http://www.benhvienthongminh.com
Theo nghiên cứu của Andrew Rundle tại trường đại học Columbia, trong suốt thời kì mang thai, mẹ của đứa bé đã đeo một chiếc túi nhỏ để đo chất lượng không khí khi họ đi làm hàng ngày và sau 7 năm sức khỏe của đứa bé được theo dõi đều đặn.
Phát hiện này sẽ tạo ra những ám ảnh không nhỏ cho con người, đặc biệt là những người đang khát khao có một vóc dáng đẹp.
Ý tưởng cho rằng “không khí mỏng” có thể khiến bạn béo hơn nghe có vẻ lố bịch. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều đó là hoàn toàn có thể.
Hai người cùng ăn, cùng tập thể dục giống nhau nhưng sau vài năm một trong hai người sẽ béo hơn do bầu không khí xung quanh họ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khói từ các phương tiện giao thông hay thuốc lá là những nguyên nhân chính. Những hạt phân tử nhỏ trong loại khói này gây ra chứng viêm và phá vỡ khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể.
Trong khi những ảnh hưởng trước mắt là rất nhỏ thì về lâu về dài nó có thể gây ra các căn bệnh nghiêm trọng ngoài các bệnh hô hấp liên quan đến khói.
Hong Chen, một nhà nghiên cứu ở hội liên hiệp y tế cộng đồng Ontario và viện Khoa Học Lâm sàng ở Canada cho rằng “chúng ta đang dần hiểu rằng sự hít và lưu thông của không khí ô nhiễm vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến nhiều thứ khác ngoài phổi”
Vậy những bằng chứng này có sức thuyết phục như thế nào?
Một số thí nghiệm thực hiện trên chuột đưa ra bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng của không khí ô nhiễm có thể xâm nhập không chỉ phổi mà còn các cơ quan khác.
Qinghua Sun ở trường đại học Ohio đã từng nghiên cứu về vấn đề tại sao cư dân thành phố lại có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với vùng nông thôn.
Ông cho rằng lối sống là một nguyên nhân, tuy nhiên, ông cũng thắc mắc liệu còn lí do nào khác nằm trong chính không khí chúng ta đang hít thở.
Để tìm hiểu thêm, ông bắt đầu làm các thí nghiệm ở các hoàn cảnh khác nhau ở các thành phố khác nhau - nơi có không khí sạch và trong lành và những nơi khác đầy khói bụi.
Trong suốt quá trình đó nhóm của ông đã ghi chép lại cân nặng của những con chuột này và tiến hành các thí nghiệm khác nhau để nghiên cứu về sự trao đổi chất của chúng. Chỉ sau khoảng 10 tuần, có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng qua các thí nghiệm.
Những con chuột tiếp xúc với không khí ô nhiễm cho thấy khối lượng lớn các chất béo xuất hiện khắp cơ thể, quanh bụng và quanh các cơ quan nội tạng. Ở cấp độ vi mô, các tế bào mỡ tự phát triển khoảng 20% trên những con chuột hít phải các chất ô nhiễm.
Hơn thế nữa, chúng dường như trở nên ít nhạy cảm với insulin, loại hóc môn báo hiệu cho các tế bào để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Đây chính dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.
Cụ thể cơ chế này diễn ra chính xác như thế nào vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận, tuy nhiên các động vật thí nghiệm tiếp theo cho thấy sự ô nhiễm không khí gây nên một loạt các phản ứng trong cơ thể.
Các hạt nhỏ rộng chưa đến 2,5 micromet được cho là nguyên nhân chính. Khi chúng ta hít vào, các chất ô nhiễm gây kích ứng các túi khí nhỏ dùng để cho phép oxy đi vào máu.
Kết quả là hệ thống thần kinh rơi vào tình trạng quá tải. Điều này bao gồm sự phóng các hóc môn để giảm chức năng của insulin và rút máu ra khỏi các mô cơ insulin nhạy cảm, gây cản trở cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Không khí ô nhiễm làm trở ngại quá trình xử lí của não trong việc kiểm soát cảm giác ngon miệng
Ông Michael Jerrett ở đại học California cho biết, các loại hạt nhỏ gây kích ứng cũng có thể giải phóng một loạt các phân tử gây viêm gọi là “cytokines” chảy qua máu, một phản ứng cũng có thể dẫn đến việc các tế bào miễn dịch xâm nhập và các mô khỏe mạnh khác.
Không chỉ cản trở khả năng của các mô phản ứng với insulin mà tình trạng viêm tiếp theo có thể cũng gây trở ngại cho các hóc môn và quá trình xử lí của não trong việc kiểm soát sự ngon miệng.
Những nghiên cứu lớn ở các thành phố khắp thế giới cho rằng con người có thể phải chịu những hậu quá giống nhau. Ông Chen đã kiểm tra các hồ sơ y học của 62.000 người ở Ontario, Canada suốt thời gian 14 năm.
Ông phát hiện ra rằng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tăng khoảng 11% đối với mỗi 10 microgam hạt trong 1m3 không khí. Một thống kê đáng lo ngại rằng tình trạng ô nhiễm tại một số thành phố Châu Á có thể lên tới ít nhất 500 microgam trong 1m3 không khí.
Trẻ em lớn lên trong môi trường ô nhiễm khả năng béo phì tăng gấp 2 lần
Các nhà khoa học đã đặc biệt quan ngại về những ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ. Một số lo ngại rằng việc người mẹ tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể làm thay đổi sự trao đổi chất của đứa con chính vì vậy chúng có thể dễ bị béo phì.
Theo nghiên cứu của Andrew Rundle tại trường đại học Columbia, trong suốt thời kì mang thai, mẹ của đứa bé đã đeo một chiếc túi nhỏ để đo chất lượng không khí khi họ đi làm hàng ngày và sau 7 năm sức khỏe của đứa bé được theo dõi đều đặn.
Nghiên cứu các yếu tố khác như sự giàu có và chế độ ăn uống, trẻ em sinh ra trong khu vực bị ô nhiễm có khả năng béo phì cao gấp 2,3 lần so với những đứa trẻ sống trong môi trường trong lành hơn.
Trong khi đó Jerrett đã phát hiện ra rằng những nguy cơ này xuất phát từ cả bên trong lẫn bên ngoài ngôi nhà của trẻ, ví dụ như việc bố mẹ em bé hút thuốc. Điều này dẫn đến nguy cơ béo phì tăng cao ở độ tuổi trẻ em.
Tuy nhiên, bà Abby Fleisch làm việc tại trường y Harvard cho biết:
“Các nhà nghiên cứu nói trên mới chỉ ra mối liên kết giữa việc tiếp xúc và hậu quả khi con người sống trong không khí bị ô nhiễm mà không thể chứng minh thêm rằng một yếu tố ô nhiễm có thể gây ra các yếu tố khác nữa”.
Mặc dù vậy, bà dường như cũng đồng tình với những kết luận về mối quan hệ giữa không khí và bệnh béo phì.
Abby Fleisch đã chỉ ra rằng ngay cả trong 6 tháng đầu, em bé trong bụng các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm dường như tăng cân nhanh hơn so với những em bé ở môi trường sạch hơn.
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng "chúng tôi vẫn không thể chắc chắn chúng tôi đã không bỏ qua các yếu tố khác, giải thích các mối liên kết rõ ràng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét