Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Nếu chẳng may dẫm phải kim tiêm nghi chứa HIV – Hãy bình tĩnh xử lý theo những cách này

http://www.benhvienthongminh.com
Bị dẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:
1) Không đc nặn máu . Nặn máu chỉ làm cho máu đi ngược vào trong thôi. Rửa dưới vòi nước.
2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch.
3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

Vì lợi ích của cộng đồng hãy nhấn Chia Sẻ tin này cho tất cả mọi người.
**** Vì chỉ bằng nút Chia Sẻ (SHARE) này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người!
dam-kim-tiem-1
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam, nhìn nhận tâm lý của mọi người khi bị đâm kim tiêm thường hoảng loạn, cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Hành động này không làm giảm nguy cơ virus xâm nhập vào máu mà còn vô tình tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus đi vào cơ thể. Do vậy bác sĩ khuyên mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh lây qua đường máu, đặc biệt là HIV. “Trong hoàn cảnh đó, thay vì hoang mang lo sợ, bạn hãy bình tĩnh và biết cách xử trí để phòng lây nhiễm”, bác sĩ khuyên.
Khái niệm “phơi nhiễm với HIV” được hiểu là khi một người có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus HIV) và nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Phơi nhiễm sẽ cho một tỷ lệ lây nhiễm nhất định. Lây nhiễm sẽ kéo theo một tỷ lệ mắc bệnh nhất định. Không phải 100% trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh.
Khi bị phơi nhiễm, việc xử trí ban đầu tại chỗ rất cần thiết, sau đó là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Quy trình sơ cứu bao gồm các bước:
– Bình tĩnh, lấy các dụng cụ gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm. Sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc, băng cuộn hay băng cá nhân để cầm máu.
– Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, hãy rửa liên tục bằng nước sạch hay nước muối sinh lý 0,9% trong 5 phút. Có thể ngụp mặt trong ca nước sạch và chớp mắt, khịt mũi. Nếu bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.
– Lưu ý: Tuyệt đối không nặn máu. Chỉ cần rửa vết thương bằng nước sạch và nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Bác sĩ Thủ khẳng định không phải mọi sự cố liên quan HIV đều gây phơi nhiễm. Hai tình huống phơi nhiễm được ghi nhận nhiều nhất là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi một người bị đâm bởi vật nhọn có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt, vết thương trên người, xem như có khả năng nhiễm HIV. Đường tình dục là khi quan hệ không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.
Do tính chất âm thầm và khó nhận biết việc một người đã mắc HIV hay chưa, nên khái niệm phơi nhiễm không đòi hỏi phải xác minh rõ đối tượng gây phơi nhiễm thực sự mắc bệnh hay chưa. Chỉ cần có hành vi nguy cơ và tiếp xúc như trên đều được xem là đã phơi nhiễm. Hiện nay y học đã tìm ra phương pháp điều trị làm giảm tỷ lệ chuyển từ phơi nhiễm sang lây nhiễm HIV nhờ thuốc kháng virus. Đây gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP).
Mọi tình huống phơi nhiễm đều cần đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng PEP sẽ giúp bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Không nên để quá khoảng thời gian này.
Các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.
Đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm, thời điểm, thông tin về nguồn gây phơi nhiễm. Trong trường hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không; nếu có sẽ dùng phác đồ nào để điều trị. Nếu người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nhanh HIV, uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày, làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.
Song song với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, người bệnh cũng được khuyến khích tầm soát các bệnh lý khác có cùng đường lây. Chẳng hạn như viêm gan siêu vi B, C, bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, mồng gà. Riêng trường hợp bị vật nhọn đâm, cần lưu ý đến tiêm phòng uốn ván.

Nắm rõ lợi ích của 7 loại nước mọi người hay pha để uống cho đúng

http://www.benhvienthongminh.com
Tham khảo lợi ích của 7 loại nước uống quen thuộc dưới đây để có lựa chọn và điều chỉnh thích hợp nhé!
1. Nước gạo
2. Nước chanh

3. Nước gừng

4. Nước hoa hồng

5. Nước mật ong

6. Nước bạc hà

7. Nước dưa chuột

Nguồn: Theindianspot

8 bí quyết uống rượu tránh hại gan quý ông nên học thuộc

http://www.benhvienthongminh.com
8 bí quyết uống rượu tránh hại gan quý ông nên học thuộc
Cuối năm, làm sao để giảm thiểu tác hại của rượu bia đối với sức khỏe khi bạn phải tham gia các buổi tiệc thường xuyên? Hãy nghe những lời khuyên sau đây của Giáo sư Vu Khang, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và sức khỏe Liên minh các Bệnh viện Bắc Kinh, TQ.
1. Ăn lót dạ trước khi uống
Ăn một ít thức ăn giàu tinh bột và protein trước khi uống để lót dạ, tránh uống rượu khi đói sẽ bị rượu tấn công trực tiếp vào dạ dày và gan.
Tuy nhiên hạn chế tuyệt đối thịt xông khói, cá muối sẽ phản ứng với rượu, tổn thương gan ở mức nặng hơn.
8 bí quyết uống rượu tránh hại gan quý ông nên học thuộc 

2. Chọn rượu có nồng độ cồn thấp
Thông thường, trong cùng một khối lượng, rượu có nồng độ cồn càng cao thì tỉ lệ thuận với việc gây hại cho gan càng cao.
Nồng độ rượu phổ biến nhất trên thế giới có thể gây hại gan và tổn thương cơ quan khác là từ 40%vol trở lên (tương đương nồng độ 40% cồn). Hãy uống càng ít càng tốt.
3. Làm nóng rượu
Rượu vang và rượu gạo nếu uống bằng cách làm ấm lên sẽ giảm tỉ lệ gây tổn thương nội tạng.
Vì trong quá trình "hâm" rượu lên, hàm lượng chất methanol, andehit, este và các hợp chất hữu cơ khác sẽ bay hơi, nồng độ của rượu được giảm xuống, làm giảm thiệt hại cho gan.
4. Uống nhiều nước kèm rượu
Trước khi uống, rất nhiều người có thói quen uống thuốc giải rượu. Thực ra cách làm này chỉ hạn chế việc bị say rượu quá nặng sau khi uống nhiều. Về bản chất nó không làm giảm mức độ gây tổn thương cho gan.
Cách tốt nhất hãy uống thêm nước lọc khi uống rượu để làm giảm nồng độ rượu. Nếu thuận lợi có thể uống thêm sinh tố dưa hấu, giúp nhanh chóng thải rượu qua đường nước tiểu, hạn chế rượu hấp thụ vào nội tạng.
5. Uống từng ngụm nhỏ sẽ ít bị say
Uống chậm và nhâm nhi là cách uống "thông minh" nhất để hạn chế say rượu. Hơn nữa, nếu uống từng ít một sẽ khó làm cho rượu ngấm vào thành ruột.
Uống rượu mà "tu" một hơi không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dạ dày, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến tất cả các cơ quan nội tạng.

6. Ăn kèm rau củ luộc, salat
Vừa uống rượu, bạn nên ăn kèm thêm một món salad, rau củ quả luộc. Đặc biệt, củ cải và cà rốt có thể giải độc, giảm tổn thương gan.
7. Ăn dưa hấu sau khi uống rượu
Nếu phải lựa chọn 1 loại trái cây để ăn sau khi uống rượu, cách tốt nhất là hãy chọn dưa hấu. Đây là quả giúp lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết và thải rượu một cách nhanh chóng.

8. Nếu say, hãy uống một cốc nước pha mật ong
Nếu thấy khó chịu và lâng lâng say, giải pháp tốt nhất là uống một cốc nước pha mật ong. Ngoài ra, có thể uống nước ép trái cây như cà chua, cần tây, nho tươi.
"Móc họng" cũng là cách tốt để kích thích nôn ngay sau khi uống nhiều bia rượu. Nên uống nước hoặc một ít giấm chua trước khi kích thích họng bằng ngón tay hoặc đũa.
*Theo Health Sohu

3 sai lầm nghiêm trọng khi dùng tỏi

http://www.benhvienthongminh.com
Tác dụng của tỏi
Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh. Trong các giống tỏi thì tỏi tía nổi bật hơn cả về hoạt chất và công dụng.
Tỏi tía có tên khoa học là Allium sativum, củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng.

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh.
Tỏi kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi.
Tỏi diệt vi rút mạnh và không bị kháng, nhất là vi rút cúm, vi rút gây viêm họng, ho dai dẳng. Trong các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp… dùng tỏi kết hợp với kháng sinh trị liệu thì nhanh khỏi hơn và hồi phục tốt hơn.
Làm sạch mỡ trong gan, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp, giảm béo bụng, kích thích hệ tiêu hoá.
Chống lão hóa cơ thể và chống ung thư.
Nấu chín tỏi
Bạn có thể dùng tỏi đã nấu chín như một gia vị cho món ăn của mình. Tuy nhiên, việc nấu chín đã phá hủy thành phần hoạt chất của tỏi - allicin.
Allicin là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống.
Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Để tỏi vẫn giữ được tác dụng chữa bệnh khi dùng tỏi để nấu ăn bạn nên lưu ý như sau: nghiền nát tỏi, đợi ít nhất 10 phút sau mới cho vào nấu ăn.
Điều này sẽ tăng thêm sự hình thành của chất allicin, đảm bảo sự tổng hợp tối đa của allicin và cũng làm cho nó chịu nhiệt tốt hơn. Sau đó đun lửa nhỏ trong thời gian ngắn khoảng 15 phút.
Dùng tỏi bột thay tỏi tươi
Chúng ta đều biết bóc và đập tỏi chẳng phải vui thú gì, nhưng hãy tập làm cho quen. Sự khác biệt giữa bột tỏi và tỏi tươi sẽ thay đổi hoàn toàn mùi vị món ăn mà bạn nấu đấy.
Không nấu ăn với tỏi ngay sau khi làm dập
Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút.
Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Chữa bệnh ghẻ

http://www.benhvienthongminh.com
Bệnh ghẻ (scabies, gale)
I.                  ĐẠI CƯƠNG:
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè. .Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu. Khoảng 300 triệu trường hợp trên toàn thế giới bị ghẻ mỗi năm.
Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục… Bất kỳ ai, dân tộc nào, nam hay nữ, già hay trẻ cũng có thể mắc bệnh ghẻ. Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.

Những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém, bệnh có thể lây thành dịch ở các đơn vị tập thể như ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, trại giam, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh.
II.               Đặc điểm Cái ghẻ và lịch sử
Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2500 năm, từ thời La Mã cổ đại. Thời đó, người La Mã sử dụng thuật ngữ bệnh ghẻ để ám chỉ bất kỳ bệnh da nào gây ngứa. Mãi đến thế kỷ 17, Giovanni Cosimo Bonomo mới tìm ra côn trùng Sarcoptes scabiei là nguyên nhân của bệnh ghẻ. Các tên Sarcoptes scabiei bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: sarx (the flesh) có nghĩa là thịt, koptein (to smite or cut) có nghĩa là dập nát hoặc cắt và từ scabere (to scratch) có nghĩa là xây xước. Chỉ có ghẻ cái mới gây bệnh.
Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25 mm đường kính (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn. Chu kỳ toàn bộ cuộc sống cái ghẻ kéo dài 30 ngày nếu cư trú ở thượng bì.

Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần lột xác (trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.
Khoảng <10% kết quả trứng đậu thành cái ghẻ trưởng thành.
Cái ghẻ di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Chúng ăn các mô bị phân hủy nhưng không ăn máu. Chúng đi du lịch thông qua các lớp biểu bì, tạo ra các tổn thương hang và để lại sau phân của chúng.
Ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái, sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con, ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình.

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu... Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.
Cái ghẻ có nhiều loài, có loài gây bệnh ở người, có loại gây bệnh ở súc vật như ngựa, cừu, dê, lợn, chó, mèo, thỏ, chuột v.v... Cái ghẻ gây bệnh ghẻ cho súc vật cũng có thể truyền bệnh cho người. Nó thường không có đường hầm và tổn thương có vảy. Riêng loại ghẻ ở lạc đà thì cái ghẻ giống ở người và cũng có thể gây bệnh ghẻ ở người.
III.           Triệu chứng lâm sàng.
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày.
Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hang).
- Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ mọc rải rác, trong như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), nhỏ bằng hạt tấm, không bao giờ mọc thành chùm, thường mọc ở vùng da non.

Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
- Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi thấy dường hầm thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ.
- Tổn thuơng thứ phát thường do ngứa gãi gây nên, bao gồm: vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt..,sẹo thâm màu, bạc màu, tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh "khảm xà cừ", "hình hoa gấm".
Những tổn thương thứ phát như nhiễm khuẩn chủ yếu do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureu, viêm da, eczema hóa thường che lấp, lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.
Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn....và có thể có sốt.
Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa mặc dù ngứa ghẻ được so sánh với đau đẻ và đòn ghen. Nhưng do có thể mới bị ghẻ xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa.
Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.
Vị trí tổn thương đặc hiệu: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân d¬ương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân, ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.
IV.           Các thể lâm sàng:
- Ghẻ giản đơn: chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
- Ghẻ nhiễm khuẩn: có tổn thư¬ơng của ghẻ, mụn mủ do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
- Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: do chà xát cào gãi lâu ngày
- Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

- Ghẻ Na Uy (Norwrgian) – ghẻ vảy: khác với ghẻ thông thường, tổn thương ghẻ không phải là mụn nước mà là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến.
Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng đao, người bệnh tâm thần phân liệt.
V.               Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
1. Chẩn đoán dựa vào:
- Tổn thương ở vị trí đặc biệt.
- Triệu chứng lâm sàng.
- Ngứa nhiều về đêm.
- Dịch tễ: gia đình, đơn vị , tập thể nhiều người bị.
- Soi tươi: dùng curette nạo mụn nước ở đầu luống ghẻ hoặc nạo luống ghẻ, cho lên lam kính, nhỏ một giọt KOH 10%, soi kính hiển vi thấy trứng hoặc cái ghẻ.
- Dùng kính lúp soi bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da.
- IgE tăng cao.
- PCR.

2. Chẩn đoán phân biệt
- Tổ đỉa: mụn nước sâu, tập trung thành cụm, không có đường hang, chỉ có ở lòng bàn tay, đầu ngón, mặt d¬ưới ngón, ria ngón bàn tay chân.
- Sẩn ngứa tuổi già.
- Sẩn ngứa trẻ em.
- Sẩn ngứa ngoại lai: viêm da dị ứng do cây cỏ, lá ngứa, do nước suối, do hoá chất... nhưng không có mụn nước ở lòng bàn tay, kẽ tay, qui đầu ..., không có tính chất dịch tễ lây lan người này sang người khác.
- Rận mu: chỉ có ở vùng mu .
- Bệnh thủy đậu, viêm da dạng herpes, viêm nang lông
VI.           Điều trị
Điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng, chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 - 7 ngày.

Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:
+ Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT…rất nguy hiểm.
+ Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.
+ Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
+ Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

+ Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.
+ Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.
Tóm lại, ghẻ ngứa chỉ đơn giản là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Bệnh rất thường gặp, rất hay lây, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhận vì nhiều lý do! Bệnh có thể có biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa thường khó khăn do ta dễ bỏ qua chẩn đoán, bệnh lại có nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh cảnh khác.
VII.        Thuốc điều trị
1.     Thuốc đông y: 
2.     lá cây ba gạc, lá đào đun nước tắm, nhựa cây máu chó bôi tại chỗ, hoặc tắm biển khoảng một tuần.
3.     Thuốc tây:
- D.E.P là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh và rẻ tiền, ít độc tính. Bôi ngày 2-3 lần (không nên dùng cho trẻ sơ sinh và không bôi vào bộ phận sinh dục).
- Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): bôi, xịt 2 lần/ngày.
- Eurax (crotamintan) 10%: thuốc bôi có tác dụng chống ngứa và diệt cái ghẻ. Cứ 6-10 giờ bôi một lần. Thuốc an toàn có thể bôi vào bộ phận sinh dục và dùng được cho trẻ sơ sinh.
- Permethrin cream 5% (Elimite) là thuốc chữa ghẻ ít độc tính nhất, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Lindane: xịt thuốc vào toàn bộ da từ cổ xuống chân. Sau 8-12 giờ tắm rửa thay quần áo, xịt thuốc 2 lần/tuần. Thuốc chữa ghẻ nhanh nhưng độc với thần kinh nên không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
- Ivermactin uống kết hợp với thuốc thuốc bôi ngoài tại chỗ đối với ghẻ vảy (là thuốc được dùng để điều nang sán và trị giun chỉ bạch huyết). Ivermectin có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp ghẻ điển hình, liều 200-250 mg / kg, điều trị lặp lại sau 7-14 ngày. Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ít hơn 15 kg không được điều trị bằng ivermectin.
- Thuốc kết hợp: kháng sinh, steroid, kháng histamin, vitamin B1, C, oxyt kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch milian; tím methyl 1% nếu có bội nhiễm tùy từng trường hợp.

Hai loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay là:
Thuốc điều trị ghẻ ngứa
– Pemethrin (Acticin): đây là thuốc trị ghẻ với nồng độ 5%. Người bệnh bôi thuốc lên các vùng da bị ghẻ từ 8 – 14 giờ, sau đó rửa sạch hoặc tắm bằng nước ấm.
– Lindan (kwell): thuốc này sử dụng từ 8 – 12 giờ, sau đó rửa sạch hoặc tắm bằng nước ấm. Tuy nhiên với thuốc này khuyến cáo không nên dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị co giật hoặc có rối loạn thần kinh khác.


Lưu ý: Nếu bạn áp dụng các loại thuốc đông y và tây y trên trong vòng 2 tháng mà không hết bệnh thì liên hệ ngay benhvienthongminh. com để có loại thuốc tốt nhất, vì các loại thuốc trên đã không có tác dụng. Các loại thuốc đó đã quá yếu hoặc kháng thuốc nên càng áp dụng càng càng bệnh nặng hơn. có cam kết hoàn trả tiền gấp 10 lần nếu không hết bệnh.