Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Các thực phẩm kỵ và cần dùng cho người bệnh phổi

http://www.benhvienthongminh.com
A. Người bệnh phổi cần kiêng kỵ các loại thực phẩm sau:

Nhiều nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên hạn chế lượng calo và tăng cường các hoạt động thể chất. Bên cạnh đó là lời khuyên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và các thực phẩm không béo, hạn chế muối, đường, ngũ cốc tinh chế và những chất béo bão hòa.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm trên dù bổ dưỡng nhưng vẫn có thể
 làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, làm tăng đờm ho và thậm chí làm cho
 người bệnh cảm thấy khó thở.
Nếu các triệu chứng bệnh COPD trầm trọng hơn sau khi ăn những loại thực phẩm nhất định, người bệnh nên
 lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng của mình và những thực phẩm mà mình ăn.

1.     Hạn chế những thực phẩm làm tăng đờm và ho.

Hầu hết mọi người tin rằng việc tăng đờm và ho là hậu quả trưc tiếp của việc ăn quá nhiều bơ sữa. Mặc dù 
những thực phẩm như sữa, bơ và sữa chua có thể khiến đờm đặc hơn, nhưng chúng thường không làm tăng
 đờm hoặc ho nhiều hơn.


Người bệnh nên hạn chế ăn các món chiên rán  như khoai tây chiên. Ảnh : Internet

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một chế độ ăn nhiều muối, thịt, tinh bột lại là nguyên nhân
 gây nên hiện tượng đó. Trên thực tế, những người ăn nhiều thịt, tinh bột tinh chế và natri tăng nguy cơ ho dai
 dẳng gấp 1,43 lần so với những người chủ yếu ăn đậu và trái cây. Việc hạn chế những thực phẩm trên có thể 
giúp giảm các vấn đề mạn tính đường hô hấp như ho và đờm cùng với những biểu hiện liên quan tới COPD
Người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây :
-      Thịt lợn, cá, gà, những loại thịt có màu đỏ hoặc những thịt chế biến sẵn
-      Đồ ngọt và các món tráng miệng
-      Khoai tây chiên và các món ăn chiên khác
-      Các món mỳ, đặc biệt là những loại chứa mỳ trắng
-      Những thực phẩm chế biến sẵn.
-      Ngũ cốc tinh chế

2.     Loại bỏ những thực phẩm gây đầy hơi.



Bệnh nhân COPD nên hạn chế ăn các loại thực phẩm họ cải để tránh đầy hơi. Ảnh : baosuckhoe.org
Những loại rau họ cải tuy ngon và bổ dưỡng, nhưng chúng đồng thời là nguyên nhân gây ra đầy hơi và 
chướng bụng. Đối với những người mắc CODP, đầy hơi có thể làm tăng áp lực lên các cơ hoành, làm
 tình trạng khó thở trở nên nặng hơn. Hãy tìm những lựa chọn thay thế nếu người bệnh cảm thấy đầy hơi
 hoặc chướng bụng sau khi ăn những thực phẩm sau:
-      Bông cải xanh
-      Bắp cải
-      Cải xoăn
-      Bông cải
-      Giá đỗ Bruxen
-      Củ cải
-      Gà rán, chiên hay các loại thực phẩm dầu mỡ khác
-      Đồ uống có ga

3.      Hạn chế đồ ăn chứa Nitrat

Một nghiên cứu gần đây xuất bản trên “European Respiratory Journal” đã phát hiện ra rằng việc 
ăn một lượng lớn nitrat (chất được sử dụng để bảo quản thịt hộp) có thể làm trầm trọng các triệu
 chứng của COPD, thậm chí có thể gây nên cácđợt cấp và khiến bệnh nhân nhập viện. Những 
chất nitrat cũng làm trầm trọng các tiến triển của bệnh. Người bệnh nên ăn một lượng vừa phải 
và không nên ăn những thực phẩm chưa hàm lượng nitrat cao.


Thịt xông khói không có lợi cho sức khỏe người bệnh COPD. Ảnh : news.bacsi.com
Những đồ ăn chứa lượng lớn nitrat bao gồm:
-      Xúc xích
-      Thịt xông khói
-      Thịt nguôi hoặc những thực phẩm ăn trưa chế biến sẵn
-      Giăm bông

4.     Cảnh giác với những thực phẩm gây dị ứng.


Một số người- bao gồm những bệnh nhân COPD, dị ứng với những loại thực phẩm nhất định. Những 
thực phẩm này có liên quan tới sự trầm trọng của các triệu chứng hô hấp, bao gồm hokhó thởthở
 khò khè và co thắt phế quản.
Ảnh: Internet
Nếu các triệu chứng của người bệnh trở nên xấu đi sau khi ăn, nên cân nhắc xem mình có bị dị ứng
 với loại thực phẩm nào dưới đây không:
-      Trứng
-      Các loại hạt
-      Bột mỳ hoặc những loại ngũ cốc chứa gluten
-      Sữa
-      Đậu phộng
-      Hạt cây, như hạt dẻ, quả óc chó hoặc quả hồ đào
-      Đậu nành
-      Động vật giáp xác bao gồm cua, tôm, tôm hùm; động vật thân mềm như ốc, sò…


Một chế độ ăn cân bằng và bổ dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân COPD, nhất là 
cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh một chế 
độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên duy trì việc tập luyện thường xuyên và sử dụng các loại
 thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

B. Người bệnh phổi cần lưu ý những thực phẩm sau:

Ở người mắc bệnh phổi tăc nghẽn mãn tính (COPD), đặc biệt là các bệnh nhân
 giai đoạn bệnh nặng, thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các 
vitamin và các nguyên tố vi lượng.Vì vậy người bệnh cần được chăm sóc với
 chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn.
Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 70% số bệnh nhân mắc COPD có 
biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân
 gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân như quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn kém, tình
 trạng stress, lo lắng về bệnh tật, khó thở gây cản trở việc ăn, uống, hoặc do tác 
dụng phụ của các thuốc điều trị... Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất 
yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm 
khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng.
Các biện pháp đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
Đối với bệnh nhân mắc COPD, điều tất yếu trước hết phải đảm bảo đủ năng lượng cho 
các hoạt động thông thường cũng như hoạt động thở gắng sức của bệnh nhân.Thông
 thường ở bệnh nhân mắc COPD tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp 
gấp 5-10 lần người bình thường.Vì vậy nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho
 các bệnh nhân là 30 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ 
yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo. Nên ưu tiên đạm và chất béo cho bệnh
 nhân vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các bệnh 
nhân vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu).

                                                                                                   
  
Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng 
mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, 
hạn chế táo bón ở bệnh nhân COPD
                                                                                                                   ( Nguồn: Internet )

Thành phần ăn hằng ngày cụ thể gồm chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%. Sử dụng
 các chất béo có lợi cho bệnh nhân hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu 
còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn 
gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), 
các loại động vật có vú (lợn, bò...) và các loại nội tạng động vật. Đối với các chất béo 
có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...) không nên dùng quá 300mg/ngày.
Thường xuyên tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng như ăn các loại
 rau, củ, quả, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A,C,E (các vitamin này 
có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh
 tạo ra). Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng 
mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế 
táo bón ở bệnh nhân mắc COPD. Trung bình bệnh nhân mắc COPD cần lượng xơ
 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả). Theo một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho 
thấy, ăn súp lơ xanh rất có lợi cho bệnh nhân mắc COPD bởi súp lơ xanh có chất 
sulforapane hạn chế suy yếu gen NRF2 (Nuclear factor E2-related factor-2) - gen có 
tác dụng bảo vệ các tế bào phổi không bị tổn thương do khói, hóa chất độc hại gây nên.
Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim)
 bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng
 cho tim. Dùng các loại thảo dược có hàm lượng muối thấp để làm gia vị thay thế và 
không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).
Người bệnh cũng cần chú ý bổ sung lượng nước trong ngày (trung bình khoảng 2 - 3 lít)
 để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng.
Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh 
dưỡng. Tuy nhiên nếu bịnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung 
nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy thuốc.

                                                                          


                 Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện khạc đờm dễ dàng ở bệnh
 nhân mắc COPD
                                                                                                                                           
Về cách ăn uống hằng ngày, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no có thể 
gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai,
 tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ, trong khi ăn vẫn
 có thể cho bệnh nhân thở ôxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực 
từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa 
ăn. Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây 
sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Một vấn đề 
quan trọng không thể thiếu đó là lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị người
 bệnh, bố trí bàn ăn sạch sẽ, đẹp mắt cũng như tạo không khí vui vẻ, kích thích ăn uống.

PGS.TS.Tạ Bá Thắng - BS. Trương Thanh Tùng
Thu Hương biên soạn
Theo Copd.about

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét