Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Thoát khỏi “Địa Ngục Sỏi Mật” chỉ bằng trái Sung

http://www.benhvienthongminh.com

Thoát khỏi “Địa Ngục Sỏi Mật” chỉ bằng trái Sung

Trái sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng giải độc. Nghiên cứu hiện đại khẳng định quả Sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali,… và một số vitamin như C, B1… Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả Sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Và một trong những công dụng của trái Sung là “chữa tan bệnh Sỏi mật”, điều mà ít ai biết đến.
Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc ngẽo trong vòng tay người mẹ.
Bà già trầu cất tiếng hỏi:
– Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
– Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
– Ối..……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
Nghe bà già trầu nói thế  người mẹ mừng quá quên cả cám ơn , về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà  còn  nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát  sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
–  Dậy uống thuốc nè con
–  Ôi ! Con mệt quá…
–  Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái  cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc.
Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
 ………..
– Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
– Hả? Con nói gì ?
– Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao ? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc , bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
– Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
– Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
 Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng  sẽ chết luôn…( dân quê hay quan niệm vậy mà!)
Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng: vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy  rổ nữa về làm cho nó uống…
Tự nhiên xung quanh vốn dĩ đã ban cho chúng ta nhiều dược liệu quý mà chúng ta cần nghiên cứu và bào chế. Những sản phẩm được bào chế từ dược liệu tự nhiên không những có nhiều ưu điểm về tính kinh tế, thời gian mà còn nhiều ưu điểm khác như: ít có tác dụng phụ, hiệu quả nhanh, ít ảnh hưởng tới những bệnh khác trong cơ thể.

Bệnh áp xe gan đường mật là gì?

Bệnh áp xe gan là sự mưng mủ trong tổ chức gan. Ổ mủ có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau. Áp xe gan là một bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc tế bào gan và có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh áp xe gan đường mật là bệnh áp xe do viêm đường mật lan sang nhu mô gan tạo nên. Bệnh thường có biểu hiện khác nhau tùy theo người lớn hay trẻ em khi bị mắc bệnh.
             Áp xe gan đường mật – Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật.
Nguyên nhân gây áp xe gan đường mật thường là:
– Biến chứng của sỏi mật: Trong điều kiện bình thường, dòng chảy của dịch mật được lưu thông trong đường mật không có vi khuẩn hoặc số lượng vi khuẩn rất ít không đủ để gây bệnh. Khi đường mật có sỏi, nếu sỏi lớn sẽ gây tắc nghẽn đường mật, ứ trệ và tăng áp lực dịch mật dễ gây tổn thương đường mật tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường mật, tạo mủ và hình thành ổ áp xe gan mật. Do đó, áp xe gan đường mật thường kèm các triệu chứng của sỏi mật và bùn mật trong ống mật chủ và ống mật trong gan (sỏi gan).
– Do giun: trường hợp này hay gặp ở trẻ em, do giun lên đường mật gây viêm đường mật và áp xe.
– Do cả sỏi mật và giun:  trong thực tế nhiều trường hợp bệnh nhân bị áp xe gan đường mật thường do cả sỏi mật và giun gây nên.
Phân biệt áp xe gan đường mật với áp xe gan do amíp
Việc phân biệt áp xe gan đường mật với ápxe gan amíp rất quan trọng vì nó quyết định cách xử trí can thiệp khác nhau không những đối với ổ ápxe mà còn cả với những biến chứng khi ápxe gan vỡ vào ổ bụng hay lồng ngực.
– Áp xe gan amíp: thường là áp xe đơn độc, hay nằm bên gan phải, trong mủ không có vi khuẩn, điều trị bằng cách chọc hút mủ hoặc rạch dẫn lưu mủ bệnh có thể khỏi, tỉ lệ tử vong khoảng 4 – 8%.
– Áp xe gan đường mật: thường có nhiều ổ nhỏ, thành bọc ápxe cứng, mủ chứa nhiều vi khuẩn gram âm và vi khuẩn yếm khí, kèm thêm tắc đường dẫn mật nên việc xử trí can thiệp ngoại khoa phức tạp hơn, tỉ lệ tử vong có thể chiếm tới 80%; hiện nay nhờ những kỹ thuật tiến bộ về phẫu thuật cắt gan nên thời gian gần đây tỉ lệ tử vong giảm xuống còn khoảng 14%.
Triệu chứng áp xe gan đường mật.

Triệu chứng áp xe gan do đường mật

Dấu hiệu, triệu chứng của ápxe gan đường mật có biểu hiện khác nhau tùy theo lứa tuổi.
– Đối với người lớn, bệnh nhân thường bị sốt cao, thể trạng suy sụp nhanh, có khi mê sảng, huyết áp hạ, kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn máu, vàng da, đi tiểu ít. Sờ nắn thấy gan to xuống dưới bờ sườn, mật độ gan rắn chắc hơn so với ápxe gan do amíp, có khi có cục lổn nhổn dễ nhầm lẫn với ung thư gan; vì vậy cần phân biệt rõ.
Dấu hiệu thường gặp ở áp xe gan do amíp là ápxe đơn độc, có xu hướng phát triển lên trên bề mặt của gan, có dấu hiệu rung gan dương tính, đau khi ấn gian sườn số 9 bên phải trên đường nách giữa.
Trái lại, ápxe gan đường mật thường nằm ở phía gan trái, nếu gan trái to có thể nắn thấy thành bụng co cứng ở dưới mũi xương ức, ấn vào điểm dưới mũi xương ức gây đau. Có trường hợp đôi khi ápxe gan đường mật là loại ápxe đơn độc, to, nổi lồi lên dưới mặt da cạnh rốn hoặc dưới bờ sườn phải kèm theo vàng da nên ở những người trẻ có thể nhầm lẫn với nang ống mật chủ.
– Ở trẻ em, do không có sỏi làm tắc ống mật nên không thấy triệu chứng vàng da, bilirubin máu không tăng cao nhưng có sốt do giun chui vào ống mật gây nên những cơn đau dữ dội. Ấn vào dưới mũi xương ức làm bệnh nhân đau, điềm này tương ứng với điểm phân thùy 2 của gan, nơi giun hay chui lên.
Sau khoảng 1 – 2 tuần, cơn đau giảm đi nhưng vẫn sốt cao, sốt dai dẳng hàng tháng, thở nông nên dễ nghĩ đến thâm nhiễm bệnh lao; chân bị phù, tiểu ít nên tưởng là bị viêm thận; da xanh xao, gầy còm, mặt và chân phù thường nghĩ tới tình trạng suy dinh dưỡng. Trong thời gian này ápxe gan đường mật đã hình thành, phát triển ra mặt gan rồi vỡ gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe gan đường mật

Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những chất gây hại khỏi cơ thể.  Áp xe gan đường mật là một bệnh lý rất nguy hiểm về gan vì sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc tế bào gan và có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như:
– Chảy máu đường mật là một biến chứng nặng chỉ gặp trong ápxe gan đường mật. Theo các nhà khoa học, chưa có trường hợp nào bị chảy máu đường mật do ápxe gan amíp mặc dù loại ápxe này tuy xuất phát từ các tĩnh mạch cửa trong nhu mô gan nhưng các tĩnh mạch bị viêm tắc, trong mủ có khi lẫn một ít máu mà không chảy máu ồ ạt kể cả sau khi dẫn lưu ổ ápxe. Điều trị chảy máu đường mật bằng cách mở ống mật chủ lấy bỏ dị vật rồi bơm rửa. Trường hợp còn chảy máu thì thắt động mạch gan nếu không khu trú được vị trí chảy máu, có thể thắt thùy gan trái hay tiểu thùy gan phải nếu khu trú được vị trí chảy máu. Nếu cắt toàn bộ gan phải thì tỉ lệ tử vong sẽ rất cao vì thể trạng bệnh nhân đã yếu sẵn. Có thể luồn ống thông vào động mạch gan để nút mạch.
– Áp xe gan đường mật vỡ vào ổ bụng có thể gây ra ápxe dưới cơ hoành hay viêm toàn bộ màng bụng. Ápxe gan đường mật vỡ vào lồng ngực thường gây tử vong cao. Việc chẩn đoán và xử trí ápxe gan đường mật vỡ vào lồng ngực dễ thiếu sót vì chẩn đoán áp xe đường mật nhưng không chẩn đoán viêm mủ màng phổi nên không dẫn lưu lồng ngực hoặc ngược lại chỉ chẩn đoán viêm mủ màng phổi mà không xử trí ápxe đường mật. Khi bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện, triệu chứng khó thở do viêm mủ màng phổi lấn át triệu chứng ápxe gan đường mật đã bị vỡ. Trong trường hợp này cần dẫn lưu màng phổi cấp cứu và những ngày sau đó phải mở bụng thăm dò, mở thông ống mật chủ và dẫn lưu thì ổ ápxe gan đường mật thì viêm mủ màng phổi mới lành được. Ngược lại nếu chỉ mở đường bụng để dẫn lưu đường mật, lỗ thông giữa gan với lồng ngực qua cơ hành hoạt động như một cái van, lúc mở lúc đóng nên không thể dẫn lưu hết mủ trong lồng ngực được sẽ gây nên tình trạng dính phổi và ổ mủ đóng kén hoặc rò mủ thành ngực.
– Áp xe gan đường mật có khi gây rò làm thông ống mật với phế quản hoặc gây áp xe dưới cơ hoành, thủng cơ hoành rồi thông với phế quản. Thực tế thường gặp rò thông giữa nhánh ống mật của tiểu phân thùy 8 với một nhánh của thân phế quản nền của thùy dưới phổi phải. Trường hợp này phải mở bụng, lấy hết dị vật ở ở đường mật đã gây tắc mật. Khi đường mật đã lưu thông, lỗ rò có thể liền được. Có khi sau một thời gian phải mở lồng ngực, cắt bỏ các sẹo xơ rồi khâu đóng lỗ thủng cơ hoành và phổi hoặc có khi phải cắt một phân thùy hay thùy dưới phổi phải.
– Ápxe gan đường mật có thể gây viêm mủ màng tim vì ápxe gan đường mật thường nằm ở thùy trái của gan nên có thể gây thủng cơ hoành và vỡ vào ở màng tim. Diễn biến thường xảy ra đột ngột trên bệnh nhân đang được theo dõi ápxe gan trái, phần lớn các trường hợp đều bị tử vong do không kịp xử trí can thiệp. Nếu phát hiện kịp thời, phải mổ dẫn lưu màng tim. Trong các trường hợp ápxe gan vỡ vào màng tim thì phần lớn là bệnh nhân bị ápxe gan đường mật, rất ít người bệnh bị ápxe gan amíp.
Điều trị áp xe gan đường mật.

Cách điều trị, phòng ngừa bệnh áp xe gan đường mật

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Trên thực tế, dấu hiệu ở phim chụp X-quang bệnh áp xe gan đường mật cũng tương tự như bệnh ápxe gan do amíp nhưng khó phát hiện hơn vì thường là những ổ ápxe nhỏ. Áp xe gan đường mật chẩn đoán chậm thường có kèm theo ápxe dưới cơ hoành, nhất là trường hợp ở trẻ em. Chụp hình đường mật qua da dễ thực hiện vì ống mật giãn. Nếu bệnh nhân mới mổ đường mật, còn để ống dẫn lưu thì có thể chụp kiểm tra bằng thuốc cản quang. Trên phim chụp có thể thấy những hình ảnh như thuốc nhòe ra ngoài đường mật, những ổ áp xe nhỏ bám vào thành ống mật như chùm hoa, khu trú ở một bên tiểu phân thùy hay nhiều tiểu phân thùy khác nhau cả gan phải lẫn gan trái, thường gặp nhất là ở tiểu phân thùy 2 và 8 hoặc thấy ổ ápxe thông với đường mật nếu chọc đúng ổ ápxe hay hình ảnh nhánh mật bị cắt cụt nếu ổ ápxe đóng kén cách biệt với ống mật.
Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu tăng cao 15.000 – 20.000mm3 máu, tốc độ lắng máu cao 60 – 100mm trong giờ đầu, bilirubin máu cao 30 – 50mg/lít; urê máu cũng có xu hướng tăng cao trên 0,5g/lít, nếu kèm theo nhiễm khuẩn huyết có thể trên 1 g/lít. Thủ thuật chọc dò hút mủ khó thực hiện vì thường là ápxe nhỏ rải rác. Trường hợp ápxe to chọc hút mủ thấy màu trắng hay vàng kem nếu bị nhiễm tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli; có màu xanh lục nếu bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Cách điều trị áp xe gan đường mật

Điều trị áp xe gan đường mật bằng kháng sinh liều cao thường thất bại vì thành ổ ápxe xơ dày, các mạch máu bị tắc nghẽn nên thuốc điều trị không có tác dụng đến các vi khuẩn. Vì vậy cần áp dụng nguyên tắc điều trị nếu có mủ phải dẫn lưu hoặc cắt gan.
Thực tế vì những ổ ápxe nhỏ nằm rải rác nên khó chọc dò hết mủ. Nếu chọc đúng ổ ápxe, hút ra mủ, đặt ống dẫn lưu sẽ bị rò mật kéo dài dẫn tới tình trạng suy kiệt vì đường dẫn mật phía dưới bị tắc nghẽn. Động tác cơ bản là mở ống mật chủ, lấy hết dị vật, sỏi hay giun để mật và mủ có thể chảy qua cơ vòng xuống tá tràng.
Trong trường hợp ápxe đóng kén ngăn cách với các nhánh mật trong gan, có thể dùng kẹp cong đưa qua ống mật chủ từ dưới lên phá vách ápxe để dẫn lưu, tay trái phẫu thuật viên đặt trên mặt gan để hướng dẫn đường đi của kẹp. Sau khi đặt ống dẫn lưu ống mật chủ, trong những ngày sau mổ cần dùng những kháng sinh chống vi khuẩn gram âm như gentamycine và vi khuẩn yếm khí như flagyl; có thể vừa tiêm truyền thuốc vừa bơm vào đường mật qua ống dẫn lưu.
Nếu những ổ áp xe khu trú ở một hay vài tiểu phân thùy hoặc ở bên gan trái, có thể tiến hành phẫu thuật cắt gan để tránh những biến chứng nặng. Khi cắt bỏ toàn bộ gan phải có thể rất nguy hiểm vì bệnh nhân bị suy kiệt và nhiễm khuẩn nặng, vì vậy cần cố gắng phá vách ổ áp xe để dẫn lưu qua ống mật chủ.
Phòng ngừa áp xe gan đường mật bằng cách nào?
Áp xe đường mật thường là do sỏi mật hoặc do giun gây nên, do đó để phòng ngừa bệnh thì bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống điều độ, bảo đảm vệ sinh thì cũng cần tẩy giun  theo định kỳ, thường 6 một lần để hạn chế các yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý viêm, nhiễm khuẩn đường mật xảy ra.
Nếu mắc sỏi mật cần phải có những biện pháp điều trị sỏi mật sớm, kịp thời nhằm hạn chế sự ứ trệ dịch mật, khôi phục sự lưu thông của đường mật để phòng ngừa các biến chứng gây ra bệnh áp xe đường mật.

Túi mật tuy là một cơ quan nhỏ bé trong cơ thể nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu trữ, cô đọng và điều tiết dịch mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi được chỉ định cắt bỏ túi mật, nhiều người bệnh thường cảm thấy rất băn khoăn, lo lắng không biết cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Tác hại của việc cắt bỏ túi mật là gì? Cắt túi mật sống được bao lâu
Trên thực tế, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là một phương pháp điều trị tương đối an toàn, tuy nhiên túi mật cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể, sau khi bị cắt bỏ, cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn hoặc dài hạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng Sỏi Mật Trái Sung đi sâu tìm hiểu về vấn đề túi mật bị cắt bỏ và những ảnh hưởng của nó qua bài viết sau đây.
Túi mật là gì? Túi mật có chức năng gì?
Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng từ 6 – 8cm và rộng nhất là 3cm khi căng đầy. Đây là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, gồm có 3 phần: đáy, thân và cổ. Ống dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ dài 3 – 4cm, đoạn đầu rộng 4 – 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.
Hình ảnh minh họa về túi mật khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Túi mật có nhiệm vụ dự trữ, cô đọng và bài viết dịch mật. Túi mật là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm túi mật và viêm tụy.
Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất mật liên tục, mật là một chất dịch màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng. Mật đóng một vai trò quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Muối mật là Natri Glycocholate và Natri Taurocholate có vai trò phân huỷ các chất béo, thúc đẩy cho hoạt động của các men Lipase (Phân huỷ Lipid). Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột.
Cũng tương tự như vậy, muối mật có tác dụng vận chuyển các Vitamin tan trong dầu như các vitamin A, D, E và K. Muối mật không bị mất đi mà được tái hấp thu sau khi sử dụng. Khoảng 80-90% muối mật sẽ theo máu chuyển lại về gan và kích thích gan sản sinh thêm mật. Mỗi ngày cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30-60ml (95% là nước). Ngoài muối khoáng, muối mật, trong dịch mật còn có cholesterol và sắc tố mật. Khi không diễn ra sự tiêu hóa, dịch mật sẽ quay ngược trở về túi mật qua ống túi mật. Khi được dự trữ trong túi mật, mật sẽ bị mất bớt nước và trở nên cô đặc hơn. Khi chất béo đi vào tá tràng, túi mật bị kích thích, co bóp và tống mật xuống tá tràng.

Túi mật có thể bị bệnh gì?

Các bệnh của túi mật có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở những người trung niên bệnh thường dễ gặp hơn, đặc biệt là nữ giới. Dưới đây là các bệnh của túi mật thường gặp nhất.
– Sỏi túi mật:  Sỏi túi mật là sự kết tụ thành một khối rắn chắc của các thành phần có trong dịch mật, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là Cholesterol, Bilirubin (sắc tố mật), Canxi.  Sỏi túi mật có thể gây đau và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
– Nhiễm trùng túi mật:  Nhiễm trùng túi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc do sỏi hoặc do giun chui vào túi mật mang theo vi khuẩn gây viêm nhiễm.
– Viêm túi mật:  Nếu sỏi ở cổ túi mật sẽ làm cản trở sự lưu thông bình thường của dịch mật, làm tắc nghẽn đường mật, muối mật kích thích gây tổn thương thành túi mật, lúc đó vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào trong túi mật và phát triển gây ra tình trạng viêm túi mật cấp. Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy có tới hơn  90% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi gây ra.
– Polyp túi mật: Polyp túi mật là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, đó là kết quả của sự tích tụ cholesterol, thường vô hại và hiếm khi gây ung thư túi mật. Polyp túi mật thường không có triệu chứng và không cần điều trị.
– Rối loạn vận động túi mật: Túi mật có thể mắc bệnh rối loạn vận động nên làm suy giảm chức năng túi mật mà không phải do sỏi gây nên. Nguyên nhân của rối loạn vận động túi mật có thể là do viêm mãn tính, căng thẳng, do cơ trơn của túi mật hoặc cơ vòng Ốt đi (Oddi) quá chặt. Ngoài ra có thể do suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây nên tình trạng rối loạn vận động túi mật.
– Ung thư túi mật: Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì nó thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trong thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác như sỏi mật. Còn nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán, ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Ung thư túi mật không phổ biến, nếu phát hiện sớm, loại bỏ túi mật và các mô bị ảnh hưởng trong ống dẫn mật là điều trị tiêu chuẩn. Nhưng nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất thấp.

Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật?

Các bệnh về túi mật làm suy giảm hoặc làm mất hoàn toàn chức năng vận động, hoạt động co bóp để điều tiết dịch mật của của túi mật, nếu bệnh tiến triển nặng hoặc gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nhiều khả năng sẽ được chỉ định cắt bỏ túi mật.

Hình ảnh minh họa về có sỏi trong túi mật gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần được phẫu thuật khi kích thước sỏi đã lớn- Sỏi túi mật là nguyên nhân chính thường gặp nhất trong chỉ định cắt túi mật.
Bệnh sỏi túi mật là nguyên nhân chính thường gặp nhất trong chỉ định cắt túi mật. Người bệnh sẽ cần cắt túi mật nếu sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật, sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần, viêm túi mật cấp tính, túi mật đã bị vôi hóa không còn chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật…
Trên thực tế có khoảng 30 – 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm. Nguyên nhân là do cắt túi mật không thể tác động được vào các nguyên nhân sinh sỏi. Để làm được điều này cần có sự phối kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau, mang lại tác động đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.
Do đó, nếu sỏi túi mật và các bệnh lý về túi mật khác không làm phát sinh triệu chứng hoặc bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào, cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành, do sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ gặp phải các biến chứng trên đường tiêu hóa.

Tác hại của việc cắt túi mật

Ngày nay với sự tiến bộ của kỹ thuật y khoa hiện đại mà quá trình phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện khá đơn giản thông qua phương pháp mổ nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành nhanh chóng, người bệnh có thể ra về chri sau một vài ngày, tỷ lệ hồi phục nhanh và ít biến chứng
Cắt túi mật nội soi và cắt túi mật mổ mở là 2 phương pháp chính hiện nay trong phẫu thuật cắt túi mật.
Tuy nhiên, mỗi một cơ quan khi sinh ra đều có những chức năng riêng của nó. Tuy gan vẫn sản xuất dịch mật, nhưng  khi túi mật đã bị cắt bỏ thì dịch mật thay vì được dự trữ trong túi mật để sẽ đổ thẳng vào đường tiêu hóa, dẫn tới bạn có thể phải chịu một số hệ quả mà cơ thể chưa có thể thích ứng ngay được khi có sự thiếu vắng của túi mật. Dưới đây là một số tác hại của việc cắt túi mật:
– Tổn thương ống mật: các ống dẫn mật có thể bị tổn thương ngay trong quá trình loại bỏ túi mật. Khi đó người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa để giải quyết các tổn thương này.
– Tổn thương ruột, mạch máu: dụng cụ phẫu thuật có thể làm tổn thương ruột, các mạch máu. Điều này sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa nếu bác sỹ là người có chuyên môn và kinh nghiệm cao.
– Rủi ro gây mê: để thực hiện ca phẫu thuât, tất cả người bệnh đều phải gây mê. Tuy nhiên, một số người có cơ địa quá mẫn cảm có thể bị dị ứng, phản ứng với thuốc. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.
– Rò rỉ mật: khi túi mật được lấy ra, bác sỹ sẽ sử dụng những kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng đôi khi dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn phúc mạc.
– Nhiễm trùng: vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh trước, trong và sau khi phẫu thuật .
– Xuất huyết: một số ít người bệnh có thể bị xuất huyết ngay sau khi vừa phẫu thuật, trong những trường hợp này người bệnh cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu: một số người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối)  trong quá trình phẫu thuật, gọi là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu, gây tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.
Cắt túi mật sống được bao lâu? Tác hại của việc cắt túi mật.

Cắt túi mật sống được bao lâu?

 Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không cần lo lắng cắt túi mật sống được bao lâu vì chúng ta hoàn toàn có thể sống bình thường mà không cần túi mật. Không có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh sẽ bị giảm tuổi thọ sau khi túi mật bị loại bỏ. Bởi cơ thể của chúng ta là một bộ máy sinh học tuyệt vời, nếu túi mật bị mất đi, cơ thể sẽ ngay lập tức học cách làm quen dần với sự thiếu vắng này và tập thích ứng bằng cách chỉ huy gan tiết dịch mật trùng khớp vào mỗi bữa ăn. Người bệnh vẫn có thể tiêu hóa và hấp thụ các chất béo, vitamin tan trong chất béo như bình thường.
Tuy nhiên sau khi túi mật đã được cắt bỏ thì  dịch mật sẽ không được lưu trữ trong túi mật nữa mà được đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Vì thế trong thời gian đầu, người bệnh sẽ gặp phải một số rối loạn về tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… Tuy nhiên sau một thời gian, khi cơ thể đã bắt đầu thích nghi, các triệu chứng này sẽ biến mất. Trong giai đoạn này, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn của các bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.
Do đó, trong những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt. Sau đó bắt đầu ăn đặc dần lên khi sức khỏe đã tạm thời ổn định. Nên ăn nhạt để việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ để phòng chống táo bón. Hạn chế các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo. Có thể vừa ăn vừa thăm dò, nếu không phát hiện những khó chịu nào đáng kể thì trở lại ăn uống bình thường.

Bị sỏi mật nên ăn gì?

Với người bị sỏi mật nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, vitamin và ít chất béo. Nhờ đó tăng cường sức khỏe cho đường mật của bạn, giúp bạn tránh xa những biến chứng do sỏi mật gây nên.
Một số thực phẩm tốt dành cho người bị sỏi mật bạn nên biết như:
  • Các loại rau củ quả giàu chất xơ có: củ cải, cà rốt, atiso, cần tây, bông cải xanh (súp lơ xanh), rau cải bó xôi, thì là, dưa leo, bơ, dừa….
  • Trái cây giàu vitamin và chất dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin A và C) như: cam, bưởi, lê, táo, ổi, đu đủ….
  • Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, yến mạch… cũng là những thực phẩm giàu chất xơ giúp đào thải bớt lượng cholesterol có trong cơ thể.
  • Các loại hạt như: óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hoa hướng dương… chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa khả năng bị sỏi mật.
  • Bổ sung các nguồn đạm từ thực vật như: hạt mè, hạt hướng dương, rau có màu xanh thẫm… thay vì dùng đậu nành, đậu đỏ bởi chúng có thể gây đâu và cảm giác đầy trướng. Đạm từ động vật nên dùng các loại thịt nạc, thịt trắng và cá.
  • Đặc biệt uống nước nhiều mỗi ngày giúp đào thải bớt lượng độc tố tồn tại trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe giúp phòng sỏi mật rất tốt.

Người bị sỏi mật không nên ăn gì?

Khi phát hiện mình bị sỏi mật, đầu tiên bạn nên cắt giảm lượng chất béo và hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol. Bởi chúng là những yếu tố hàng đầu tạo nên sỏi mật và cũng chính là thủ phạm gây nên: các cơn đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu….
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: thịt đỏ, mỡ, da, phủ tạng động vật, trứng gà, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, xúc xích…. Theo các chuyên gia khuyến cáo với người khỏe mạnh nên ăn 300mg cholesterol/ngày, nhưng khi bị sỏi mật thì không nên ăn quá 200mg cholesterol/ngày. Khi xuất hiện các triệu chứng đau, đầy trướng, chậm hay khó tiêu thì nên cắt giảm hoàn toàn nguồn chất béo từ động vật để đảm bảo sức khỏe.
Thông qua ăn uống giúp hỗ trợ tối đa thời gian điều trị sỏi mật là ngắn nhất có thể. Tuy nhiên sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên vẫn hiệu quả hơn cả. Phương pháp điều trị sỏi mật của Lương Y Phan Văn Sang với sự kết hợp của hơn 25 thành phần thảo dược khác nhau có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu do sỏi mật gây nên. Không chỉ thế, chúng còn có tác dụng bào mòn sỏi đưa sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Điều này đã được chứng minh cụ thể qua rất nhiều trường hợp áp dụng thành công kể cả sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan.
Theo TTƯT. BS. Nguyễn Võ Hinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét