Phòng bệnh chủ động
Kinh nghiệm cổ nhân Âu Á đều cho rằng ngăn ngừa bệnh là việc làm cần thiết và quan trọng hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh. Thực vậy, khi có dấu hiệu thì bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá về thể chất của con người. Và dĩ nhiên khi bệnh đã xảy ra là phải chữa chạy, nếu không thì đời sống sẽ bị thu ngắn. Ông bà ta dạy rấ hay"phòng bệnh hơn chữa bệnh"
Bà An ăn uống buông thả để đến nỗi ngày một mập phì, dư ký rồi bị bệnh tiểu đường. Đường huyết lên cao, gặm nhấm những mạch máu nhỏ của võng mạc, đưa tới thoái hóa thị lực. Đường huyết quá cao, làm suy nhược tế bào cấu tạo trái tim, tim bóp yếu, máu ra ít, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Rồi lâu ngày bản thân trái tim cũng rối loạn trong nhịp đập. Lại còn suy thận, rối loạn cảm giác bàn chân, bàn tay.
Ông Lưu tiếp tục phì phèo khói thuốc lá cả hơn hai chục năm, rồi bị ung thư phổi. May mà khám phá ra sớm, bệnh chỉ mới khoanh gọn một cục nhỏ, chưa kịp di căn, phẫu thuật cứu mạng. Nhưng một phần của lá phổi đã ra đi, nên sự hô hấp trở thành khó khăn, thay đổi thời tiết là khó thở, ho hen suyễn lên suyễn xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại thì bà An, ông Lưu mới “giá mà, ví thử”. Giá mà mình bớt mồm bớt miệng, giữ gìn ăn uống, không mập phì. Ví thử như mình nghe lời bà xã can ngăn, không hút thuốc. Thì đâu bây giờ phải mang họa vào thân.
Vì thế, phòng bệnh được coi như ưu tiên hơn chữa bệnh là vậy. Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh chẳng phải mới mẻ gì. Từ thuở xa xưa, các bà mụ của ta đã biết rửa tay sạch sẽ trước khi đỡ đẻ, đã hơ nóng dao kéo trong lửa trước khi cắt rún để mẹ con không bị uốn ván, nóng sốt.
Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) đã khuyên:
“Chớ dùng nước ruộng nước ao,
Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.
Chỉ dùng nước giếng nước mưa,
Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”
Vì nước từ trời rơi xuống, không có loăng quăng, bọ gậy, vẩn đục như nước sông nước ao gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Danh y Hoa Kỳ Oliver W. Holmes (1809-1894), Giáo sư Đại học y Harvard, có viết “To guard is better than to heal; The shield is nobler than the spear”. Đề phòng tốt hơn chữa trị; Tấm mộc tuyệt hảo hơn cái giáo”
Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ võ, phổ biến sự phòng tránh bệnh khiến cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh khác cũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao.
1. Phân loại
Một cách tổng quát, phòng bệnh có nhiều cấp với mục tiêu khác nhau.
- Phòng tránh loại 1
Ngăn ngừa không cho bệnh tật hoặc các điều kiện xấu xảy ra. Thí dụ dùng bao cao su để tránh nhiễm trùng khi giao hợp, chủng ngừa các bệnh nhiễm như yết hầu, tê liệt trẻ em, viêm gan A và B.
- Phòng tránh loại 2
Nhận diện, khám phá ra các mầm bệnh từ lúc chưa có dấu hiệu hoặc chưa có thay đổi chức năng, cấu tạo các bộ phận, rồi áp dụng điều trị ngay để trì hoãn hoặc ngăn chặn không cho bệnh xuất hiện. Chẳng hạn như chụp x-quang nhũ hoa để sớm tìm ra ung thư vú, đo huyết áp theo định kỳ để sớm biết huyết áp có cao…
- Phòng tránh loại 3
Ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xấu của bệnh tật xảy ra. Chẳng hạn tránh khuyết thị, suy tim, suy thận trong bệnh tiểu đường, hoặc áp dụng vật lý trị liệu, y khoa phục hồi để lấy lại sự cử động của chân tay bị tê liệt sau tai biến não…
2. Nguy cơ cần phòng tránh
Khi phòng tránh thì phải biết phòng tránh với những tác nhân, những nguy cơ gây bệnh nào. Chẳng hạn:
-Ảnh hưởng xấu của môi trường như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lụt
-Hậu quả của chiến tranh, bạo lực
-Sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa chất độc hại
-Nếp sống không bình thường của con người
-Hậu quả, biến chứng của bệnh hoạn, thương tích
-Những biến đổi, thoái hóa tự nhiên trong cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ thể
-Hậu quả không lường trước của khoa học, kỹ thuật
-Ảnh hưởng cùa các hoàn cảnh xã hội như nghèo khó, kém giáo dục, bất công xã hội, bất lực độc quyền hành chánh
4. Nơi áp dụng phòng tránh
-Tại cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám bệnh của bác sĩ hoặc trong địa bàn hoạt động cộng đồng
-Qua nếp sống lành mạnh của mỗi cá nhân: dinh dưỡng cân bằng hợp lý, không lạm dụng rượu thuốc cấm, vận động cơ thể đều đặn…
-Cải thiện môi trường như cung cấp nguồn nước uống tinh khiết, giảm thiểu ô nhiễm không khí,
-Qua các hành động xã hội, chính trị, kinh tế, học vấn…như cung cấp kiến thức về bệnh tật, giảm thiểu nghèo khó, bảo đảm an ninh khu phố xóm làng, bài trừ tệ đoan xã hội…
Một thí dụ để giảm bệnh do hút thuốc lá cần sự hợp tác của nhiều biện pháp như giới hạn hút thuốc ở từng địa điểm, không quảng cáo thuốc lá, giải thích cho quần chúng về tác hại của thuốc lá với sức khỏe, đưa ra các phương thức giúp người ghiền ngưng hút thuốc…
5. Đối tượng của áp dụng phòng tránh
-Toàn thể dân chúng với các hướng dẫn chung về sức khỏe, bệnh tật, về y khoa phòng ngừa, dinh dưỡng
-Riêng rẽ cho tuổi tác và nam nữ với bệnh riêng của mỗi nhóm
-Cho những người có nhiều rủi ro mắc bệnh từ bẩm sinh khi có bệnh di truyền trong gia đình
-Những người vì lý do hoàn cảnh nghề nghiệp mà tiếp cận với nguồn gây bệnh như công nhân hầm mỏ, rừng thiêng nước độc, trong kỹ nghệ hóa chất, chăm sóc bệnh nhân.
6. Ưu khuyết điểm của phòng ngừa - Phương pháp phòng tránh có ưu, khuyết điểm.
Ưu điểm như:
-Một số bệnh nhiễm đã bị xóa sổ, một số khác giảm hẳn nhờ có chủng ngừa.
-Tỷ lệ ung thư cổ tử cung giảm kể từ khi phương pháp thử nghiệm Pap được áp dụng
-Tử vong do tai nạn xe cộ giảm vì người điều khiển xe ý thức được sự ích lợi của dùng dây an toàn trên ghế và đội nón bảo hiểm
-Tỷ lệ biến chứng tai biến não giảm nhờ dân chúng biết cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp, cao cholesterol trong máu.
-Chiến dịch cổ võ ngưng hút thuốc lá đã giảm thiểu rủi ro ung thư phổi…
Và nhiều thí dụ khác.
Tuy nhiên sự phòng tránh cũng tạo ra vài khó khăn trở ngại, chẳng hạn:
- Chủng ngừa bệnh có thể gây tác dụng phụ hoặc gặp sự chống đối vì lý do tôn giáo
- Áp dụng kỹ thuật phát hiện bệnh có thể gây ra tai nạn như nội soi làm thương tổn ruột già
- Ngồi xe lăn để có thể di chuyển thì cũng có thể té ngã, lật xe…
- Áp dụng phòng ngừa tốn kém tài chánh cho nhà nước và cá nhân
- Phát kim chích cho người ghiền để tránh lây lan HIV là khích lệ họ chích choác, phát bao cao su la khích lệ hoạt động tình dục.
7. Kết luận
Nói chung, sự phòng ngừa bệnh có nhiều tác dụng tốt hơn là một số trục trặc khiêm nhường.
Chẳng thế mà Thomas A.Edison (1847-1931), nhà sáng chế lỗi lạc của Hoa kỳ đã tiên đoán: “Trong tương lai, bác sĩ sẽ không biên toa thuốc mà sẽ làm cho bệnh nhân quan tâm nhiều hơn tới sự chăm sóc cơ thể, dinh dưỡng và nguyên nhân cũng như sự phòng tránh bệnh tật".
Vì theoTiến sĩ John Knowles, nguyên Chủ Tịch Quỹ Rockefeller Foundation: “Hơn 99% chúng ta đều khỏe mạnh khi sinh ra và chỉ trở nên bệnh hoạn vì hậu quả của hành động cá nhân không đúng đắn và của các điều kiện môi trường”.
Hãy tham khảo kiến thức trên website http://www.benhvienthongminh.com để tự chăm sóc cho bản thân mình. Vi Bác sỹ tốt nhất, giỏi nhất chính là mình chứ không ai khác. Hãy tập thói quen phòng bệnh và ăn uống đúng cách, các Bác sỹ nói vui rằng: Thức ăn mà chúng ta ăn vào một nữa nuôi bản thân, một nữa nuôi Bác sỹ. Họa từ miệng mà vào, hãy hiểu biết từng loại thức ăn mỗi khi chúng ta ăn vào miệng thì bệnh không bao giờ ghé thăm.
Bà An ăn uống buông thả để đến nỗi ngày một mập phì, dư ký rồi bị bệnh tiểu đường. Đường huyết lên cao, gặm nhấm những mạch máu nhỏ của võng mạc, đưa tới thoái hóa thị lực. Đường huyết quá cao, làm suy nhược tế bào cấu tạo trái tim, tim bóp yếu, máu ra ít, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Rồi lâu ngày bản thân trái tim cũng rối loạn trong nhịp đập. Lại còn suy thận, rối loạn cảm giác bàn chân, bàn tay.
Ông Lưu tiếp tục phì phèo khói thuốc lá cả hơn hai chục năm, rồi bị ung thư phổi. May mà khám phá ra sớm, bệnh chỉ mới khoanh gọn một cục nhỏ, chưa kịp di căn, phẫu thuật cứu mạng. Nhưng một phần của lá phổi đã ra đi, nên sự hô hấp trở thành khó khăn, thay đổi thời tiết là khó thở, ho hen suyễn lên suyễn xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại thì bà An, ông Lưu mới “giá mà, ví thử”. Giá mà mình bớt mồm bớt miệng, giữ gìn ăn uống, không mập phì. Ví thử như mình nghe lời bà xã can ngăn, không hút thuốc. Thì đâu bây giờ phải mang họa vào thân.
Vì thế, phòng bệnh được coi như ưu tiên hơn chữa bệnh là vậy. Quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh chẳng phải mới mẻ gì. Từ thuở xa xưa, các bà mụ của ta đã biết rửa tay sạch sẽ trước khi đỡ đẻ, đã hơ nóng dao kéo trong lửa trước khi cắt rún để mẹ con không bị uốn ván, nóng sốt.
Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) đã khuyên:
“Chớ dùng nước ruộng nước ao,
Nước hồ nước vũng, nước nào cũng dơ.
Chỉ dùng nước giếng nước mưa,
Nước sông nước suối cũng chưa an toàn”
Vì nước từ trời rơi xuống, không có loăng quăng, bọ gậy, vẩn đục như nước sông nước ao gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Danh y Hoa Kỳ Oliver W. Holmes (1809-1894), Giáo sư Đại học y Harvard, có viết “To guard is better than to heal; The shield is nobler than the spear”. Đề phòng tốt hơn chữa trị; Tấm mộc tuyệt hảo hơn cái giáo”
Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ võ, phổ biến sự phòng tránh bệnh khiến cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh khác cũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao.
1. Phân loại
Một cách tổng quát, phòng bệnh có nhiều cấp với mục tiêu khác nhau.
- Phòng tránh loại 1
Ngăn ngừa không cho bệnh tật hoặc các điều kiện xấu xảy ra. Thí dụ dùng bao cao su để tránh nhiễm trùng khi giao hợp, chủng ngừa các bệnh nhiễm như yết hầu, tê liệt trẻ em, viêm gan A và B.
- Phòng tránh loại 2
Nhận diện, khám phá ra các mầm bệnh từ lúc chưa có dấu hiệu hoặc chưa có thay đổi chức năng, cấu tạo các bộ phận, rồi áp dụng điều trị ngay để trì hoãn hoặc ngăn chặn không cho bệnh xuất hiện. Chẳng hạn như chụp x-quang nhũ hoa để sớm tìm ra ung thư vú, đo huyết áp theo định kỳ để sớm biết huyết áp có cao…
- Phòng tránh loại 3
Ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xấu của bệnh tật xảy ra. Chẳng hạn tránh khuyết thị, suy tim, suy thận trong bệnh tiểu đường, hoặc áp dụng vật lý trị liệu, y khoa phục hồi để lấy lại sự cử động của chân tay bị tê liệt sau tai biến não…
2. Nguy cơ cần phòng tránh
Khi phòng tránh thì phải biết phòng tránh với những tác nhân, những nguy cơ gây bệnh nào. Chẳng hạn:
-Ảnh hưởng xấu của môi trường như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lụt
-Hậu quả của chiến tranh, bạo lực
-Sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa chất độc hại
-Nếp sống không bình thường của con người
-Hậu quả, biến chứng của bệnh hoạn, thương tích
-Những biến đổi, thoái hóa tự nhiên trong cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ thể
-Hậu quả không lường trước của khoa học, kỹ thuật
-Ảnh hưởng cùa các hoàn cảnh xã hội như nghèo khó, kém giáo dục, bất công xã hội, bất lực độc quyền hành chánh
4. Nơi áp dụng phòng tránh
-Tại cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám bệnh của bác sĩ hoặc trong địa bàn hoạt động cộng đồng
-Qua nếp sống lành mạnh của mỗi cá nhân: dinh dưỡng cân bằng hợp lý, không lạm dụng rượu thuốc cấm, vận động cơ thể đều đặn…
-Cải thiện môi trường như cung cấp nguồn nước uống tinh khiết, giảm thiểu ô nhiễm không khí,
-Qua các hành động xã hội, chính trị, kinh tế, học vấn…như cung cấp kiến thức về bệnh tật, giảm thiểu nghèo khó, bảo đảm an ninh khu phố xóm làng, bài trừ tệ đoan xã hội…
Một thí dụ để giảm bệnh do hút thuốc lá cần sự hợp tác của nhiều biện pháp như giới hạn hút thuốc ở từng địa điểm, không quảng cáo thuốc lá, giải thích cho quần chúng về tác hại của thuốc lá với sức khỏe, đưa ra các phương thức giúp người ghiền ngưng hút thuốc…
5. Đối tượng của áp dụng phòng tránh
-Toàn thể dân chúng với các hướng dẫn chung về sức khỏe, bệnh tật, về y khoa phòng ngừa, dinh dưỡng
-Riêng rẽ cho tuổi tác và nam nữ với bệnh riêng của mỗi nhóm
-Cho những người có nhiều rủi ro mắc bệnh từ bẩm sinh khi có bệnh di truyền trong gia đình
-Những người vì lý do hoàn cảnh nghề nghiệp mà tiếp cận với nguồn gây bệnh như công nhân hầm mỏ, rừng thiêng nước độc, trong kỹ nghệ hóa chất, chăm sóc bệnh nhân.
6. Ưu khuyết điểm của phòng ngừa - Phương pháp phòng tránh có ưu, khuyết điểm.
Ưu điểm như:
-Một số bệnh nhiễm đã bị xóa sổ, một số khác giảm hẳn nhờ có chủng ngừa.
-Tỷ lệ ung thư cổ tử cung giảm kể từ khi phương pháp thử nghiệm Pap được áp dụng
-Tử vong do tai nạn xe cộ giảm vì người điều khiển xe ý thức được sự ích lợi của dùng dây an toàn trên ghế và đội nón bảo hiểm
-Tỷ lệ biến chứng tai biến não giảm nhờ dân chúng biết cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp, cao cholesterol trong máu.
-Chiến dịch cổ võ ngưng hút thuốc lá đã giảm thiểu rủi ro ung thư phổi…
Và nhiều thí dụ khác.
Tuy nhiên sự phòng tránh cũng tạo ra vài khó khăn trở ngại, chẳng hạn:
- Chủng ngừa bệnh có thể gây tác dụng phụ hoặc gặp sự chống đối vì lý do tôn giáo
- Áp dụng kỹ thuật phát hiện bệnh có thể gây ra tai nạn như nội soi làm thương tổn ruột già
- Ngồi xe lăn để có thể di chuyển thì cũng có thể té ngã, lật xe…
- Áp dụng phòng ngừa tốn kém tài chánh cho nhà nước và cá nhân
- Phát kim chích cho người ghiền để tránh lây lan HIV là khích lệ họ chích choác, phát bao cao su la khích lệ hoạt động tình dục.
7. Kết luận
Nói chung, sự phòng ngừa bệnh có nhiều tác dụng tốt hơn là một số trục trặc khiêm nhường.
Chẳng thế mà Thomas A.Edison (1847-1931), nhà sáng chế lỗi lạc của Hoa kỳ đã tiên đoán: “Trong tương lai, bác sĩ sẽ không biên toa thuốc mà sẽ làm cho bệnh nhân quan tâm nhiều hơn tới sự chăm sóc cơ thể, dinh dưỡng và nguyên nhân cũng như sự phòng tránh bệnh tật".
Vì theoTiến sĩ John Knowles, nguyên Chủ Tịch Quỹ Rockefeller Foundation: “Hơn 99% chúng ta đều khỏe mạnh khi sinh ra và chỉ trở nên bệnh hoạn vì hậu quả của hành động cá nhân không đúng đắn và của các điều kiện môi trường”.
Hãy tham khảo kiến thức trên website http://www.benhvienthongminh.com để tự chăm sóc cho bản thân mình. Vi Bác sỹ tốt nhất, giỏi nhất chính là mình chứ không ai khác. Hãy tập thói quen phòng bệnh và ăn uống đúng cách, các Bác sỹ nói vui rằng: Thức ăn mà chúng ta ăn vào một nữa nuôi bản thân, một nữa nuôi Bác sỹ. Họa từ miệng mà vào, hãy hiểu biết từng loại thức ăn mỗi khi chúng ta ăn vào miệng thì bệnh không bao giờ ghé thăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét