http://www.benhvienthongminh.com
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu... Vì vậy, hãy ăn các thực phẩm giàu magiê dưới đây.
- Những hệ lụy cho sức khỏe khi cơ thể bị thiếu magie?
- Thiếu magiê gây bệnh gì?
Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Nó có tác dụng duy trì cơ bắp, ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, duy trì nhịp tim và xây dựng xương chắc khoẻ. Magiê cũng tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều magnesium thường gây ra tiêu chảy do cơ thể cố gắng để bài tiết lượng magie bị thừa. Lượng magiê mà mỗi người trường thành khỏe mạnh cần bổ sung là 400mg/ngày.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu hàm lượng magiê. Bạn có thể tham khảo để bổ sung chất dinh dưỡng này tốt nhất cho cơ thể.
1. Gạo, lúa mì, và yến mạch
Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magiê tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magiê (chiếm 195% lượng magiê cơ thể bạn cần mỗi ngày), trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magiê và 100gr yến mạch chứa 235mg magiê.
Ảnh minh họa
2. Các loại thảo mộc khô
Các loại thảo mộc khô cũng chứa các vitamin và có tác dụng tăng cường sức khỏe tốt. Trong đó, rau mùi khô chứa nhiều magiê nhất, 100gr rau mùi có chứa 694mg. Ngoài rau mùi, hẹ, bạc hà, sage, basil... khô cũng chứa khá nhiều magiê.
3. Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu
100gr hạt bí đao hoặc bí ngô có chứa 535mg magiê, còn 100gr hạt dưa hấu cung cấp 515mg. Do vậy, bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này nhé.
4. Bột ca cao và sôcôla đen
Cả hai loại thực phẩm này ngày càng được đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe. 100gr bột ca cao cung cấp 499mg magiê và 100gr bột sôcôla đen cung cấp 327mg.
5. Hạt lanh, hạt mè, và bơ mè (Tahini)
Dầu hạt lanh và hạt vừng được coi là tốt cho tim. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp magiê rất phong phú. Hạt lanh cung cấp 392mg magiê trong mỗi 100gr hạt lanh. 100gr hạt mè có chứa 351gr magiê và 100gr bơ mè cung cấp 362mg magiê.
6. Hạt hướng dương
Ai cũng biết rằng, hạt hướng dương là thực phẩm hàng đầu về lượng vitamin E. Thế nhưng, hạt hướng dương cũng chứa rất nhiều thiamin và magiê. 100mr hạt hướng dương cung cấp 325mg magiê, chiếm 81% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.
7. Hạt hạnh nhân và hạt điều
Các loại hạt này có thể bổ sung cho món salad và súp để được các món ăn nhẹ. Hạnh nhân cung cấp 286mg cho mỗi 100gr và hạt điều cung cấp 273mg trong mỗi 100gr.
8. Đậu nành rang khô
Đậu nành rang khô có thể trở thành bữa ăn nhẹ khi kết hợp với xà lách. Cứ 100gr đậu nành rang khô có chứa 228mg magiê, chiếm 57% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.
Ngoài ra, các loại thực phẩm sau đây cũng được coi là chứa nhiều magiê.
Các loại rau màu xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina - là nguồn magiê tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê. Các loại rau khác cũng có mức magiê cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây và atisô.
Trái cây: Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối và mơ khô. Một chén chuối luộc có khoảng 49mg magiê. Các loại trái cây giàu magiê khác là mận khô hoặc mận, xoài, dưa hấu ngọt và bưởi.
Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho...
Các loại đậu và hạt: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.
Tê tay chân, khó thở, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp là một vài biểu hiện khi bạn bị thiếu magie.
Những ai có nguy cơ bị thiếu magie?
Rất nhiều người đứng trước nguy cơ bị thiếu magie do các hoạt động hàng ngày làm tăng tiết mồ hôi nhưng cơ thể lại không được bù đắp kịp thời.
Hai đối tượng có nguy cơ thiếu magie cao nhất là phụ nữ mang thai và những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ”. Những người có bệnh lý tiểu đường, béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt nhiều magie. Ngoài ra, stress và thói quen uống bia rượu, cà phê, thói quen bỏ bữa, ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột cũng là những nguyên nhân gây sụt giảm magie.
Ảnh minh họa
Các hệ lụy của việc thiếu hụt magie
- Mệt mỏi: Các nghiên cứu ở Anh cho thấy, những người có triệu chứng uể oải, mệt mỏi thường bắt nguồn từ việc thiếu magie và chỉ cần cung cấp đủ magie cho cơ thể, cảm giác xuống sức sẽ nhanh chóng mất đi.
- Mất cân bằng hormone: Khi có kinh nguyệt cũng như khi mang thai, chị em thường có các dấu hiệu đau thắt lưng, đau bụng, mệt mỏi, cáu gắt, buồn nôn… Đó là do sự mất cân hormone trong cơ thể gây ra.
Việc bổ sung magie sẽ đẩy lùi những triệu chứng khó chịu này. Nhiều nghiên cứu của Mỹ còn cho thấy, phụ nữ có thai nếu bổ sung đủ magie thì sẽ tránh được cảm giác choáng váng, không bị nôn ói vào các buổi sáng.
- Dễ bị nứt, gẫy xương: Chúng ta vẫn cho rằng canxi đóng vai trò mấu chốt giúp xương và răng chắc khỏe, nhưng thực tế, vai trò của magie trong việc bảo vệ xương và răng là quan trọng tương đương với canxi. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu magie trong một thời gian dài sẽ khiến xương yếu và dễ nứt gẫy.
- Đau mỏi và tê cơ: Magie là một trong 4 khoáng chất thiết yếu giúp duy trì các hoạt động cơ bản của cơ thể con người, đồng thời giúp thư giãn cơ bắp. Khi bạn bị sụt giảm magie, một vài triệu chứng dễ nhận ra là tê lưỡi, tay chân rã rời, không có sức lực, khi tập thể thao hoặc làm việc thì dễ bị đau cơ.
- Mất ngủ: Nếu bạn cảm thấy rất khó ngủ, hoặc giấc ngủ không sâu, thường bị thức giấc lúc nửa đêm rất có thể bạn đang bị thiếu magie.
- Tim đập nhanh: Một trong những chức năng của magie là đảm bảo nhịp điệu hoạt động của cơ thể diễn ra đều đặn. Vì vậy, các nhà khoa học cho biết nếu cơ thể dự trữ một lượng magie quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu vô cớ do tim đập nhanh bất thường.
Theo SKGĐ
.
Theo SKGĐ
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét