Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Top những thực phẩm giàu magiê nhất mà bạn nên ăn

http://www.benhvienthongminh.com

Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu... Vì vậy, hãy ăn các thực phẩm giàu magiê dưới đây.

  • Những hệ lụy cho sức khỏe khi cơ thể bị thiếu magie?
  • Thiếu magiê gây bệnh gì?
Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Nó có tác dụng duy trì cơ bắp, ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, duy trì nhịp tim và xây dựng xương chắc khoẻ. Magiê cũng tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 


Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều magnesium thường gây ra tiêu chảy do cơ thể cố gắng để bài tiết lượng magie bị thừa. Lượng magiê mà mỗi người trường thành khỏe mạnh cần bổ sung là 400mg/ngày. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu hàm lượng magiê. Bạn có thể tham khảo để bổ sung chất dinh dưỡng này tốt nhất cho cơ thể. 

1. Gạo, lúa mì, và yến mạch

Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magiê tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magiê  (chiếm 195% lượng magiê cơ thể bạn cần mỗi ngày), trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magiê và 100gr yến mạch chứa 235mg magiê.



Ảnh minh họa

2. Các loại thảo mộc khô

Các loại thảo mộc khô cũng chứa các vitamin và có tác dụng tăng cường sức khỏe tốt. Trong đó, rau mùi khô chứa nhiều magiê nhất, 100gr rau mùi có chứa 694mg. Ngoài rau mùi, hẹ, bạc hà, sage, basil... khô cũng chứa khá nhiều magiê.

3. Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu

100gr hạt bí đao hoặc bí ngô có chứa 535mg magiê, còn 100gr hạt dưa hấu cung cấp 515mg. Do vậy, bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này nhé.

4. Bột ca cao và sôcôla đen

Cả hai loại thực phẩm này ngày càng được đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe. 100gr bột ca cao cung cấp 499mg magiê và 100gr bột sôcôla đen cung cấp 327mg.

5. Hạt lanh, hạt mè, và bơ mè (Tahini)

Dầu hạt lanh và hạt vừng được coi là tốt cho tim. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp magiê rất phong phú. Hạt lanh cung cấp 392mg magiê trong mỗi 100gr hạt lanh. 100gr hạt mè có chứa 351gr magiê và 100gr bơ mè cung cấp 362mg magiê. 

6. Hạt hướng dương

Ai cũng biết rằng, hạt hướng dương là thực phẩm hàng đầu về lượng vitamin E. Thế nhưng, hạt hướng dương cũng chứa rất nhiều thiamin và magiê. 100mr hạt hướng dương cung cấp 325mg magiê, chiếm 81% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.

7. Hạt hạnh nhân và hạt điều

Các loại hạt này có thể bổ sung cho món salad và súp để được các món ăn nhẹ. Hạnh nhân cung cấp 286mg cho mỗi 100gr và hạt điều cung cấp 273mg trong mỗi 100gr. 


Ảnh minh họa

8. Đậu nành rang khô 

Đậu nành rang khô có thể trở thành bữa ăn nhẹ khi kết hợp với xà lách. Cứ 100gr đậu nành rang khô có chứa 228mg magiê, chiếm 57% lượng magiê bạn cần mỗi ngày. 

Ngoài ra, các loại thực phẩm sau đây cũng được coi là chứa nhiều magiê.

Các loại rau màu xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina - là nguồn magiê tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê. Các loại rau khác cũng có mức magiê cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây và atisô.


Trái cây: Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối và mơ khô. Một chén chuối luộc có khoảng 49mg magiê. Các loại trái cây giàu magiê khác là mận khô hoặc mận, xoài, dưa hấu ngọt và bưởi.

Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho...

Các loại đậu và hạt: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.

Tê tay chân, khó thở, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp là một vài biểu hiện khi bạn bị thiếu magie.

Những ai có nguy cơ bị thiếu magie?

Rất nhiều người đứng trước nguy cơ bị thiếu magie do các hoạt động hàng ngày làm tăng tiết mồ hôi nhưng cơ thể lại không được bù đắp kịp thời. 

Hai đối tượng có nguy cơ thiếu magie cao nhất là phụ nữ mang thai và những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ”. Những người có bệnh lý tiểu đường, béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt nhiều magie. Ngoài ra, stress và thói quen uống bia rượu, cà phê, thói quen bỏ bữa, ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột cũng là những nguyên nhân gây sụt giảm magie.


Ảnh minh họa

Các hệ lụy của việc thiếu hụt magie

- Mệt mỏi: Các nghiên cứu ở Anh cho thấy, những người có triệu chứng uể oải, mệt mỏi thường bắt nguồn từ việc thiếu magie và chỉ cần cung cấp đủ magie cho cơ thể, cảm giác xuống sức sẽ nhanh chóng mất đi.

- Mất cân bằng hormone: Khi có kinh nguyệt cũng như khi mang thai, chị em thường có các dấu hiệu đau thắt lưng, đau bụng, mệt mỏi, cáu gắt, buồn nôn… Đó là do sự mất cân hormone trong cơ thể gây ra. 

Việc bổ sung magie sẽ đẩy lùi những triệu chứng khó chịu này. Nhiều nghiên cứu của Mỹ còn cho thấy, phụ nữ có thai nếu bổ sung đủ magie thì sẽ tránh được cảm giác choáng váng, không bị nôn ói vào các buổi sáng.

- Dễ bị nứt, gẫy xương: Chúng ta vẫn cho rằng canxi đóng vai trò mấu chốt giúp xương và răng chắc khỏe, nhưng thực tế, vai trò của magie trong việc bảo vệ xương và răng là quan trọng tương đương với canxi. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu magie trong một thời gian dài sẽ khiến xương yếu và dễ nứt gẫy.

- Đau mỏi và tê cơ: Magie là một trong 4 khoáng chất thiết yếu giúp duy trì các hoạt động cơ bản của cơ thể con người, đồng thời giúp thư giãn cơ bắp. Khi bạn bị sụt giảm magie, một vài triệu chứng dễ nhận ra là tê lưỡi, tay chân rã rời, không có sức lực, khi tập thể thao hoặc làm việc thì dễ bị đau cơ.

- Mất ngủ: Nếu bạn cảm thấy rất khó ngủ, hoặc giấc ngủ không sâu, thường bị thức giấc lúc nửa đêm rất có thể bạn đang bị thiếu magie.

- Tim đập nhanh: Một trong những chức năng của magie là đảm bảo nhịp điệu hoạt động của cơ thể diễn ra đều đặn. Vì vậy, các nhà khoa học cho biết nếu cơ thể dự trữ một lượng magie quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu vô cớ do tim đập nhanh bất thường.

Theo SKGĐ
.

5 vitamin và khoáng chất giúp giảm đau thắt lưng

http://www.benhvienthongminh.com





Mỗi người có thể ngăn ngừa tình trạng đau thắt lưng bằng nhiều cách khác nhau như tư thế phù hợp, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Một số vitamin và khoáng chất sau đây có thể giúp giảm đau thắt lưng rất hiệu quả.
Vitamin D
Cơ thể con người cần vitamin D để sản sinh ra các tế bào xương mới. Đây cũng là một thành phần thiết yếu để hấp thụ canxi cho xương khỏe mạnh. Thiếu vitamin D trong cơ thể dẫn tới mất cấu trúc xương và dẫn tới đau thắt lưng.
Vitamin D đã được chứng minh là một thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của vùng lưng. Những người bị đau lưng mãn tính sẽ có cải thiện đáng kể nếu sử dụng vitamin D thường xuyên. Nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung vitamin D thường xuyên cũng giảm sự co thắt ở vùng thắt lưng.
Vitamin D ít khi phản ứng với các loại thuốc khác và do đó rất an toàn.
Vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin đã được chứng minh giúp giảm đau lưng hiệu quả. Cũng như vitamin D, nó giúp tăng cường hấp thụ canxi trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa gẫy xương, vết bỏng,... Thường xuyên bổ sung vitamin C cũng cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và chống cảm lạnh thông thường và cúm.

Vitamin C có nhiều trong họ cam quýt
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B là tổng hợp các vitamin cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Trong nhóm này có 3 vitamin giúp giảm đau thắt lưng bao gồm vitamin B1, B6 và B12. Nghiên cứu cho thấy các vitamin này hỗ trợ trong việc điều trị viêm dây thần kinh, một trong những nguyên nhân chính gây đau thắt lưng. Ngoài ra, vitamin B1, B6 và B12 giúp tăng cường và nuôi dưỡng các dây thần kinh để giúp chữa lành và ngăn chặn tổn thương nghiêm trọng hơn.
Vitamin E
Khi vùng thắt lưng bị viêm, các gốc tự do phát sinh. Đây là các gốc tự do độc hại và có thể gây tổn thương vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm. Vitamin E có thể giúp giảm đau thắt lưng nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ tiêu diệt các gốc tự do. Bằng cách bổ sung vitamin E thường xuyên, cơ thể sẽ tăng phản ứng chống oxy hóa và từ đó giảm đau lưng.

Canxi và Magie
Đây là hai khoáng chất cực kỳ quan trọng để ngăn chặn sự thiếu hụt canxi trong cơ thể dẫn tới tình trạng loãng xương. Canxi là thành phần giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, magie giúp duy trì chức năng cơ bắp và thần kinh. Bổ sung đầy đủ magie giúp chống lại các cơn co thắt cơ và giảm đáng kể tình trạng đau lưng.

Bên cạnh tác dụng làm giảm đau thắt lưng, bổ sung vitamin và khoáng chất còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Với chế độ ăn uống thích hợp và vận động thường xuyên, người bệnh đau lưng có thể ngăn chặn sự tái phát của đau thắt lưng.Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Nó có tác dụng duy trì cơ bắp, ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, duy trì nhịp tim và xây dựng xương chắc khoẻ. Magiê cũng tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 

Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều magnesium thường gây ra tiêu chảy do cơ thể cố gắng để bài tiết lượng magie bị thừa. Lượng magiê mà mỗi người trường thành khỏe mạnh cần bổ sung là 400mg/ngày. 

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

15 loại bệnh tuyệt đối không được uống trà

Trà là loại thức uống rất phổ biến đối với người Á Đông, vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa giúp tĩnh tâm, thư thái. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp sử dụng trà.

Trang gmw.cn tổng kết những loại bệnh cần tránh xa thức uống này.

1.Khi bị sốt
Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
2. Mắc bệnh gan
Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
3. Người suy nhược thần kinh
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
4. Người bị loét dạ dày
Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.
Ngoài ra, trà đen pha đường, sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
5. Người suy dinh dưỡng
Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
6. Người bị thiếu máu
Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
7. Bệnh nhân sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
8. Bệnh nhân động mạch vành
Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp trị liệu với thuốc.
9. Bệnh nhân cao huyết áp
Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.
10. Uống trà khi say rượu
Lá trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, sau khi say rượu uống trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng của tim. Uống trà còn đẩy nhanh tác dụng lợi tiểu, khiến chất aldehyde độc hại có trong rượu chưa phân huỷ đã bị thải ra ngoài qua thận, tạo kích thích lớn cho thận và nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, đối với người bị bệnh tim và thận hoặc chức năng tim thận kém, không nên uống trà khi say rượu. Người khoẻ mạnh, có thể uống ít trà đặc, đợi sau khi tỉnh lại áp dụng các phương pháp như ăn nhiều hoa quả, hoặc uống một ngụm giấm, để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, xoa dịu cơn say rượu.
11. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
12. Tránh uống trà khi bụng đói
Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày. Nếu bị “say trà”, có thể ngậm kẹo hoặc uống ít nước đường, giúp giảm nhẹ triệu chứng.
13. Không uống trà để qua đêm
Pha trà xong nên uống ngay. Nước trà để lâu không những làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác, mà còn dễ biến chất chua, uống vào dễ sinh bệnh.
14. Không uống nước trà đầu
Hiện nay, trong quá trình trồng, gia công, đóng gói, lá trà khó tránh khỏi bị nhiễm thuốc sâu, phân hoá học, đất cát. Nước trà đầu nên để rửa trà, nên đổ bỏ đi sau đó nhanh chóng cho nước sôi vào lại, để đảm bảo vệ sinh.
15. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống trà
Trong lá trà chứa nhiều Polyphenol, caffein, nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy thai phụ chỉ nên uống ít hoặc không uống trà. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà đặc. Lượng caffeine trong trà sẽ vào sữa mẹ, gây hung phấn khiến trẻ ngủ ít và quấy khóc nhiều.
Theo Zing

Bẹnh tê chân tay, xin đừng chủ quan


 

te buon chanTriệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, chúng ta cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay như:

I. Tê chân tay bệnh lý

- Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
- Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
- Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp…dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
- Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.

II. Tê chân tay sinh lý

Do đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là… khỏi bệnh). Hoặc xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.

III. Tránh biến chứng xấu

Nếu là tê chân tay sinh lý… thì nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẩy tay chân, đi lại xung quanh.
Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên nghĩ tới các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt. Đây cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.
Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì thì tê bì chân tay chính là biến chứng của bệnh và cần xử trí ngay theo hướng sau:
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các chỉ số như đường huyết, mỡ máu ở mức bình thường.
- Điều trị các biến chứng thần kinh do bệnh gây ra bằng các sản phẩm có tác dụng giảm đau, giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Vindermen là dược phẩm có tác dụng điều trị căn bệnh này và nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.
 – Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.

Nếu bạn trị hoài mà không hết bệnh tê chân tay thì hãy đến bệnh viện thong minh.com để điều trị sớm tránh biến chứng khôn lường về sau. Ổ khóa nào thì cũng có chìa để mở, quan trọng không phải bạn hay bạn giỏi hay các thầy thuốc khác đều giỏi mà phải tìm đúng thầy đúng thuốc thì bệnh mới khỏi, giống như phải tìm đúng chìa khóa thì mới mở khóa được.

Với phương pháp của benhvienthongminh.com tự hòa giúp bạn cái bạn cần và tự hào cam kết hoàn tiền 100% nếu bạn không hết bệnh. Đến với chúng tôi là bạn tìm đúng chìa khóa để giải mã căn bệnh của mình. Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt, cứ có bệnh là tìm đến bệnh viện thông minh.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe nam giới, hơn 70% nam giới không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của họ trong bữa ăn hằng ngày

http://www.benhvienthongminh.com
   Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe nam giới, hơn 70% nam giới không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của họ trong bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt khoáng chất này rất cần cho sức khỏe sinh sản của nam giới, bao gồm cả chất trao đổi nội tiết tố, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, sự hình thành tinh trùng và vận động của nó.

1. Vai trò cân bằng nội tiết tố nam của kẽm
   Kẽm là một trong những chất quan trọng nhất choi sức khỏe nam giới và có nồng độ cao nhất trong tuyến tiền liệt. Đây là một khoáng chất quan trọng trong chức năng tình dục nam giới và bảo vệ chống ung thư tuyến tiền liệt.
Số lượng tinh trùng thấp và nồng độ testosterone giảm cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt sinh tố này. Hoặc ở nam giới lượng Estrogen quá mức mà testosterone bình thường cũng có thể do thiếu khoáng chất này (Ngoài nuyên nhân tăng lượng enzyme aromatase chuyển đổi testosterone thành Estrogen).
Kẽm là chất quan trọng để xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Người đàn ông được bổ sung kẽm cho thấy cải thiện cả về số lượng và chất lượng của tinh trùng, yếu tố này đóng vai trò đáng kể trong khả năng sinh sản.

2. Vai trò của kẽm với tuyến tiền liệt
   Kẽm đóng vai trò quan trọng trong tuyến tiền liệt. Thiếu kẽm cũng có thể gây ung thư tuyến tiền liệt. Khối u ác tính tuyến tiền liệt có liên quan đến sự sụt giảm kẽm.
Hình minh họa- Tóc rụng nhiều báo hiệu nguy cơ tuyến tiền liệt
   Rõ ràng kẽm không chỉ quan trọng với sức khỏe nam giới mà còn tốt cho sức khỏe của tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên người ta chưa chỉ định được là cần bao nhiêu kẽm là cần thiết cho tuyến tiền liệt và dung hàm lượng bao nhiêu là an toàn với chứng bệnh này ở nam giới.

3. Bổ sung kẽm một cách hợp lý
   Không nên bổ sung kẽm bằng thuốc mà tốt nhất nên bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hợp lý. Những loại thịt có màu đỏ như: thịt dê, thịt bò… là nguồn cung cấp kẽm nhiều nhất. Trong các loại hải sản cũng có nhiều kẽm. Bên cạnh đó kẽm còn có nhiều trong các loại rau xanh và ngũ cốc như: đậu xanh, đậu, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt vừng, cám lúa mì, mầm lúa mì.

 Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
   Vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, rubella... Đặc biệt, kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. 

   Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nên bổ sung cho trẻ dạng siro kẽm, hay dạng cốm có kẽm, (cho trẻ nhỏ), hay dạng viên cho trẻ lớn và người lớn. 

   Liều bổ sung kẽm: 10mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng, và 20mg/ngày x 14 ngày cho trẻ > 6 tháng. Người lớn có thể dùng bổ sung 20 - 30mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. 

 

Vai trò của kẽm với việc tạo ra tinh trùng chất lượng

Kẽm rất quan trọng trong việc xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới. Một số nghiên cứu được công bố trên tạp chí sinh sản và vô sinh cho thấy, nồng độ kẽm thấp gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tinh trùng trong một nhóm người Trung Quốc – dẫn đến những khó khăn lớn cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, với người đàn ông được bổ sung kẽm thì đã có những cải tiến rất tốt trong việc tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, các yếu tố này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng sinh sản.

Vai trò của kẽm với tuyến tiền liệt


Trong tuyến tiền liệt thì Kẽm cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Một số nghiên cứu cho rằng, thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù cơ chế không rõ ràng. Việc giảm nồng độ của kẽm có liên quan đến các khối u ác tính tuyến tiền liệt và không có bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm có thể làm giảm đi sự tăng trưởng ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, nhưng với liều cao thì tác dụng ngược lại. Rõ ràng là Kẽm không những quan trọng với khả năng sinh sản nam giới mà còn quan trọng cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, chưa có chỉ định là cần bao nhiêu kẽm là đủ cho tuyến tiền liệt và dùng kẽm với hàm lượng bao nhiêu là an toàn với chứng bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới.
 Nếu bạn có thói quen sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hợp, đồ ăn vặt thì cơ thể bạn chắc chắn bị thiếu hụt kẽm (Zn). Tại sao lại như vậy, nguyên do rất đơn giản, trong các đồ ăn đóng hộp, đồ ăn vặt có hàm lượng kẽm rất thấp, hơn nữa các chất phụ gia có trong chúng sẽ làm giảm nồng độ kẽm trong cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu sắt, các sản phẩm sữa, các loại thực phẩm từ đậu nành cũng được chứng mình sẽ cản trợ sự hấp thu kẽm trong cơ thể.

kem và suc khoe sinh ly nam gioi
Lợi ích sức khỏe của kẽm đối với sức khỏe tình dục nam

1. Đối Với Chế Độ Ăn Uống Của Người Ăn Chay

Chế độ dinh dưỡng của người ăn chay hoàn toàn hầu như rất ít kẽm, do đó, nếu bạn ăn chay bạn nên bổ sung viên kẽm để đáp ứng nhu cầu cần kẽm của cơ thể.

thuc pham giau kem
Thực phẩm giàu kẽm như các loại cá, tôm ,thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…vv

Trái cây có hàm lượng kẽm cao như: chuối, bơ.
Các loại rau nhiều kẽm như: rau bina, khoai tây, súp nơ, các sản phẩm sữa ít chất béo.
Người ăn chay nên ưu tiên các nhóm trái cây, rau xanh giàu kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày để cơ thể có thể hấp thu kẽm tối đa.

2. Tầm Quan Trọng Của Kẽm Đối Với Sức Khỏe Của Con Người

Kẽm là một nguyên tố kim loại, được gọi là nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng giúp đạt được sức khỏe tối ưu. Kẽm thường được chỉ định trong trường hợp bị còi cọc, tiêu chảy, và giúp phục hồi vết thương nhanh chóng.
Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cơ thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh hô hấp thông thường. Do đó, kẽm còn được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét và các bệnh khác do ký sinh trùng gây ra.
PV (ghi)

VietBao.vn (Theo Mangthai)


Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Điều trị u xơ tiền liệt tuyến

http://www.benhvienthongminh.com

Hai phần tách biệt nhau bởi một màng trung gian. U xơ tiền liệt tuyến luôn luôn được sinh ra ở phần trên ụ núi trong khi ung thư tiền liệt tuyến luôn luôn ở phần ngoại vi.

Đại cương
U xơ tiền liệt tuyến là một loại u lành tính thường gặp trong bệnh lý của hệ tiết niệu và thường xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. Mặc dù có thể thấy u xơ tiền liệt tuyến xuất hiện ở người trẻ < 30 tuổi, nhưng chủ yếu là ở nam giới trên 60 tuổi. U phát  triển gây chèn ép ở vùng cổ bàng quang, gây ra rối loạn bài xuất  nước tiểu và các biến chứng như nhiễm trùng đường tiểu, bí tiểu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Việc chẩn đoán u xơ tiền liệt tuyến thường không khó. Điều trị ngoại khoa hiện nay vẫn còn là phương pháp chủ yếu.

Gần đây các tiến bộ về phương tiện chẩn đoán và điều trị, cũng như những hiểu biết sâu sắc hơn về sinh lý bệnh học của U xơ tiền liệt tuyến đã góp  phần cải thiện bệnh lý này một cách đáng kể.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa thật rõ  và có nhiều giả thuyết khác nhau.
Tần suất xuất hiện
Nam giới trên 40 tuổi thường bắt đầu có những nguyên nhân phì đại của tiền liệt tuyến, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/10 là có biểu hiện triệu chứng tắc nghẽn. Kiểu và mức độ phì đại tuyến dường như thay đổi theo chủng tộc: Nam giới thuộc người xứ Celtic thường có kích thước u xơ lớn hơn người Anh. Kích thước u xơ ở người Anh lại thường lớn hơn u xơ ở người vùng Địa Trung Hải. Không có chủng người nào có khả năng miễn dịch đối với bệnh lý này
Yếu tố nội tiết - Vai trò của Dihydro testosteron (DHT)
Trong những năm gần đây, người ta tìm ra vai trò của testosteron, đúng hơn là DHT, tác động vào tế bào tiền liệt tuyến, thứ đến là estradiol có tác dụng trợ giúp DHT ít nhất cũng là trong giai đoạn đầu của bệnh.
Sự phát triển của tiền liệt tuyến phụ thuộc vào nội tiết tố của tinh hoàn trong đó testosteron là sản phẩm của tế bào Leydig. Ở nam giới nếu cắt bỏ 2 tinh hoàn trước tuổi dậy thì sẽ không bị u xơ.
Testosteron đi qua màng tế bào không cần một cơ chế vận chuyển tích cực nào. Khi đến bào tương, dưới tác dụng của men 5 redutase, là một men  trong xoang niệu dục, testosteron chuyển thành DHT hoạt động. DHT có ái  lực rất cao đối với protein mang recepxor với androgen hoà tan. Phức hợp này chịu sự hoạt hoá của một men thuỷ phân proteine trong bào tương, rồi đi ngang qua màng nhân một cách chủ động và gắn chặt với phần nhận của  nhiễm sắt thể, hậu quả là hoạt động sao chép, giải mã và đưa đến tổng hợp protein.
Yếu tố tăng trưởng
Androgen cũng như estrogen, glucocorticoid và những yếu tố liên quan đến nội tiết  khác có thể bị ảnh hưởng do thức ăn hay môi trường, nên chúng được xem như là những yếu tố ngoại sinh trong việc điều hoà sự tăng  trưởng tiền liệt tuyến.
Người ta nhận thấy sự tác động sinh học của những yếu tố ngoại sinh lên tiền liệt tuyến được qua trung gian các yếu tố điều hoà sự tăng truởng pepxid. Những yếu tố này được sinh ra bởi tuyến và ảnh hưởng lên chức năng tiền liệt tuyến bằng cách tác động lên bản thân  tế bào và sự tương tác giữa các  tế bào để tạo ra các tín hiệu giữa và trong quần thể tế bào.
Do vậy, dường như DHT  là thiết  yếu nhưng nó không chịu trách nhiệm trực tiếp lên sự tăng trưởng tế bào mà chính các yếu tố nội sinh, đó là các yếu tố tăng trưởng pepxit như EGF (Epidermal Growth Factor), KGF (Keratin Growth Factor), FGF (Fibroblast Growth Factor) sẽ kích thích trực tiếp sự tăng sinh tiền liệt tuyến.
Giải phẫu bệnh lý
Vị trí hình thành u xơ
Đã được bàn cãi trong một thời gian dài, cho đến nay thuyết của Gilvernet (1953) được nhiều tác giả chấp nhận hơn cả. Dựa trên một loạt các nghiên cứu về giải phẫu, tác giả đã khẳng định tiền liệt tuyến được chia thành 2 phần:
Phần bao quanh niệu đạo trên ụ núi, liên quan với các nang tuyến đổ vào niệu đạo phần trên mặt phẳng cắt ngang qua ụ núi
Phần ngoại vi liên quan với những nang tuyến ở dưới mặt phẳng này.
Hai phần tách biệt nhau bởi một màng trung gian. U xơ tiền liệt tuyến luôn luôn được sinh ra ở phần trên ụ núi trong khi ung thư tiền liệt tuyến luôn luôn ở phần ngoại vi.
Cấu trúc
Vì một lý do chưa được biết rõ, sự tăng sản xuất hiện và có thể tác động đến mỗi thành phần cấu tạo nên tiền liệt tuyến. Hoặc là tác động đến phần tuyến  tạo nên u tuyến. Hoặc là lên phần cơ và sợi tạo nên u xơ. Tuy nhiên thường thấy hơn cả là bao gồm cả 2 yếu tố trên, tạo nên u xơ cơ tuyến.

Thông thường u xơ phát triển dưới dạng hai thuỳ bao bọc quanh phần đầu của niệu đạo. Đôi khi có dạng 3 thuỳ, 1 thùy giữa và 2 thuỳ bên. Hiếm gặp hơn là một thuỳ giữa đơn độc, phát triển lồi vào trong lòng bàng quang. Trong trường hợp này khó có thể cảm nhận được khi thăm trực tràng.
Cân nặng trung bình của u xơ tiền liệt tuyến là 30-40g, đôi khi có thể lên đến 150-200g hoặc hơn.
Hướng phát triển
Do phía dưới bị ngăn cản, nên u xơ chỉ có thể phát triển về phía vùng ít bị ngăn cản hơn, lên trên về phía cổ bàng quang. Trong tất cả các trường hợp, u xơ phát triển sẽ đẩy và chèn ép phần tiền liệt tuyến còn lại ra phía ngoại vi và chúng tách biệt nhau bởi một mặt phẳng bóc tách. Do vậy, người ta có thể bóc tách phần phì đại ra khỏi phần tuyến còn lại trong phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến.
Sinh lý bệnh
Do nằm ở vị trí đặc biệt trong hệ tiết niệu nên khi u xơ xuất hiện, có thể gây nên chèn ép cổ bàng quang và dần dần có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiết niệu.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là không có sự tương xứng giữa kích thước u xơ tiền liệt tuyến và sự xuất hiện các triệu chứng tắc nghẽn của hệ tiết niệu. U xơ tiền liệt tuyến có thể lớn thuỳ bên, tuy nhiên khi chưa đạt đến mức độ chèn ép, xoắn vặn và kéo dài niệu đạo sau hoặc chưa đạt đến mức chèn ép vào toàn bộ vùng này thì các triệu chứng có thể rất nhẹ và bệnh nhân có thể  bỏ quên. Ngược lại u xơ tiền liệt tuyến nhỏ nhưng lại  phát triển vào vùng trung tâm hoặc lấn vào vùng quanh niệu đạo tuyến thì các triệu chứng tắc nghẽn lại xuất hiện rõ và trầm trọng hơn.

U xơ tiền  liệt tuyến phát triển dẫn đến rối loạn cấu trúc và chức năng của cổ bàng quang, bàng quang - niệu đạo, hai niệu quản và thận. U xơ tiền liệt tuyến gây nên hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Do gây tắc nghẽn nên bàng quang sẽ tăng cường co bóp. Người ta chia sự đáp ứng của bàng quang thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn kích thích
Để thắng chướng ngại vật, cơ bàng quang bắt đầu tăng sản, các thớ cơ phì đại, chắc, tạo thành các bè. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị kích thích quá mức. Có thể có những cơn co thắt không kiềm chế được và do vậy có thể gây nên tình trạng đái không tự chủ rất  khẩn cấp.
Giai đoạn bù trừ
Trong giai đoạn này, thành bàng quang xuất hiện những hốc giữa các thớ cơ. Triệu chứng tiến triển phức tạp. Bệnh nhân thường ở trong tình trạng do dự  lúc đi tiểu, cảm giác như luôn luôn cần thêm thời gian cho bàng quang co bóp  để thắng sức cản ở cổ bàng quang. Thêm vào đó, xuất hiện triệu chứng tia nước tiểu chậm dần ở cuối dòng, cách quãng và chảy nhỏ giọt sau khi đi tiểu.
Điều này xảy ra do cơ bàng  quang bắt đầu kiệt sức.
Giai đoạn mất bù
Có những thay đổi ở thành bàng quang. Từ các hốc nhỏ ở giai đoạn 2 trở thành các túi thừa ở thành bàng  quang. Cơ vùng tam giác bàng quang và chóp quanh niệu đạo bắt đầu phì đại. Điều này làm tăng sức cản quanh niệu đạo, tạo nên tình trạng hẹp tương đối và góp phần vào việc dẫn đến ứ nước niệu quản - thận 2 bên. Sự mất bù của bàng quang được biểu hiện bằng ứ trệ nước tiểu mãn tính trong bàng quang ở nhiều mức độ.

Có thể xuất hiện triệu chứng nước tiểu tràn kèm các triệu chứng nặng lên.
Đồng thời với sự mất bù của cơ bàng quang, tình trạng nước tiểu ứ đọng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho sỏi hình thành và suy thận có thể xảy ra.
Khi ứ nước niệu quản-thận 2 bên tăng lên thì tưới máu thận cũng như tốc độ lọc cầu thận giảm và suy thận sẽ càng tăng nếu có nhiễm khuẩn đi kèm. Cuối cùng bệnh nhân có thể có cao huyết áp, triệu chứng của ứ dịch và các biến chứng của tăng urê máu.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Hội chứng kích thích bàng quang
Buồn đi tiểu nhưng không nhịn được quá vài phút hoặc nhịn rất khó do bàng quang ức chế kém.
Tiểu nhiều lần lẫn cả ban ngày và ban đêm, nhất là về đêm  gây mất ngủ.
Hội chứng tắc nghẽn
Đi tiểu khó, phải rặn nhiều mới đi tiểu được, tia nước tiểu yếu và phải đi tiểu làm nhiều giai đoạn.
Có nước tiểu tồn đọng, có cảm giác đi tiểu chưa hết khi vừa đi tiểu xong.
Khoảng cách giữa hai lần đi tiểu ngắn.
Trong những năm gần đây, để đánh giá sự rối loạn tiểu tiện trong u xơ tiền liệt tuyến, có nhiều thang điểm đưa ra, trong đó thang điểm  IPSS (International Prostatic Sympxom Score) được nhiều tác giả đề cập hơn. Dựa vào thang điểm này, người ta có thể có được một sự đánh giá thích hợp hơn  cũng như định hướng điều trị các bệnh nhân có hội chứng tiền liệt tuyến.

Triệu chứng khi có biến chứng
Bí tiểu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, thường xảy ra ở giai đoạn 2. Bí tiểu có thể xảy ra sau một thời gian dài rối loạn tiểu tiện và đi tiểu nhiều lần kèm theo tình trạng tăng lên các rối loạn tiểu tiện, nhưng cũng có khi khởi phát đột ngột sau một thời gian tiềm ẩn lâu dài.
Đi tiểu không tự chủ, nước tiểu tràn thường xảy ra ở giai đoạn 3.
Đi tiểu có máu, ít gặp hơn, thường ở đầu bãi, nhưng cũng có khi nhiều và có cả cục máu đông.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn như viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, hoặc biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn hệ tiết niệu thường là nguyên nhân làm bệnh nhân đến khám bệnh.
Sỏi bàng quang hoặc túi thừa.

Suy thận thường biểu hiện bằng những rối loạn toàn thân hơn là những rối  loạn tiểu tiện và có thể ngay từ lần đầu tiên khi đến khám bệnh đã có biểu hiện suy thận.
Triệu chứng thực thể
Trước tiên cần đánh giá tình trạng đi tiểu của bệnh nhân. Điều này cho phép đánh giá được ít nhiều mức độ khó khăn của sự đi tiểu và các hình thái rối loạn.
Thăm trực tràng: Là động tác cơ bản không thể  thiếu. Thăm trực tràng sẽ thấy tiền liệt tuyến tăng thể tích, tạo nên một khối lồi vào trong lòng  trực tràng, to đều hơi tròn, mật độ chắc, đàn hồi, không đau, còn rãnh giữa và có ranh giới rõ ràng.
Tuy nhiên trong thực tế, thăm trực tràng không phải luôn luôn cho kết luận  dương tính. Hoặc vì ở những bệnh nhân béo phì, tiền liệt tuyến lên cao cho nên đầu ngón tay không với tới được. Hoặc trong những trường hợp u xơ ở vị trí kín đáo hơn,  có thể ở hình thái dạng nhân, thì cũng khó có thể phát  hiện được. Và trong những trường hợp này chẩn đoán phân biệt với ung thư tiền liệt tuyến là điều bắt buộc. Hoặc do tiền liệt tuyến ít to hoặc phát triển  vào lòng bàng  quang thì cũng không dễ cảm nhận được bằng thăm trực tràng.
Thăm khám hệ tiết niệu  sinh dục: Có thể phát hiện được thận to, cầu bàng  quang, các điểm đau niệu quản.
Khám toàn thân: Ngoài ra cũng cần phải thăm khám các bộ phận khác như tim mạch, tiêu hoá.
Triệu chứng cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng cho phép chẩn đoán chính xác u xơ tiền liệt tuyến cũng như để  đánh giá các hậu quả trên hệ  tiết niệu do u xơ gây nên và góp phần trong việc đề ra phương án điều trị.
Siêu âm
Là một xét nghiệm tương đối có giá trị và dễ thực hiện. Siêu âm cho phép đo các đường kính khác nhau của tiền liệt tuyến, sự phì đại của thành bàng  quang trước và sau khi đi tiểu, tính được kích thước của u xơ. Siêu âm giúp đo thể tích cặn bàng quang. Ngoài ra siêu âm  phát hiện được các  biến  chứng kèm theo như sỏi, túi thừa, u bàng quang, thận và niệu quản giãn do ứ nước.
X quang
Chụp hệ tiết niệu không cản quang có thể thấy sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, thận.
Chụp hệ tiết niệu có chuẩn bị (UIV) thấy được thay đổi bất thường về cấu trúc giải phẫu của đường tiết niệu do u xơ tiền liệt tuyến gây ra. Trên phim cho phép thấy được mức độ lồi vào trong lòng bàng quang của u xơ, đồng thời đánh giá được chức năng của 2 thận cũng như tình trạng hệ tiết niệu trong một số trường hợp phức tạp  như sỏi,  túi thừa, dị tật  kèm theo...Hình ảnh điển hình có thể thấy là niệu quản giãn hình móc câu.
Định  lượng PSA (Prostate specific antigen) và PAP (Prostate acide phosphatase)
PSA và PAP tăng trong ung thư tiền liệt tuyến nên chúng được sử dụng để  chẩn đoán phân biệt giữa u xơ và ung thư tiền liệt tuyến.
Xét nghiệm vi khuẩn học
Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ.
Chụp niệu đạo ngược dòng
Cho phép phát hiện hẹp niệu đạo.
Có vị trí hạn chế trong chẩn đoán u xơ. Tuy nhiên, khi các dữ liệu thăm trực tràng và các kết quả đánh giá khác chưa cho phép đánh giá được thì soi có thể giúp phát hiện hoặc có biến dạng cổ bàng  quang, hoặc có thuỳ giữa hoặc sỏi mà trên X quang không thấy hoặc cho phép đánh giá tình trạng của bàng quang.
Các thăm dò niệu động học
  Đánh giá tình trạng tắc nghẽn bằng lưu lượng kế với điều kiện đi tiểu được  hoặc lượng nước tiểu khả dĩ. Có giá trị khi lưu lượng < 10ml/s cho một lần đi tiểu lớn hơn 250ml.
Đo thể tích cặn bàng quang: Sử dụng thông tiểu hoặc siêu âm để đánh giá. Nếu thể tích cặn bàng quang > 100ml, thường phải điều trị bằng ngoại khoa.

Sinh thiết
Có thể dùng kim dưới hướng dẫn của siêu âm, trong trường hợp cần để chẩn  đoán gián biệt với ung thư tiền liệt tuyến.
Scanner, chụp cộng hưởng từ hạt nhân
Ít được sử dụng.
Chẩn đoán phân biệt
Tuyến tiền liệt tuyến to lúc thăm trực tràng
Ung thư tiền liệt tuyến: Khám tiền liệt tuyến rắn hoặc nhân rắn không đồng nhất, không có ranh giới. Khi định lượng PSA cao, cần sinh thiết để chẩn  đoán.
Viêm tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến to và đau, đặc biệt dùng kháng sinh thì các  biến chứng giảm rõ rệt.
Tiến liệt tuyến không to
Hẹp niệu đạo hoặc xơ cứng cổ bàng quang: Cần soi bàng quang, chụp niệu đạo ngược dòng, chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang thì đi tiểu.
Không có chướng ngại vật: Cần thăm khám hệ thần kinh (bàng quang  thần kinh) xét nghiệm vi khuẩn (viêm bàng quang).
Tiến triển và biến chứng của u xơ tiền liệt tuyến
Tiến triển
Tiến triển của u xơ tiền liệt tuyến được nhấn mạnh do sự tăng dần các triệu chứng kích thích và tắc nghẽn.
Nếu những u xơ có dấu hiệu lâm sàng tăng dần thì chứng tỏ u xơ đã tồn tại  từ lâu hoặc đã được cơ thể dung nạp. Ngược lại những trường hợp khác có thể tiến triển nặng lên. Giữa những trường hợp trên có thể  có mức độ trung bình, trong các trường hợp này cần phải thăm khám kỹ.
Sự rối loạn vận mạch khởi động các recepxor alpha của u xơ và vỏ của tiền liệt tuyến đã đóng một vai trò quan trọng trong sự  tiến triển này.
U xơ không thoái biến thành ung thư tiền liệt tuyến, ung thư sẽ phát triển ở phần ngoại vi của  tiền liệt tuyến. Ung thư và u xơ tiền liệt tuyến có thể cùng song song tồn tại.
Biến chứng
Tiến triển của u xơ tiền liệt tuyến có thể dẫn đến biến chứng.
Tắc nghẽn: Có thể cấp hoặc mãn tính. Chẩn đoán rõ ràng khi  thăm khám có cầu bàng quang.
Cần phân biệt với các trường hợp tắc nghẽn do nguyên nhân khác như hẹp niệu đạo, sỏi, bàng quang thần kinh, túi thừa sau bên bàng quang.
Nhiễm  khuẩn ngược dòng: Dẫn đến viêm tiền liệt tuyến, biểu hiện bằng tình trạng ứ đọng bàng quang, sốt. Viêm tinh hoàn, nhiễm khuẩn toàn bộ hệ tiết niệu có thể xảy ra.
Chảy máu.
Sỏi bàng quang.
Suy thận.
Các phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị.  Tuỳ vào giai đoạn phát triển của u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng mà lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa
Chỉ định
Được chỉ định khi u xơ tiền liệt tuyến chưa gây biến chứng. Việc điều trị dựa vào sử dụng thuốc và theo dõi  tiến triển của bệnh (Watchful waiting).
Các thuốc
Các thuốc nội tiết:
Các thuốc nội tiết được sử dụng bao gồm các loại.
Đối kháng Gn RH (Nafarelin, Leuprolide, Buserelin).
Kháng thụ thể androgen (Flutamide, Casodex, Zanoterone).
Ức chế 5 (Reductase (Finasteride, Epristeride).
Các thuốc từ progesteron megesterol acetat, hydroxy progesteron caproatt, mechogesteron, chlormadinin acetat, cyproteron acatat.
Thuốc kháng –adrenergic.
Các thuốc đang được sử dụng:
Alfuzosin                7-10mg/ngày.
Terazosin              5-10mg/ngày.
Doxazosin              2-8mg/ngày.
Tamsulosin           0,2-0,8mg/ngày.
Các thuốc khác:
Các thuốc chiết xuất từ cây cỏ.
Hiện nay nhiều loại cây khác nhau được sử dụng để chiết xuất các loại thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Một số được chiết xuất từ rễ, lá, hạt, một số được kết hợp bởi 2 hoặc nhiều cây khác nhau như Hydroxis rooperi (cỏ sao nam phi), Serenoa repens (cỏ  lùn châu mỹ),  Pygeum africanum (mận châu phi), Urtica clioica et urens (tầm na gai),  Secale cereale (phấn lúa mạch), Cucurbita pepo (hạt bí).
Các thuốc không phải chiết xuất từ cây cỏ:
Mepatricin (tên thương mại Ipertrofan) là một chất  polyen bán tổng  hợp được phân lập từ chủng Strepxomyces.
Điều trị ngoại khoa u xơ tiền liệt tuyến
Chỉ định
Được chỉ định khi u xơ đã gây biến chứng hoặc điều trị nội khoa thất bại. Có  nhiều phương pháp  nhưng chủ yếu là phẫu thuật mổ bóc u xơ tiền  liệt tuyến hoặc cắt đốt nội  soi qua niệu đạo.
Cắt đốt u xơ tiền liệt  tuyến nội soi qua niệu đạo
Phương pháp này đến nay vẫn được xem là ”tiêu chuẩn vàng” trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến và đang được áp dụng rộng rãi chẩn đoán. Đối với u xơ tiền liệt tuyến giai đoạn II, u xơ 60-70g. Một  số tác giả đề nghị chỉ nên áp dụng khi u xơ < 50g.

Sử dụng dụng cụ cắt đốt nội soi  24-26F. Dịch rửa được đưa vào liên tục qua dụng cụ vào bàng quang và thoát ra qua một lỗ chọc trocar trên xương mu trong trường hợp dụng cụ cắt đốt một dòng chảy. Trong trường hợp dụng cụ hai dòng chảy thì nước có thể đi vào bàng quang và ra ngoài đồng thời.
Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng hoặc mê toàn thân. Qua dụng cụ nội soi, cắt đốt u xơ tiền liệt tuyến bằng lưỡi dao điện cho đến lớp vỏ. Sau mổ bệnh nhân được đặt sonde tiểu, tiến hành rửa bàng quang liên tục bằng nước muối sinh lý cho đến lúc nước trong. Sonde niệu đạo có thể được rút bỏ vào ngày 3-5 tùy vào nước tiểu có máu hay không.
Các biến chứng có thể xảy ra:
Thương tổn vỏ tiền liệt tuyến  và thủng
Thương tổn lỗ niệu quản.
Thương tổn cơ thắt ngoài dẫn đến đái không tự chủ.
Chảy máu: Là biến chứng hay xảy ra và đáng sợ nhất. U xơ càng to thì biến chứng này càng dễ xảy ra.

Hội chứng nội soi: Hiếm gặp, khoảng 2%. Do dòng nước rửa đi vào chỗ mở xoang tĩnh mạch của vỏ tiền liệt tuyến đưa vào cơ thể làm pha loãng máu. Dung dịch rửa càng nhược trương, thời gian phẫu thuật càng dài thì biến chứng này càng dễ xảy ra.
Viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn     1,2 - 4,8%
Hẹp niệu đạo                                 3 - 10%
Bất lực                                           3,5 - 4%.
Nguyên nhân có thể là do thương tổn thần kinh vật hang ở vỏ tiền liệt tuyến.
Áp xe quanh bàng quang: Hiếm gặp, xảy ra sau thủng vỏ tiền liệt tuyến có  kèm chảy nước tiểu ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp: Bệnh nhân không có đường mổ, cảm giác về mặt tâm lý, thẩm mỹ  tốt. Hậu phẫu nhẹ nhàng do ít đau, nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.
Phẫu thuật mở
Chỉ định: Với u xơ có kích thước > 70g  (Có  tác giả đề nghị > 50g.) hoặc có biến chứng sỏi bàng quang hoặc túi thừa bàng quang.
Kỹ thuật: Có hai đường chính để bóc u xơ.
Phẫu thuật theo đường sau xương mu (Millin).
Phẫu thuật qua bàng quang (Hrynstchak).
Phương pháp phẫu thuật qua đường bàng quang hiện nay tỏ ra được sử dụng nhiều nhất.
Trong phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến, kỹ thuật cầm máu đóng một vai trò  rất quan trọng. Trong thực tế đã có nhiều phương pháp cầm máu khác nhau được sử dụng như nhét gạc vào lô tuyến cầm máu tạm thời (Freyer); khâu cổ bàng quang bằng mũi chỉ tiêu hình túi. Khâu cổ bàng quang bằng một sợi chỉ nilon, đưa hai đầu ra ngoài để sau đó sợi chỉ này được rút bỏ (Denis).
Biến chứng:
Chảy máu.
Nhiễm khuẩn.
Hẹp cổ bàng quang.

Đái không tự chủ.
Phóng tinh ngược dòng.
Cắt u xơ tiền liệt tuyến bằng laser
Laser được sử dụng trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến  từ năm 1986. Có 4 loại laser được sử dụng để điều  trị u xơ tiền liệt tuyến:
Nd:  YAG.
Holmium: YAG.
KTP:  YAG.
Diode.
Năng lượng được dẫn bằng sợi và có thể được thay đổi để cho phép cầm máu hoặc làm bốc hơi một ít và tùy thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ từ 60-650C để có hiệu quả thương tổn và thường xuyên. Việc làm bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ > 1000C và làm mô bị mất nước. Ngoài ra người ta sử dụng laser để đốt vào tổ chức kẽ của u xơ tiền liệt tuyến. Sử dụng các sợi dẫn năng lượng đưa sâu vào trong tổ chức u xơ, sau đó đốt. Các thương tổn hoại tử đốt cầm  máu ở bên trong u xơ tiền liệt tuyến sẽ tạo nên tình trạng teo và thoái hóa thứ phát thùy của u xơ.
Làm bốc hơi nước (vaporisation) trong u xơ tiền liệt tuyến
Phương pháp này được áp dụng trong ngành tiết niệu năm 1994, từ đó ngày  nay được áp dụng rộng rãi hơn việc làm bốc hơi đơn thuần và được tạo nên khi năng lượng điện mạnh được tập trung vào lưỡi dao cắt sử dụng trong cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến qua niệu đạo. Vùng tiếp xúc mỏng của dao cắt sẽ làm bốc hơi nước mô ở nhát cắt của nó và lớp mô bên dưới cũng sẽ được tách rời ra khỏi u xơ. Lưỡi dao cắt này đồng thời cũng đốt bằng cách sử dụng dòng điện để đốt và tạo nên sự làm khô mô và cầm máu.
Làm  bốc hơi bằng điện u xơ tiền liệt tuyến là sự kết hợp hiệu quả của hai điều trên.
Ưu điểm của phương pháp:
Kỹ thuật tương tự kỹ thuật cắt đốt u xơ tiền liệt tuyến qua niệu đạo.
An toàn vì nguy cơ chảy máu và thủng rất thấp.
Chi phí thấp vì hầu như không cần phải rửa liên tục sau mổ.
Nhược điểm:
Áp dụng với u nhỏ (< 50g).
Thời gian phẫu thuật dài.
Không lấy được mảnh cắt để làm giải phẫu bệnh.
Điều trị bằng áp nhiệt
Điều trị bằng việc sử dụng nhiệt do vi sóng có bước sóng 915-1296 MHz phát ra từ một anten đặt bên trong niệu đạo. Sự phá hủy mô do tình  rạng hoại tử cầm máu gây nên bởi nhiệt ở vùng bị đông > 440C.
Lợi điểm của phương pháp này là có thể điều trị cho bệnh nhân ngoại trú.

Tiêu hủy u xơ tiền liệt tuyến bằng kim qua đường niệu đạo (TUNA)
Trong phương pháp này, năng lượng tần số sóng vô tuyến được sử dụng để tạo nên những thương tổn hoại tử bên trong tiền liệt tuyến ở nhiệt độ khoảng 1000C.
Điều trị được tiến hành thường không cần gây mê toàn thân cho nên có thể điều trị cho bệnh nhân ngoại trú.
Hệ thống TUNA bao gồm  một catheter TUNA nối  với một máy điều khiển tần số sóng ở mức độ thấp. Máy sẽ tạo ra một tần số sóng radio 490  kHz và gây hoại tử mô trong vòng 3-5 phút. Bộ điều khiển sẽ cắt nếu nhiệt độ trong niệu đạo vượt quá 460C nhằm bảo vệ niệu đạo khỏi bị tổn thương do nhiệt.
Thủ thuật được tiến hành như thủ thuật soi bàng quang với gây tê xylocain 2% niệu đạo, có thể kèm giảm đau bằng đường tĩnh mạch.
Catheter TUNA được đặt vào đúng vị trí tiền liệt tuyến dưới hướng dẫn của thấu kính. Kim được cắm vào tiền liệt tuyến dưới sự hướng dẫn và đo đạc  của  siêu âm. Kim nên được cắm > 6mm và bé hơn 1/2 đường kính của tiền liệt tuyến vì rằng người ta thấy thương tổn do nhiệt độ có thể xảy ra từ 5-6mm vượt ra ngoài, ngang qua kim được cắm vào tiền liệt tuyến.
Bảo vệ lớp niêm mạc là một đặc điểm chính trong thủ thuật này. Khi cả hai kim được cắm đầy đủ vào tiền liệt tuyến, năng lượng sóng được phát ra từ 2-5w trong 5 phút cho mỗi thương tổn. Số lượng các thương tổn tùy thuộc vào kích thước tiền liệt tuyến. Mỗi cặp thương tổn (vì có 2 kim) thường được  thực hiện cho mỗi 20g tiền liệt tuyến.
Thông thường bệnh nhân không cầm máu phải đặt sonde tiểu sau phẫu thuật.
Đặt ống nong niệu đạo tiền liệt tuyến
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã sử dụng ống nong niệu đạo trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Có nhiều loại ống nong khác nhau như ống nong tự tiêu, ống nong đặt tạm thời, ống nong đặt vĩnh viễn.
Ống nong được đặt vào niệu đạo tiền liệt tuyến với sự phối hợp vô cảm tại  chỗ nhằm mục đích giải quyết tình trạng tắc nghẽn dòng tiểu. Tuy nhiên phương pháp này cho đến nay áp dụng vẫn đang còn giới hạn.
Một số phương pháp khác
Sử dụng siêu âm tập  trung cường độ cao (HIFU: High Intensive Focused Ultrasound).
Điều trị bằng nhiệt từ nước nóng.
Điều trị bằng đông lạnh.
Những thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư tuyến tiền tiền liệt
Calories

Hãy chọn các loại thức ăn đậm đặc chất dinh dưỡng để nhận được nhiều lượng calo nhất. Nếu hấp thụ quá nhiều calo, lượng mỡ cơ thể gia tăng khiến trọng lượng cơ thể sẽ dư thừa. Khi đó, lượng mỡ cơ thể quá nhiều, đặc biệt là ở vùng bụng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate Cancer Foundation) cho biết: "Chất béo cơ thể tiết ra kích thích tố và protein chuyên làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và lão hóa". Do đó, để chống lại lượng mỡ dư thừa, công cụ tốt nhất chính là tập thể dục đều đặn hàng ngày và có mức tiêu thụ calo hợp lý.

Chất béo

Giảm hấp thu lượng chất béo và nên chọn chất béo chưa bão hòa hơn là chất béo bão hòa. Trong một nghiên cứu năm năm gần đây, bác sĩ Neal Bernard thuộc Tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt (Prostate Cancer Foundation) báo cáo: Những người thường hấp thu phần lớn chất béo bão hòa sẽ có nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt cao gấp ba lần.

Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều trong thịt, các sản phẩm từ sữa và bơ. Chất béo chưa bão hòa rất phổ biến trong cá, các loại đậu, hạt và các loại dầu. Chế biến khẩu phần ăn của bạn với dầu ăn thay vì bơ là một cách đơn giản để giảm lượng chất béo bão hòa bạn hấp thụ và giúp bảo vệ tuyến tiền liệt khỏi những viêm nhiễm gây hại.

Carbohydrates

Bạn nên tăng tiêu thụ các chất bột đường phức tạp và giảm tiêu thụ các loại đường đơn giản. Chất bột đường phức tạp được tìm thấy trong trái cây và rau quả, có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp, ngoài ra còn chứa chất chống oxy hóa và chất phytochemical kháng bệnh.

Theo Tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt (The Prostate Cancer Foundation): "Bạn càng ăn nhiều các loại đường được chế biến, thì mức độ insulin của bạn sẽ càng cao hơn, và khả năng ung thư tuyến tiền liệt của bạn cũng phát triển mạnh hơn". Thay vì các món ăn vặt, hãy chọn loại trái cây và rau quả có lợi cho sức khỏe để bảo vệ chính mình trước những căn bệnh có liên quan đến tuyến tiền liệt.

Protein

Các loại thực phẩm nhiều đạm và ít béo là lựa chọn tốt nhất cho nguồn tiêu thụ chất đạm của bạn. Hãy cung cấp các nguồn protein chất lượng cao cho bản thân để giúp bạn ngăn ngừa và quản lý các vấn đề sức khỏe tuyến tiền liệt. Các loại thịt như nai, thỏ, hươu và trâu được xem là nguồn chất đạm có ít mỡ béo.
Rượu vang
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học UAB ở Birmingham (Albama, Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và kết quả cho thấy rượu vang có tác dụng giảm 87% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Những thực phẩm chữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Súp lơ xanh và bông cải xanh
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, ăn súp lơ hoặc bông cải xanh mỗi tuần 1 lần sẽ giúp nam giới giảm 52% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn.
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết về mối liên hệ giữa việc ăn rau quả và việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng chưa có ai tập trung vào 2 loại là bông cải xanh (broccoli) và súp lơ (cauliflower), cũng như tác dụng của chúng trong việc ngăn chặn dạng nguy hiểm nhất của bệnh, đó là ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn.
Được thực hiện đối với 1.300 người, nghiên cứu này cho thấy bông cải xanh và tốt hơn bất cứ loại rau quả nào khác trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các khối ung thư xâm lấn ở tuyến tiền liệt. Hai loại rau này đã từng được biết là có chứa các chất chống ung thư.
Một cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Curtin thực hiện cho thấy ăn những lọai trái cây màu vàng, da cam và đỏ như cà chua, dưa hấu và rau như ớt, bí đỏ và rau bina có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt tới 50%.
Nấm linh chi
Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi – một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y ở Trung Quốc (và Việt Nam) – có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u ở bộ phận này.
“Chúng tôi biết rằng loài nấm này có thể cản trở sự phát triển của khối u bằng cách tác động lên hệ miễn dịch. Nhưng các thử nghiệm trong ống nghiệm mà chúng tôi đã làm cho thấy nó trực tiếp tấn công vào tế bào ung thư”, trưởng nhóm nghiên cứu Ben Zion Zaidman nói.
Hạt dẻ Brazil

Trong số các loại hạt có vỏ cứng, hạt dẻ Brazil đặc biệt giàu selen, loại khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Chỉ 30g (khoảng một vốc tay) hạt dẻ Brazil chứa lượng selen gấp 10 lần khẩu phần khuyến nghị hằng ngày. Nghiên cứu đã cho thấy selen có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Loại hạt này còn cung cấp nhiều kẽm, một chất khoáng khác có vai trò quan trọng trong việc giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Ngoài ra, hạt dẻ Brazil chứa tất cả các a xít amin cần thiết và cũng là nguồn cung cấp magiê và thiamin đáng nể. Hàm lượng chất béo no cao (25%) cho thấy chỉ nên hạn chế ăn khoảng vài vốc hạt dẻ mỗi tuần, nhưng xét theo lượng dinh dưỡng mà loại hạt này mang lại thì từng ấy cũng là quá đủ để thúc đẩy sức khỏe của tuyên tiền liệt.
2. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Là thành viên thuộc họ Cải, cùng nhóm với súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và nhiều loại rau khác, súp lơ xanh chứa nhiều những dưỡng chất thực vật có tên là sulforaphane và indoles, cả hai đều có những đặc tính chống ung thư.

Sulforaphane làm tăng hoạt động của các enzym giải độc của cơ thể, giúp đào thải nhanh chóng các chất gây ung thư. Một nghiên cứu đã cho thấy indole-3-carbinol, chất có mặt trong súp lơ xanh và các loại rau khác thuộc họ Cải, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến và ức chế sản sinh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), một chất chỉ báo ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ăn súp lơ xanh hơn một lần mỗi tuần có thể làm giảm 45% khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III và IV. Cách tốt nhất để thương thức loại rau này là hấp hoặc xào nhanh không quá 5 phút, vì nếu bị nấu quá lâu, khả năng chống ung thư của các dưỡng chất thực vật có thể bị phá hủy.
3. Ớt
 Ớt

Ớt cay, tên khoa học là Capsicum annuum, là một gia vị rất tốt cho tuyến tiền liệt. Ớt có vị cay do chứa hàm lượng cao chất capsaicin. Không chỉ được biết đến rộng rãi với khả năng làm dịu đau, nghiên cứu còn cho thấy capsaicin có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Cụ thể, capsaicin đã chứng tỏ khả năng bắt tế bào ung thư tuyến tiền liệt “tự sát” trong một quá trình được gọi là “chết tế bào theo chương trình”. Capsaicin tấn công các ti lạp thể, là những nhà máy sản xuất năng lượng cho tế bào ung thư và làm tế bào ung thư chết đi mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Cùng với khả năng chống ung thư, capsaicin còn có lợi cho tim mạch vì nó có khả năng chống ô xi hóa, chống lại các gốc tự do có thể gây xơ vữa mạch máu. Một số lợi ích khác gốm ngăn ngừa vết loét, làm thông mũi khi bị nghẹt mũi do xung huyết và giảm tổn thương tế bào có thể dẫn tới biến chứng trong bệnh tiểu đường.
4. Trà xanh
Trà xanh

Công dụng chữa bệnh của trà xanh nằm ở cho những hợp chất chống ô xi hóa có tên là các catechin, một nhóm polyphenol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và vi rút, tăng cường miễn dịch và chống lại nhiều dạng ung thư, kể cả ung thư tiền liệt tuyến. Mặc dù có nhiều dạng catechin khác nhau, song epigallocatechin gallat, hay EGCG, được xác định là loại có công hiệu mạnh nhất.

Nghiên cứu đã cho thấy các polyphenol của trà xanh, chủ yếu là EGCG, có thể giảm đáng kể nồng động PSA và hai chỉ báo sinh học khác của ung thư tuyến tiền liệt là yếu tố tăng trưởng tế bào gan và yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu. Catechin trà xanh cũng rất có lợi cho những người bị tổn thương tiền ung thư ở tuyến tiền liệt, còn gọi là tân sản nội biểu mô (PIN), một tình trạng báo hiệu nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt. Những nam giới bị PIN uống catechin hằng ngày có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn đáng kể và cũng giảm nguy cơ các triệu chứng ở đường tiết niệu dưới, khiến catechin rất có ích trong điều trị triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt.

Nghiên cứu cũng chứng tỏ những người uống ít nhất 3 cốc trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Những hợp chất trong trà xanh cản trở hoạt động của một enzym đóng vai trò khởi động ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư “tự sát”. Catechin cũng sửa chữa AND bị “hư hại” có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư, và kĩm hãm hoạt động của enzym COX-2 tham gia trong quá trình phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.
5. Nấm
Nấm

Nấm ăn, nhất là các giống nấm châu Á, mang lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống ung thư. Một loại nấm quen thuộc với người châu Á có lịch sử lâu đời – hơn 6.000 năm – dùng để chữa bệnh là nấm hương (Lentinula edodes). Nấm hương có chứa chất lentinan, một loại beta-glucan, đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2009 cho thấy nấm hương ức chế sự lan rộng của khối u trên chuột được cấy tế bào ung thư đại tràng và ung thư vú của người.

Các loại nấm châu Á còn chứa một chất chống ô xi hóa mạnh là L-ergothionein. Nghiên cứu cho thấy ergothionein có hàm lượng cao trong nấm hương, nấm sò, nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm maitake. Sở trường của ergothionein là đặc tính chống ô xi hóa mạnh bảo vệ tế bào trong toàn cơ thể, bao gồm cả tuyến tiền liệt. Nghiên cứu của Trường Y Đại học Johns Hopkins, Mỹ gần đâu cho thấy ergothionein có tác dụng bảo vệ tế bào trước những tổn thương do độc tố và các chất khác gây ra.
6. Quả lựu
Quả lựu

Quả lựu gần đây đã trở thành đối tượng cho nhiều nghiên cứu khi các nhà khoa học tìm ra ngày càng nhiều lợi ích của loại trái cây đặc biệt này. Trái lựu rất giàu các chất chống ô xi hóa và dưỡng chất thực vật có tên là ellagitannin, đặc biệt tốt cho tuyến tiền liệt. thí nghiệm cho thấy chiết xuất từ quả lựu có thể làm chậm sự sinh sản của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và làm các tế bào này chết đi.

Ellagitannin còn được chứng minh khả năng cản trở sự phát triển các mạch máu mới rất cần thiết cho việc nuôi dưỡng khối u tuyến tiền liệt. Tại Trường Đại học California, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng nước ép lựu làm chậm đáng kể tiến tireenr của ung thư tiền liệt tuyến ở người đã phẫu thuật hoặc tia xạ để điều trị ung thư nhưng nồng độ PSA cẫn tăng, chứng tỏ khả năng tái phát bệnh.
7. Cá hồi
Cá hồi

Các a xít béo omega-3 là chất dinh dưỡng quan trọng cho tuyến tiền liệt, và cá hồi rất giàu loại a xít này. Thịt cá hôi có màu từ đỏ đến hồng và da cam, và một số giống cá hồi có lượng omega-3 nhiều hơn những giống khác.

A xít béo omega-3 trong cá hồi có thể làm chậm tiến triển của ung thư tiền liệt tuyến ở những người đã bị bệnh, và giúp phòng ngừa ung thư ở những người khác. Ăn cá hồi ít nhất 1 lần mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn muộn ngay cả ở người có cơ địa di truyền dễ bị ung thư.

Một nghiên cứu của Anh công bố năm 2009 đã báo cáo rằng các a xít omega-3, đặc biệt là a xít eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA), hai loại omega-3 chủ yếu trong cá hồi, có tác dụng chống tạo mạch mạnh, đồng nghĩa với việc chúng có thể chống lại sự hình thành các mạch máu mới nuôi dưỡng khối u.
8. Cà chua
Cà chua

Cà chua là loại rau quen thuộc và cũng là nguồn lycopen ưu việt, một chất thuộc nhóm carotenoid, mang lại sắc tố vàng, da cam và đỏ cho thực vật. Lycopen là chất chống ô xi hóa mạnh và đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sức khỏe của tuyến tiền liệt.

Mặc dù cà chua sống giàu dinh dưỡng, song khả năng chống ô xi hóa của lycopen tăng lên khi được chế biến. Việc chế biến sẽ phá vỡ lớp màng tế bào của cà chua, giúp cho cơ thể dễ hấp thu lycopen. Do đó các loại sốt cà chua, súp cà chua và nước cà chua có tác dụng bảo vệ tuyến tiền liệt tốt hơn cà chua sống.

Nghiên cứu của Trường Đại học Bonn, Đức cho thấy chỉ một phần ăn cà chua hoặc sản phẩm từ cà chua mỗi ngày có thể bảo vệ chống lại những “hư hại” ở ADN thường khởi đầu cho sự phát triển của ung thư. Cà chua cũng rất tốt cho người bị u xơ tuyến tiền liệt và giữ cho PSA luôn ở mức thấp.
9. Nghệ
 Nghệ

Nghệ là loại cây lưu niên được trồng để lấy củ làm gia vị. Hoạt chất trong nghệ là curcumin, mang lại cho nghệ màu vàng và vị hơi đắng.

Theo truyền thống nghệ thường được dùng để chống viêm, trị cảm lạnh và hen. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra đặc tính chống ung thư của loại gia vị này. Một nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học bang New Jersey, Mỹ thấy rằng nghệ khi dùng đơn thuần và phối hợp với rau thuộc họ Cải (như súp lơ xanh, bắp cải) có tác dụng trong phòng và điều trị ung thư tiền liệt tuyến, giảm đáng kể sự phát triển của khối u.

Nghiên cứu năm 2009 của Trường Đại học Khoa học và Y tế Oregon đã báo cáo rằng curcumin “có tác dụng chống di căn ung thư từ xương sang tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác của Trường Đại học Columbia, Mỹ thì thấy rằng nghệ có khả năng bắt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt “chết theo chương trình”.

Kết luận: Tất cả các phương pháp hiện nay từ Tây Y đều không giải quyết triệt để của căn bênh này. Khi làm phẩu thuật cắt bỏ hay đốt đề chỉ giảm triệu chứng trong thời gian ngắn và không giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe của tuyến tiền liệt mà ngày càng yếu đi. Chưa kế trong phẩu thuật sẽ làm tổn hại đến tuyến tiền liệt và các dây thần kinh gần bộ phận phẩu thuật sẽ tổn thương và biến chứng sau phẩu thuật là không thể nói trước được. Tuyến tiền liệt là trái tím thứ hai của người đàn ông, đời sống sinh hoạt tình dục và chất lượng cuộc sống sẽ rất bi đát nếu áp dụng tây Y. Bác sỹ cũng không dám chắc sẽ giải quyết tốt tình trạng bệnh mà khi phẩu thuật bẹnh nhân là người chịu trách nhiệm cho quyết định và sức khỏe sau này. Nếu nói vậy thì thật sự bế tắt cho bệnh nhân bị u sơ tuyền liệt tuyến, nhưng đó là quan niệm cũ.
    Hiện nay đã có phương pháp mới bằng phương pháp sinh học giúp bệnh nhân đẩy lùi u sơ tiền liệt tuyến và phục hồi chức năng này của bệnh nhân, giúp bệnh nhân vừa trị được cái gốc của bệnh vừa ngăn ngừa bệnh tái phát. Với phương pháp này bệnh nhân lấy lại sức khỏe toàn diện, đời sống tình dục cải thiện như ban đầu. Phương pháp này không biến chứng, không đau đớn, không phẩu thuật, không lo trị hoài không hết bệnh. Chúng tôi cam kết hoàn tiền cho bệnh nhân nếu không hết bệnh. Cơ hội tuyệt vời cho bệnh nhân nếu áp dụng phương pháp này. Cam kết hoàn tiền gấp 100 lần nếu không hết bệnh.
   Chúng tôi đạt được rất nhiều chứng nhận do người tiêu dùng, các tổ chức uy tin trong và ngoài nước trao tặng, bạn sẽ hài lòng và hạnh phúc khi đến với các dịch vụ chuyên về sức khỏe của chúng tôi. Một phương pháp tối ưu của thời đại mới.
Bạn mong muốn sống lâu sống khỏe thật sự hãy đến benhvienthongminh.com