Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

bảng tỉ lệ vàng giúp bạn xác định vóc dáng lý tưởng

http://www.benhvienthongminh.com
Cùng xem bạn có thật sự béo hay gầy như mình vẫn lầm tưởng không nhé!

Có phải mỗi khi bước lên cân bạn thường “nín thở” xem xem mình tăng hay giảm bao nhiêu kg? Thực chất việc bạn nặng bao nhiêu không quyết định tạng người béo hay gầy. Một cơ thể khỏe đẹp phải có được tỉ lệ cân đối giữa chiều cao và cân nặng, cũng như giữa các số đo ngực, eo… Thử check nhanh cách đo cơ thể sau để biết mình có đang sở hữu dáng vóc chuẩn không nhé!


“Tỉ lệ vàng” giữa cân nặng và chiều cao
Cách dễ nhất để xác định độ béo, gầy chính là tương quan giữa chiều cao và cân nặng. Không phải cứ càng nhẹ cân càng tốt, mà khối lượng cơ thể của bạn cũng phải tương ứng với chiều cao nữa.
Nếu bạn là nữ, hãy tham khảo bảng sau:





Nếu bạn là nam, hãy tham khảo bảng sau:





Thế nào là thân hình đồng hồ cát “đúng chuẩn”?
Đối với các bạn nữ, sở hữu 3 vòng “đâu ra đó” luôn là ước mơ và mục tiêu phấn đấu. Tuy nhiên, nếu bạn không có số đo 90-60-90 thì cũng đừng buồn nhé, vì ba vòng được xem là đẹp và cân đối khi có số đo phù hợp với khổ người của bạn cơ. Hãy đo chiều cao của chính mình và thử quy chiếu với công thức sau:




Theo Kenh14.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Bệnh suy nhược thần kinh


I. Suy nhược thần kinh là gì?:
Suy nhược thần kinh là trạng thái rối loạn thần kinh phổ biến nhất, chiếm đến 60 - 70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần do những áp lực ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại.
5 biểu hiện thường gặp:

Mất tập trung: Bạn tự hỏi sao lại có người không thể tập trung vào công việc hay việc nhà, tình trạng này kéo dài tới hơn 1 tuần, thậm chí họ mất một thời gian dài không thể tập trung vào một nhiệm vụ nào đó. Thực tế, đó là một trong những dấu hiệu của người đang bị suy nhược thần kinh.

Thay đổi trong chuyện ăn uống và cân nặng: Một dấu hiệu gián tiếp của sự bất ổn về tâm trạng là giảm cân hoặc tăng cân đột ngột mà không giải thích được nguyên nhân. Đó là do sự thay đổi trong chuyện ăn uống. Khi tâm trạng bất ổn, có người không muốn ăn uống gì nhưng có những người lại ăn rất nhiều, thoải mái như thể vô thức và không lo lắng đến chuyện cân nặng. Tất cả những người có những thay đổi như vậy đều cần đi kiểm tra sức khỏe và tâm lý.

Uống rượu hoặc hút thuốc nhiều hơn: Trong khi một số người "tập trung" vào việc ăn nhiều hơn thì một số người lại đối phó với bất ổn tâm trạng bằng cách thỏa thích lạm dụng chất cồn và chất kích thích (hút thuốc). Liên tục uống nhiều rượu và hút thuốc hàng ngày có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương tinh thần hiện tại và dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh nặng nề hơn.

Xu hướng cảm thấy bị cô lập: Khi đang chán nản, một người có thể có xu hướng "rút lui vào vỏ ốc" và muốn ở một mình, không muốn giao lưu, chuyện trò hay chia sẻ cùng ai. Điều này không tốt, vì cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè sẽ càng làm cho họ xa rời thực tế và tinh thần tồi tệ hơn. Lúc này, họ cần được hỗ trợ về mặt tâm lý để tránh bị suy nhược thần kinh quá mức.

Tự phá hoại bản thân: Gây ra bất kỳ thương tích nào cho chính mình là một dấu hiệu chứng tỏ rằng sức khỏe tâm thần của một người đang không ổn định. Đây chính là lúc họ cần được tư vấn và giúp đỡ. Bởi nếu không, họ sẽ càng cảm thấy bi quan hơn và không thể dừng việc tự hủy hoại bản thân.


Biểu hiện của suy nhược thần kinh

II. Stress là nguyên nhân thường gặp

Trong các nguyên nhân gây bệnh, căng thẳng (stress), nguyên nhân tâm lý quá mức làm mất cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế, hoặc làm đồng tăng thêm hoặc đồng giảm đi các quá trình này dẫn đến suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân thường dẫn đến căng thẳng quá mức như: cuộc sống khó khăn, mâu thuẫn gia đình kéo dài, thất bại trong học tập, công việc, cố gắng kiềm chế tình cảm quá mức để không thể hiện ra ngoài những ý nghĩ, mong muốn và tình cảm chân thực của bản thân… Tuy nhiên, đa phần người bệnh không nhận ra những dấu hiệu sớm của bệnh để được điều trị kịp thời.



Các dấu hiệu sớm thường là: nhanh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc, ăn kém ngon, ngủ không sâu giấc.Đến giai đoạn điển hình, người bệnh có các triệu chứng sau: Thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi, dai dẳng tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc một cố gắng tối thiểu về thể lực. Tự nhiên đau mỏi cơ bắp, khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả thấp; Kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì, bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc; Dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm; Đau đầu: đau âm ỉ lan tỏa toàn bộ đầu, có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng; Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt; Giảm trí nhớ:bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới; Rối loạn thần kinh thực vật như:hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh, khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.


Giai đoạn đã chuyển biến nặng

 Suy nhược thần kinh hay còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Một bệnh lí ảnh hưởng khá nhiều về mặt tâm lý của con người. Biểu hiện rất đa dạng, đó là những căng thẳng tâm lý cấp tính hay mạn tính như: những tổn thất về người và của đột ngột, những mâu thuẫn kéo dài trong gia đình và trong công tác hoặc lao động trí óc căng thẳng kéo dài, tham vọng không thành….

Nguyên nhân gây bệnh
·         Chấn thương sọ não
·         Vữa xơ động mạch não
·         Thiểu năng tuần hoàn não
·         Bệnh lý dạ dày tá tràng
·         Tăng huyết áp (Bệnh cao huyết áp )
      Bệnh nội tiết (đái tháo đường, Basedow…) và sau một số bệnh nhiễm khuẩn…
·         Căng thẳng tâm lý: mất người thân, làm việc quá sức
Y học gọi triệu chứng này là tâm căn suy nhược, liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, nghi ngờ mình có bệnh, mất ngủ …
Suy nhược thần kinh có phải là “bệnh tâm thần” không?
Khái niệm suy nhược thần kinh là thuộc về bệnh tâm thần, y học quy về bệnh học tâm thần, là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Tuy nhiên, những triệu chứng của suy nhựơc thần kinh nói trên hoàn toàn không đủ để gọi là bệnh, hoặc gọi là “bệnh tâm thần” thì laị càng không thoả đáng, nên gọi đây là những “trở ngại tinh thần”.


Nguyên nhân của tất cả các biểu hiện trên đây là do áp lực tinh thần, cho nên phải bắt tay vào giải quyết vấn đề tinh thần trước, có nghĩa là muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý, trên khía cạnh tinh thần. Bác sĩ khoa tâm thần hiểu rõ bản chất bệnh của họ; vì thế người bị suy nhược thần kinh cho dù có triệu chứng thân thể loại nào, nên đến khoa tâm thần để chẩn đoán và điều trị là hợp lý nhất.
Phương pháp điều trị:
III.  Điều trị tận gốc bằng thảo dược:
Bệnh này nếu muốn chữa thành công tốt nhất không uống thuốc tây, vì có nhiều tác hại do hóa chất từ thuốc kèm theo lờn thuốc bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn rất khó chữa tận gốc.
Phương pháp tốt nhất là cây cỏ thảo dược thiên nhiên không hóa chất, kèm theo là sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, gia đình và thầy thuốc.
·         Phối hợp nhiều phương pháp điều trị, kết hợp dùng thuốc với tập luyện thư giãn, tránh các sang chấn tâm lý
·         Không thể áp dụng tất cả phương pháp điều trị ở bệnh nhân này cho bệnh nhân khác.
·         Cần tìm hiểu rõ căn nguyên gây suy nhược. Đó có thể là một bệnh lý nội khoa(tác động từ bên trong cơ thể và suy nghĩ), ngoại khoa( tác động từ bên ngoài môi trường sống), nhiễm khuẩn… hoặc căn nguyên tâm lý để có phương pháp điều trị cho phù hợp.
·         Tốt nhất là nên đến bệnh viện thông minh.com để được điều trị tận gốc và hiệu quả bằng cây cỏ thảo dược quý hiếm kết hợp từ nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh về thần kinh rất khó chữa, nếu để lâu bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ dẫn đến điên loạn, mất kiểm soát hành vi, suy nghĩ làm nên những việc gây nghiệp xấu và mất trí nhớ. Chúng tôi cam kết hoàn trả tiền 100% nếu trị bệnh không có kết quả. Ngoài ra còn có phương pháp gần như miễn phí.
·          

   IV. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý:

Liệu pháp tâm lý là: Thiền, yoga, tìm nơi yên tĩnh cảm thấy sản khoái tinh thần, tu đạo, học giáo pháp nhà Phật, ăn theo phương pháp ohsawa....
Liệu pháp tâm lý là phương pháp cơ bản trong điều trị bệnh cảnh này, nếu bệnh nhẹ mà ta có ý thức thì tự điều chỉnh bằng phương pháp này cũng cải thiện nhiều và rất tốt, vừa tiết kiệm chi phí nếu dùng thêm thuốc đông y sẽ làm tăng khả năng gắn kết bạn bè gia đình, bệnh mau hết hơn. Thuốc men cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm dứt các triệu chứng lâm sàng như: nhức đầu, mất ngủ, giảm mệt mỏi, suy yếu tình dục, ám ảnh, trầm cảm... Vấn đề sử dụng thuốc là của bác sỹ, bạn nên tuân thủ đúng theo toa thuốc hoặc có thể sử dụng các loại hoạt huyết dưỡng não được tổng hợp từ thảo dược có tác dụng tăng cường máu lên não như Hoạt huyết Cerecaps,.v.v... Ngoài ra, cũng nên lưu ý những điều sau:

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ là một trong những cách làm cho tinh thần phấn chấn, nhưng phải ngủ như thế nào để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh? Ngủ tối, khi ngủ phải tắt hết đèn. Từ thập niên 1950, người ta đã biết tính an thần của melatonin và ngày nay nhắc đến rất nhiều như là thuốc “trường sinh”. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng trong não, có công thức hóa học là N-acetyl-5- methoxytryptamine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy, chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.

Giải trí: Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, do đó người bệnh phải có một tinh thần thoải mái. Bằng cách lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Đơn giản hơn, người bệnh có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.

Vận động thường xuyên: Mỗi buổi sáng nên đi bộ bước đều lúc nhanh, lúc chậm khoảng 45 phút. Hoặc có thể tập tại chỗ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền, Bát đoạn cẩm…) thời gian 15 phút. Có sở thích môn thể thao nào thì chơi môn thể thao đó vừa sức và phù hợp theo lứa tuổi.

Chế độ ăn uống hợp lý:
Phương pháp điều trị cho những căng thẳng và sự mất cân bằng hóa học có thể dẫn đến suy nhược thần kinh bao gồm: thay đổi lối sống, bao gồm cả những biện pháp thư giãn, loại bỏ một số chất như cafein từ chế độ ăn uống của bạn, và ngủ theo lịch trình; thuốc, như thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm, mất cân bằng hóa học để giải quyết; liệu pháp như nói chuyện, nhận thức hay liệu pháp hành vi.

Ngoài việc tuân theo kế hoạch điều trị được theo dõi bởi bác sĩ hoặc phát triển bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của suy nhược thần kinh của bạn bằng cách:

•    Tránh cà phê, rượu và ma túy
•    Tìm kiếm các tư vấn để kiểm soát căng thẳng
•    Tập thể dục thường xuyên
•    Thực hành kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp
•    Ngủ thường xuyên
•    Trị liệu bổ sung

Một số phương pháp điều trị bổ sung có thể giúp một số người để đối phó tốt hơn với suy nhược thần kinh. Những phương pháp điều trị, đôi khi được gọi là liệu pháp thay thế, được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị y học cổ truyền. Trị liệu bổ sung không có nghĩa là để thay thế cho chăm sóc y tế truyền thống.
Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng các chất bổ sung dinh dưỡng hoặc vi lượng đồng căn (không cần toa) để họ có biện pháp khắc phục những tương tác với các liệu pháp y tế theo quy định.


V. Trị liệu bổ sung bệnh suy nhược thần kinh có thể bao gồm:

•    Châm cứu
•    Massage trị liệu
•    Bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn, thuốc thảo mộc, đồ uống trà, và các sản phẩm tương tự
•    Yoga

Những loại thực phẩm để ăn để ngăn chặn suy nhược thần kinh?
Trong chế độ ăn uống trên các bệnh suy nhược thần kinh đã giúp, ngoài ra cần tìm đên các thức ăn thông thường khác để hỗ trợ trong điều trị suy nhược thần kinh,vậy ăn gì đây?
A. Ăn

Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói.

Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.

Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói.


Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.

Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói

Có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid. Có các vitamin A, E, C…quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu lá cryptoxanthin 48%, carotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13%, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.

B. Uống

Chè tươi: 100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ -    chữa bệnh mất ngủ.



Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh.

Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali.

Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực.

Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.

Cam: Cam là một loại thức uống rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C…mỗi buổi sáng dùng 2 trái cam vắt lấy nước, hòa với 2 muỗng canh mật ong.
 Ngoài ra còn kèm theo một số thực phẩm bổ sung khác rất đáng lưu ý:

1. Đại táo


Đại táo có lợi cho tim và lá lách, giúp tâm trí bình tĩnh, giảm suy nhược thần kinh gây ra bởi sự hồi hộp sợ hãi, đồng thời làm giảm các triệu chứng tâm thần như hay quên, bồn chồn. Khảo sát thực tế cho thấy, đại táo rất tốt cho việc phục hồi suy nhược thần kinh.

2. Nhãn
 

Nhãn làm phong phú thêm máu và làm dịu các dây thần kinh, đặc biệt phù hợp với những người phải suy nghĩ nhiều, tâm loạn dưỡng do suy nhược thần kinh, hay quên, mất ngủ, tim hồi hộp, chóng mặt, mệt mỏi. Ăn nhãn thường xuyên có thể điều chỉnh chức năng não để cải thiện thậm chí loại bỏ chứng mất ngủ, các triệu chứng hay quên và tăng cường trí nhớ.

3. Quả óc chó

 

Quả óc chó có thể kéo dài tuổi thọ, bồi bổ sức khỏe và là thực phầm chống lão hóa, tiêu thụ thường xuyên sẽ rất hữu ích cho não bộ của con người. Quả óc chó rất giàu dầu béo, thành phần chính của axit béo không bão hòa, vitamin A, B1, B2, C, E và phospholipid, và canxi, phốt pho, sắt, kẽm, magiê và các nguyên tố vi lượng khác.


VI. Biến chứng nếu không chữa trị sớm:
Người bị suy nhược thần kinh thường không được can thiệp sớm do đó để lại hậu quả tâm lý thêm nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh.

Chẳng hạn người bị đầu óc quay cuồng, đau đầu dữ dội thường đi đến khoa thần kinh; người tim hồi hộp tức ngực, mạch nhanh thở gấp thường đến khoa tim mạch; người ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi thường đến khoa tiêu hoá; người kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục thường đến khoa phụ sản hoặc khoa tiết niệu; người tinh thần mệt mỏi, ngày càng sụt cân thường đến khoa nội tiết; người mất ngủ nghiêm trọng, lo lắng không yên thường đến khoa nội .
Kết quả cuối cùng nếu không chữa kịp thời và đúng thuốc đúng bệnh là hậu quả của bệnh tâm thần.
Những ai may mắn khi đọc được bài viết này, càng may mắn hơn nếu được chữa trị tại bệnh viện thông minh .com. Chúng tôi chữa bệnh bằng cây cỏ thảo dược quý hiếm từ khắp nơi trên thế giới tụ hợp lại. Đây là phương pháp tốt nhất hiện nay về chữa bệnh thần kinh và tâm thần. Với nhiều ưu điểm và sở hữu bí quyết tuyệt vời đó, chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% nếu chữa bệnh sau 1 liệu trình mà không có kết quả. Đừng phí thời gian đi tìm đâu xa, đừng phí tiền bạc vào những nơi vô ích, đừng phí thời gian vì bệnh chuyển biến nặng sẽ lâm nguy tới tính mạng và gây tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi của bản thân.
Kết quả tuyệt vời của bệnh nhân bị bệnh rất nặng, học đã tin chúng tôi như một chiếc phao cuối cùng để rồi được như hôm nay. 
Nhớ lại cách đây 8 tháng, khi tiếp nhận thông tin khẩn nài từ gia đình, tôi đến thăm khám cho anh Đạt (khi ấy ở anh Đồng Nai). Một thân xác tiều tụy, co rút, bất động và tâm trí ngu ngơ nằm trước mắt tôi.
Hãy kiên trì sẽ có kết quả thôi, uống đúng, uống đều uống đủ và kết hợp trị liệu. Ngại gì không có kết quả. 

Bệnh cũ không còn mà bây giờ anh ấy còn to khỏe minh mẫn hơn xưa, quá trình lột xác đã thành công. Trị bệnh không khó đâu.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào

Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào

Điện thoại thông minh, máy tính bảng khiến trẻ chậm giao tiếp, vận động, dễ bị béo phì và ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này.
Theo thống kê hiện nay, cứ 10 vị phụ huynh thì 7 người cho con dùng máy tính bảng hoặc các thiết bị công nghệ. Một nghiên cứu của Đại học Lowa đã phát hiện có 90% trẻ mới 2 tuổi đã biết dùng máy tính bảng.
"Chúng tôi thấy có nhiều trẻ mới 2 tuổi đã chơi máy tính bảng, trong khi nhiều trẻ 3-4 tuổi mà đã nghiện", tiến sĩ Fran Walfish, chuyên gia trị liệu tâm lý trẻ em và gia đình ở Los Angeles (Mỹ) nói. Và theo các chuyên gia có rất nhiều tác động xấu từ thực trạng này:
1. Làm méo mó mối quan hệ với cha mẹ

Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm.
Nhưng đối với trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác. "Liên kết thần kinh của trẻ thay đổi và thay vào đó là một yếu tố khác", bà Denise Daniels, một y tá nhi khoa nói. "Nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ".
2. Gây nghiện
"Một trong những điều tuyệt vời mà công nghệ mang lại là luôn có một cái gì đó mới để bạn có thể làm, chơi và đó là gần như vô hạn", tiến sĩ Gary Small, một giáo sư về tâm thần học nói. "Vì lý do đó rất, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng".
Điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm. Nó không dạy chúng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.
3. Dễ nổi cơn thịnh nộ

Nếu ai đó đang có triệu chứng nghiện, họ sẽ nổi cơn tam bành nếu bạn bạn lấy mất đồ của họ và sẽ gây ra cảm giác xa cách - ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, đưa điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để làm trẻ yên lòng khi chúng đang có cơn giận không phải là một ý tưởng hay. "Nếu các thiết bị này trở thành phương pháp chủ yếu để làm dịu và đánh lạc hướng con trẻ, chúng có thể sẽ phát triển các cơ chế tự điều chỉnh, khiến tính cách trẻ càng khó bảo hơn", bác sĩ Jenny Radesky nói.
4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.
Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.
5. Ảnh hưởng đến khả năng học hỏi
Theo một nghiên cứu, điện thoại thông minh thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. "Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học", bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston nói.
Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.
6. Hạn chế khả năng giao tiếp
Khi nói chuyện với một người, bạn có thể thấy những biểu hiện trên khuôn mặt họ, như nỗi đau, niềm vui, những trăn trở. Lúc bạn nói xấu một ai đó sau lưng và khi nhìn thấy khuôn mặt họ, có thể bạn sẽ phải suy nghĩ và cảm thấy hối hận.
Nhưng nếu bạn nói chuyện trực tuyến, bạn chẳng thể nhận ra được âm vực, ngôn ngữ cơ thể, những biểu hiện trên khuôn mặt và thậm chí cả những kích thích tố phát ra trong khi giao tiếp mặt đối mặt.
"Đây là tất cả những yếu tố cơ bản để thiết lập các mối quan hệ giữa người với người. Và tất cả chúng đều mất tích cùng với công nghệ hiện đại", nhà tâm lý học Lim Taylor nói. "Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian giao tiếp thông qua công nghệ, chúng không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ lâu đời. Truyền thông không chỉ là lời nói".
7. Làm tăng khả năng bị bệnh tâm thần
Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.
Theo các chuyên gia, quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.
8. Có thể dẫn tới béo phì
Nếu một đứa trẻ bị nghiện, chúng không di chuyển. Hoạt động thể chất bị hạn chế, sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ em dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng 30% khả năng mắc các bệnh béo phì, sau đó dễ bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.
Một số chuyên gia thậm chí còn tin rằng trẻ em thế kỷ 21 có thể là thế hệ đầu tiên sẽ không sống lâu hơn cha mẹ của mình do béo phì và sử dụng các thiết bị công nghệ cao.
9. Trẻ hung hăng hơn
Khi dùng các thiết bị công nghệ, trẻ không học được sự đồng cảm. Chúng cảm giác thoải mái hơn khi trực tuyến và cảm thấy bình thường khi có hành động bạo lực đối với những đứa trẻ khác.
Những video, các thông tin bạo lực cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ, có thể sẽ làm chúng bớt nhạy cảm với bạo lực. Dù chúng có gây ra bạo lực với những đứa trẻ khác, chúng vẫn thấy đó là bình thường và hậu quả của việc này rất nguy hiểm.
10. Nó làm tăng lo lắng về mặt xã hội
Trẻ em nên được tiếp xúc và giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ nhiều hơn là dùng các thiết bị số như điện thoại, máy tính. Bởi vì khi dùng các thiết bị đó trẻ sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, sống một cuộc sống đơn giản, vắn tắt, khá đơn điệu và nhàm chán. 
Ban đầu có vẻ trẻ sẽ phản ứng tiêu cực nhưng bạn phải kiên quyết bảo chúng bỏ chiếc máy điện thoại xuống để tiếp xúc với mọi người, với những đứa trẻ bằng tuổi mình. Khi làm việc đó, trẻ sẽ nhận ra và hiểu được những cảm xúc, tâm tư của mọi người, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, học cách biết cảm thông và cảm thấy dễ chịu, hòa hợp với mọi người xung quanh hơn.

Trau dồi kỹ năng xã hội là bắt buộc cho sự thành công chung của một đứa trẻ. Nếu chúng lo lắng trong việc tương tác với người khác, nó có thể làm giảm năng lực của trẻ và sự thành công trong tương lai.
Bảo Nhiên (Theo Littlethings)