Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Ảnh hưởng của nhiễm độc chì với sức khỏe con người và phòng chống nhiễm độc chì trên thế giới

http://www.benhvienthongminh.com
I. Nhiễm độc chì và sức khỏe con người
Tháng 9/2013. Chì là một kim loại độc hại tự nhiên được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất. Sử dụng rộng rãi chìđã dẫn đến ô nhiễm môi trường rộng lớn, phơi nhiễm với con người và các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Nguồn quan trọng của ô nhiễm môi trường bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế và trong một số quốc gia tiếp tục sử dụng sơn pha chì và xăng pha chì. Hơn 3/4 số tiêu thụ chì trên toàn cầu là để sản xuất ắc quy chì-axít cho xe có động cơ.Tuy nhiên, chì cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác, ví dụ như bột màu, sơn, hàn, kính màu, tàu pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm và các loại thuốc cổ truyền. 

Nước uống cung cấp thông qua đường ống dẫn hoặc ống với các mối hàn nối chì có thể chứa chì. Nhiều chìtrong trong thương mại toàn cầu hiện nay là thu được từ tái chế. Trẻ em đặc biệt dễ bị các ảnh hưởng độc hại của chì và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe bất lợi sâu sắc và lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh. Chì cũng gây ra tác hại lâu dài ở người lớn bao gồm tăng nguy cơ cao huyết áp và tổn thương thận. Phơi nhiễm với phụ nữ mang thai đến hàm lượng chì cao có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh thiếu cân cũng như dị tật nhỏ.
II. Chì vào cơ thể bằng cách nào
Chì nhiễm vào cơ thể qua:
- Qua đường hô hấp, khi bụi bặm và không khí theo hơi thở vào phổi rồi mau chóng chuyển sang máu.
- Qua ăn uống thực phẩm có chì hoặc tay dính chì đưa lên miệng trong khi làm việc. Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tùy theo tuổi và tùy theo lượng thực phẩm trong dạ dày. Khi ăn no, chỉ có 6% chì chuyển sang máu, còn lúc đói bụng thì có tới 60% chì vào máu. Với cùng số lượng chì ăn vào, trẻ em hấp thụ sang máu nhiều hơn người lớn.
Như các bạn đã biết, lượng chì trong mĩ phẩm sẽ gây ra nhiều tác hại đối với làn da, nhất là trong những sản phẩm trang điểm từ kem lót, kem nền, phấn phủ, phấn mắt, đặc biệt là son môi… Đó là những sản phẩm đều có chứa lượng chì cao để bám dính và tạo độ mịn. Ngoài ra, lượng chì còn xâm nhập vào cơ thể chúng ta bới những yếu tố khác như môi trường (khi chúng ta hít phải khói bụi có chứa chì), đồ ăn, nước uống… Do đó, hầu hết chúng ta đều bị nhiễm một lượng chì nhất định.
Chất độc của chì từ các loại mĩ phẩm trang điểm sẽ thẩm thấu qua da, gây ngộ độc, dị ứng. Mặc dù lượng chì trong mỹ phẩm có thể trong giới hạn cho phép, tác hại sẽ không biểu hiện ngay, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, chì sẽ khiến làn da trở nên sạm màu, nhanh lão hóa, môi thâm, xấu đi theo thời gian và khiến các bạn bị phụ thuộc vào mĩ phẩm.
 - Qua lớp da, tuy ít khi xẩy ra, đặc biệt là khi da bị trầy trụa, thương tích.
- Từ máu, chì chuyển vào các cơ quan như gan, thận, não, lá lách, cơ bắp, tim…
Sau vài tuần lễ, đa số chì xâm nhập xương và răng và ở đó cả vài chục năm. Phần còn lại theo nước tiểu thải ra ngoài. Nếu thường xuyên tiếp cận với chì, hàm lượng chì trong cơ thể sẽ tích tụ mỗi ngày một nhiều.
III. Nguồn gốc và các đường phơi nhiễm (Sources and routes of exposure)
Mọi người có thể trở thành bị phơi nhiễm với chì thông qua các nguồn lao động nghề nghiệp và môi trường. Điều này chủ yếu là kết quả từ hít phải các hạt chìtạo ra bởi vật liệu cháy có chứa chì, ví dụ như trong quá trình nấu chảy, tái chế không chính thức, tước sơn pha chì và sử dụng xăng pha chì; ăn phải bụi chì bị ô nhiễm, nước (từ đường ống pha chì), thực phẩm (từ các thùng chứa chì bằng kính hoặc chì hàn). 
Sử dụng một số mỹ phẩm và các loại thuốc cổ truyền cũng có thể dẫn đến phơi nhiễm với chì. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng hấp thụ 4-5 lần nhiều hơn so vớingười lớn từ một nguồn nhất định. Hơn nữa sự tò mò bẩm sinh của trẻ em và kết quả hành vi tay-miệng phù hợp với tuổi của chúng trong miệng và nuốt các vật có chứa chì hoặc tráng chì, chẳng hạn như bụi hoặc đất bị ô nhiễm và vỏ của sơn chứa chì bị mục nát. Đường phơi nhiễm này là rộng lớn hơnở trẻ em với pica (thèm ăn dai dẳng và cưỡng bức để ăn những thứ không phải thực phẩm), ví dụ người ta có thể nhặt nhạnh và ănsơn pha chì từ các bức tường, khung cửa và đồ nội thất. Phơi nhiễm với đất và bụi bị ô nhiễm chì do tái chế pin và khai thác khoáng sản đã gây ra nhiễm độc chì hàng loạt và nhiều trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ ở Senegal và Nigeria.
Ngay khi đi vào cơ thể, chì được phân phối đến các cơ quan như não, thận, gan và xương.Cơ thể lưu trữ chì ở trong răng và xương, nơi nó được tích lũy theo thời gian. Chìlưu trữ trong xương có thể được tái huy động vào máu trong quá trình mang thai, do đó phơi nhiễm thai nhi. Trẻ em suy dinh dưỡng dễ bị nhạy cảm hơn với chì bởi vì cơ thể chúng hấp thụ chì hơn các chất dinhdưỡng khác, chẳng hạn như canxi đang thiếu. Trẻ em có nguy cơ cao nhất là những người còn rất trẻ (bao gồm cả thai nhi đang phát triển) và nghèo khó.
IV. Ảnh hưởng sức khỏe do nhiễm độc chì ở trẻ em (Health effects of lead poisoning o­n children)
Trong mấy năm qua, hàng chục triệu đồ chơi dành cho trẻ em sản xuất từ Trung quốc đã bị Cơ quan An toàn Tiêu thụ Hoa Kỳ ra lệnh thu hồi vì vi phạm tiêu chuẩn an toàn, có thể gây rủi ro sức khỏe cho các em. Các đồ chơi này được hào nhoáng làm đẹp bề ngoài với sơn có hàm lượng chì quá cao. Nhà nhập cảng tỏ vẻ rất bất mãn với việc làm cẩu thả và không đúng yêu cầu của các công ty sản xuất. Khoảng 75% đồ chơi của trẻ em trên thị trường Hoa kỳ do Trung Hoa thực hiện. Các đồ chơi này gồm có dây chuyền cổ, vòng tay, bông tai, nhẫn, trống nhỏ, phấn viết, xe và đường rầy xe lửa, đồ chơi bắng nhựa…
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, các sản phẩm có quá .06% chì đều bị thu hồi.
Giới sản xuất biện hộ, nói lỗi là tại quý vị không chịu thanh tra kiểm soát kỹ càng các món hàng trước khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, quý vị đặt mua đồ chơi với giá quá rẻ thì làm sao chúng tôi sử dụng nguyên liệu tốt được. Sơn không chì đắt gấp ba lần sơn pha chì. Tiền nào của nấy mà.
Sơn pha chì để có độ bóng được dùng rất phổ biến cho tới thập niên 1960, giảm dần tới thập niên 1970 và hầu như không được phép dùng từ năm 1978. Nhờ đó, theo Cơ quan Kiểm soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), vào năm 1978 có khoảng 13.5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ có hàm lượng chì trong máu rất cao, trên 10µg/dl. Tới năm 2002, con số này giảm xuống còn 310.000 em sau khi có các kiểm soát, biện pháp giới hạn dùng chì trong vài ngành kỹ nghệ.
Trước nhiều áp lực, ngày 11 tháng 9 năm 2007, Trung quốc đã ký bản cam kết, cấm không cho dùng sơn có chì với các đồ chơi trẻ em nhập cảng vào Hoa Kỳ. Thực là điều vạn hạnh, vì sức khỏe con em nơi đây được bảo vệ quá chu đáo.
Chì gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em. Ở các cấp độ phơi nhiễm cao, chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc chì nghiêm trọng có thể để lại sựchậm phát triển tâm thần và rối loạn hành vi. Ở cấp độ phơi nhiễm thấp hơn chì không gây ra triệu chứng rõ ràng và trước đây được coi là an toàn, chì bây giờ được biếttạo ra một phổ rộng của các thương tổn trên nhiều hệ thống cơ thể (multiple body systems). Đặc biệt là chì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ em dẫn đến giảm chỉ số thông minh (IQ), thay đổi hành vi như rút ngắn khoảng chú ý và tăng hành vi chống đối xã hội và giảm độ học vấn. Phơi nhiễm với chìcũng gây thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, miễn dịch độc tố (immunotoxicity) và độc tính (toxicity) đối với cơ quan sinh sản. Các ảnh hưởng vềthần kinh và hành vi (neurological and behavioural effects) của chìđược cho là không thể hồi phục.
Không biếtđược vềnồng độ chì an toàn trong máu nhưng người tabiết khi phơi nhiễm với chì gia tăng thì phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và các ảnh hưởng cũng tăng lên. Thậm chínồng độ chì trong máu nhỏ nhất là 5mg/dl từng được cho là một "mức an toàn" (safe level), có thể dẫn đếngiảmtrí thông minh ở trẻ em, khó khăn về hành vi và các vấn đề học tập.Điều khích lệ là thành công việcxóa bỏ xăng pha chì trong hầu hết các nước đã dẫn đến một sự suy giảm đáng kể nồng độ chì trong máu ở mức quần thể (population-level blood lead concentrations). Hiện nay chỉ có sáu quốc gia tiếp tục sử dụng nhiên liệu pha chì.
V. Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)
WHO đã xác định chì là một trong 10 hóa chất của mối quan tâm sức khỏe cộng cộng, cần cóhành động bởi các quốc gia thành viên để bảo vệ sức khỏe của người lao động, trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. WHO hiện đang phát triển các hướng dẫn về công tác phòng chống và xử lý nhiễm độc chì (guidelines o­n the prevention and management of lead), hướng dẫn sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan y tế công cộng và chuyên gia y tế với hướng dẫn dựa trên bằng chứng về các biện pháp mà họ có thể làm để bảo vệ sức khỏe của trẻ em và người lớn do phơi nhiễm với chì.Bởi vì sơn pha chì là một nguồn phơi nhiễm tiếp tục ở nhiều quốc gia, WHO đã hợp tác với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) để hình thành Liên minh toàn cầu để loại bỏ chì trong sơn (Global Alliance to Eliminate Lead Paint). Đây là một sáng kiến ​​hợp tác tập trung và thúc đẩy những nỗ lực để đạt được mục tiêu quốc tế (international goals) nhằm phòng ngừa phơi nhiễm chì của trẻ em từ sơn có pha chì và để giảm thiểu phơi nhiễm nghề nghiệp (occupational exposures) với sơn như thế. Mục tiêu rộng lớn của loại bỏ chì trong sơn là thúc đẩy việc xóa bỏsản xuất và bán các loại sơn có chứa chì và cuối cùng loại bỏ những nguy cơ mà những loại sơn như thếđặt ra.

Liên minh toàn cầu loại bỏ chì trong sơn là một biện pháp quan trọng góp phần thực hiện đoạn 57 (paragraph 57) của Kế hoạch thực hiện của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (Plan of Implementation of the World Summit o­n Sustainable Development) và giải pháp II/4B của phương pháp Chiến lược tiếp cận với Quản lý Hóa chất Quốc tế ( SAICM_ Strategic Approach to International Chemicals Management).
VI. Ngăn chặn nhiễm độc chì ở trẻ em (Stop lead poisoning in children)
18/10/2013. Geneva-Nhân Tuần lễ quốc tế về phòng chống nhiễm độc chì (International Lead Poisoning Prevention Week), WHO kêu gọi các quốc gia giải quyết sơn có chì như một bước đầu tiên.
Nhiễm độc chì gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là cho trẻ em. Trẻ em phơi nhiễm vớ chìđược ước tính đóng góp đến 600 000 trường hợp mới của trẻ em bị khuyết tật trí tuệ hàng năm,nhìn chung 99% trẻ em bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm cao với chì sống tại các quốc gia có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình, WHO cho biết nhân dịp Tuần lễtuần lễ quốc tế hành động về phòng chống nhiễm độc chì và kêu gọi các nước tăng cường hành động quốc gia để loại bỏ sơn pha chì.
VII. Chì một nguồn nhiễm độc chính yếu (Lead a major source of poisoning)
Sơn pha chì là một nguồn chính của nhiễm độc chì tiềm năng cho trẻ nhỏ. Nó có thể được tìm thấy trong nhà, đồ chơi, đồ nội thất và các đồ vật khác. Sơn có chì mục nát trên tường, đồ nội thất và bề mặt nội thất khác tạo ra bụi chì trong nhà mà con trẻ dễ dàng nuốt vào. Ngậm các đồ chơi có chì và các đồ vật khác cũng làm cho trẻ em bị phơi nhiễm với chì. Vị ngọt của sơn có chì làm cho một số trẻ em thậm chí nhặt ra và nuốt các chip nhỏ của sơn. "Nhiễm độc chì vẫn còn là một trong những mối quan tâm sức khỏe môi trường quan trọng nhất cho trẻ em trên toàn cầu và sơn pha chì là một điểm nóng chính cho tiềm năng nhiễm độc chì ở trẻ em", Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Y tế công cộng và Môi trường (Public Health and Environment) của WHO cho biết "Tin tốt lành là phơi nhiễm với sơn pha chì có thể được hoàn toàn dừng lại thông qua một loạt các biện pháp nhằm hạn chế việc sản xuất và sử dụng sơn có chì".
Người ta ước tính rằng 143 000 trường hợp tử vong mỗi năm là kết quả của nhiễm độc chì và sơn pha chì là một đóng góp lớn cho điều này. Sử dụng sơn pha chì tạo ra một vấn đề sức khỏe trong nhiều năm trong tương lai. Ngay cả ở các quốc gia đã cấm sơn pha chì trong nhiều thập kỷ trước đây, những sơn như vậy tiếp tục là một nguồn gây phơi nhiễm cho đến khi nó cuối cùng cũng bị tước bỏ và thay thế. Chi phí cho việc thay thế sơn có chì có nghĩa là người dân sống ở các ngôi nhà cũ và kém là đặc biệt có nguy cơ và điều này gây ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng bị tước đoạt về kinh tế (economically-deprived communities).
VIII. Loại bỏ dần chì trong sơn(Phasing out lead in paint)
WHO đã xác định chì là một trong 10 hóa chất gây ra mối quan tâm sức khỏe công cộng và đòi hỏi hành động bởi các nước thành viên (Member States) để bảo vệ sức khỏe của người lao động, trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các hành động như vậy bao gồm các áp dụng các quy định và thủ tục để loại bỏ việc sử dụng các loại sơn có chì và cung cấp thông tin cho công chúng về đổi mới những ngôi nhà nơi có sơn pha chì có thể đã được áp dụng. "Sơn với mức chì rất cao vẫn có sẵn trong hầu hết các nước đang phát triển, những nơi này việc xét nghiệm sơn đã được tiến hành như một phần của những nỗ lực của Liên minh toàn cầu nhằm loại bỏ sơn pha chì (Global Alliance to Eliminate Lead Paint). Trong hầu hết các nước có sơn pha chì, một lượng sơn tương đương mà không bỏ chì vào thêm là cũng sẵn có cho thấy sự lựa chọn thay thế chì là có sẵn cho các nhà sản xuất" David Piper, Phó Giám đốc hãng hóa chất UNEP DTIE nói. Tuần lễ quốc tế hành động phòng chống nhiễm độc chì cung cấp một cơ hội tuyệt vời nhằm nâng cao nhận thức về sự phổ biến của sơn có chì.
Trên toàn thế giới, 30 quốc gia đã loại bỏ việc sử dụng sơn có chì. Liên minh toàn cầu loại bỏ sơn pha chì được lãnh đạo bởi WHO và UNEP đặt mục tiêu đạt được của 70 quốc gia vào năm 2015. Ở mức phơi nhiễm cao, chì gây thương tổn cho não và hệ thần kinh trung ương gây ra hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Trẻ em sống sót sau nhiễm độc đó thường để lại rối loạn hành vi và suy giảm trí tuệ. Ở mức phơi nhiễm thấp hơn, nhiễm độc chì không gây triệu chứng rõ ràng và trước đây được coi là an toàn thì bây giờ chì được biết đến là tạo ra một dải thương tổn trên nhiều hệ thống cơ thể. Đặc biệt, chì ảnh hưởng đến phát triển não bộ ở trẻ em dẫn đến giảm chỉ số thông minh (IQ), thay đổi hành vi như thiếu sự chú ý và tăng hành vi chống đối xã hội và giảm độ học vấn. Các ảnh hưởng này được cho là không thể đảo ngược. Người lớn có nguy cơ cao của bệnh thận và tăng huyết áp.
IX. Tuần lễ quốc tế hành động nhằm nâng cao nhận thức về nhiễm độc chì
20-26/10/2013. Tuần lễ quốc tế hành đông nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống nhiễm độc chì (The International Lead Poisoning Awareness Prevention Week of Action) diễn ra từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 10 năm 2013. Chủ đề năm nay là “Trẻ em không có chì cho một tương lai khỏe mạnh” (Lead-Free Kids for a Healthy Future)-nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh sử dụng sơn có chì và sử dụng các lựa chọn thay thế an toàn để ngăn chặn trẻ em bị hại do nhiễm độc chì.
Trong tuần lễ chiến dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) sẽ khuyến khích và tạo điều kiện cho những nỗ lực toàn cầu để loại bỏ sơn có chì và nâng cao nhận thức về nhiễm độc chì; nhấn mạnh nỗ lực của các nước và của các đối tác trong ngăn ngừa nhiễm độc chì ở trẻ em; kêu gọi hành động hơn nữa để loại bỏ sơn có chì.
Nhiễm độc chì là hoàn toàn có thể phòng ngừa được, tuy nhiên phơi nhiễm với chì ở trẻ em được ước tính góp phần vào khoảng 600 000 trường hợp mớibị khuyết tật vềtrí tuệ hàng năm. Mặc dù có sự công nhận rộng rãi về vấn đề này và nhiều quốc gia đã có hành động, phơi nhiễm với chì, đặc biệt là trong thời thơ ấu vẫn còn là mối quan tâm chính yếu với các nhà cung cấp chăm sóc y tế và các quan chức y tế công cộng trên toàn thế giới. Sự kiện này là cơ hội duy nhất để nâng cao nhận thức trên toàn thế giới về tầm quan trọng của loại bỏ chì trong sơn. Truy cập vào trang web đa ngôn ngữ cho chiến dịch nâng cao ý thức trong Tuần lễ quốc tế phòng chống nhiễmđộc chì và đăng ký bất kỳ sự kiện nào mà bạn đang có kế hoạch hỗ trợ chiến dịch.
X. Phòng chống nhiễm độc chì
Chì là một kim loại độc hại, việc sử dụng rộng rãi chì đã gây ra ô nhiễm môi trường rộng rãi vàcác vấn đề sức khỏe ở nhiều nơi trên thế giới. Nó là một chất độc tích lũy mà ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm thần kinh, huyết học, hệtiêu hóa, hệ tim mạch, thận. Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng thần kinh bởi chì, thậm chí mức độ phơi nhiễm tương đối thấp có thể gây ra nghiêm trọng và trong một số trường hợp gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Phơi nhiễm với chì được ước tính chiếm khoảng 0,6% gánh nặng bệnh tật toàn cầu với gánh nặng cao nhất trong các vùng đang phát triển. Trê em phơi nhiễm với chìđược ước tính đóng góp khoảng 600.000 trường hợp mới của trẻ em bị khuyết tật trí tuệ hàng năm. Giảm việc sử dụng chì gần đây trong xăng, sơn, đường ống dẫn nước và hàn đã dẫn đến giảm đáng kể mức độ chì trong máu. Tuy nhiên, các nguồn phơi nhiễm quan trọng vẫn còn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Nỗ lực hơn nữa được đòi hỏi để tiếp tục làm giảm việc sử dụng và phóng thích chì và giảm phơi nhiễm môi trường và nghề nghiệp, đặc biệt là cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các can thiệp bao gồm loại bỏ sử dụng chì không cần thiết như chì trong sơn, đảm bảo tái chế an toàn chất thải có chứa chì, giáo dục công chúng về tầm quan trọng của việc xử lý an toàn của máy tính và pin axit chì, giám sát nồng độ chì trong máu ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và người lao động.
XI. Nguồn gốc ngộ độc chì
Nguồn gốc đưa tới nhiễm độc chì gồm có:
- Sơn nhà. Tại Hoa Kỳ, đa số nhà xây cất trước năm 1978 đều dùng sơn pha chì, nhưng sau đó, chính quyền liên bang đã cấm dùng. Hiện nay, vẫn còn khoảng 38 triệu căn nhà được sơn với sơn pha chì. Chì bám ở tường, trần nhà, sàn nhà, khuôn cửa của các ngôi nhà cũ này. Nếu lớp sơn bị tróc, chì rơi ra ngoài và gây ngộ độc, nhất là khi trẻ em chơi dưới đất, vô tình ăn phải. Theo luật của liên bang, người bán nhà phải cho người mua biết nếu có dư sản chì trên kiến trúc hay không.
- Đất chung quanh nhà nhiễm chì từ các lớp sơn cũ
- Bụi bậm trong nhà có chì từ sơn tường cũ hoặc đất theo giầy dép mang vào nhà.
- Chì trong nước nếu dùng ống dẫn nước bằng kim loại có chất chì. Từ thập niên 1980, Hoa kỳ đã cấm sử dụng ống nước có chì và hàn chì trong hệ thống dẫn nước công cộng. Các ống kim loại hàn bằng chì có thể nhả các phân tử chì vào nước.
- Chì có nhiều trong đất, nhất là gần trục lộ giao thông, nhà xây cất từ lâu, vườn hoang, hầm mỏ, khu kỹ nghệ, khu chứa rác, lò đốt. Làm việc hoặc sinh sống ở gần các khu vực này có thể bị nhiễm chì qua nước uống, thực phẩm, không khí.
- Công nhân làm việc trong kỹ nghệ luyện chì, làm dụng cụ bằng nhựa plastic, hàn cắt thép, làm bình điện xe tự động, kỹ nghệ đồ gốm, đập phá nhà cũ, tu bổ bình tản nhiệt xe hơi… đều dễ dàng nhiễm chì.
- Chì trong xăng xe hơi. Đây là nguồn chì khá lớn phát ra từ ống khói xe. May mắn là từ năm 1980, Hoa Kỳ đã dần dần loại bỏ chì ra khỏi xăng dầu.
- Đồ chơi trẻ em, xích đu hoặc bàn ghế cũ quét với sơn có nhiều chì.
- Thực phẩm nước uống đựng trong bát đĩa, bình chứa phủ men bóng.
- Rau, trái cây đôi khi có bụi chì bám vào, nên cần được rửa sạch trước khi ăn.
- Rượu whisky sản xuất lậu với máy chưng cất hàn bằng chì cũng có thể có chì.
- Thuốc lá nhả ra một lượng chì đáng kể.
- Hộp kim loại hàn bằng chì để đựng thực phẩm.
- Trong một vài mỹ phẩm (Kohl) hoặc thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc sản xuất từ các quốc gia Đông Nam Á châu, Ấn Độ có hàm lượng chì khá cao. Tại Việt Nam, ngộ độc chì là vấn đề thường thấy và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, dường như dân chúng chưa ý thức được sự hiện diện và nguy hại của rủi ro này, vì thiếu hướng dẫn cũng như vì môi trường nơi đây còn quá ô nhiễm với mọi tác nhân gây bệnh.
Ngoài các nguồn chì kể trên, chì còn đến từ thực phẩm thực vật như rau muống, rau rút, cần nước, ngó sen… được trồng ở nơi có nguồn chất thải kỹ nghệ chứa nhiều kim loại như chì, kẽm.
Các loại bình thiếc chứa nước, chưng cất và đựng rượu có hàm lượng chì khá cao.
Khói thuốc lá cũng có nhiều chì, mà bà con mình tiêu thụ thuốc lá có hạng trên thế giới.
Ở vùng nông thôn, các em chơi bi làm các viên bi tròn bằng chì, đánh đáo với các cục chì dẹp, đúc chì làm vật nặng kéo dây câu cá hoặc phụ việc tại các cơ sở làm bình điện xe hơi, sửa xe… thường xuyên tiếp cận với chì.
Các loại đồ chơi ngoài vườn làm bằng kim loại hàn chì rồi sơn với nước sơn pha chì, các bàn ghế nhỏ cho trẻ em chơi làm bằng nhựa phủ mầu sơn chì.
Hàng ngày, trên các trục giao thông đô thị, xe cộ tắc nghẽn, khói xăng dầu thả ra rất nhiều bụi, khói chì vào khách qua đường, ngồi xe…
Mực viết cũng có chì, rồi lại còn bút chì, đồ sứ như chén đĩa ly tách mẫu mã đẹp vẽ nhiều mầu sắc rực rỡ với chất mầu có nhiều chì phụ gia. Khi tiếp xúc với thức ăn nóng, thức ăn có chất acit như dưa chua, nước hoa quả, sữa, rượu bia, chì trong bột mầu sẽ thôi ra. Nhìn đâu cũng thấy chì….
XII. Ảnh hưởng của chì với sức khỏe
Dấu hiệu của ngộ độc chì thường thường xuất hiện rất âm thầm, khó mà sớm phát giác. Chỉ khi nào chì tích tụ tới mức độ cao, bệnh mới rõ rệt nhưng các triệu chứng cũng không có gì đặc biệt.

Ở trẻ em, nhiễm độc cấp tính khiến cho các em trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi không vững, lên cơn kinh phong. Trường hợp mãn tính, các em có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên kinh thường xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, đôi khi có thể đưa tới tử vong.
Thường thường, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là dưới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc chất của cơ thể chưa hoàn chỉnh. Một số em có thể bị nhiễm ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ hoặc bú sữa mẹ có hàm lượng chì cao. Tới khi lớn, các em tiêu thụ thực phẩm có chì, nuốt chì lẫn trong đất, bụi khi bò chơi trên mặt đất hoặc ăn các mảnh vụn sơn tường nhà cũ.
Khi ngộ độc chì, người lớn hay than phiền đau tê ở đầu ngón chân, tay; bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, xảy thai, kém sản xuất tinh trùng… Lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, đưa tới suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ.
XIII. Chẩn đoán
Thử máu là phương thức hữu hiệu để đo mức độ chì trong máu. Chỉ cần lấy một chút xíu máu ở tĩnh mạch hoặc đầu ngón tay là đủ. 
Mức độ không an toàn của chì trong máu là từ 10mcg/dl trở lên.
Hiện nay có máy đo nồng độ chì trong cơ thể mà không cần lấy máu. Một công nghệ vượt trội chỉ có ở benhvienthongminh.com
XIV. Điều trị
Điều tiên quyết trong chữa trị ngộ độc chì là phải chấm dứt tiếp cận với nguồn phát sinh ra kim loại này để giảm nồng độ chì trong máu. Ngộ độc trầm trọng được điều trị với một loại thuốc đặc biệt mà khi vào cơ thể, thuốc sẽ bám vào chì để thải ra ngoài theo nước tiểu. Để chữa các bệnh hiện nay trước tiên phải loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể, đó là bí quyết chữa bệnh tận gốc của chúng tôi. Nếu không thải kim loại nặng như: chì, arsen, kẽm, sắt, ….. và nhiều kim loại gây bệnh khác thì có chữa khỏi bệnh xong thì trong vài năm bệnh cũng quay lại, và lần sau bệnh nặng hơn lần trước.
XV. Phòng ngừa ngộ độc chì
Sau đây là mấy biện pháp để giảm thiểu và bảo vệ với ngộ độc chì:
1. Nhờ một chuyên viên hóa chất kiểm soát coi căn nhà mình đang ở có tàn dư chì hay không, đặc biệt nếu là nhà xây cất trước năm 1978.
2. Nếu sinh sống tại vùng có rủi do ngộ độc chì, nên áp dụng các phương thức phòng tránh như sau:
- Rửa tay trước khi ăn và trước khi đi ngủ, đặc biệt là với trẻ em chơi dưới đất.\
- Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế với khăn ướt
- Đừng cho con trẻ chơi gần trục lộ giao thông, cầu cống
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều sắt và calci, để giảm thiểu sự hấp thụ của chì từ bao tử vào máu.
- Nếu trong nhà có hệ thống ống dẫn nước bằng chì, hãy để nước chẩy tự do từ 30-60 giây trước khi dùng để loại các vẩn chì. Nên uống nước lạnh từ ống, vì nước nóng hấp thụ chì nhiều hơn, nhất là không nên dùng nước nóng trong vòi nước để pha sữa cho trẻ em.
Ta có thể hỏi cơ quan y tế tại địa phương hoặc công ty cung cấp nước để coi xem có thể thử nghiệm chì trong nước. Trong nước, chì không cho mùi vị hoặc mầu sắc nên khó biết.
- Tắm rửa, thay quần áo, dày dép trước khi về nhà, nếu làm việc nơi có chì.
3. Tu sửa nhà cũ có sơn pha chì:
- Mang thiết bị và mặc quần áo bảo vệ trong khi làm việc.
- Không ăn uống nơi nghi có chì
- Dùng giấy nhám đặc biệt để loại bỏ sơn có chì trên tường hoặc cửa.
XVI. Kết luận
Tiếp cận ngắn hạn với sơn có pha một số lượng rất nhỏ chì ít khi đưa đến ngộ độc. Tuy nhiên nếu tiếp cận lâu ngày dù rằng ít một, e rằng sẽ có nhiều nguy hại, đặc biệt là với trẻ em.
Đồ chơi trẻ em nhập cảng từ Trung quốc bị thu hồi trong thời gian vừa qua không đáp ứng đòi hỏi an toàn của Hoa Kỳ, vì được làm đẹp với loại sơn pha chì quá cao. Do đó xin các bậc phụ huynh vứt bỏ ngay các đồ chơi này. Nếu các em đã chơi với chúng từ lâu ngày, nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình coi có cần thử mức độ chì trong máu các em. Ngoài ra muốn thải độc chì ra sớm để tránh nguy hại về các bệnh về sau phải thải đọc sớm vì chì ngấm vào cơ thể và các tế bào xương và cơ trên khắp cơ thể thì càng lâu thì bệnh càng nặng và gây ra các bệnh khác rất nguy hiểm. Nếu càng để chì ngấm lâu thì thải ra càng khó và mất rất nhiều thời gian. Bệnh từ nhiều nguyên nhân, kim loại nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Hãy cẩn thận với nó. 

Ths.Bs. Lê Thạnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét