếu kiềm và kích thích lưu thông máu.
6 . Kích thích tế bào: Kích thích sự trao đổi chất của các tế bào cho sức mạnh và năng lượng, và đổi mới các tế bào bị hư hỏng.